Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giúp con hư đoàn tụ gia đình

05/02/201205:51(Xem: 4323)
Giúp con hư đoàn tụ gia đình

Giúp con hư đoàn tụ gia đình
TT. Thích Nhật Từ

thumbnail.php?file=025___HP_Gia_Dinh_Qua_Lang_Kinh_PG__R__1_334143135Áp lực do học tại trường chuyên cũng là nguyên nhân làm cho một số học sinh trở nên căng thẳng với chính mình và ứng xử lạt quẻ. Khicăng thẳng quá mà kết quả học tập kém hơn chúng bạn có thể làm cho một số cháu rơi vào mặc cảm thua sút và chán nản...

HỎI: Bạch thầy, cháutrai lớn của vợ chồng con năm nay học lớp 10, suốt 9 năm qua cháu luôn là học sinh giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép. Khoảng nửa năm trở lại đây cháu chểnh mảng chuyện học hành, theo chúng bạn đi chơi điện tử. Tuần trước cháu bỏ nhà đi 4 ngày, không liên hệ gì với gia đình. Sau đó nhờ một người bạn có nick của cháu đã liên lạc với cháu trên mạng và báo tin chogia đình chúng con. Vợ chồng con liên hệ với cháu, đề nghị cháu về nhà nhưng cháu nhất định không chịu. Cháu nói cháu lớn rồi và muốn ở riêng, cháu sẽ đi thuê nhà ở và nếu bố mẹ cứ nài ép về nhà cháu sẽ cắt đứt liênlạc. Chúng con cũng không biết cháu lấy tiền đâu để đi thuê nhà. Thấy tình hình quá căng, sợ cháu làm liều, chồng con đưa ra phương án để cháuvề ở căn hộ 18m² mà vợ chồng chúng con đang cho sinh viên thuê, chúng con nhờ bạn cháu chuyển chìa khóa căn hộ cho cháu sau khi đã mua thực phẩm để sẵn trong tủ lạnh cho cháu. Tạm thời chúng con mới tìm ra giải pháp như vậy vì rất sợ làm căng cháu sẽ bỏ học. Nhưng về lâu dài chúng con biết là không thể như vậy được. Con mong thầy cho chúng con lời khuyên để tiếp cận cháu, hướng cho cháu đường đi đúng trong tương lai. Chúng con rất sợ mất cháu, cháu vốn ngoan, hiền, chăm học nhưng ở cái tuổi lỡ cỡ này thật là khó hiểu và khó tiếp cận.

(Chu Lan Phương, TP. HCM)

Đừng sợ lời dọa “cắt đứt liên lạc”

Các biến đổi tâm sinh lý ở ngưỡng cửa vịthành niên sẽ làm phần lớn các cháu trở nên “khó hiểu và khó tiếp cận,”nhưng đừng vì lời dọa “cắt đứt liên lạc” của con mà anh chị phát hoảng,chiều theo các yêu cầu thái quá của con. Ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, con của anh chị không thể tự lập, không thể lấy đâu ra tiền mà thuê nhà và chỉ có thể ở tá túc nhà của bạn bè vài hôm rồi gây áp lực với anh chị để được “tự tung tự tác” khỏi mái ấm gia đình của anh chị.

Việc anh chị quyết định “chuyển chìa khóa căn hộ cho cháu” cho phép cháu “ở riêng” trong tình trạng cháu “chểnh mảng chuyện học hành,” và “theo chúng bạn đi chơi điện tử” vì lý do “sợ làm căng cháu sẽ bỏ học” chỉ là một ứng xử tình thế, cần được nhìn nhận dưới hai mặt. Giải pháp “tạm thời” của anh chị đối với cháu cóthể trở thành con dao hai lưỡi. Mặt tích cực là anh chị an tâm rằng cháu không bỏ nhà đi hoang, mình có thể giám sát cháu một cách tương đốitrong căn nhà cho thuê của gia đình mình. Mặt tiêu cực là lối giải quyết này chỉ mới là chữa lửa khi nó đã bốc cháy, chứ chưa tìm ra được nguyên nhân phát hỏa và cách ngăn chận không cho nó tái diễn trong tươnglai. Tại sao cháu không muốn ở cùng nhà với cha mẹ?

Một khi cháu thắng anh chị trong kế sách“nhất định không chịu” được một lần, cháu sẽ có lấy đà này làm nư với anh chị trong những lần khác. “Biết là không thể như vậy được” là một nhận thức đúng, anh chị cần nỗ lực mang tính căn cơ để cháu trở lại phong độ vốn có là “ngoan, hiền, chăm học.” Để “hướng cho cháu đường đi đúng trong tương lai,” anh chị không nên quá lo sợ vào “lời dọa” của cháu, mà hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sa sút việc học tập, nghiện game online và sống buông thả như hiện nay.

Truy tìm lý do “buồn chán”

Chánnản và bỏ học là cả một quá trình, chứ không phải là chuyện một ngày một đêm. Ngoài đam mê vào trò chơi điện tử, anh chị nên tìm hiểu từ bạn bè cháu rằng việc cháu không còn hứng thú học hành có phải do bị trầm cảm và tuyệt vọng từ một biến cố nào không, chẳng hạn như thất tình, bị chì chiết? Cháu có bị bạn bè xấu tác động không? Chương trình học có vượt quá sức học của cháu, làm cho cháu căng thẳng và muốn tìm quên bằngtrò chơi điện tử không? Trong gia đình có thiếu sự quan tâm chăm sóc nào từ phía cha mẹ và người thân không? Không khí gia đình có quá căng thẳng hay lạnh lẽo, đến nỗi cháu có cảm giác vô dụng hoặc mệt mỏi và muốn bỏ nhà ra riêng không?

Dù phát xuất từ nguyên nhân nào, anh chịnên tiếp cận cháu trực tiếp, chứ không nên qua trung gian bạn của cháu.Hiện tại, cháu đang ở nhà của anh chị, việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. “Lạt mềm buộc chặt” là điều anh chị nên áp dụng. Không nên quát mắng, larầy cháu trong tình trạng cháu đang rơi vào tâm lý cốc cần gia đình, chứng tỏ mình lớn bằng lối ứng xử thiếu thông minh như hiện nay. Thể hiện sự hiểu biết và cảm thông với tình trạng bế tắc của cháu để anh chịcó cơ hội nghe những gì cháu tâm sự. Không nên đánh giá thấp những cảm xúc này, đôi lúc hơi cường điệu hoặc hoang tưởng. Truy tìm được nguyên nhân sẽ giúp ta giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả và an toàn. Để lần ra được manh mối của “sự thay đổi 180°” của cháu, sự trợ giúp thông tin từ bạn bè của cháu là rất cần thiết. Trao đổi với các bạn cháu, anh chị sẽ có thêm một kênh thông tin thứ hai để hiểu đâu là nguyên nhân chính và đâu là nguyên nhân phụ.

Nhu cầu cần được quan tâm

Trong nhiều gia đình, cha mẹ cứ nghĩ đơnthuần rằng cho tiền con ăn học là đủ trách nhiệm làm cha mẹ rồi. Sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học hành và lối sống của con cái là rấtcần thiết. Sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ có thể góp phần vào việc làm con cái trở nên lơ là trong học tập. Lúc ấy, với khoảng trống cô đơn, bạn bè xấu rũ rê có thể biến cháu thành người không còn thiết màng đến việc học. Bất kỳ cơn nghiện gì dù là trò chơi điện tử, đập đá, thuốc lắc, hay khuynh hướng hưởng thụ … cũng có thể làm cháu trở thành người “dở chứng.”

Nhiều bậc cha mẹ hằng ngày không để ý đến việc học tập của con. Đến khi thấy con không có chữ nào trong vở mớibiết con sa sút và có vấn đề, là quá chậm trễ và thiếu sâu sát. Quan tâm và chiều là hai hành động khác nhau về động cơ và mục đích. Quan tâmkhéo léo về những thay đổi tâm sinh lý của con sẽ giúp anh chị khắc phục các yếu kém trong ứng xử của con. Chiều theo con quá nhiều đến độ bất chấp tất cả như trong một số gia đình là một sai lầm, vì hành động chiều sẽ bắt thang cho con theo cá tính thiếu định hướng, và càng khó uốn nắn về sau. Nếu sự thiếu quan tâm của cha mẹ dễ làm cho cháu nhiễm các thú giải trí tiêu cực thì chăm sóc quá mức làm cho cháu có cảm giác bị ngạt thở. Cả hai đều dẫn đến hậu quả gần như nhau.

Các cú sốc tâm lý tại nhà cũng có khả năng làm con ngoan trò giỏi trở chứng, chán đến trường. Bằng cách ứng xử“trung đạo”, anh chị nên thể hiện vừa có sự cảm thông, thấy rõ các nhu cầu tâm lý cháu, vừa khéo léo trong định hướng cháu sống tích cực và có tránh nhiệm với bản thân mình và gia đình.

Sự bình tĩnh của anh chị với tư cách chamẹ và sự hỗ trợ của người thân bao gồm bạn bè tốt có thể góp phần làm cho con anh chị trở về nhà sống chung với cha mẹ và lấy lại niềm say mê học tập như những năm trước.

Đừng biến việc học thành một áp lực

Nếuáp lực học tập do học ở trường chuyên, trường khó và thành tích học tậplà nguyên nhân chính dẫn đến sự mệt mỏi, bỏ học của cháu thì anh chị hợp tác để giúp đỡ cháu vượt qua khó khăn này. Không nên so sánh thành tích học tốt những bạn khác cùng lứa tuổi với cháu, vì như thế có thể tạo ra mặc cảm tâm lý thua sút chúng bạn, kết quả là, thay vì phấn đấu hơn, có cháu quyết định buông xuôi cho khỏe.

Áp lực do học tại trường chuyên cũng là nguyên nhân làm cho một số học sinh trở nên căng thẳng với chính mình vàứng xử lạt quẻ. Khi căng thẳng quá mà kết quả học tập kém hơn chúng bạncó thể làm cho một số cháu rơi vào mặc cảm thua sút và chán nản. Khi không theo kịp bài học, bị điểm thấp thường xuyên, các cháu cảm thấy xấuhổ và không còn hứng thú tới trường học vì có thể nghĩ rằng mình thật vô dụng.

Có cháu muốn lập nghiệp sớm, vì nghĩ rằng cha mẹ có thể tìm một công việc tốt, lương bổng cao, học chi cho mệt và bị nhiều áp lực quá. Cần khích lệ tinh thần con: “Có bằng cấp sẽ dễ xin việc hơn, lương bổng cao hơn, công việc ổn định hơn và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng cao hơn.” Nhận thức đúng này sẽ góp phần giúp cháu vượt qua được những khó khăn và thử thách trong việc học và không bỏ việc học nửa chừng.

Tách con khỏi bạn bè xấu

Nếu ta là một phần của những người ta đãgiao tiếp trong hoàn cảnh mà ta đang sống thì việc tách con khỏi bạn bèxấu là con đường giúp con trở về với gia đình. Trẻ em thường dễ tập tành bạn bè hơn là chịu ảnh hưởng từ cha mẹ và thầy cô giáo. Để tránh các ảnh hưởng tiêu cực đối với cháu, trước nhất anh chị cần đánh giá nhóm bạn của con anh chị xem chúng có liên quan đến hút hít, ăn nhậu, quan hệ nam nữ, bạo lực, trộm cắp, hay chỉ đơn thuần là ham vui, bỏ học hành.

Đồng thời cũng nên xem vai trò của cháu trong nhóm này. Nếu nhóm bạn là nguy hiểm thì khôn khéo và kiên quyết can thiệp và tách ly, dù khó cở nào. Thậm chí có thể nhờ đến các trợ giúp của xã hội và luật pháp. Dĩ nhiên phải hết sức bình tĩnh, khôn khéo, cao cơ. Uốn nắn cách suy nghĩ, cách sống sai lệch sẽ giúp cho cháuthoát khỏi các nguy hiểm hiện tại và về sau.

Bên cạnh việc tách ly bạn xấu, anh chị nên tạo điều kiện cho cháu giao du với bạn tốt và gắn kết với người thântrong họ tộc, để cháu không cảm thấy hụt hẫng và trống trải. Cũng nên tạo các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để giúp cháu quên đi nhữngngày sống buông thả.

Giúp con trở về cuộc sống bình thường

Sau khi thu thập thông tin từ bạn bè cháu về nguyên nhân muốn ở riêng của cháu, anh chị nên phân tích tình huống và từng bước khéo léo thuyết phục cháu trở về sinh hoạt với gia đình như trước đây. Cho cháu ở riêng, anh chị không thể kiểm soát được tất cả những hành vi thất thường, thậm chí biến thái của cháu. Ở tuổi học trò, các cháu khó vượt qua được những cám dỗ từ các trang mạng đồi trụy, mơ tưởng trái cấm, thổi gạo góp cơm chung, ăn nhậu, hút sách và cóthể nhiễm các thói quen tiêu cực khác.

Nên lưu ý, trong mọi tình huống, khi thuyết phục cháu trở về nhà, cố gắng đừng thổ lộ sự giận dữ và quát tháo. Mắng nhiếc con lúc này dĩ nhiên không phải là giải pháp tốt. Thậm chí, sự quát tháo có thể tạo thêm các phản ứng hụt hẫng ở đứa con đang mất dần phương hướng, đẩy con vào thói quen chơi game như để tự an ủi vàtìm quên. Định hướng tương lai cháu bằng việc học tập, kiến thức và đạođức. Gợi ý con về các môn thể thao thích hợp. Sẵn lòng chia sẻ với con khi con gặp phải nỗi khổ niềm đau.

Các cú sốc tâm lý trong gia đình, học đường và ngoài xã hội thường làm cho nhiều cháu không còn hứng thú học hành. Không thể phớt lờ tâm lý và cảm xúc khổ đau của cháu. Cha mẹ cần chia sẻ, hướng dẫn cháu cách đón nhận các biến cố và tránh các cú sốc trong cuộc sống. Cha mẹ khéo léo trong ứng xử để tạo và giữ hình ảnh đẹptrong mắt con.

Thường xuyên quan tâm về chuyện học hành, liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, ôn bài cho con tại nhà, tặng thưởng con khi có kết quả học tập cao... có thể giúp con vẫy tay chào với hành động đòi “ở riêng”. Dành nhiều thời gian gần gũi, trò chuyện, kiểm tra bài, ôn bài, tâm sự, đi chơi với con. Khôn khéo lắng nghe con, chia sẻ nhưng khó khăn về tâm lý, học tập, bạn bè và cuộc sống để tìm cách tháo gỡ cho con.

Tất cả những điều trên sẽ giúp cháu nhậnra được tình thương cao cả của cha mẹ đã dành cho cháu, nhờ đó, cháu cóthêm nghị lực, cố gắng vượt qua các khó khăn của bản thân, trở về lại ngôi nhà đã từng có nhiều kỷ niệm đẹp.

Chúc anh chị thành công và tìm lại được sự bình an, hạnh phúc.

"Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 16551)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 22008)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 26066)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 52274)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20762)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16799)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 15119)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 34712)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 36582)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26673)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567