Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Cái Có Là Cái Không

13/12/201018:02(Xem: 15218)
II. Cái Có Là Cái Không

 

Lời kinh Bát Nhã nói về sự thấy biết rõ ràng chân thật khi chúng ta buông xả mọi thứ ràng buộc, mọi sự bám víu vào những ý tưởng so đo, những cảm xúc vốn cứ cột chặt lòng mình. Khi lòng mình thoải mái, tâm mình an bình, trí mình tươi mát, linh động, bén nhạy thì vạn vật hiện ra một cách chân thật: Chúng hiện hữu, có mặt tràn đầy với những hình dáng và màu sắc nhưng rỗng lặng, yên tĩnh và riêng biệt tuyệt đối.

Khi đi vào một khu vườn Tây phương chúng ta chỉ thấy cái có, cái hữu bao quanh mình bốn phía. Khi đi vào khu vườn Đông phương, cái không hiển bày làm ta tiếp xúc được với không gian không bờ mé và thời gian vĩnh cửu.

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt dòng sông
Ai hay không có, có không làm gì.

Dĩ nhiên, khu vườn Đông phương không phải chỉ là cái trống rỗng không có gì cả. Trong đó cũng có cây cỏ, hoa lá, những tảng đá, những ao hồ hay những con suối, những mô đất cao cùng những bãi cát trắng hay vàng, có những đường chạy song song như những đợt sóng biển nối tiếp chạy đến những hoang đảo cô liêu.

Theo quyển Vườn Nhật Bản, người ta phân ra làm bốn loại vườn Đông phương chúng ta thường thấy ở các chùa chiền, nơi thiền viện hay những tư gia: Vườn có ao đồi, vườn đá cát, vườn có các bậc đá xếp thành lối đi và vườn ngoạn cảnh.

Vườn ao đồi là những khu vườn rộng người ta đắp những đồi đất tượng trưng cho núi và đào những chiếc ao hay hồ tượng trưng cho biển. Những cây cối trồng nơi đây được tỉa cắt cẩn thận để chúng đừng lớn quá và luôn luôn hòa hợp với khung cảnh xung quanh, tạo thành một cảnh đồi núi hùng vĩ với những cây tùng, cây bách ghi dấu thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Khu vườn là một vũ trụ mênh mông trong một khu đất giới hạn về không gian lẫn thời gian.

Vườn đá cát là những vườn khô, không cây cỏ, chỉ có cát và đá. Vườn mà chẳng có cây cối, hoa lá, chỉ những tảng đá rêu phong và bãi cát trắng cùng bức tường tạo thành một vũ trụ riêng biệt. Ở nhiều thiền viện, những vườn đá cát được tạo nên để giúp chúng ta nhìn thấy cái trống vắng của thế giới bên trong cũng như bên ngoài, cái bao la trên một vùng nhỏ bé. Trên khu đất hình chữ nhật, người ta trải cát. Các hòn đá được sắp xếp theo quy luật tương xứng và liên hệ hỗ tương để biểu lộ sự hòa hợp tự nhiên. Các hòn đá này rải rác nhiều nơi trên thảm cát. Những tảng đá lớn là chính, những hòn nhỏ hơn được thêm vào theo các con số 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15. Các hòn đá được sắp xếp gần nhau theo số lẻ để tạo nét hòa hợp tự nhiên. Có lúc hai tảng đá nằm kề cận thì một lớn (chủ) và một nhỏ (bạn) đối xứng và hỗ trợ cho nhau.

Những vườn đá cát thường do các vị tu sĩ Phật giáo thực hiện vào các thế kỷ trước đây và những vườn này bày tỏ chất thiền một cách cụ thể nhất qua hình thù và màu sắc. Những tảng đá tuy được sắp xếp theo một quy luật nào đó, với những hình thù và khối lượng khác nhau để tạo ra sự hòa hợp và cân đối, nhưng đó không phải là mục đích chính của tác giả.

Các ngôi chùa và các thiền viện đều tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh nói về sự rốt ráo của tâm giải thoát:

Sắc tức là không

Không tức là sắc...

Các hình thù, màu sắc, khối lượng là không. Không ở đây không phải là cái trống vắng của một cái gì đã có trước rồi nay lại biến đi. Không cũng không phải là ngược lại với có hay là sự trống rỗng. Không ở đây là tính chân thật của vạn pháp, của mọi sự vật: Là cái rỗng lặng trong cái tràn đầy, là cái tĩnh lặng của cái sống động, là cái bất động trong sự chuyển động náo nhiệt, là cái thiên thu bất biến trong cái chuyển biến liên tục, là cái thường hằng vĩnh cửu trong cái vô thường của dòng thời gian lăn trôi.

Nếu chúng ta đứng yên nhìn vườn đá cát, chúng ta sẽ thấy đá cát tự chúng biểu lộ tánh chân thật tự nhiên của mình, không liên quan gì đến những điều ta gán thêm cho chúng về ý nghĩa của cách sắp xếp, về giá trị thẩm mỹ, về những lời trầm trồ khen ngợi hay chê bai:

Thể các pháp đều không
Không sinh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không
Không có sắc...
Tâm Kinh Bát-nhã

Tánh không hay tánh chân thật, còn được gọi là Phật tánh, đều có ở mọi thứ. Khi tâm trong sáng và tỉnh thức thì ta thấy rõ điều kỳ diệu ấy. Cái biết về tánh không đó không nằm nơi chữ nghĩa mà phát xuất từ trực giác; không do lời giảng giải hay so sánh mà do sự hay biết trực tiếp khi nhìn thấy sự vật trước mật. Và đó là sức hấp dẫn của loại vườn đá cát.

Tuy thế, xin đừng bận tâm về cái sắc sắc không không (có có không không) nói trên, vì chúng ta đến đây để mà ngắm nhìn một khu vườn tức là một sự vật hiện rõ ràng trước mắt. Chúng ta hãy thưởng ngoạn những nét đặc thù của các viên đá lớn nhỏ rải rác trên thảm cát trắng. Thật ra, đó không phải là cát mà là những hạt sỏi nhỏ màu vàng nhạt dưới ánh mặt trời chuyển thành màu trắng mà ở xa ta thấy như là thảm cát. “Thảm cát” là biển lớn trên đó thiền sinh thường dùng cào tre để kéo những đường cong hay thẳng tượng trưng cho sóng biển chạy mãi đến vô biên. Có nhiều loại sóng biển khác nhau tùy theo biển bình lặng hay bão tố. Các nét vạch lên cát có đường nét khác nhau để diễn tả thời tiết khác nhau trên vùng biển lớn.

Chúng ta không đi vào những vườn đá cát mà chỉ đứng hay ngồi ở bên ngoài mà ngắm nhìn từ những góc độ khác nhau. Và cũng giống như nhìn vào vũ trụ, mỗi lần nhìn vườn đá cát là mỗi lần chúng ta thấy điều mới mẻ xuất hiện. Tại sao thế? À, đó là sự kỳ diệu của chân tâm, Phật tánh nơi mỗi chúng ta, và cũng là tài hoa của nhà nghệ sĩ tạo dựng khung cảnh này.

Chúng ta hãy nghe vị Tam Tổ Tăng Xán của Thiền tông Trung Hoa giải thích về điều ấy:

Cảnh do năng cảnh,
Năng do cảnh năng.
Dục tri lưỡng đoạn,
Nguyên thị nhất không.
Nhất không đồng lưỡng,
Tề hàm vạn tượng.
Bất kiến tinh thô,
Ninh hữu thiên đảng?

Trúc Thiên dịch như sau:

Tâm là tâm của cảnh,
Cảnh là cảnh của tâm.
Ví biết hai chẳng dứt,
Rồi cũng chỉ một không.

Một không, hai mà một,
Bao gồm hết muôn sai,
Chẳng thấy trong thấy đục,
Lấy gì mà lệch sai?

Loại vườn thứ ba là khu vườn với những bậc đá đưa đến trà thất. Trà thất là một căn lều nhỏ bé chỉ đủ chỗ cho hai hoặc ba người ngồi uống trà trong tỉnh thức, cách uống trà mà chúng ta thường gọi là Trà đạo. Đến trà thất như vượt qua những ngọn đồi để đến vùng yên tĩnh. Con đường lên đồi thường có những bậc cấp quanh co. Những phiến đá bằng, không đều cạnh, thường được sắp xếp để tạo nên ấn tượng của cuộc hành trình đặc biệt ấy. Khi chúng ta bước qua cổng, chân đặt lên những phiến đá trên vùng rêu xanh mà cây cỏ đều tỏa nét u tịch, an bình và hòa hợp tự nhiên, lòng ta bỗng dịu lại trong niềm an bình trống trải, như một chiếc lá vàng đang êm đềm yên nghỉ trên phiến rêu xanh.

Loại vườn thứ tư là vườn mà chúng ta đi vào để ngoạn cảnh. Các loại vườn trước đây chú trọng đến nét tĩnh, loại vườn này lại chú trọng đến tính cách động. Chúng ta dạo quanh vườn, khi ở cạnh hồ, lúc ở dốc núi, khi dưới tàng cây, lúc trên chiếc cầu. Mỗi nơi ta nhìn đều bày tỏ, biểu lộ cái riêng biệt trong cái toàn thể, cũng như biểu lộ cái toàn thể trong cái riêng biệt. Điều kỳ diệu nhất là chúng ta không tách lìa, không ở ngoài những thứ ấy. Chúng ta là cái riêng biệt chuyển động trong cái toàn thể bao la bất động.

Đạo là cái rộng lớn bao la, yên tĩnh tuyệt vời, an vui kỳ diệu. Sống đạo là trở thành, là biết rõ, là an trú trong niềm hạnh phúc bao la sâu thẳm của kiếp nhân sinh, tuy ngắn ngủi trong thời gian và nhỏ bé trong không gian nhưng vốn rộng lớn vô biên và mãi mãi không cùng. Đó chính là niềm bí mật luôn luôn mời gọi, luôn luôn thì thầm, luôn luôn thúc bách chúng ta hãy khám phá những gì mình đang có mà chưa biết đến.

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, chúng ta đang có niềm an vui rộng lớn vô cùng để an hưởng. Xin hãy tặng cho mình điều quý báu ấy. Xin hãy khoan thai bước đến vườn thiền. Hãy để lòng an bình và trí buông xả, bước những bước đi trong tỉnh thức để cảm nhận được gió mát đang trỗi dậy, để nhận ra những đóa hoa sen đang nở trong chốn bình thản và rộng lớn vô biên.

Ý về muôn vạn nẻo
Thiền lộ tâm an nhiên
Từng bước gió mát dậy
Từng bước hoa sen nở.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2013(Xem: 35237)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10570)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
11/12/2013(Xem: 22385)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 22958)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19338)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24279)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 31951)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 57829)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23564)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19327)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]