Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04] Sau khi Thành Đạo

23/05/201319:25(Xem: 3966)
04] Sau khi Thành Đạo



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Sau khi Thành Đạo

"Trên thế gian, không luyến ái là hạnh phúc" -- Udana

---o0o---

Trong buổi sáng, ngay trước ngày Thành Đạo, lúc Bồ Tát ngồi dưới gốc cây cổ thụ Ajapala gần cội Bồ Đề, thì có một bà giàu lòng quảng đại tên Sujata thình lình dâng đến Ngài một vật thực bằng gạo với sữa mà bà đã công khó tự tay tỉ mỉ làm lấy. Sau khi thọ xong bữa ăn có nhiều chất dinh dưỡng ấy, Đức Phật nhịn đói luôn suốt bảy tuần nhật. Ngài trải qua thời gian bốn mươi chín ngày yên lặng để suy niệm, quanh quẩn dưới gốc cây Bồ Đề.

Tuần Lễ Đầu Tiên

Suốt thời gian bảy ngày đầu tiên sau khi Thành Đạo Đức Phật ngồi không lay động dưới tàng cây Bồ Đề [1] để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát (Vimutti Sukha). Trong đêm cuối tuần, Ngài xuất thiền và suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada) [2] theo chiều xuôi như sau: "Khi có cái này (nguyên nhân), thì cái này (hậu quả) có. Với sự phát sanh của cái này (nhân), cái này (quả) phát sanh".

- Tùy thuộc nơi Vô Minh (avijja), Hành (samkhara), thiện và bất thiện, phát sanh

- Tùy thuộc nơi Hành, Thức (vinnana) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Thức, Danh-Sắc (nama-rupa) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Danh-Sắc, Lục Căn (salayatana) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Lục Căn, Xúc (phassa) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Xúc, Thọ (vedana) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Thọ, Ái (tanha) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Ái, Thủ (upadana) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Thủ, Hữu (bhava) phát sanh.

- Tùy thuộc nơi Hữu có Sanh (jati).

- Tùy thuộc nơi Sanh, phát sanh Bệnh (jara), Tử (marana), Sầu Não (soka), Ta Thán (parideva), Đau Khổ (dukkha), Buồn
Phiền (domanassa) và Thất Vọng (upayasa).

Toàn thể khối đau khổ phát sanh như thế ấy.

Lúc bấy giờ đã thấu hiểu ý nghĩa của điều này, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau:

"Quả thật vậy, khi các Chân Lý phát hiện hiển nhiên đến bậc thánh nhân (Brahmana) [3] đã kiên trì cố gắng và suy niệm thâm sâu, bao nhiêu hoài nghi đều tan biến vì vị này đã thấu triệt chân lý cùng với các nguyên nhân".

Khoảng canh giữa trong đêm, Đức Phật suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều ngược như sau: "Khi nguyên nhân này không còn thì hậu quả này cũng không còn. Với sự chấm dứt của nhân này, quả này cũng chấm dứt".

- Với sự chấm dứt của Vô Minh, Hành chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Hành, Thức chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Thức, Danh-Sắc chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Danh-Sắc, Lục Căn chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Lục Căn, Xúc chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Xúc, Thọ chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Thọ, Ái chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Ái, Thủ chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Thủ, Hữu chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Hữu, Sanh chấm dứt.

- Với sự chấm dứt của Sanh, Bệnh, Tử, Sầu Não, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Phiền và Thất Vọng chấm dứt.

Như thế ấy, toàn thể khối đau khổ chấm dứt.

Lúc bấy giờ đã thấu hiểu ý nghĩa của điều này, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau:

"Quả thật vậy, khi các Chân Lý phát hiện hiển nhiên đến bậc thánh nhân (Brahmana) đã kiên trì cố gắng và suy niệm thâm sâu, bao nhiêu hoài nghi đều tan biến vì vị này đã thấu triệt sự tận diệt các nguyên nhân".

Đến canh ba, Đức Thế Tôn suy niệm về pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh" theo chiều xuôi và chiều ngược như sau: "Khi nhân này có, thì quả này có. Với sự phát sanh của nhân này, quả này phát sanh. khi nhân này không có thì quả này không có. Với sự chấm dứt này, quả này chấm dứt."

- Tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh v.v...

Như thế ấy, toàn thể khối đau khổ phát sanh.

- Với sự chấm dứt của Vô Minh, Hành chấm dứt v.v...

Như thế ấy, toàn thể khối đau khổ chấm dứt.

Lúc bấy giờ đã thấu hiểu ý nghĩa của điều này, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau:

"Quả thật vậy, khi các Chân Lý phát hiện hiển nhiên đến bậc thánh nhân (Brahmana) đã kiên trì cố gắng và suy niệm thâm sâu, thì Ngài vững vàng phá tan vây cánh cửa của Ma Vương cũng như ánh sáng thái dương phá tan đêm tối và rọi sáng bầu trời".

Tuần Thứ Nhì

Tuần lễ thứ nhì trải qua một cách bình thản, nhưng trong sự yên lặng ấy Đức Phật đã ban truyền cho thế gian một bài học luân lý quan trọng. Để tỏ lòng tri ân sâu xa đối với cây Bồ Đề vô tri vô giác đã che mưa đỡ nắng cho Ngài suốt thời gian chiến đấu để thanh đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cây Bồ Đề trọn một tuần không nháy mắt. [4]

Noi theo gương lành cao quý và để kỷ niệm sự thành công vẻ vang, hàng tín đồ của Đức Phật đến ngày nay vẫn còn tôn kính, chẳng những chính cây ấy mà đến các cây con, cháu của cây ấy. [5]

Tuần Thứ Ba

Vì Đức Phật không rời nơi trú ngụ mà vẫn còn quanh quẩn ở cội Bồ Đề nên chư Thiên lúc bấy giờ còn nghi ngờ, không biết Ngài đã đắc Quả Phật chưa. Đức Phật đọc được tư tưởng ấy, dùng oai lực thần thông tạo một "đường kinh hành quý báu" (ratana camkamana) và đi lên đi xuống thiền hành suốt trọn tuần.

Tuần Thứ Tư

Trong tuần lễ thứ tư, Đức Phật ngự trong "bảo cung" (ratanaghara, cái phòng bằng ngọc, trong ý nghĩa "cái phòng quý báu") để suy niệm về những điểm phức tạp của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma, giáo lý cao siêu) [6]. Kinh sách ghi nhận rằng khi Ngài suy tưởng về lý Nhân Quả Tương Quan (Patthana), bộ khái luận thứ bảy của Tạng Vi Diệu Pháp, tâm và thân Ngài trở nên hoàn toàn tinh khiết và do đó phát tủa ra một vầng hào quang sáu màu [7].

Tuần Thứ Năm

Trong tuần thứ năm, Đức Phật ngồi dưới cội Ajapala trứ danh, chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát (vimutti sukha). Vào cuối tuần, khi Ngài xuất ra khỏi trạng thái siêu thế ấy có một vị Bà-la-môn ngã mạn (huhumka jakita) đến gần chào hỏi theo lễ nghi rồi nói: "Này Tôn Giả Gotama (Cồ Đàm), đứng về phương diện nào ta trở thành một thánh nhân (Brahmana) và những điều kiện nào làm cho ta trở thành thánh nhân?"

Để trả lời, Đức Phật đọc lên bài kệ:

"Người kia đã xa lánh mọi điều xấu xa tội lỗi, không còn ngã mạn (huhumka), đã thanh lọc mọi ô nhiễm, thu thúc lục căn, thông suốt các pháp học và đã chân chánh sống đời phạm hạnh thiêng liêng, người ấy được coi là thánh nhân (Brahmana). Đối với người ấy không còn có sự bồng bột, dầu ở nơi nào trên thế gian." [8]

Theo bản Chú giải Túc Sanh Truyện, cũng trong tuần lễ này, ba người con gái của Ma Vương - Tanha, Arati và Raga [9] - cố gắng lấy nhan sắc quyến rũ Đức Phật, nhưng thất bại.

Tuần Thứ Sáu

Từ cây Ajapala Đức Phật sang qua cây Mucalinda và ngự tại đây một tuần lễ để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát. Bỗng nhiên có một trận mưa to kéo đến. Trời sẫm tối dưới lớp mây đen nghịt và gió lạnh thổi suốt nhiều ngày.

Vào lúc ấy Mucalinda, mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật. Đến cuối ngày thứ bảy, thấy trời quang mây tạnh trở lại, Mucalinda tháo mình trở ra và bỏ hình rắn, hiện thành một thanh niên, chấp tay đứng trước mặt Đức Phật. Đức Phật đọc bài kệ như sau:

"Đối với hạng người tri túc, đối với người đã nghe và đã thấy chân lý thì sống ẩn dật là hạnh phúc. Trên thế gian, người có tâm lành, có thiện chí, người biết tự kiềm chế, thu thúc lục căn đối với tất cả chúng sanh là hạnh phúc. Không luyến người ái, vượt lên khỏi dục vọng là hạnh phúc. Phá tan được thành kiến 'ngã chấp' quả thật là hạnh phúc tối thượng."

Tuần Thứ Bảy

Vào tuần thứ bảy, Đức Phật bước sang cội cây Rajayatana và ở đó chứng nghiệm Quả Phúc Giải Thoát.

Một Trong Những Phật Ngôn Đầu Tiên

"Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai mãi đi tìm mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này.
Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn.
Này hỡi người thợ làm nhà,
Như Lai đi tìm được ngươi.
Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa.
Tất cả sườn nhà đều gãy,
Cây đòn dong của ngươi dựng lên cũng bị phá tan.
Như Lai đã chứng nghiệm Quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục"
. [10]

Vừa lúc bình minh, vào ngày Ngài chứng đắc Quả Vô Thượng, Đức Phật đọc lên bài kệ hoan hỷ này, mô tả sự chiến thắng tinh thần vô cùng vẻ vang rực rỡ.

Đức Phật nhìn nhận cuộc đi thênh thang bất định trong nhiều kiếp sống quá khứ đầy khổ đau phiền lụy.

Đây cũng là sự kiện hiển nhiên, chứng minh niềm tin nơi thuyết tái sanh.

Ngài phải đi bất định và do đó phải chịu khổ đau, bởi vì chưa tìm ra người đã xây dựng cái nhà, tức cơ thể vật chất này.

Trong kiếp sống cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào công trình hành thiền mà Ngài đã dày công trau dồi từ xa xôi trong quá khứ, trải qua cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hàng mong mỏi muốn biết.

Anh thợ này không ở đâu ngoài, mà ẩn tàng sâu kín bên trong Ngài. Đó là ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Ái dục xuất phát bằng cách nào thì không thể biết.

Cái gì ta tạo ra ắt ta có thể tiêu diệt. Vị kiến trúc sư đã tìm ra anh thợ cất nhà, tức đã tận diệt ái dục, khi đắc Quả A La Hán, mà ý nghĩa được bao hàm trong những danh từ "chấm dứt ái dục".

Cái sườn của căn nhà tự tạo ấy là những ô nhiễm (kilesas) như tham (lobha), sân (dosa), si (moha), ngã mạn (mana), tà kiến (ditthi), hoài nghi (vicikiccha), dã dượi (thina), phóng dật (uddhacca), không hổ thẹn tội lỗi, những hành động bất thiện (ahirika), không ghê sợ hậu quả của hành động bất thiện (anottappa).

Cây đòn dong chịu đựng cái sườn nhà là vô minh, căn nguyên xuất phát mọi dục vọng.

Phá vỡ được cây đòn dong vô minh bằng trí tuệ là đã làm sập được căn nhà.

Sườn và đòn dong là vật liệu mà anh thợ dùng để xây cất cái nhà không đáng cho ta ham muốn. Nếu hết vật liệu, tức nhiên anh thợ không còn cất nhà được nữa.

Khi nhà đã bị phá vỡ tan tành thì cái tâm mà trong câu chuyện không được đề cập đến, đã đạt đến trạng thái vô vi, Vô Sanh Bất Diệt, Niết Bàn.

Tất cả những gì còn tại thế đều phải bị bỏ lại phía sau và chỉ còn có trạng thái siêu thế, Niết Bàn.



Chú thích:

[1] Bồ Đề là cội cây trứ danh thuộc loại Pipal, tại Buddha Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), miền Bắc xứ Ấn Độ, đã che mưa đỡ nắng cho Đức Phật trong khi Ngài chiến đấu để thành đạt Đạo Quả.

[2] Xem Chương 25.

[3] Brahmin là một danh từ có nghĩa "người có học kinh Phệ Đà", hàm ý người tu sĩ Bà La Môn. Đôi khi Đức Phật dùng danh từ này với nghĩa "người đã xa lánh mọi điều xấu xa tội lỗi", một thánh nhân. Trong sách này, danh từ "Brahmana" được dùng để chỉ một thánh nhân, và danh từ "Brahmin" có nghĩa là một người thuộc giai cấp Bà La Môn.

[4] Về sau, chính nơi Đức Phật đứng trọn một tuần lễ để nhìn cây Bồ Đề, vua Asoka (A Dục) có dựng lên một bảo tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya, đến nay vẫn còn.

[5] Một nhánh, chiết từ phiá tay mặt của cây Bồ Đề nguyên thủy này được Ni sư Sanghamitta Theri đem từ Ấn Độ sang Tích Lan (Sri Lanka) và Vua Devanampiyatissa trồng tại Anuradhapura, cố đô xứ Tích Lan. Cây này vẫn còn sum suê tươi tốt.

[6] Vì lẽ ấy, nơi này được gọi là Ratanaghara, bảo cung.

[7] Sáu màu là: xanh dương (nila), vàng (pita), đỏ (lohita), trắng (odata), cam (manjettha) và thứ sáu là năm màu pha lẫn (pabhassara).

[8] Udana, trang 1.

[9] ba người này không thể là ba dục vọng vì việc này xảy ra sau khi Đức Phật đã Đắc Quả, nghĩa là đã tận diệt mọi dục vọng.

[10] Bài kệ hoan hỷ trứ danh này chỉ thấy trong Dhammapada (Kinh Pháp Cú), câu 153-154.


--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2014(Xem: 8640)
Oprah Winfrey là một phụ nữ 56 tuổi - một ngôi sao truyền hình Mỹ. Có thể nói Oprah Winfrey là một phụ nữ danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trên quần chúng ở Hoa Kỳ. Năm 2006, chính Oprah đã mang về cho Obama hơn một triệu lá phiếu, thắng Hilary Clinton, để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống. Có người cho rằng Oprah có quyền lực mạnh bằng hay hơn 100 nghị sĩ, dân biểu Mỹ.
22/11/2014(Xem: 22508)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 9565)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 11913)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 16131)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
24/10/2014(Xem: 11501)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 26878)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 8805)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 50825)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
28/03/2014(Xem: 3905)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới. Nhân dịp này, Thầy Làng Mai và Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng cùng Giáo sư Lee Chak Fan – Giám đốc Trường giáo dục chuyên môn thường xuyên (HKU SPACE) của Đại học Hồng Kông đã có buổi đối thoại về chủ đề Tuổi trẻ ngày nay. (Ban biên tập xin được trích dẫn một số nội dung chính của buổi đối thoại - nội dung được chuyển ngữ từ tiếng Anh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567