Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[02] Ðức Hỉ Xả

13/05/201313:12(Xem: 2590)
[02] Ðức Hỉ Xả


Đạo Phật và Tuổi Trẻ

Hòa thượng Thích Thanh Từ

--- o0o ---

-02-

Ðức Hỉ Xả

Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch. Phương pháp gỡ bỏ và tẩy trừ ấy là đức hỉ xả.

Hỉ xả là vui vẻ tha thứ những lỗi lầm mà người đã phạm đến ta, cũng như vui vẻ bỏ tất cả danh vọng, tài sắc cho đến thân mạng của ta, nếu thấy cần và lợi ích cho chúng sanh. Có tha thứ, lòng ta mới thênh thang, tim ta mới hòa nhịp cùng tim của mọi người, có xả bỏ, tâm ta mới thanh thoát và an tịnh.

Cuộc đời đen tối và sầu khổ nhất là cuộc đời của kẻ hay cau có, oán thù. Vì kẻ hay cau có thì trên gương mặt luôn luôn hiện đầy những nét nhăn gay gắt, đôi mi chau lại lộ vẻ khó khăn. Kẻ còn ôm nặng khối hận thù thì lửa hận thù thiêu đốt cả tim gan và buồng phổi của họ. Còn gì khổ đau hơn khi tim gan bị thiêu đốt. Còn gì xấu xí bằng khi gương mặt nhăn nhó, héo sầu. Sống trên đời này, nếu ta gặp điều trái ý liền mang lòng thù hận, thì chắc đời ta sẽ thấy toàn thù hận và oán hờn. Như Tý dùng lời thô bỉ mắng Thân, Thân cố trả thù phải dùng lời bỉ ổi hơn, ban đầu còn trả thù nhau bằng miệng, kế trả thù bằng tay chân và sau cùng phải trả thù nhau bằng dao, búa. Khi sơ khởi chỉ là mối thù riêng của cá nhân, rồi lan dần đến mối thù chung của gia đình, của thân tộc. Cứ thế, oán thù chập chồng thêm mãi biết bao giờ dứt. Ðức Phật dạy: "Lấy oán trả oán, oán mãi chất chồng; lấy ân trả oán, oán liền tiêu diệt."Người trong lòng mãi ôm ấp hận thù thì lúc nào cũng tưởng chừng chung quanh đều là kẻ thù muốn hại mình, vì vậy họ sống những ngày đầy lo sợ. Chỉ có ai biết lấy ân trả oán mới mong dứt sạch được hận thù. Như người Ðình Trưởng nước Lương trả thù người cào dưa mình bằng cách ra công tưới dưa cho người, nhờ đó mà hận thù dứt sạch.

Còn gì vui sướng hơn, kẻ có tâm lượng bao dung sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho người. Khi nào trong lòng ta không còn một mảy may thắc mắc, không còn một chút bợn hận thù, đó là lúc ta hoàn toàn an lạc. Người mà lòng được thanh thoát nhẹ nhàng thì gương mặt vui tươi, lời nói thanh nhã, cử chỉ thư thái, toàn thân hiện ra một phong độ khả ái khả kính. Con người ấy có mấy khi phải buồn khổ, vì thế nên họ trẻ mãi, sống dai. Sách có câu: "Thù ghét là sâu mọt đục khoét người ta, làm cho người ta chóng xấu, chóng già, chóng chết; yêu thương và tha thứ là suối nước cam lồ tưới vào lòng người, làm cho người tươi đẹp, trẻ dai và sống mãi."

Danh vọng, tài sắc... ở đời là những cạm bẫy chực hại người, nhưng vì nó có công năng hấp dẫn quyến rũ khiến người phải mê mẩn say sưa để rồi chịu khổ, cũng như miếng mồi vì có mùi thơm hấp dẫn, con lươn phải lao đầu vào hom trúm. Phần đông người đời ngỡ rằng đuổi bắt tài sắc, danh vọng... là hạnh phúc, chớ đâu ngờ càng đuổi bắt nó càng chuốc khổ về mình. Ðây, một chàng thanh niên ủ dột ngồi dưới lùm cổ thọ, phải chăng chàng đã trật chân trên nấc thang danh vọng? Kia, một thiếu nữ sầu bi đứng dựa mé sông sâu, phải chăng vì tình duyên ngang trái? Tóm lại, bởi đắm nhiễm sắc, tài, danh vọng... người đời phải luống chịu đau khổ.

Dứt bỏ những tham nhiễm là điều không phải dễ, mà dứt bỏ một cách vui vẻ lại càng khó hơn. Nếu ai mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay... mà lòng không ái nhiễm, ấy là bực siêu nhân. Ngài Phù Dung Thiền sư nói: "... ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết..."Nghĩa là: "... nghe tiếng hay, nhìn sắc đẹp như hoa trồng trên đá, thấy tài lợi danh vọng như bụi rơi vào mắt..."Con người được như vậy mới hẳn là tự tại an vui. Chúng ta nhìn qua tượng đức Di-lặc sẽ thấy năm đứa nhỏ móc tai, chọc mắt... Ngài, mà trên gương mặt Ngài vẫn nở một nụ cười tự tại. Hình dáng ấy để tượng trưng cho người đã hỉ xả ngũ trần toàn vẹn. Ðức Di-lặc không cười sao đặng, vì ngoại cảnh còn gì quyến rũ được Ngài, tâm Ngài lúc nào cũng an nhiên thì quyết định trên gương mặt hẳn luôn luôn hoan hỉ.

Tài, sắc, danh vọng... là vật bên ngoài, xả bỏ không lấy gì làm khó, đến như thân mạng là cái mà người phàm phu tuyệt đối mến yêu, muốn xả bỏ nó thì sự khó khăn lại gấp bội phần. Người đời vì trìu mến thân nên đã gây biết bao tội lỗi, ngược lại:"Bồ-tát vì chúng sanh bỏ thân mạng dễ dàng hơn người tham lẫn bỏ một vắt cơm."(Luận Ðại Trượng Phu)Người đã quên mình vì chúng sanh thì đối với sự khổ vui còn mất của thân mình không đáng kể, như thế là họ đã vượt khỏi cái khổ vì thân. Lão Tử nói: "Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân, ngô nhược vô thân hà hoạn chi hữu."Thật vậy, nếu không còn thấy có riêng mình thì còn hoạn gì làm cho mình khổ. Vui lòng bỏ thân mạng để cứu độ chúng sanh, đó là đức hỉ xả cứu kính.

Tóm lại, hỉ xả những oán thù cho lòng được nhẹ lòng thanh thoát, đó là cái vui của phàm nhân. Hỉ xả những tài, sắc, danh vọng... cho tâm được tự tại, đó là cái vui của bậc giải thoát. Hỉ xả thân mạng để cứu độ chúng sanh, làm cho tất cả chúng sanh được an lạc, đó là cái vui của bậc Bồ-tát. Người Phật tử quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả theo thứ tự của nó, hỉ xả một phần là chúng ta được vui một bậc. Ðến khi nào hỉ xả toàn vẹn rồi là ta được cái vui cứu kính. Như vậy, vui và khổ không phải do ai đem đến hay ban cho, mà chính ta tự tạo lấy.

--- o0o ---

Source: Thiền Tông Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2015(Xem: 22741)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 31255)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
09/04/2015(Xem: 6975)
Kính mừng sinh nhật 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma
08/02/2015(Xem: 9199)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
05/01/2015(Xem: 21727)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 19195)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
27/11/2014(Xem: 10013)
Oprah Winfrey là một phụ nữ 56 tuổi - một ngôi sao truyền hình Mỹ. Có thể nói Oprah Winfrey là một phụ nữ danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trên quần chúng ở Hoa Kỳ. Năm 2006, chính Oprah đã mang về cho Obama hơn một triệu lá phiếu, thắng Hilary Clinton, để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống. Có người cho rằng Oprah có quyền lực mạnh bằng hay hơn 100 nghị sĩ, dân biểu Mỹ.
22/11/2014(Xem: 29223)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 11035)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 13630)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]