Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07-Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu

06/02/201115:45(Xem: 2738)
07-Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-07-

Phương pháp lậpnghiệp vĩnh cửu

Ðã làm người, aikhông muốn lập công danh hiển hách, sựï nghiệp vẻ vangđể lưu truyền vạn đại. Sự ước mong là thế, nhưng trênđường lập nghiệp đã biết bao người, hoặc đuối sứcquằn quại tắt thở bên vệ đường, khi nhìn thấy thànhtrì sự nghiệp còn xa lắc; hoặc đã rỗ chân, sầy trán màtìm không thấy bóng thành trì sự nghiệp ở đâu, rồi âmthầm nuốt hận quay về với hai bàn tay trắng và gương mặthốc hác héo sầu. May ra, cũng có vài người đến thành sựnghiệp, nhưng khi đến nơi nó đã trở thành giả ảnh tantheo như sương mù buổi sớm, bọt nước chiều hôm.

Tại sao có những cuộc dở dangvà thất bại ê chề trên con đường tìm sự nghiệp?

Là vì động cơ lập nghiệp củangười đời là lòng tham, mà lòng tham không bờ bến, cònsức người có chừng; nên chi đều thất vọng. Người ômlòng tham chạy tìm sự nghiệp, thì ôi! Khác gì kẻ mang kiếngxanh soạn tìm tờ giấy trắng, biết bao giờ gặp được.Ngày xưa có một nhà vua muốn xem thử lòng tham của ngườilên đến độï nào. Ông ra lệnh cho một lực sĩ rằng: "Từmai sớm khi mặt trời hừng mọc, cho đến chiều hôm khi mặttrời vừa lặn, ngươi chu vi đất được bao nhiêu ta sẽ chongươi hết." Chàng lực sĩ hớn hở lui về, dự bị lươngthực dùng một ngày. Hôm sau vừa sớm tinh sương, chàng chựcsẵn trước đền vua. Mặt trời vừa ló dạng, chàng cắmđầu chạy. Chàng chạy hăng quên cả cơm nước. Mặt trờiđã đứng đầu, chàng nhìn quay lại thấy khu đất còn nhỏxíu. Bóng đã ngả dài, tranh thủ với thời gian, chàng chạynhanh hơn, cho đến thân hình chàng chỉ còn là một vật chaođộng dưới bóng mặït trời. Vầng ô vừa kề đầu núi,chàng vận dụng hết tàn lực chạy cho đến đích, khi mặttrời vừa lặn. Ðến đích, thì ôi! Chàng chỉ còn là mộtxác không hồn.

Lại nữa, nền móng và nguyên liệuxây cất sự nghiệp, người đời đã đặt và dùng sai lầm,nên chỉ sớm đổ vỡ. Tòa lâu đài sự nghiệp họ đặttrên vũng bùn tham lam, nguyên liệu xây cất tòa lầu ấy, toànbằng xương và máu thì làm sao thành tựu vững bền được!Bằng chứng, sự nghiệp của Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa hồithế kỷ thứ III rất to tát và vĩ đại, nhưng kết tinh bởilòng tham lam và xây đắp bằng xương máu của muôn dân, nênchi ông cố tìm mọi phương thế để gìn giữ nó, mà rốtcuộc cũng không trường tồn. Ðến công nghiệp vẻ vang vàoai hùng của Napoléon ở Pháp vào đầu thế kỷ XIX, cũng dođộng cơ tham lam vô bờ bến của ông. Muốn thôn tính hếtcác nước Âu châu, nên công nghiệp ấy chóng tàn như hoa phùdung buổi sáng, và sau cùng ông bị an trí tại đảo SainteHélène. Lại giữa thế kỷ XX, sự nghiệp rực rỡ nhất thờicủa Hitler đã làm vang động thế giới, nhưng cũng bởi lòngtham muốn làm bá chủ thế giới, nên ước nguyện chưa thànhmà đời ông đã mai một... Có câu: "Xây dựng sự nghiệpmình trên xương máu của người chỉ là mầm tan hoại."

Như trên đã thấy, càng tham lambao nhiêu thì càng chóng tan hoại và đổ vỡ bấy nhiêu. Vậychúng ta không nên dùng động cơ tham lam gây dựng sự nghiệp,mà cần phải lấy nguyên liệu từ bi đắp xây thành trì sựnghiệp thì mới kiên cố và trường tồn. Bởi vì kẻ thamlam muốn lập nên nghiệp cả, bao giờ cũng chăm lòng tóm thâuvơ vét của người về mình, mà tóm thâu vơ vét càng nhiềuthì gây oán, kết thù càng lắm. Ðã có oán thù, là có ngườimanh tâm phá hoại, rồi một người cố giữ gìn, mà cả nghìnmuôn người quyết phá hoại, thì dù gian hùng như Tào Tháo,mưu trí như Khổng Minh cũng không tài nào giữ nổi. Ngượclại, lấy từ bi làm động cơ lập nghiệp, tức là lấy sựban ân bố đức cho người làm sự nghiệp mình. Tuy nhiên đemtiền của và hạnh phúc mình tung vãi cho người là đời mìnhsẽ thấy khổ sở và thiếu thốn; nhưng một nụ cười nởtrên môi người đói khát khi được chén cơm, một cái nhìntri ân của người vừa thoát nạn, một cái chào cảm mếncủa người lạc lối khi được đưa đường... bấy nhiêuấy là nguồn hạnh phúc vô biên, là của tiền vô lượngcủa chúng ta vậy. Sự nghiệp ấy mới nhìn qua như không có,nhưng kỳ thật nó có rất nhiều. Bởi vì, thói thường ngườiđời hễ thương mến ai thì muốn ủng hộ, bảo vệ cho ngườiấy được an vui. Chúng ta đã gieo rắc tình thương khắp mọingười thì sự an vui đến với chúng ta vô lượng. Thế làsự nghiệp vĩ đại và vĩnh cửu chớ gì!

Hơn nữa, người có lòng từ bikhông thấy hạnh phúc và sự nghiệp riêng mình, mà chỉ thấyhạnh phúc và sự nghiệp chung của tất cả chúng sanh. Nhưvậy, càng gây cho chúng sanh được nhiều hạnh phúc, nhiềusự nghiệp, thế là hạnh phúc và sự nghiệp mình càng to.Ðức Thích-ca xa lìa đài vàng ngôi báu, chối bỏ tất cảhạnh phúc riêng, Ngài chỉ ôm bình bát đi xin ăn để gieorắc tình thương và cảm hóa nhân loại. Do đó, mà khắp nămxứ ở Ấn Ðộ thời ấy, từ vua chúa đến quan dân đềutôn kính Ngài là bậc Từ phụ, sẵn sàng hiến dâng nhữngngôi vườn đẹp đẽ, để Ngài làm nơi giảng đạo. Cho đếnngày nay cách Phật đã trên hai mươi lăm thế kỷ, mà hầukhắp các nước trên thế giới đã xây cất biết bao ngôichùa nguy nga tráng lệ để phụng thờ Ngài và trên sáu trămtriệu người kính thành, tôn Ngài là đấng cha lành. Nên trongkinh có câu: "Xả tất cả sẽ được tất cả"là thế.

Tóm lại, chúng ta phải sáng suốtkhông nên nhìn thiển cận ở sự nghiệp nhất thời mà bịlòng tham lam sai sử, rồi cả đời luống lao tâm tiêu tứ,kết quả chỉ chuốc lấy đau khổ. Chúng ta phải tung vãihạnh phúc mình cho mọi người, gieo rắc tình thương cùngkhắp nhân loại, ấy là thứ hạnh phúc chân thật, sự nghiệpvĩnh cửu của mình đấy. Một Phật tử đã biết áp dụngđiều này, Vua A-dục, nói: "Ta xem hạnh phúc của chúng sanhlà mục tiêu thứ nhất ta phải tranh đấu."



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2012(Xem: 7675)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
05/02/2012(Xem: 4774)
Áp lực do học tại trường chuyên cũng là nguyên nhân làm cho một số học sinh trở nên căng thẳng với chính mình và ứng xử lạt quẻ. Khicăng thẳng quá mà kết quả học tập kém hơn chúng bạn có thể làm cho một số cháu rơi vào mặc cảm thua sút và chán nản...
09/10/2011(Xem: 12690)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
01/08/2011(Xem: 4517)
Tuổi trẻ thế hệ Tiền Chiến (trước 1945) đi ghe chèo, xe ngựa. Tuổi trẻ thế hệ 1950 đi ghe máy đuôi tôm, xe đạp. Tuổi trẻ thời 1960 đi đò máy dầu cặn, xe mô tô 2 bánh. Tuổi trẻ thời 1980 đi tàu thủy, ô tô. Tuổi trẻ thời nay đi tàu cao tốc, máy bay. Đấy là một bức tranh khá sống động minh họa cho tốc độ chuyển biến của quá trình phát triển khoa học kỹ thuật. Trong đó, tuổi trẻ là lực lượng nhiệt tình và năng nỗ nhất.
08/07/2011(Xem: 4609)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạn và chuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
04/07/2011(Xem: 9641)
Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng Bà Lê Thu Hồng, 75 tuổi, hàng sáng đều dành 15 phút tập 5 thế yoga để rèn luyện sức khỏe.
01/07/2011(Xem: 2731)
Tuổi thanh niên là tuổi hi vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hi vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thật là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
23/06/2011(Xem: 17085)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
22/06/2011(Xem: 2643)
Hiện nay, người Việt ở hải ngoại đã qua ba thế hệ, họ sớm hòa nhập với xã hội công nghiệp, nhất là tuổi trẻ thuộc thế hệ thứ ba. Vấn đề tôn giáo đối với thế hệ nầy gần giống như cư dân bản địa, còn chút gì chăng là do tính huyết thống của ông bà cha mẹ lưu truyền.
30/05/2011(Xem: 21966)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]