Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Tình Thương

03/01/201915:31(Xem: 17444)
04. Tình Thương
Tình Thương

(giọng đọc Đàm Vĩnh Hưng)

Lòng phải hiểu được lòng mới là tình thương chân thật.



Tình thương là hiến tặng

    Có bao giờ ta tự hỏi vì sao ta lại thương người ấy không? Vì họ dễ thương ư? Ồ, như vậy là ta chỉ đến để hưởng cái dễ thương ấy chứ ta đâu có thương. Điều đó thì ai cũng làm được, người nào cũng có thể thương một người dễ thương kia mà! Người dễ thương tức là người rất ngọt ngào, rất nhẹ nhàng, và đặc biệt lúc nào cũng quý mến hay nhún nhường trước ta. Nếu họ dễ thương với người khác mà không dễ thương với ta, thì chưa chắc ta thấy họ dễ thương và ta thương. Trong những mối quan hệ ruột rà cũng vậy, có phải ta thương họ vì trách-nhiệm-phải- thương bởi họ có liên hệ ràng buộc với cuộc đời ta, hay vì ta biết họ đáng thương và đang cần đến tình thương của ta? Thực tế, không ít người đã cảm thấy mình chịu tổn thất quyền lợi quá nhiều vì những người thân, nên họ đã đóng cửa trái tim lại mà không muốn thương nữa. Thân chỉ trở thành thương khi cái thân ấy ít nhiều có thể mang tới quyền lợi, dù chỉ là thái độ nể trọng hay được tiếng là người tốt.

    Ai thương ta thì ta mới thương lại, ai không thương ta thì tội gì ta phải thương. Nghe có vẻ đổi chác sòng phẳng quá, nhưng đó luôn là thực trạng. Đúng là rất khó có thể thương một người mà họ không hề thương ta, thậm chí còn thù ghét ta hay làm khổ ta nữa. Thà họ thương ta ít hơn thì may ra cũng còn chấp nhận được. Trừ phi đó là tấm lòng của cha mẹ hay những bậc tu hành đạt tới từ bi thì mới có thể thương yêu mà không đòi hỏi điều kiện. Ta như thế nào họ cũng thương. Nhưng ta cũng đã từng chứng kiến, có nhiều bậc cha mẹ cam tâm dứt bỏ con mình chỉ vì nó bị tật nguyền, hư hỏng. Hoặc có những vị nổi tiếng làm công tác từ thiện, nhưng lại dễ dàng làm ngơ trước đứa trẻ bụi đời chìa tay xin ăn ở một nơi không ai hay biết. Thương yêu tuy là thiên tính của con người, nhưng ta phải luyện tập rất nhiều để chuyển hóa sự ích kỷ hẹp hòi thì tình thương mới chân thật được.

    Tình thương chân thật trước tiên phải là thái độ hiến tặng. Ta đừng nhầm lẫn với thái độ lăng xăng cố làm mọi cách để vừa lòng người kia, mà thực chất chỉ vì muốn "ghi thêm điểm". Sự hiến tặng chân thật phải xuất phát từ tấm lòng muốn cho bên kia được an vui và hạnh phúc hơn. Vì vậy, mỗi vật phẩm ta đem tới phải hoàn toàn vì quyền lợi của họ, chứ không được xen ké quyền lợi của ta vào, dù chỉ cần họ thấy được tấm lòng của ta. Muốn người kia thấy được tấm lòng của ta, thì cũng không ngoài mục đích khiến họ thương yêu thêm hoặc đánh giá cao về ta mà thôi. Dù biết rằng trái tim ta chưa quảng đại để có thể thương họ mà không cần được thương lại, nhưng cũng đừng vì thế mà ta cứ phải kèm theo điều kiện trong mỗi lần hiến tặng. Đó không còn là tình thương nữa.

   Suy cho cùng, thương người khác đã là một sự hưởng thụ rồi. Chẳng phải trên đời này có biết bao người muốn thương mà không có người để thương đó sao. Người thì thiếu gì, nhưng người để thương ắt phải dính dấp gì đó đến ta, chứ đâu thể tự nhiên muốn thương ai là thương được đâu. Nói đúng hơn, đối tượng ấy phải từng có cảm tình hay ân nghĩa với ta, hoặc ít ra họ phải chấp nhận và cảm thấy vui sướng khi biết ta thương họ thì ta mới thương được. Nên có người để thương là hạnh phúc lắm rồi, đâu nhất thiết phải đòi hỏi họ làm gì thêm cho ta nữa. Một ngày nào đó mọi người bỏ ta chạy hết, ta chẳng còn ai để thương thì khốn khổ. Sống mà không thể thương yêu thì đó là một tai nạn lớn. Vậy nên, ta hãy thương sao để đối tượng thật sự được thừa hưởng, mà ta vẫn không trở thành kẻ khổ lụy vì tình thương. Có như thế ta mới không làm lu mờ nghĩa đẹp của tình thương.

Tình thương là chia sớt

   Nếu như hiến tặng là đem tới niềm vui, thì chia sớt là lấy đi nỗi khổ. Ai cũng có lúc gặp hoàn cảnh khó khăn hay vướng vào nỗi khổ. Nhưng họ sẽ không cảm thấy buồn tủi, mà trái lại còn có thêm nghị lực để vượt qua, nếu họ luôn có người thương ở bên cạnh để chia sớt. Dù ta không đủ sức kéo họ ra khỏi vũng lầy khổ đau, nhưng ít ra sự có mặt kịp thời của ta cũng có thể làm cho nỗi khổ niềm đau kia vơi đi ít nhiều. Bởi vì họ đã cảm nhận được sự chân thành của ta. Họ biết ta thật sự thương yêu cuộc đời họ, muốn gánh vác phần nào trách nhiệm cho cuộc đời họ, và muốn đồng hành với họ đi về tương lai. Một nỗi đau khi được chứa đựng bởi hai trái tim thì chắc chắn nó sẽ không đủ sức làm thành nỗi đau nữa. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

    Sống với một người lúc nào cũng nói thương ta, nhưng khi ta gặp khó khăn thì họ lại tỏ ra chẳng hề hay biết. Đến nỗi, ta đã trực tiếp báo cho họ biết và chỉ xin họ ngồi xuống lắng nghe để thấu hiểu thôi mà họ cũng có đủ thứ lý do để thoái thác. Tình thương như thế sẽ không mang lại hạnh phúc. Họ luôn nghĩ rằng, họ đã quá cực khổ để đem tiền bạc và danh dự về cho ta rồi, nên họ không còn đủ sức để nhận thêm những phiền toái khác nữa. Ta hãy tự giải quyết lấy. Đáng lẽ khó khăn kia chỉ là khó khăn thôi, nhưng chính thái độ hờ hững vô tâm của họ đã khiến cho khó khăn ấy biến thành nỗi khổ. Ta biết chứ. Ta biết họ đang rất bận rộn và không có nhiều năng lượng để giúp ta giải quyết vấn đề. Nhưng ta chỉ cần thái độ quan tâm chia sẻ của họ thôi, dù chỉ là một lời hỏi han cũng đủ làm ta cảm thấy ấm áp rồi. Vì thái độ ấy báo cho ta biết đó là người đang cùng chịu nỗi đau với ta.

    Có hiểu mới có thương, không hiểu mà thương thì tình thương ấy sẽ rất hời hợt và có khi là giả tạo. Mà muốn hiểu nhau thì cần phải lắng nghe nhau, phải biết bên kia muốn gì hay không muốn gì để ta ứng xử cho hợp lý. Cho dù có những yêu cầu không thật sự chính đáng, nhưng ta cũng cần biết họ đang vướng kẹt vào tâm lý nào để kịp thời tháo gỡ. Nếu ta nhân danh tình thương rồi cứ làm theo kiểu của mình, thì rốt cuộc chẳng giúp được gì mà còn làm cho nỗi khổ lớn thêm. Dĩ nhiên thiện chí là cần thiết. Bởi đôi khi ta phải kiên nhẫn lắm mới lắng nghe nổi, hoặc ta phải khuyên lơn hay nài nỉ thì người kia mới chịu nói ra hết những niềm đau chôn giấu. Ngoài ra, ta còn phải đón nhận những năng lượng rất nặng nề từ những lời kể lể, khóc than hay đầy sân hận của họ mà không để bị tổn thương. Vì vậy, thiện chí phải là thái độ biết nghĩ cho người kia hơn là nghĩ cho mình (thương), mà cũng phải biết cách nghĩ sao cho đúng đắn (hiểu) thì mới có thể giúp được.

    Cho nên nếu đã thật sự thương nhau thì ta phải luôn biết và hiểu được những gì đang xảy ra cho nhau mà không cần đợi loan báo. Lòng phải hiểu được lòng mới là tình thương chân thật. Đâu cần làm điều gì quá lớn lao mới gọi là thương yêu. Chỉ cần thường xuyên quan tâm sâu sắc đến tình trạng sức khỏe của họ, nấu một món ăn đúng sở thích của họ, sẵn sàng xắn tay áo phụ họ rửa dọn bếp núc, giúp họ sửa lại cái thắng xe, không nỡ nhờ vả khi thấy họ đang bận bịu, không bao giờ bỏ mặc mỗi khi họ hoang mang hay lạc lõng. Như thế cũng đủ làm cho đối tượng thương yêu cảm nhận được sự chân thành của ta rồi.

   Để có đủ năng lực làm tất cả những điều đó, ta phải ý thức rằng chia sớt và hiến tặng là hai chất liệu không thể thiếu trong bất cứ tình thương nào. Không có nó thì không có gì để gọi là tình thương cả. Bởi vì nỗi khổ của người ta thương cũng chính là nỗi khổ của ta. Ta không giúp người thương của ta thì ai sẽ giúp bây giờ?

Tình thương yêu rộng
lớn Luôn đem tới niềm vui
Cùng sớt chia nỗi khổ
Dìu nhau về thảnh thơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2012(Xem: 4532)
Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012, tôi có viết bài Cá Nghe Kinh đăng trên báo Văn Hóa Phật Giáo trong nước và các báo Xuân tiếng Việt khác ở ngoài nước. Yêu cầu của một bài báo Xuân là ngắn gọn (không quá 2000 chữ), có nội dung tươi mát và tinh thần đại chúng. Nghĩa là tránh được hình thức rề rà kinh điển, liệt kê thư tịch, trích dẫn khảo cứu... khô khan được chừng nào hay chừng đó.
05/06/2012(Xem: 35244)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 7218)
Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận.
06/05/2012(Xem: 8722)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
31/03/2012(Xem: 3879)
Vào thế kỷ XIX, người Pháp và người Anh chiếm cứ toàn bộ các vùng phía Nam Á châu và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, chỉ trừ vương quốc Siam (trở thành Thái Lan). Những người đô hộ không trực tiếp xen vào các vấn đề tôn giáo trong các vùng lãnh thổ mà họ chiếm đóng...
30/03/2012(Xem: 12783)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
04/03/2012(Xem: 52994)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
01/03/2012(Xem: 3600)
Nếu đạo Phật được xem là một tôn giáo, thì đó là một tôn giáokhoa học, tôn giáo nhân bản, tôn giáo minh triết hay một tôn giáo hiện đại. Trong bài viết này, tôi không nhấn mạnh đến bản chất của tính hiện đại trong đạo Phật, mà chỉ nhằm phác họa vài ý kiến về các ứng dụng tínhhiện đại của đạo Phật trong cuộc sống.
28/02/2012(Xem: 7529)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 5569)
Mỗi người Phật tử là một hạt chuỗi vàng trong xâu chuỗi từ bi và trí tuệ của Đức Phật, bất kỳ ai cũng có cơ hội để mang lại ánh sáng của Đức Phật đi vào thế giới mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]