Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19

09/10/201116:04(Xem: 7428)
19

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

XIX

K

hi chúng ta lớn lên và rời trường học sau khi đã nhận được một sự việc tạm gọi là giáo dục, chúng ta phải đối diện nhiều vấn đề. Nghề nghiệp gì chúng ta sẽ chọn lựa, để cho trong nó chúng ta có thể thành tựu và được hạnh phúc? Trong nghề nghiệp hay việc làm nào chúng ta sẽ cảm thấy rằng chúng ta không đang trục lợi và không đang tàn nhẫn với những người khác? Chúng ta phải đối diện với những vấn đề của đau khổ, thảm họa, chết chóc. Chúng ta phải hiểu rõ đói khát, dư thừa dân số, tình dục, đau khổ, vui thú. Chúng ta phải giải quyết nhiều sự việc mâu thuẫn và hỗn loạn trong sống: những cãi cọ giữa đàn ông và đàn ông, giữa đàn ông và đàn bà; những xung đột phía bên trong và những đấu tranh phía bên ngoài. Chúng ta phải hiểu rõ tham vọng, chiến tranh, tinh thần quân đội – và cái sự việc lạ thường đó được gọi là hòa bình, mà còn có sức sống nhiều hơn chúng ta nhận biết được. Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của tôn giáo, mà không chỉ là sự phỏng đoán và tôn thờ của những hình ảnh, và cũng cả cái sự việc rất lạ thường và phức tạp này được gọi là tình yêu. Chúng ta phải nhạy cảm với vẻ đẹp của sống, một con chim đang bay lượn – và cũng với người ăn xin, với sự dơ bẩn của những người nghèo khổ, với những cao ốc xấu xí mà con người đã dựng lên, với những con đường dơ dáy và những ngôi đền còn bẩn thỉu hơn. Chúng ta phải đối diện tất cả những vấn đề này. Chúng ta phải đối diện vấn đề của tuân theo hay không tuân theo ai, và liệu chúng ta có nên tuân theo bất kỳ ai hay không.

Hầu hết chúng ta đều quan tâm tạo ra một thay đổi nhỏ nhoi ở nơi này hay nơi kia, và chúng ta thỏa mãn bởi thay đổi đó. Chúng ta càng lớn tuổi bao nhiêu, chúng ta càng ít muốn bất kỳ thay đổi cơ bản, sâu thẳm nào bấy nhiêu, bởi vì chúng ta sợ hãi. Chúng ta không suy nghĩ về sự thay đổi tổng thể, chúng ta chỉ suy nghĩ về sự thay đổi hời hợt; và nếu bạn quan sát nó, bạn sẽ thấy rằng sự thay đổi hời hợt đó không là thay đổi gì cả. Nó không là một thay đổi cơ bản, nhưng chỉ là một thay đổi được bổ sung của cái gì đã là. Bạn phải đối diện tất cả những điều này, từ hạnh phúc và đau khổ riêng của bạn đến hạnh phúc và đau khổ của nhiều người; từ những tham vọng và những theo đuổi tự tìm kiếm riêng của bạn đến những tham vọng, những động cơ và những theo đuổi của những người khác. Bạn phải đối diện sự ganh đua, sự thoái hóa trong chính bạn và trong những người khác, sự suy sụp của cái trí, sự trống rỗng của quả tim. Bạn phải biết tất cả điều này, bạn phải đối diện và hiểu rõ nó cho chính bạn. Nhưng rủi thay, bạn không chuẩn bị cho nó.

Chúng ta đã hiểu rõ điều gì khi chúng ta rời trường học? Chúng ta có lẽ đã lượm lặt một chút ít hiểu biết, nhưng chúng ta cũng dốt nát, trống rỗng, nông cạn như khi chúng ta vào trường học. Những học hành của chúng ta, trường học đang theo của chúng ta đã không giúp đỡ chúng ta hiểu rõ những vấn đề rất phức tạp này của sống. Những giáo viên dốt nát, và chúng ta cũng trở thành dốt nát như họ. Họ sợ hãi, và chúng ta sợ hãi. Vì vậy, nó là vấn đề riêng của chúng ta. Chính là trách nhiệm riêng của chúng ta cũng như trách nhiệm của những giáo viên để thấy rằng chúng ta rời trường vào thế giới cùng sự chín chắn, cùng suy nghĩ sâu sắc, không có sợ hãi, và vì vậy có thể đối diện với sống một cách thông minh.

Lúc này, có vẻ rất quan trọng phải tìm ra một đáp án cho tất cả những vấn đề phức tạp này, nhưng không có đáp án. Tất cả mọi việc mà bạn phải làm là đối diện với tất cả những vấn đề này một cách thông minh khi chúng nảy sinh. Làm ơn, hãy hiểu rõ điều này. Theo bản năng, bạn muốn một đáp án, đúng chứ? Bạn nghĩ rằng bằng cách đọc những quyển sách, bằng cách theo sau người nào đó, bạn sẽ tìm được những đáp án cho tất cả những vấn đề rất tinh tế và phức tạp của sống. Bạn sẽ tìm được những niềm tin, những lý thuyết, nhưng chúng sẽ không là những đáp án, bởi vì những vấn đề này đã được tạo ra bởi những con người giống như bạn. Sự dửng dưng kinh hoàng, sự đói khát, sự tàn nhẫn, sự ghê tởm, sự tồi tàn – tất cả việc này đã được tạo ra bởi những con người, và để sáng tạo một cách mạng cơ bản bạn phải hiểu rõ cái trí và quả tim của con người, mà là chính bạn. Chỉ tìm kiếm một đáp án trong một quyển sách, hay đồng hóa mình cùng một hệ thống chính trị hay kinh tế nào đó, dù nó có lẽ hứa hẹn đến chừng nào, hay thực hành những vô lý thuộc tôn giáo nào đó cùng những mê tín của nó, hay theo sau một đạo sư – không việc nào sẽ giúp đỡ bạn hiểu rõ những vấn đề của con người này, bởi vì chúng được tạo ra bởi bạn và những con người khác giống như bạn. Muốn hiểu rõ chúng, bạn phải hiểu rõ về chính bạn – hiểu rõ về chính bạn khi bạn sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày, từ năm sang năm; và để thực hiện việc này bạn cần thông minh, dư thừa thấu triệt, tình yêu và kiên nhẫn.

Vì vậy, bạn phải tìm ra thông minh là gì, đúng chứ? Tất cả các bạn đã sử dụng từ ngữ đó rất tự do; nhưng bằng cách chỉ nói về thông minh bạn không thể trở thành thông minh. Những người chính trị liên tục lặp lại những từ ngữ như ‘thông minh’, ‘hội nhập’, ‘một văn hóa mới’, ‘một thế giới hợp nhất’, nhưng chúng chỉ là những từ ngữ mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Vì vậy, đừng sử dụng những từ ngữ mà không hiểu rõ thực sự tất cả mọi điều chúng hàm ý.

Chúng ta đang cố gắng tìm ra thông minh là gì – không chỉ định nghĩa của nó, mà có thể được tìm thấy trong bất kỳ quyển tự điển nào, nhưng biết của nó, cảm thấy của nó, hiểu rõ của nó; bởi vì nếu chúng ta có thông minh đó, khi chúng ta lớn lên, nó sẽ giúp đỡ mỗi người chúng ta giải quyết những vấn đề to lớn trong sống của chúng ta. Và nếu không có thông minh đó, dù chúng ta có lẽ đọc sách, học hành, tích lũy hiểu biết, đổi mới, tạo ra những thay đổi chút ít đó đây trong khuôn mẫu của xã hội, không thể có sự thay đổi thực sự, không hạnh phúc vĩnh cửu.

Lúc này, thông minh có nghĩa gì? Tôi sẽ tìm ra nó có nghĩa gì. Có lẽ đối với một số nguời các bạn điều này sẽ khó khăn; nhưng đừng bận tâm quá nhiều bằng cách cố gắng nắm bắt những từ ngữ, thay vì thế cố gắng cảm thấy nội dung của điều gì tôi đang trình bày. Cố gắng cảm thấy sự việc, chất lượng của thông minh. Nếu bạn cảm thấy nó ngay lúc này, vậy thì bạn sẽ, khi bạn lớn lên, thấy mỗi lúc một rõ ràng hơn ý nghĩa của điều gì tôi đã và đang nói.

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng thông minh là kết quả của thâu lượm hiểu biết, thông tin, trải nghiệm. Bằng cách có nhiều hiểu biết và trải nghiệm, chúng ta nghĩ chúng ta có thể gặp gỡ sống bằng thông minh. Nhưng sống là một việc lạ thường, nó không bao giờ đứng yên; giống như con sông, nó luôn luôn đang trôi chảy, không bao giờ đứng yên. Chúng ta nghĩ rằng bằng cách thâu lượm nhiều trải nghiệm hơn, nhiều hiểu biết hơn, nhiều đạo đức hơn, nhiều của cải hơn, nhiều sở hữu hơn, chúng ta sẽ có thông minh. Đó là lý do tại sao chúng ta kính trọng những người đã tích lũy hiểu biết, những học giả, và cũng cả những người giàu có và đầy những trải nghiệm. Nhưng liệu thông minh là kết quả của ‘nhiều hơn’? Cái gì đằng sau qui trình của có nhiều hơn, muốn nhiều hơn này? Trong muốn nhiều hơn chúng ta quan tâm đến sự tích lũy, đúng chứ?

Lúc này, điều gì xảy ra khi bạn đã tích lũy hiểu biết, trải nghiệm? Bất kỳ hiểu biết thêm nào mà bạn có lẽ có ngay tức khắc được diễn giải theo ‘nhiều hơn’, và bạn không bao giờ đang trải nghiệm thực sự, bạn luôn luôn đang thâu lượm; và thâu lượm này là qui trình của cái trí, mà là trung tâm của ‘nhiều hơn’. ‘Nhiều hơn’ là ‘cái tôi’, cái ngã, thực thể tự khép kín mà chỉ quan tâm đến thâu lượm, hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy, cùng trải nghiệm được tích lũy của nó, cái trí gặp gỡ sống. Trong gặp gỡ sống cùng sự tích lũy của trải nghiệm này, lại nữa cái trí đang tìm kiếm ‘nhiều hơn’, vì vậy nó không bao giờ trải nghiệm, nó chỉ thâu lượm. Chừng nào cái trí chỉ là một dụng cụ của thâu lượm, không có đang trải nghiệm thực sự. Làm thế nào bạn có thể khoáng đạt để trải nghiệm khi bạn luôn luôn đang suy nghĩ về kiếm được cái gì đó từ trải nghiệm đó, thâu lượm cái gì đó nhiều hơn?

Vì vậy, con người đang tích lũy, đang thâu lượm, con người đang ham muốn nhiều hơn không bao giờ đang trải nghiệm sống một cách trong sáng. Chỉ khi nào cái trí không quan tâm đến nhiều hơn, đến tích lũy, cái trí đó mới có thể thông minh. Khi cái trí đó quan tâm đến ‘nhiều hơn’, mọi trải nghiệm thêm nữa củng cố bức tường của ‘cái tôi’ tự khép kín, qui trình vị kỷ mà là trung tâm của tất cả xung đột. Làm ơn, theo sát điều này. Bạn nghĩ rằng trải nghiệm làm tự do cái trí, nhưng không phải vậy. Chừng nào cái trí của bạn còn quan tâm đến sự tích lũy, đến ‘nhiều hơn’, mọi trải nghiệm bạn kiếm được chỉ củng cố bạn trong chủ nghĩa vị kỷ, trong sự ích kỷ của bạn, trong qui trình tự khép kín của sự suy nghĩ của bạn.

Thông minh chỉ có thể hiện diện khi có sự tự do thực sự khỏi cái ngã, khỏi ‘cái tôi’, đó là, khi cái trí không còn là trung tâm của sự đòi hỏi cho ‘nhiều hơn’, không còn bị trói buộc trong sự ham muốn cho trải nghiệm lan rộng hơn, to tát hơn, bao quát hơn. Thông minh là sự tự do khỏi áp lực của thời gian, đúng chứ? Bởi vì ‘nhiều hơn’ hàm ý thời gian, và chừng nào cái trí còn là trung tâm của sự đòi hỏi cho ‘nhiều hơn’, nó là kết quả của thời gian. Vì vậy, sự vun quén của ‘nhiều hơn’ không là thông minh. Hiểu rõ của toàn qui trình này là hiểu rõ về chính mình. Khi người ta biết về chính người ta như người ta là, mà không có một trung tâm đang tích lũy, từ hiểu biết về chính mình đó hiện diện thông minh mà có thể gặp gỡ sống; và thông minh đó là sáng tạo.

Hãy quan sát sống riêng của bạn. Nó dốt nát, đờ đẫn, nông cạn làm sao, bởi vì bạn không sáng tạo. Khi bạn lớn lên, bạn có lẽ có con cái, nhưng đó không là sáng tạo. Bạn có lẽ là một viên chức, nhưng trong đó không có sức sống, đúng chứ? Nó là một lề thói chết rồi, một nhàm chán hoàn toàn. Sống của bạn bị vây bủa bởi sợ hãi, và thế là có uy quyền và sự bắt chước. Bạn không biết sáng tạo có nghĩa gì? Qua từ ngữ sáng tạo tôi không có ý vẽ những bức tranh, viết những bài thơ, hay có thể ca hát. Tôi có ý bản chất sâu thẳm của sáng tạo mà, khi một lần được khám phá, là một cái nguồn vĩnh cửu, một luồng chảy vô tận; và nó có thể được tìm thấy chỉ qua thông minh. Cái nguồn đó là cái không thời gian; nhưng cái trí không thể tìm được cái không thời gian chừng nào nó còn là trung tâm của ‘cái tôi’, của cái ngã, của thực thể mà đang đòi hỏi không ngừng nghỉ cho ‘nhiều hơn’.

Khi bạn hiểu rõ tất cả điều này, không chỉ bằng từ ngữ, nhưng thăm thẳm, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng cùng thông minh được thức dậy, kia kìa hiện diện một sáng tạo mà là sự thật, mà là Thượng đế, mà không thể được phỏng đoán hay được tham thiền. Bạn sẽ không bao giờ nhận được nó qua sự thực hành tham thiền của bạn, qua những cầu nguyện của bạn cho ‘nhiều hơn’ hay những tẩu thoát của bạn khỏi ‘nhiều hơn’. Sự thật đó có thể hiện diện chỉ khi nào bạn hiểu rõ trạng thái của cái trí riêng của bạn, sự hiểm độc, sự ganh tỵ, những phản ứng phức tạp khi chúng nảy sinh từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mỗi ngày. Trong hiểu rõ những điều này, kia kìa hiện diện một trạng thái mà có lẽ được gọi là tình yêu. Tình yêu đó là thông minh, và nó sinh ra một sáng tạo mà là không thời gian.

Người hỏi: Xã hội được đặt nền tảng trên sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta. Người bác sĩ phải phụ thuộc vào người nông dân, và người nông dân phải phụ thuộc vào người bác sĩ. Vậy thì làm thế nào một con người có thể hoàn toàn độc lập?

Krishnamurti: Sống là liên hệ. Thậm chí người khất sĩ cũng phải có liên hệ; anh ấy có lẽ từ bỏ thế giới, nhưng anh ấy vẫn còn liên quan với thế giới. Chúng ta không thể tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Đối với hầu hết chúng ta, sự liên hệ là một nguồn của xung đột; trong sự liên hệ có sợ hãi; bởi vì thuộc tâm lý chúng ta phụ thuộc vào lẫn nhau, hoặc vào người chồng, vào người vợ, vào cha mẹ, hoặc vào một người bạn. Sự liên hệ tồn tại không chỉ giữa chính người ta và cha mẹ, giữa chính người ta và đứa trẻ, nhưng còn cả giữa chính người ta và người giáo viên, người nấu nướng, người giúp việc, người thống đốc, người chỉ huy, và toàn xã hội; và chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ sự liên hệ này, không có tự do khỏi sự phụ thuộc tâm lý mà tạo ra sợ hãi và trục lợi. Tự do hiện diện chỉ qua thông minh. Nếu không có thông minh, chỉ tìm kiếm độc lập hay tự do khỏi sự liên hệ là theo đuổi một ảo tưởng.

Vì vậy, điều gì quan trọng là hiểu rõ sự phụ thuộc tâm lý trong sự liên hệ. Chính là trong khai mở những sự việc giấu giếm của quả tim và cái trí, trong hiểu rõ sự cô độc, sự trống rỗng riêng của người ta, thì mới có tự do, không phải thoát khỏi sự liên hệ, nhưng thoát khỏi sự phụ thuộc tâm lý mà gây ra xung đột, phiền muộn, đau khổ, sợ hãi.

Người hỏi: Tại sao sự thật lại không thể chấp nhận được?

Krishnamurti: Nếu tôi nghĩ tôi rất đẹp và bạn nói tôi không đẹp, mà có lẽ là một sự kiện, liệu tôi thích nó? Nếu tôi nghĩ tôi rất thông minh, rất khôn ngoan, và bạn nói rằng tôi thực sự là một người khá dốt nát, nó không thể chấp nhận được đối với tôi? Và việc nói ra sự dốt nát của tôi cho bạn một ý thức của vui thú, đúng chứ? Nó tâng bốc sự kiêu ngạo của bạn, nó phô trương bạn thông minh biết chừng nào. Nhưng bạn không muốn quan sát sự dốt nát riêng của bạn; bạn muốn lẩn tránh bạn là gì, bạn muốn giấu giếm, bạn muốn che đậy sự trống rỗng riêng của bạn, sự cô độc riêng của bạn. Thế là, bạn tìm kiếm những người bạn mà không bao giờ bảo cho bạn biết bạn là gì. Bạn muốn phơi bày những người khác họ là gì; nhưng khi những người khác phơi bày bạnlà gì, bạn không thích nó. Bạn lẩn tránh điều mà phơi bày bản chất bên trong riêng của bạn.

Người hỏi: Từ trước đến nay những giáo viên của chúng tôi đã rất tự tin và đã dạy bảo chúng tôi trong cách thông thường; nhưng sau khi đã lắng nghe điều gì đã được trình bày ở đây và sau khi tham gia những bàn luận, họ đã trở nên rất hoang mang. Một học sinh thông minh sẽ biết làm thế nào để tự hướng dẫn em ấy dưới những tình huống này; nhưng những người không thông minh sẽ làm gì?

Krishnamurti: Những giáo viên hoang mang về việc gì? Không phải về phải giảng dạy điều gì, bởi vì họ có thể tiếp tục môn toán, môn địa, những môn học thông thường. Đó không là điều gì họ hoang mang. Họ hoang mang về phương cách để ứng xử với học sinh, đúng chứ? Họ hoang mang trong sự liên hệ của họ với học sinh. Vừa mới đây họ không bao giờ đặc biệt quan tâm về sự liên hệ của họ với học sinh; họ chỉ đến lớp học, giảng dạy, và đi ra. Nhưng lúc này họ quan tâm về vấn đề liệu họ đang tạo ra sự sợ hãi bằng cách vận dụng uy quyền của họ để bắt buộc học sinh phải vâng lời. Họ quan tâm về vấn đề liệu họ đang kiềm chế học sinh, hay đang khuyến khích sáng kiến của em và giúp đỡ em tìm được nghề nghiệp đúng thật của em. Tự nhiên, tất cả điều này đã khiến cho họ hoang mang. Nhưng chắc chắn giáo viên cũng như học sinh phải hoang mang; cậu ấy cũng phải tìm hiểu, thâm nhập. Đó là toàn tiến hành của sống từ khởi đầu đến kết thúc, đúng chứ? – đừng bao giờ ngừng lại tại bất kỳ nơi nào và nói, ‘Tôi biết’.

Một người thông minh không bao giờ đứng yên, anh ấy không bao giờ nói, ‘Tôi biết’. Anh ấy luôn luôn đang thâm nhập, luôn luôn lưỡng lự, luôn luôn đang quan sát, đang khoét sâu, đang tìm ra. Khoảnh khắc anh ấy nói, ‘Tôi biết’, anh ấy đã chết rồi. Và liệu chúng ta là những người trẻ tuổi và già nua, hầu hết chúng ta – bởi vì truyền thống, bắt buộc, sợ hãi, bởi vì sự hống hách và những vô lý thuộc tôn giáo của chúng ta – tất cả đều chết rồi, không sinh lực, không sức sống, không tự tin? Vì vậy người giáo viên cũng phải tìm ra. Anh ấy phải khám phá cho chính anh ấy xu hướng hống hách riêng của anh ấy và chấm dứt gây què quặt những cái trí của những người khác; và đó là một tiến hành rất khó khăn. Nó cần đến sự hiểu rõ kiên nhẫn.

Vì vậy, người học sinh thông minh phải giúp đỡ người giáo viên, và người giáo viên phải giúp đỡ người học sinh; và cả hai phải giúp đỡ những cậu trai và cô gái chậm chạp, không thông minh lắm. Đó là sự liên hệ. Chắc chắn, khi chính người giáo viên bị hoang mang, đang thâm nhập, anh ấy có dư thừa khoan dung, ngần ngừ, kiên nhẫn và thương yêu với người học sinh chậm chạp, và nhờ đó thông minh của họ có lẽ được thức dậy.

Người hỏi: Người nông dân phải phụ thuộc vào người bác sĩ để chữa trị sự đau đớn thuộc thân thể. Liệu đây cũng là một liên hệ phụ thuộc?

Krishnamurti: Như chúng ta đã thấy, nếu thuộc tâm lý tôi phụ thuộc bạn, sự liên hệ của tôi với bạn được đặt nền tảng trên sự sợ hãi; và chừng nào sự sợ hãi còn tồn tại, không có độc lập trong sự liên hệ. Vấn đề của làm tự do cái trí khỏi sự sợ hãi rất phức tạp.

Bạn thấy, điều gì quan trọng không phải là điều gì người ta trả lời cho tất cả những câu hỏi này, nhưng cho bạn phải tìm ra cho chính bạn sự thật của vấn đề bằng cách thâm nhập liên tục – mà có nghĩa không bị trói buộc trong bất kỳ niềm tin hay hệ thống nào của sự suy nghĩ. Chính là sự thâm nhập liên tục mới tạo ra sáng kiến khởi đầu và mang lại thông minh. Chỉ thỏa mãn bởi một đáp án gây đờ đẫn cái trí. Vì vậy rất quan trọng cho bạn không chỉ chấp nhận, nhưng liên tục thâm nhập và bắt đầu phát hiện một cách tự do cho chính bạn toàn ý nghĩa của sống.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2013(Xem: 17996)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 39234)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 39879)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30045)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 25685)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41097)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
11/10/2013(Xem: 10777)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
09/04/2013(Xem: 8671)
Sách được soạn thảo dựa vào hai tài liệu của Cơ Sở Giáo Dục Phật Giáo Nước Anh (Buddhist Education Foundation, UK) là: Phật học cấp 1 (Buddism - Key Stage One, 2000) và Phật học cấp 2 (Buddhism - Key Stage Two, 2002).
09/04/2013(Xem: 12383)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 7195)
Chưa bao giờ tôi khóc khi nghe người ta hát. Thế mà tối hôm đó nước mắt tôi cứ chực trào xuống trong suốt thời gian tôi ngồi nghe nhạc sĩ Phạm Duy hát bài tâm ca số năm của anh. Buổi họp mặt gồm có chừng ba trăm thanh niên nam nữ, phần lớn là những người đang theo học trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, một số các vị giáo sư và thân hữu của trường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]