Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

05/06/201212:16(Xem: 28094)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

(Trọn Bộ Hai Tập)
Thích Nữ Giới Hương
Nhà xuất bản Hồng Đức 2012

Bài giới thiệu: HT Thích Như Điển
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước






Nep song tinh thuc

dalialamaMới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại. Chúng ta thật may mắn được sanh ra trong thế kỷ 20 và 21, được diện kiến, đảnh lễ và nghe pháp thoại của ngài. Những lời dạy của ngài thật mênh mông như đại hải, nên tác giả phát tâm góp nhặt những ý chính cốt tủy và soạn lại thành một cuốn sách nhỏ nhằm giúp chúng ta dễ nắm bắt và dễ thực hành những tinh hoa sáng suốt của kho tàng trí tuệ vô giá mà chúng ta may mắn có được...

Trong mười năm du học ở Ấn độ tại trường đại học Delhi, vào những mùa nghỉ tác giả thường về thành phố Dharamsala (phía cực bắc Ấn Độ), một cao nguyên của rừng thông tuyết-hy phủ đầy sương mù vào mỗi buổi sáng, là nơi cư trú của Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cùng dân chúng Tây Tạng ly hương. Dharamshala còn được gọi là Tiểu Lhasa bởi lẽ đến nơi đây, chúng ta sẽ thấy được sức sống đang chảy của truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng như chúng ta đang ở tại thủ đô Lạp Tát (Lhasa) của Tây Tạng. Đức Đạt Lai Đạt Ma thường ban pháp thoại cho Phật tử địa phương và ngoại quốc từ các nước khác về tu tập rất đông. Sau này được định cư tại Hoa Kỳ, tác giả cũng được duyên tham dự thính pháp Đức Đạt Lai Đạt Ma giảng trong những chuyến ngài đi hoằng pháp tại hải ngoại. Tác giả cũng được duyên đọc một số sách do ngài sáng tác cũng như nhiều trang webside, báo chí viết về ngài. Những điều này đã giúp tác giả nuôi dưỡng việc hình thành bộ sách 2 tập “Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ xiv” này. Bộ sách gồm có 10 chương.

Tập 1gồm bốn chương:
1. Đất Nước, Văn Hóa và Phật Giáo Tây Tạng;
2. Tiểu Sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma;
3. Truyền Thống Tái Sanh Huyền Bí của Các Lạt Ma;
4. Quan điểm về Đạo Phật, Tôn giáo, Xã hội, Chính trị.
Tập 2có sáu chương:
5. Quan điểm về Đạo đức, Tâm lý, Thiền định, Tịnh độ;
6. Quan điểm về Đức hạnh,
8 Khiêm tốn, Giản dị;
7. Quan điểm về Tuổi trẻ, Tình bạn, Tình yêu, Hôn Nhân;
8. Quan điểm về Từ bi, Sân giận;
9. Quan điểm về Hạnh phúc, Đau Khổ, Vô thường, Chết;
10. Kết luận.
Quý độc giả có thể đọc bản PDF theo links dưới đây hay có thể liên lạc vớí Chùa Hương Sen để thỉnh mua, trước để nghiên cứu học hỏi sau là giúp chùa đang xây dựng:

NẾP SỐNG TỈNH THỨC CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - Thích Nữ Giới Hương (Tập 01)
NẾP SỐNG TỈNH THỨC CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - Thích Nữ Giới Hương (Tập 02)

Địa chỉ liên lạc:
Huong Sen Buddhist Temple
24615 Fir Avenue,
Moreno Valley, CA 92553, USA
Tel: 951 601 9659
Web: www.chuahuongsen.com
Email: thichnugioihuong@yahoo.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2014(Xem: 22707)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 7525)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
09/03/2014(Xem: 26076)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 10882)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 18573)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 7583)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 9213)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
10/02/2014(Xem: 17646)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 18930)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
30/01/2014(Xem: 9930)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567