Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thời Làm Điệu (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)

02/11/202208:03(Xem: 19678)
Một Thời Làm Điệu (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)

mot thoi lam dieu-ht thai hoa



MỤC LỤC

 

 

Chết trong sự sống. 5

Trò chơi và lời tiên tri 8

Quét và cỏ là lá 10

Tiếng chuông đã ngân tròn. 14

Thi kệ đầu tiên. 17

Phật tâm trên cát 21

Quán tâm Phật 25

Quán phật tâm.. 28

Quán tâm.. 32

Rau Rớn ven bờ. 37

Bây giờ chú ở đâu? 40

Từ thuở ấy. 42

Bao gạo Thầy tôi 44

Diệu pháp năm xưa 45

Thế trí biện thông. 48

Tâm ở đâu? 49

Trái mít ân tình. 50

Chiếc nón lá 51

Thi kệ năm xưa 53

Vị thầy như thế 58

Phật sự. 61

Ít bận tâm.. 64

Về một bài thơ. 66

Dư báo phải trả 71

Thi kệ cuối cùng. 73

Một thời lại được thăng hoa 75

Tâm và hình khác đời 79

Làm hưng vượng dòng dõi bậc thánh. 100

Nhiếp phục ma quân. 113

Nghĩ đến công ơn tương quan. 125

Phát khởi bản nguyện cứu giúp ba cõi 141

Không phải là phật giáo. 157

PHỤ MỤC. 170

Vị thầy của nhiều thế hệ 170

Giữ tâm bình thường. 175

Giây bìm bị cắt 177

Thầy Châu Lâm còn đó. 181

Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng 
Thích Lương Phương Viện Chủ  Tự Viện
Phước Duyên – Huế  (1933 - 2022) 189


 

Chết trong sự sống

 

Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.

Đến khi về nhà, tôi hỏi mẹ tôi rằng, mẹ có chết không? Mẹ tôi nói, mẹ rồi cũng chết, nhưng chừ thì chưa. Tôi lại hỏi tiếp, mẹ chết, còn ba có chết không? Mẹ tôi trả lời, ba cũng chết. Tôi hỏi ba mẹ chết hết, con sống với ai? Mẹ tôi có vẻ xúc động và im lặng. Tôi hỏi tiếp, thế thì mai mốt con lớn rồi, con cũng chết như ông Hờ phải không? Mẹ tôi nói, đâu có phải lớn mới chết, có khi nhỏ cũng chết. Tôi lại hỏi vì do đâu mà có chết mẹ? Mẹ tôi chỉ nhìn tôi rồi cười, mà không trả lời, sau đó mẹ tôi nói, trưa nay ba đi làm việc về, rồi con sẽ hỏi ba.

Ba tôi đi làm việc về, tôi hỏi ba tôi rằng, tại sao ông Hờ chết vậy ba? Ba tôi nói, ông già thì ông chết thôi, có gì đâu mà hỏi. Như vậy, ông Hờ chết là do già, vậy do đâu mà ông Hờ già hả ba? Ba tôi trả lời là do ông có sinh ra trên đời nầy. Rồi, ba tôi lại hỏi tôi, con còn nhỏ, hỏi mấy chuyện ấy để làm gì? Tôi trả lời là để biết. Ba tôi bảo tôi xuống hỏi mẹ, còn ba chỉ trả lời ngang đó thôi. Tôi thưa, con đã hỏi mẹ rồi, mẹ nói đâu có phải già mới chết, trẻ cũng chết mà, con hỏi tại sao? Mẹ bảo con chốc nữa, ba đi làm việc về thì hỏi ba, còn mẹ chỉ trả lời ngang đó thôi.

Như ba tôi trả lời, già mà chết, thì ai cũng dễ hiểu, nhưng “trẻ cũng chết”, câu nói ấy của mẹ tôi, đã đánh động cái tò mò của tôi, khi tôi mới chín tuổi. Và sau khi xuất gia làm chú điệu, nhờ Thầy tôi dạy, tôi mới nhận ra được điều nầy. Thầy dạy: “Cái chết có ngay trong cái sống, vậy mấy điệu phải siêng năng tu học, đừng để đời mình trôi qua trong từng giây phút của cái chết và cái sống một cách oan uổng”.

Lời Thầy dạy năm xưa, bây giờ mỗi khi ngồi ngẫm lại thấy thấm thía làm sao! Quả thật như vậy: “Nếu ta sống và chết trong ngũ dục, thì sự sống và cả sự chết của ta đều là oan uổng, chứ không phải chỉ có chết mới oan uổng, mà sống không oan uổng đâu nhé!”.

 

 

 

Trò chơi và lời tiên tri

 

Năm tôi học lớp nhì (nay là lớp bốn), trường làng, giờ giải lao, Thầy giáo bảo, trong lớp có em nào có khả năng ngồi yên để cho những người khác vọc mà không cười?

Nhiều học sinh giong tay, trong đó có tôi. Những người giong tay lần lượt lên ngồi ngay giữa lớp để cho những người có khả năng vọc cười, tìm đủ mọi cách làm cho người ngồi yên ấy phải bật cười.

Trong những người ngồi yên ấy, không ai là không bị bật cười, bởi những người có khả năng vọc người khác cười ấy họ có khả năng vọc cười một cách thiện xảo, chỉ có mình tôi là bất động từ đầu đến cuối.

 

Thầy giáo tuyên bố trong cuộc chơi này, em Trí (tên của tôi) thành công. Và Thầy giáo còn nói, em Trí có khả năng làm Thầy tu trong tương lai.

Như vậy, theo Thầy giáo tôi ngày ấy, cho rằng: Thầy tu phải là người có khả năng ngồi bất động trước những ồn ào và giễu cợt của  mọi người.


 

Quét và cỏ là lá

 

Học xong tiểu học, tôi xin cha mẹ xuất gia, cha mẹ tôi đồng ý và đưa tôi đến chùa Phước Duyên-Huế, xin Thầy trú trì cho tôi được xuất gia. Được Thầy tôi đồng ý mà không có điều kiện nào cả, bấy giờ tôi và cha mẹ tôi hết sức vui mừng.

Cha mẹ tôi ký thác tôi cho Thầy, rồi lạy Thầy, chào ra về và dặn tôi: "Tu là khó lắm, con đã ưa, thì phải cố gắng làm cho được, và ba mẹ cũng cố gắng tu để giúp con. Và con phải luôn luôn biết vâng lời Thầy dạy. Thầy là người cha tinh thần đó nghe không. Con hãy gắng lên, ba mẹ về nhé!".

Tôi rươm rướm nước mắt, chắp tay tiễn đưa cha mẹ ra khỏi cổng chùa và đứng yên lặng đưa mắt dõi nhìn theo cha mẹ với hai tâm trạng: một tâm trạng ưa tu, và một tâm trạng còn tiếc tiếc, cho đến khi cha mẹ đi khuất dạng, tôi từ cửa tam quan đi vào, Thầy bảo, Trí lấy chổi quét sân chùa đi con!

Như vậy, bước đầu hành điệu của tôi là quét lá sân chùa.

Ở nhà tôi chưa bao giờ cầm chổi và quét nhà và sân, kể cả giặt áo quần, vì tất cả việc ấy đều có các chị tôi, còn tôi chỉ biết ăn, học, chơi và nghịch.

Vì là chưa bao giờ cầm chổi để quét, nên từ cách cầm chổi đến cách quét rác đều là lúng túng, nên Thầy tôi đã dạy cho tôi bài học hành điệu đầu tiên là quét.

Thầy tôi dạy cho tôi cách cầm chổi và cách quét, phải đưa những lát chổi nhanh, mềm và nhẹ, không nên quét ngược gió, quét lá đến những chỗ thấp un lại và hốt đổ sau vườn chè để làm phân cho cây.

Lại nữa, mỗi khi quét là phải quét từ chỗ cao đến chỗ thấp, để những chỗ thấp ấy lâu ngày cũng biến thành chỗ cao, để sân chùa không còn có chỗ cao thấp, nhìn vào thấy đẹp nghe không Trí!

Nghe lời Thầy dạy, trong lòng rộn lên những nỗi vui mừng, vì ở nhà có khi nào mình được cha mẹ dạy cho mình cách quét rác này đâu, ngay cả năm năm học ở trường làng cũng không nghe Thầy cô nào dạy cho mình quét sân quét nhà kiểu này cả.

Tôi vui sướng và thực tập mỗi ngày, thỉnh thoảng nỗi nhớ nhà gợn lên trong tâm, tôi hát nghêu ngao, lát chổi không chủ động, Thầy tôi nhìn thấy vậy và hỏi: Trí, một tuần rồi con quét rác đã được chưa? Tôi bỏ chổi xuống, chắp hai tay, dạ bạch Thầy, tạm được.

Thầy cười và nói: "được đâu mà được, còn lâu lắm con ạ".

Một tuần sau nữa, Thầy lại hỏi tôi: Trí quét chùa đã sạch chưa con? Tôi chắp tay cúi đầu và thưa. Kính bạch Thầy, dạ sạch!

Thầy cười và nói: "sạch đâu mà sạch". Nghe Thầy dạy, tôi nhìn lui, nhìn tới, nhìn qua, nhìn về trên sân chùa không còn một chiếc lá nào, mà sao Thầy nói với mình sân chùa chưa sạch.

Biết ý tôi băn khoăn, Thầy dạy: "Trên sân chùa mới sạch lá, chứ đâu đã sạch cỏ. Sân chùa có cỏ làm sao gọi là sân chùa sạch được. Trước sân chùa, cỏ cũng là lá đó con à!".

Như vậy, mới ở chùa hành điệu một tuần, tôi đã học đến hai bài học-một là "quét"; và một bài học "cỏ là lá". Hai bài học thật hết sức thực tế và thâm trầm.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2017(Xem: 9902)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 87906)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138208)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18800)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 10554)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23308)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
23/03/2017(Xem: 11158)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12603)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8552)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 10016)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]