Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp giới

07/10/201516:29(Xem: 22185)
Pháp giới

quadiacau_thegioi
PHÁP GIỚI

o0o

T/S Lâm Như Tạng

o0o

 

Pháp Giới cũng là một từ ngữ khác có liên hệ đến Bản Giác. Tiếng Scancrist là Dharmadhatu có nghĩa là cảnh giới các pháp, cõi pháp giới v.v.

A-KHẢO SÁT MỘT

I-GIẢI THÍCH VỀ SỰ

Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới.  

Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.

II-GIẢI THÍCH VỀ LÝ

Pháp Giới là cảnh giới chung của chúng sinh. Dù người hay vật đều cùng có tánh lành như nhau, đều có Pháp Tánh, Phật Tánh, Bản Giác, Chân Như  như nhau cả. Tất cả đều có thể sẽ thành Phật. Pháp Giới lại có nghĩa : Pháp tức là Thánh Đạo,  Phật Đạo. Giới là Cảnh Giới mà nhà tu hành phải nương theo. Nương theo Cảnh Giới ấy mà tiến tới đến lúc thành Thánh, thành Phật. Pháp Giới còn có nghĩa: Pháp tức là Pháp Lý, Pháp Môn. Giới tức là Tánh. Các Pháp đều đồng một tánh. Nhà tu học nếu nương theo đó thì được tấn hóa, mau chóng đến cõi an lạc, cõi giải thoát.

Ngoài ra trong 18 cảnh giới có một cảnh gọi là Pháp Giới: (1): 6 căn là 6 cảnh giới Trong: nhãn giới, nhĩ giới, tỹ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới. (2): Sáu trần là 6 cảnh giới ở Ngoài: sắc giới, thinh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, Pháp Giới (cảnh giới của những điều mà do Ý suy xét). (3) Sáu Thức là 6 cảnh giới ở khoảng giữa: nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỹ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới. 

III-DUY TÂM PHÁP GIỚI    

Pháp Giới là tiếng gọi chung cho tất cả mọi sự vật. Duy Tâm là chỉ do nơi tâm tạo mà thôi. Các pháp hửu vi trong vũ trụ do sáu căn nhận biết, dầu thiện, dù bất thiện, tất cả đều do tâm thức tạo ra.

Kinh Hoa Nghiêm quyển 19 (Đại 10, 102 thượng) viết: Nếu người muốn biết rõ, hết thảy Phật ba đời, nên xét tính Pháp Giới, tất cả do Tâm tạo.

IV-GIA TRÌ PHÁP GIỚI

Cõi pháp phụ sức và giữ gìn. Pháp Giới là tiếng gọi chung tất cả chư Phật, tất cả thiện pháp, tất cả chơn ngôn, tất cả các tư tưởng lành, tất cả chư Thánh, chư Thần. Gia trì là phụ sức và giữ gìn. Pháp Giới có sức phụ giúp những tín đồ còn yếu đuối và có sức gìn giữ họ trong đường đạo lý. Những người thành tâm tu học và trọn tin Tam Bảo đều từng được Pháp Giới gia trì.

V-HẢI TUỆ PHÁP GIỚI

Biển trí tuệ của Pháp Giới. Nhà đạo đức nhìn thấy rằng đại tuệ của cõi Pháp là mênh mông vô tận, ví như biển cả nên gọi là Pháp Giới Hải Tuệ.

VI-PHÁP GIỚI QUÁN   

Quán tưởng cõi Pháp. Kinh Hoa Nghiêm có dạy cách quán tưởng để chứng nhập Pháp Giới bằng 3 cách: Chơn không quán (quán tưởng lý chơn không, lẽ thật tướng), Lý sự vô ngại quán (quán tưởng đến khi đạt được tự tại, vô ngại về lý và sự), Châu biến hàm dung quán (quán tưởng bao quát, gồm thâu tất cả sự vật).

VII-PHÁP GIỚI TÁNH

Tánh tự nhiên của của các Pháp. Tức là Thể Tánh của tất cả Pháp vẫn tự nhiên, chẳng dời đổi, không sanh không diệt, không có không không. gọi là Pháp Giới Tánh.

VIII-PHÁP GIỚI THÂN

Tức là Pháp Thân, một trong 3 thân của Phật. Pháp Giới Thân của Phật vốn trường tồn, không sanh không diệt, chơn thật không biến đổi; nó trải khắp trong cõi Pháp mà cảm ứng các chúng sanh; từ nơi một thân mà hiện ra tất cả các thân. Vì các lẽ ấy nên gọi là Pháp Giới Thân.

Pháp Giới là tâm pháp của chúng sanh. Tâm ấy có thể sinh ra các Pháp, gọi là Pháp Giới. Tánh Pháp Giới ấy sinh ra Thân Phật muôn pháp, cho nên gọi Thân Phật là Pháp Giới Thân, tức là Thân từ trong cõi Pháp mà sinh ra.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Đại 12, 334 thượng) viết: “Chư Phật Như Lai là Pháp Giới Thân, nhập vào tâm tưởng của hết thảy chúng sanh” (X. phần Định Thiện Nghĩa trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ q.3).

Trường hợp nầy còn gọi là Nhất Thân, tức là Hiện Nhất Thiết Thân.

Trong Thám Huyền Ký q.2 viết: “Hiện Nhất Thân tức là Nhất Thiết Thân, gọi là Pháp Giới Thân”.

Trong Quán Kinh Định Thiện Nghĩa viết: “Pháp Giới tức là nói cảnh sở hóa, tức là chúng sinh giới. Thân, tức là nói thân có khả năng biến hóa, tức là thân của chư Phật”.

Pháp Giới gọi là Tâm Pháp của chúng sanh. Cái tâm ấy có khả năng sinh ra các Pháp, cho nên gọi là Pháp Giới.

Vãng Sanh Luận Chú q. thượng viết: “Pháp Giới là tâm pháp của chúng sanh, cái tâm ấy có khả năng sinh tạo ra hết thảy các Pháp ở thế gian và xuất thế gian, cho nên gọi tâm là Pháp Giới. Pháp Giới có khả năng sinh ra thân tướng hảo của chư Như Lai, cũng như sắc giới v.v…có khả năng sinh ra nhận thức, cho nên Phật thân gọi là Pháp Giới Thân”.      

IX-PHÁP GIỚI THẬT TƯỚNG

Cũng có thể gọi là Pháp Tánh và Chân Như. Đó là thật tướng của các Pháp. Vì các pháp vốn không sanh không diệt, không dời không đổi. Bởi các Pháp có tính tướng chơn thật như vậy nên gọi là Pháp Giới Thật Tướng.

X-PHÁP GIỚI VÔ BIÊN TRÍ

Trí rộng lớn bao quát cõi pháp vô cùng tận. Đó là một trong 10 trí của Phật: 1/-Tam thế trí, 2/-Phật pháp trí, 3/-Pháp giới vô ngại trí, 4/-Pháp giới vô biên trí, 5/-Sung mãn nhất thiết trí, 6/-Phổ chiếu nhất thiết thế gian trí, 7/-Trụ trì nhất thiết thế gian trí, 8/-Tri nhất thiết chúng sanh trí, 9/-Tri nhứt thiết pháp trí, 10/-Tri vô biên chư Phật trí.

Các pháp về Sắc và Tâm của chúng sanh gọi là Pháp Giới. Pháp Giới rộng lớn không bờ bến, nên gọi là Pháp Giới Vô Biên. Trí bao quát khắp cả Pháp Giới ấy gọi là Pháp Giới Vô Biên Trí.

XI-PHÁP GIỚI VÔ NGẠI TRÍ

Trí chứng được lý vô ngại của các pháp. Đó là một trong 10 trí của Phật. Trí tuệ sáng suốt thông rõ mọi lý, mọi sự, tự tại thần thông và có tài biện thuyết lưu loát, hung hồn. Trí tuệ siêu việt dứt tuyệt các sự thiên lệch, chấp trước.

Trong kinh Địa Tạng, Văn Thù Bồ Tát bạch Phật rằng: Đã trải qua bao nhiêu kiếp, con tu thiện căn, chứng Vô Ngại Trí, nên mỗi khi nghe lời Phật dạy, thì con tin theo ngay. Không như những vị tiểu quả Thinh Văn (La Hán) và chư thiên long bát bộ và các chúng sanh trong đời vị lai, dầu nghe được những lời pháp mầu của đức Như Lai, vẫn còn mang lòng ngờ vực. Dẫu cho họ có khấu đầu vâng thọ, cũng không khỏi chê bai.

Trong kinh Niết Bàn có giảng giải về Vô Ngại Trí như sau: Tỷ như người bực hạ chỉ biết những pháp bực hạ mà thôi, chẳng hiểu nổi những pháp bậc trung và bậc thượng. Người bậc trung chỉ biết những pháp bậc trung mà  chẳng biết tới pháp bậc thượng. Còn người bậc thượng thì biết cả những pháp bậc thượng, bậc trung và bậc hạ. Cũng như thế,  hạng Thinh Văn (người bậc hạ) và hạng Duyên Giác (người bậc trung) chỉ biết địa vị của mình mà thôi. Còn đức Như Lai (người bậc thượng) chẳng phải như vậy, ngài biết tất cả từ địa vị mình cho đến địa vị của người khác, cho nên Như Lai là  bậc Vô Ngại Trí.  

 

B-KHẢO SÁT HAI

Trong tự điển tiếng Anh có hai từ là Pháp Giới (Dharmadhãtu, Dharma-element) và Pháp Giới Phật (The Dharmadhãtu Buddha, the universal Buddha).

I-PHÁP GIỚI (DHARMADHÃTU, DHARMA-ELEMENT)

Dharmadhãtu, Dharma-element, có nghĩa là Pháp Giới, Pháp Tánh, Thực Tướng.

Dharma-element, Dharma-factor or Dharma-realm. (1) A name for “thing” in general, noumenal or phenomenal; for the physical universe, or any portion or phase of it. (2) The unifying underlying spiritual reality regarded as the ground or cause of all things, the absolute from which all proceeds. It is one of the eighteen dhãtus. There are categories of three, four, five, and ten dharmadhãtus. The first three are combinations of  SỰ and LÝ or active and passive, dynamic and static. The teen are: Buddha-realm, Bodhisattva-realm, Pratyekabuddha-realm, Srãvaka, Deva, Human, Asura, Demon, Animal, and Dades realms – a Hua-yen category. Tien-t’ai has ten for meditation, i.e. the realms of the eighteen media of perception (the six organs, six objects, and six sense-data or sensations), illusion, sickness, karma, mãra, samãdhi, (false) views, pride, the two lower Vehicles, and the Bodhisattva Vehicle. NHẤT TƯỚNG The essential unit of the phenomenal realm.

II-PHÁP GIỚI PHẬT

The Dharmadhãtu Buddha, i.e. the Dharmakãya; the universal Buddha; the Buddha of a Buddha-realm. Gia Trì Mutual dependence and aid of all beings in a universe. Duy Tâm the universe is mind only; cf. Hua-yen sutra, Lankã-vatãra sutra, etc. Viên Dung the perfect inter-communion or blending of all things in the Dharmadhãtu. The Vô Ngại of Hua-yen and the Pháp Giới Định in Dharmadhãtu meditation, a term for Vairocana in both mandalas. Pháp Giới Cung the dharmadhãtu-palace, i.e. the shrine of Vairocana in the garbhadhãtu. Pháp Giới Thật Tướng dharmadhãtu-reality, or dharmadhãtu is realality, different names but one idea, i.e. Thật Tướng is used for Lý or noumenon by the Biệt Giáo and Pháp Giới by the Viên Giáo.

Pháp Giới Tánh Idem Pháp Giới and Pháp Tánh. Pháp Giới Vô Ngại Trí; Pháp Giới Vô Biên Trí the unimpeded or unlimited knowledge or omniscience of a Buddha in regard to all beings and things in his realm. Pháp Giới Đẳng Lưu the universal outflow of the spiritual body of the Buddha, i.e. his teaching Pháp Giới Duyên Khởi the dharmadhãtu as the environmental cause of all phenomena, everything being dependent on everything else, therefore one is in all and all in one.

Pháp Giới Tạng the treasury or storehouse or source of all phenomena, or truth. Pháp Giới Thân the dharmakãya (manifesting itself in all beings); the dharmadhãtu as the Buddhakãya, all things being Buddha. Pháp Giới Thể Tánh Trí intelligence as the fundamental nature of the universe; Vairocana as cosmic energy and wisdom interpenetrating all elements of the universe, a term used by the esoteric sects.

C-KHẢO SÁT BA

Pháp Giới như trên đã giải thích rõ. Từ nầy còn có nhiều ngữ nghĩa  như Pháp Tính, Thực Tướng …

Pháp tức là các Pháp, Giới là sự phận giới. Các pháp đều có tự thể, nhưng phận giới (giới hạn riêng của nó) thì không giống nhau, cho nên gọi là Pháp Giới. Thế nhưng nơi Pháp Giới thì mỗi Pháp đều gọi là Pháp Giới, mà nói chung cả vạn Pháp thì cũng chỉ một từ Pháp Giới. Đó là sự Pháp Giới, một trong 4 Pháp Giới do tông Hoa Nghiêm đã nêu lên. Thập Pháp Giới của Tục Đế cũng dựa theo nghĩa vừa nói trên.

Thập Pháp Giới ở đây có nhiều thuyết: (1)-Hiển Giáo căn cứ vào kinh Pháp Hoa gọi lục phàm, gồm có: Địa ngục, Ngạ qủi, Súc sanh, A-tu-la, Nhân, Thiên và tứ thánh: Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật tổng cọng thành Thập Pháp Giới. (2)-Mật Giáo căn cứ vào Lý Thú Thích Kinh gọi ngũ phàm là Địa ngục, Ngạ qủi, Súc sinh, Nhân, Thiên, và ngũ Thánh là Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Quyền Phật, Thực Phật tổng cọng thành Thập Pháp Giới.   

Giới cũng có nghĩa là Cõi. Pháp cũng có nghĩa là cõi cùng cực của Pháp, dù rộng lớn sâu xa đến đâu cũng không vượt qua cõi đó.

Tứ Giáo Nghi Tập Chú viết: “Cùng tận giới hạn, gọi là Pháp Giới”.

Tông Hoa Nghiêm chủ trương lý tính chân như gọi là Pháp Giới, cũng gọi là Chân Như, Pháp Tính, Thực Tướng, Thực Tế. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng lý thể của nó chỉ là một. Giới có nghĩa là Nhân (nhân duyên), nương dựa vào nó mà các thánh đạo sinh ra, cho nên gọi là Pháp Giới. Giới cũng có nghĩa là Tính. Vì đó là tính mà các pháp nương dựa vào, lại cũng vì các pháp cùng một tính cho nên gọi là Pháp Giới.

Duy Thức Thuật Ký, q. 9, viết: “Vì là thực tướng mà diệu pháp Tam Thừa nương dựa vào cho nên gọi là Pháp Giới”.

Thám Huyền Ký , q. 18, viết: “Giới có 3 nghĩa: (1)- Một là Nhân (nhân duyên) vì thánh đạo dựa vào đó mà sinh ra”. Nhiếp Luận viết: “Pháp Giới là hết thảy mọi nhân pháp”. Trung Biên Luận viết: “Vì là nghĩa của nhân thánh pháp cho nên gọi là Pháp Giới”. (2)- Hai là Tính, có nghĩa nầy là vì các Pháp phải dựa vào tính. Đoạn trên đã nói Pháp Giới tức là Pháp Tính. (3)- Vạn Pháp đều có tướng bình đẳng như nhau, các duyên khởi không xen tạp. Đó là Lý Pháp Giới, một trong 4 pháp giới. Tông Hoa Nghiêm và Tông Thiên Thai cũng chỉ ra ý nghĩa tổng hợp đầy đủ hết thảy các pháp gọi là Pháp Giới.

Đại Thừa Chỉ Quán viết: “Pháp có nghĩa là tự nhiên, giới có nghĩa là sự phân biệt về tính, do cái tâm thể tự nhiên ấy có đầy đủ hết thảy các pháp cho nên gọi là Pháp Giới”. Đó là sự sự vô ngại Pháp Giới. Cũng có nghĩa là phạm vi tướng chi phối lý nhân quả. Phật là bậc siêu thoát ra ngoài phạm vi đó, cho nên chỉ một mình Phật đứng sừng sững ở ngoài Pháp Giới.

Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nguyện Kinh q. thượng viết: Pháp Giới cũng có nghĩa là một trong 18 giới; cảnh giới mà ý thức nương dựa vào gọi là Pháp Giới, tức là Pháp Trần, một trong lục Trần. Trong Pháp Giới bao gồm hết thảy các pháp hửu vi, vô vi, tất cả các pháp đó là chỗ sở duyên của ý thức.

Hạnh Tông Ký q.2, viết: “Pháp trần một giới kiêm thông cả sắc tâm”.

I-NĂM LOẠI PHÁP GIỚI

1-HỬU VI PHÁP GIỚI. Tức là Sự Pháp Giới nói trên.

2-VÔ VI PHÁP GIỚI. Tức là Lý Pháp Giới nói trên.

3-DIỆT HỬU VI DIỆT VÔ VI PHÁP GIỚI. Tức là Lý Sự vô ngại Pháp Giới.

4-PHI HỬU VI PHI VÔ VI PHÁP GIỚI.   

Cũng tức là sự lý vô ngại Pháp Giới. Vì sự tức lý thì chẳng phải hửu vi, lý tức sự thì chẳng phải vô vi.

5-VÔ CHƯỚNG NGẠI PHÁP GIỚI

Tức là Sự vô ngại Pháp Giới nói trên.

Năm Pháp Giới trên đây là tứ cú phân biệt hửu vi, vô vi, lại thêm một môn tứ cú nữa mà thành năm môn. (x. Thám Huyền Ký, q.18; Đại Sớ sao, q. 60).

II-MƯỜI PHÁP GIỚI

Vì phân biệt nghĩa tướng viên dung vô ngại mà Tông Hoa Nghiêm lập ra 4 Pháp Giới. Trái lại Tông Thiên Thai vì diễn tả các sự tướng muôn vàng sai biệt mà lập ra 10 Pháp Giới. Nếu đối nhau mà phối trí thì đó là hai môn Hoành và Thụ gồm có 4 Hoành, 10 Thụ.

Mười Pháp Giới đó là:

1-PHẬT PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới tự giác, giác tha, giác hạnh đầy đủ.

2-BỒ TÁT PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới vô thượng Bồ Đề, tu lục độ, vạn hạnh.

3-DUYÊN GIÁC PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới nhập Niết Bàn, tu 12 nhân duyên quán.

4-THANH VĂN PHÁP GIỚI

 Tức cảnh giới nhập Niết Bàn, y vào thanh giáo của Phật mà tu phép quán Tứ Đế.

5-THIỆN PHÁP GIỚI

Tức cảnh giới tu thượng phẩm thập thiện, kiêm tu thiền định, được sinh lên cõi trời, thụ hưởng thú vui thanh tịnh vi diệu.

6-NHÂN PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới tu 5 giới và trung phẩm thập thiện, hưởng thụ niềm vui, nỗi khổ ở cõi người.

7-A-TU-LA PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới thịnh hành lục phẩm thập thiện, làm loài phi nhân, có thông lực tự tại.

8-QỦI PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới phạm vào hạ phẩm, ngũ nghịch, thập ác, làm loài ác qủi thần, chịu nỗi khổ đói khát.

9-SÚC SINH PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới phạm trung phẩm ngủ nghịch thập ác, làm loài súc sinh chịu nỗi khổ bị giết và ăn thịt.

10-ĐỊA NGỤC PHÁP GIỚI

Tức là cảnh giới thấp nhất vì phạm thượng, thượng phẩm ngủ nghịch thập ác, phải chịu nỗi khổ, lạnh, nóng kêu khóc. Về những việc trong 10 Pháp Giới, nhiều Kinh Luận đã nói rõ, bởi vậy Thiên Thai Đại Sư mới dựa theo ý trong các Kinh Luận mà lập nên  thành một loại Pháp môn thâu tóm hết thảy cõi hửu tình.

III- BỐN LOẠI PHÁP GIỚI

Pháp Giới là bản thể của thân tâm của hết thảy chúng sinh. Pháp là phép tắc, giới có 2 nghĩa: Tính và Phận.

Nếu đứng về mặt Sự mà nói Giới tức là Nghĩa phận, tức là tùy theo Sự mà phân biệt. Còn nếu đứng về phương diện Lý mà nói thì Giới là nghĩa Tính, tức là Tính của các Pháp không biến đổi. Lấy hai   nghĩa Tính và Phận mà nối kết lại với nhau thì thành Pháp Giới Lý Sự vô ngại. Lấy Lý dung Sự, mỗi mỗi dung thông, thì thành sự sự vô ngại Pháp Giới.

1-SỰ PHÁP GIỚI

Tức là các pháp sắc và tâm của chúng sinh, mỗi mỗi đều sai khác, mỗi mỗi đều có giới hạn phân tề, cho nên gọi là Sự Pháp Giới.

2-LÝ PHÁP GIỚI

Tức là các pháp sắc và tâm của chúng sinh tuy có sai khác, nhưng cùng chung một thể tính, nên gọi là Lý Pháp Giới.

3-LÝ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI

Tức là Lý do Sự mà hiển bày, Sự nhờ Lý mà thành tựu, Lý Sự dung thông nhau, nên gọi là Lý Sự vô ngại Pháp Giới.

4-SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI

Tức là hết thảy các sự kiện có giới hạn phân tề, đều dung thông nhau một cách xứng tính. Một tức nhiều, lớn dung nhỏ, hết lớp nầy đến lớp khác, trùng trùng vô tận, cho nên gọi là Sư Sự vô ngại Pháp Giới. (x. Đại Minh Pháp Số, q.13)

IV-PHÁP GIỚI ĐỊNH

Hai bộ Đại Nhật cùng lấy Lục đại pháp giới (địa , thủy, hỏa, phong, không, thức) là Tam Muội tự chứng, cho nên gọi là Pháp Giới Định. Đại Nhật ấn Kim Cương giới và Kim cương đỉnh gọi là Trí quyền ấn. Đó là pháp môn sai biệt của hai bộ Đại Nhật. Nếu dựa vào Thông môn thì Đại Nhật kim cương giới cũng gọi là Pháp Giới định ấn. Vô Úy Tôn Thắng Quỹ  gọi đó là Trí Quyền Ấn, cũng tức là Pháp Giới Ấn. Do đó Pháp Giới định thông cho cả hai bộ Đại Nhật (x. Bí Tạng Ký Sao, q.3).

Nhập định ấn của đức Đại Nhật Như Lai ở Thai Tạng Giới và Trí Quyền Ấn của Đức Đại Nhật Như Lai ở Kim Cương Giới, đều gọi chung là Pháp Giới Định Ấn.

V-PHÁP GIỚI GIA TRÌ

Thực tướng của chư Phật, chân ngôn, chúng sinh gia trì lẫn nhau, gọi là Pháp Giới gia trì.

Diễn Mật Sao, q. 2, viết: “Sớ văn giải thích rằng: Tì-phú-la (vipula) có nghĩa là rộng lớn (quảng đại), chỉ sự sâu rộng không có giới hạn,  không thể suy lường. Tự thể của chư pháp như vậy gọi là Tì-phú-la Pháp Giới. Chư Phật thực tướng, chân ngôn thực tướng, và chúng sinh thực tướng đều là Tì-phú-la Pháp Giới. Ba thực tướng ấy gia trì lẫn cho nhau gọi là Pháp Giới gia trì”.

VI-PHÁP GIỚI NHẤT TƯỚNG

Chỉ cho Sự vô ngại Pháp Giới, một trong tứ Pháp Giới. Tức là nhất tướng nhất vị thuộc nhất chân Pháp Giới.

Kinh Văn Thù Bát Nhã viết: “Pháp Giới Nhất Tướng hệ duyên Pháp Giới, gọi là Nhất hạnh tam muội (tâm định ở một hạnh mà tu Tam Muội)”.

Ngoài ra còn có từ Pháp Giới Tam Muội là Tam Muội quán xét thấy được cái huyền lý Nhất chân pháp giới đã được nói rõ trong kinh Hoa Nghiêm, phối hợp với Tam Thánh của Hoa Nghiêm thì sẽ đạt được sở đắc của Phổ Hiền Bồ Tát.

Lại một nghĩa khác: Mật Giáo quán 5 chữ như chữ (ÂM) thì gọi là Pháp giới thể tính quán, cũng gọi là Pháp giớ tam muội.

VII-PHÁP GIỚI QUÁN MÔN

Trong Pháp Giới Quán, phép quán tưởng để chứng nhập Pháp Giới như đã nói trong kinh Hoa Nghiêm. Vị sơ tổ của tông Hoa Nghiêm là đại sư Đỗ Thuận tu tập mà lập thành ba tầng: (1)-Chân Không Quán; (2)-Lý Sự vô ngại quán; (3)-Chu Biến hàm dung quán. (x. Pháp Giới quán môn).

Trong sách Pháp Giới Quán Môn, q.1, ngài Đổ Thuận ở núi Chung Nam soạn, trình bày 3 tầng Pháp Giới Quán, sáng lập ra Quán Môn Pháp Giới của tông Hoa Nghiêm. Ngài Đỗ Thuận viết: “Tu tập Đại phương quản Phật Hoa Nghiêm pháp giới quán môn, đại lược có 3 tầng: Một là chân không, Hai là Lý Sự vô ngại, Ba là chu biến hàm dung”. Toàn văn tác phẩm của Đỗ Thuận nay có thể tìm đọc trong Chú Pháp Giới Quán Môn của đại sư Khuê Phong.

VIII-PHÁP GIỚI THÂN

Pháp Giới Thân tức là Pháp Thân, là một trong Tam Thân của Phật. Pháp Thân của Phật là Phật Thân cảm ứng với hết thảy chúng sanh ở khắp Pháp Giới, cho nên gọi là Pháp Giới Thân. Nhất Thân, tức là hiện nhất thiết thân. Trong sách Thám Huyền Ký q.2, viết: “Hiện nhất thân, tức là Nhất thiết thân, gọi là Pháp Giới Thân”. 

Sách Quán Kinh Định Thiện Nghĩa, viết: “Pháp Giới tức là nói cảnh sở hóa, tức là chúng sanh giới. Thân, tức là nói thân có khả năng biến hóa, tức là thân của chư Phật”. Pháp Giới gọi là Tâm Pháp của chúng sanh. Tâm ấy có khả năng sinh ra các Pháp, cho nên gọi là Pháp Giới.

Sách Vãng Sinh Luận Chú, q. thượng, viết: “Pháp Giới là tâm Pháp của chúng sanh. Tâm ấy có khả năng sinh tạo ra hết thảy các Pháp ở thế gian và xuất thế gian, cho nên gọi Tâm là Pháp Giới. Pháp Giới có khả năng sinh ra thân tướng hảo của chư Như Lai, cũng như sắc giới v.v… có khả năng sinh ra nhận thức cho nên Phật Thân gọi là Pháp Giới Thân”.

IX-PHÁP GIỚI TÍNH

Tên gọi riêng là Pháp Giới, cũng gọi là Pháp Tính, nói gộp lại là Pháp Giới Tính.

Kinh Viên Giác viết: “Pháp Giới Tính xét cho cùng là sự tròn đầy khắp mười phương”.

Kinh Hoa Nghiêm, q.19,  viết: “Nếu ai muốn biết rõ hết thảy chư Phật ba đời đều nên quán Pháp Giới Tính, là hết thảy đều do tâm tạo ra”.

Pháp Giới Tông là Giáo Tông thứ 5 trong Ngũ Giáo, do pháp sư Tự Quỹ chùa Hộ Thân sáng lập, chỉ giáo thuyết Pháp Giới tự tại vô ngại do các nhà Hoa Nghiêm đề xướng, gọi là Pháp Giới Tông.

Các Pháp thuộc Pháp Giới, mỗi sự việc đều đan xen thâm nhập với nhau. Đó là thuyết Vô Ngại của Tông Hoa Nghiêm và cũng là thuyết Tính Cụ của tông Thiên Thai.

Trong kinh Hoa Nghiêm có nói đến Pháp Giới Vô Ngại Trí, là một trong 10 Trí, tức Trí Tuệ chứng ngộ được Pháp Giới Vô Ngại Lý.

X-PHÁP GIỚI THỂ TÍNH TRÍ

Một  trong 5 Trí do Mật gia sáng lập. Các Pháp vô cùng vô tận gọi là Pháp Giới. Thể tính mà các Pháp đó dựa vào gọi là Pháp Giới thể tính, trí đó rất dứt khoát rõ ràng. Trí nầy phố hợp với một trong 5 Như Lai là Đức Đại Nhật Như Lai.

Sách Bồ Đề Tâm Luận, viết: “Đức Phật ở trung ương là Tì-lư-giá-na (Vairocana) lấy sự thành tựu của Pháp Giới Trí làm căn bản.

Sách Bí Tạng Ký, q. bản, viết: “Tam Mật có sự khác nhau về cách hiểu đối với Pháp giới thể tính, nhưng sự khác nhau đó chẳng quá vài ba sát trần. Gọi tên là Pháp Giới, vì đó là nơi các pháp dựa vào, cho nên gọi là thể, thuận theo tự nhiên không hư hoại, cho nên gọi là Tính, quyết đoán phân minh được coi là Trí”.

Đời nhà Tùy, ngài Thiên Thai Trí Giả soạn 6 quyển Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn, theo thứ tự nghĩa lý mà giải thích pháp số.

Trong sách Phu hành q. 3, viết: “Thực tướng là pháp lý, Pháp Giới là viên lý”. Nói gọp lại Pháp Giới và thực tướng có cùng một thể mà khác tên gọi. Thực tướng là lý của Biệt Giáo, Pháp Giới là lý của Viên Giáo.

Kinh Hoa Nghiêm nói về Pháp Giới vô ngại trí, đó là một trong mười trí, tức trí tuệ chứng ngộ được Pháp Giới vô ngại lý.   

XI-PHÁP GIỚI VÔ SAI BIỆT LUẬN

Tên đầy đủ là “Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận”, 1 quyển, Kiên Tuệ Bồ Tát (Sthiramati) soạn, Đề Vân Bát Nhã (Devaprajmaf) đời Đường dịch. Bộ luận nầy có những tác tác phẩm chú giải như sau: Pháp giới vô sai biệt luận, 1 quyển, Pháp Tạng đời Đường soạn; Pháp giới vô sai biệt luận sở lĩnh yếu sao, 2 quyển, Phổ Quán đời Tống thuật.

D-KHẢO SÁT BỐN

I-NGỮ NGHĨA

Pháp Giới, tiếng Phạm là Dharma-dhãtu. Tiếng Pãli là Dhamma-dhãtu. Âm Hán là Đạt ma đà đô, chỉ cho tất cả đối tượng (cảnh giới sở duyên) của Ý Thức, một trong 18 giới.

Theo luận Câu Xá quyển 1, ba uẩn: Thọ, tưởng, hành, cùng với vô biểu sắc và vô vi pháp gọi là Pháp Giới. Trong 12 Xứ thì Pháp Giới được gọi là Pháp Xứ. Còn trong 18 giới thì 17 giới kia cũng được gọi là Pháp. Bởi vậy theo nghĩa rộng thì Pháp Giới là chỉ cho tất cả các pháp hửu vi và vô vi.

Theo Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, quyển 18, thì Pháp Giới có 3 nghĩa: (1) Nhân sinh ra các thánh pháp. (2) Thể tính chân thực của các pháp. (3) Các pháp đều có phần hạn của chúng, do đó mà phân biệt được tướng trạng của mỗi pháp.

Pháp Giới cũng chỉ cho chân như hoặc chỉ cho tất cả các pháp. Theo Phổ Hiền hạnh nguyện thì Pháp Giới có 5 môn: Pháp giới hửu vi, pháp giới vô vi, pháp giới vừa hửu vi vừa vô vi, pháp giới chẳng phải hửu vi chẳng phải vô vi và pháp giới vô chướng ngại. Do đó mà lập ra 5 lớp Pháp Giới khác nhau là: Pháp Giới Pháp, pháp giới nhân, pháp giới nhân pháp dung hợp, pháp giới nhân pháp đều vắng bặt và pháp giới không chướng ngại.

Chủng loại của pháp giới tuy nhiều nhưng tấ cả đều qui về nhất chân pháp giới. Đây chính là tâm thanh tịnh nguyên sơ của chư Phật và chúng sinh, cũng gọi là Nhất tâm pháp giới, Nhất chân vô ngại pháp giới.

Nếu đứng về phương diện hiện tượng và bản thể mà nhận xét thì pháp giới có thể chia làm 4 nghĩa, gọi là tứ pháp giới: (1) Sự pháp giới: hiện tượng giới bao gồm muôn pháp thiên sai vạn biệt, mỗi pháp đều có tự thể riêng và phần hạn khác nhau. (2) Lý pháp giới: Hiện tượng các pháp tuy nhiều, nhưng thể tính chân thực của chúng thì thường trụ bất biến, bình đẳng nhất như, là cảnh giới tuyệt đối. (3) Lý sự vô ngại pháp giới: giữa hiện tượng và bản thể có sự liên hệ nhất thể bất nhị, mỗi mỗi pháp tương tức tương nhập, viên dung vô ngại. (4) Sự sự vô ngại pháp giới: tất cả mọi hiện tượng  đều tác dụng hổ tương, một tức tất cả, tất cả tức một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại.

Mật Giáo lấy 6 yếu tố (6 Đại): đất, nước, lửa, gió, không, thức là thể tính của pháp giới. 6 yếu tố nầy là Thân Tam ma da của đức Đại Nhật Như Lai. Cung điện của Ngài là Pháp Giới Cung. Định vị của Ngài là Pháp giới định. Ấn khế của Ngài là Pháp giới định ấn. Năng lực gia trì của Ngài gọi là Pháp giới gia trì. Trong 5 Trí thì Đại Nhật Như Lai biểu thị Pháp giới thể tính trí.

Ngoài ra, tông Thiên Thai gọi chung 10 Giới: Địa ngục, Ngạ qủi, Súc sanh, A tu la, Người, Trời, Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát, và Phật là Thập pháp giới. Đây là nói theo nghĩa phần hạn sai biệt của các tướng Pháp giới. Lại nữa, Pháp Giới cũng là 1 trong 12 tên của thực tướng.

Mười hai tên là: Chân như, Pháp giới, Pháp tính, Bất hư vọng tính, Bất biến dị tính, Bình đẳng tính, Li sinh tính, Pháp định, Pháp trụ, Thực tế, Hư không, và Bất tư nghì giới.

(Tham khảo kinh Tạp a hàm, q.16;  Hội bị giáp trang nghiêm trong kinh Đại bảo tích, q.23; kinh Đại bát nhã, q.360; kinh Hoa nghiêm, q. 1, 3; luận Đại tỳ bà sa, q.71; luận Đại thừa khởi tín; luận Biện trung biên, q.thượng; luận Bồ đề tâm). 

II-PHÁP GIỚI AN LẠC ĐỒ

Tác phẩm 6 quyển, do ngài Nhân Triều biên chép vào năm Vạn Lịch 12 (1584), đời Minh, được thu vào vạn tục tạng tập 150. Nội dung trình bày về thứ tự kiến lập thế giới, gồm 115 tắc, chia làm 7 chương: Lược minh nam châu, Quảng bộ đại địa, Biến quán tam giới, Đại thiên kiếp lượng, Du chư Phật sát, Nghiên cùng pháp giới và Pháp giới tổng luận.

III-PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI

Pháp giới duyên khởi, Cũng gọi là Pháp giới vô tận duyên khởi, Thập thập vô tận duyên khởi, Thập huyền duyên khởi, Vô tận duyên khởi, Nhất thừa duyên khởi.

Duyên khởi quan của giáo nghĩa Hoa Nghiêm, nội dung của pháp giới Sự sự vô ngại trong 4 Pháp giới. Tông Hoa Nghiêm chủ trương hiện tượng giới tuy có muôn nghìn sai khác, nhưng Pháp Tính (Phạm: Dharmatã) là thực thể, tức tất cả Pháp duyên khởi đều là thực thể, ngoài hiện tượng không có thực thể và ngoài thực thể không có hiện tượng. Đây chính là thực tướng của Pháp Giới (Phạm: Dharma-dhãtu).

Sự hình thành của Pháp Giới là từ một pháp mà thành tất cả pháp, từ tất cả pháp sinh khởi một pháp. Cho nên một là tất cả (nhất tức nhất thiết), tất cả là một (nhất thiết tức nhất), tương nhập tương tức, viên dung vô ngại, lớp nầy lớp khác, đan dệt vào nhau, không cùng không tận: Đó là Pháp giới duyên khởi.

Pháp giới duyên khởi có thể được thuyết minh theo hai phuơng diện: Nhiễm (ô nhiễm) và Tịnh (thanh tịnh).  “Nhiễm pháp duyên khởi” là thuyết minh duyên khởi trong thế giới mê, tức trạng thái vô minh. Còn “Tịnh pháp duyên khởi” thì thuyết minh duyên khởi trong thế giới ngộ. Tức là trạng thái chân như.

Giáo nghĩa Hoa Nghiêm lại tiến thêm bước nữa mà phát huy Pháp duyên khởi rất tỉ mỉ, rõ ràng, như nói rõ yếu chỉ của Tam tính nhất tế, Nhân môn lục nghĩa, Lục tướng viên dung, Tứ chủng pháp giới…

Ngoài ra đứng trên phương diện bản thể mà luận về duyên khởi là thuyết Nhất niệm tam thiên của tông Thiên Thai. Còn đứng trên phương diện hiện tượng mà luận về tương tức tương nhập là Pháp giới duyên khởi luận của tông Hoa Nghiêm. Đây là Duyên khởi luận của Thực Đại thừa được hoàn thành trên cơ sở kế thừa Nghiệp cảm duyên khởi luận của Phật Giáo Tiểu thừa và A lại da thức duyên khởi luận của Quyền Dại thừa.

Luận Thủ Trượng (Đại 32, 506 hạ) viết: “Sự huân tập của tính nghe nầy rất thanh tịnh, vì nó là thể tính của Pháp giới đẳng lưu. Pháp giới tức là Pháp thân của Như Lai”. Pháp giới đẳng lưu cũng gọi là Pháp giới truyền lưu, chỉ cho giáo pháp của Đức Phật lưu xuất từ thể tính chân như bình đẳng của Pháp Giới. 

(Tham khảo: Hoa Nghiêm ngũ giáo chương, q.4; Hoa Nghiêm nhất thừa thập huyền môn; Hoa Nghiêm kinh sưu huyền ký, q. 3; Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, q.1; 4, 13; Pháp giới duyên khởi luận). 

V-PHÁP GIỚI ĐỊNH ẤN

Pháp giới định ấn cũng gọi là Đại nhật định ấn. Chỉ cho ấn khế của Đức Đại Nhật Như Lai trong Mạn đồ la Thai tạng giới Mật giáo.

Ấn tướng là bàn tay phải ngữa lên, đặt trên bàn tay trái, đầu 2 ngón cái chạm nhau. Trong đó, 5 ngón tay phải biểu thị 5 đại của Phật giới, 5 ngón tay trái biểu thị 5 đại của chúng sinh giới. Hai tay chồng lên nhau tượng trưng cho nghĩa chúng sanh và Phật chẳng phải là 2. Đầu của 2 ngón cái (ngón không) chạm vào nhau biểu thị nghĩa Không đại dung thông vô ngại, vì tướng ấy vắng lặng không lay động nên gọi là Pháp Giới Định Ấn.

Phẩm Đà la ni trong kinh Thủ hộ cho rằng ấn nầy là ấn Tam muội thù thắng bậc nhất; còn phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật quyển 4 và phẩm Mật ấn trong kinh Nhất tự đính luân vương thì cho rằng ấn nầy là Đại bát ấn và Như lai bát ấn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

(Tham khảo: Đại nhật kinh sớ, q.13, 20; Chư nghi quĩ bẩm thừa lục, q.11; Định ấn…).

VI-PHÁP GIỚI QUÁN

Pháp Giới Quán chỉ cho pháp quán nhằm ngộ nhập chân lý của pháp giới do ngài Đỗ Thuận, sơ tổ tông Hoa Nghiêm lập ra, Pháp Quán nầy có 3 lớp:

1-CHÂN KHÔNG QUÁN

Quán xét tất cả các pháp vốn không có thực tính, sắc tức là không, không tức là sắc, không và sắc không ngăn ngại lẫn nhau và vắng bặt không dấu vết. Pháp quán nầy tương đương với Lý pháp giới trong 4 Pháp Giới.

2-LÝ SỰ VÔ NGẠI QUÁN

Quán xét Sự Pháp Giới sai biệt và lý tính bình đẳng hiển nhiên tồn tại, cả 2 tương tức, tương nhập, viên dung vô ngại. Pháp quán nầy tương đương với Lý Sự vô ngại Pháp Giới.

3-CHU BIẾN HÀM DUNG QUÁN

Quán xét mọi sự mọi vật lớn nhỏ dung nhau, một nhiều tương tức, hòa nhập vào nhau, giao thoa lẫn nhau một cách tự tại vô ngại. Pháp quán nầy tương đương với Sự Sự vô ngại Pháp Giới.

(Tham khảo: Hoa nghiêm pháp giới quán môn; Pháp giới tam quán).

VII-ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM PHÁP GIỚI QUÁN MÔN

Cũng gọi là tu Hoa Nghiêm Pháp Giới quán môn, tác phẩm, một quyển, do ngài Đỗ Thuận (557 – 640) soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chính tạng tập 45. Nội dung sách nầy nói về 3 pháp quán:

1-CHÂN KHÔNG QUÁN

Bao gồm: Hội sắc qui không quán, Minh không tức sắc quán, Không sắc vô ngại quán, Mẫn tuyệt vô kí quán.

2-LÝ SỰ VÔ NGẠI QUÁN

Bao gồm: Lý biến ư sự môn, Sự biến ư Lý môn, Y Lý thành sự môn, Sự năng hiển Lý môn, Dĩ Lý đoạt Sự môn, Sự năng ẩn Lý môn, Chân Lý tức Sự môn, Sự pháp tức Lý môn, Chân Lý phi Sự môn, Sự pháp phi Lý môn.

3-CHU BIẾN HÀM DUNG QUÁN

Bao gồm: Lý như Sự môn, Sự như Lý môn, Sự hàm Lý môn, Thông cục vô ngại môn, Quảng hiệp vô ngại môn, Biến dung vô ngại môn, Nhiếp nhập vô ngại môn, Giao thiệp vô ngại môn, Tương tại vô ngại môn, Phổ dung vô ngại môn.

Tác phẩm nầy không phải lưu thông riêng biệt mà được thu chép vào trong các sách khác, hoặc được chép phụ trong các sách chú thích. Chẳng hạn như trong Phát bồ đề tâm chương của ngài Pháp tạng, Pháp giới huyền kính của ngài Trừng Quán,  Chú Hoa Nghiêm pháp giới quán môn của ngài Tông Mật v.v… đều có chép phụ thêm sách nầy.

Về tác giả của sách nầy thì xưa nay cũng có nghi vấn. Theo nhà học giả Nhật Bản là ông Cảnh Dã Hoàng Dương thì tác giả của sách nầy có lẽ không phải là ngài Đỗ Thuận mà có thể do ngài Trí Chính soạn thuật, hoặc do một đệ tử nào khác soạn ra.

(Tham khảo: Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục 1; Hoa Nghiêm tông kinh luận chương sớ mục lục, Chư tông chương sớ lục q.1, 2).

VIII-TAM TRÙNG PHÁP GIỚI

Cũng gọi là Pháp Giới tam quán, Tam Trùng pháp giới quán, Tam trùng quán môn, Tam trùng pháp giới quán môn.

Gọi tắc là: Tam trùng quán.

Chỉ cho 3 pháp quán: Chân không quán, Lý sự vô ngại quán, Chu biến hàm dung quán của tông Hoa Nghiêm.

1-CHÂN KHÔNG QUÁN

Quán xét bản tính của các pháp tức là không. Nhưng cái “Không” của Chân Không Quán chẳng phải là Không đoạn diệt, cũng chẳng phải cái không lìa sắc, mà quán sắc chẳng phải thực sắc, tất cả sắc tức là chân không. Quán Không chẳng phải đoạn Không, mà tất cả Không là huyễn sắc, để đạt đến cảnh giới Không-sắc chẳng ngăn ngại nhau. Đây là quán Lý pháp giới.

2-LÝ SỰ VÔ NGẠI QUÁN

Nếu chỉ quán về Sự thì sẽ khởi tâm thế tục, mà tham đắm cảnh hưởng lạc, nếu chỉ quán về Lý thì khởi tâm xuất thế, mà ưa thích cảnh tiểu quả vô lậu. Cho nên, nếu quán Sự và Lý song song thì có thể đạt đến cảnh giới viên dung vô ngại, tâm không thiên chấp, Bi và Trí hổ trợ cho nhau, thành tựu hạnh vô trụ mà chứng Vô trụ xứ. Đây là quán Lý Sự vô ngại pháp giới.

3-CHU BIẾN HÀM DUNG QUÁN

Dùng Sự nhìn Sự để quán Lý toàn là Sự, dùng Lý nhìn Sự để quán Sự toàn là Lý. Lý có thể dung chứa Sự một và nhiều không trở ngại nhau, mầu nhiệm không thể lường được. Đây là quán Sự Sự vô ngại pháp giới.

(Tham khảo Hoa nghiêm pháp giói quán môn; chư Hoa Nghiêm pháp giới quán môn tự; Tam Trùng Quán Môn; Chân Không Quán; Lý Sự Vô Ngại Quán).

IX-PHÁP GIỚI THÂN

Chỉ cho Pháp Thân của Phật. Pháp giới tức là chúng sinh giới. Thân tức là thân của chư Phật. Thân chư Phật giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh giới, gọi là Pháp Giới Thân.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Đại 12, 334 thượng) viết: “Chư Phật Như Lai là Pháp Giới Thân, nhập vào trong tâm tướng của hết thảy chúng sinh”.

(Tham khảo phần Định thiện nghĩa trong Quán Vô Lương Thọ Phật Kinh Sớ).

X-TỰ LUÂN QUÁN

Tự luân quán  cũng gọi là Pháp giới thể tính tam muội quán, Nhập pháp giới quán.

Chỉ cho Pháp Quán trong Mật Giáo, lấy chủng tử hoặc các chữ chân ngôn của Bản Tôn làm đối tượng để quán tưởng.

Tam Ma Địa Nghi Quĩ (Đại 18, 331 thượng) viết: “Kết ấn Tam ma địa, vào Pháp giới thể tính tam muội, tu tập 5 chữ Toàn Đà La Ni (…) cứ quán tưởng trở đi trở lại cho đến khi thấy được chỗ chân thực của mỗi chữ. Chỗ thấy tuy trước sau có khác nhau, nhưng chỗ chứng thì đều về một”.

(Tham khảo Tự Luận Quán).

XI-THỂ TÍNH TRÍ

Tiếng Phạm là: Dharma-dhãtu-svabhãva-jnãna.

Các Pháp vô tận gọi là Pháp Giới. Chỗ nương của các Pháp gọi là Thể. Tính tự nhiên của các Pháp không hoại diệt, gọi là Tính. Trí có khả năng quyết đoán các Pháp vô tận một cách rỏ ràng, gọi là Pháp Giới Thể Tính Trí, là một trong 5 Trí do Mật Giáo thành lập. Nếu đem 5 trí phối hợp với 5 bộ và 5 đức Phật thì Trí nầy được phối hợp với đức Đại Nhật Như Lai trong 5 Phật của Phật bộ.

(Tham khảo Bí Tạng Kí; Ngũ Trí).

 

 

1-NĂM TRÍ

Hiển Giáo chuyển 8 Thức thành tựu 4 Trí để lập làm cứu kính báo thân Như Lai. Mật Giáo thêm vào đó Pháp Giới Thể Tính Trí do thức thứ 9 chuyễn thành mà làm 5 Trí để thành Đại Nhật Như Lai Kim Cương Trí Pháp Thân.

a-PHÁP GIỚI THỂ TÍNH TRÍ

Là chuyển từ Yêm-ma-la thức mà được. Pháp giới có nghĩa là sai biệt, các pháp sai biệt, số lượng nhiều như sa trần. Pháp giới thể tính tức là Lục Đại còn gọi là Lục Giới (Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức). Đại Nhật trụ ở Tam Muội của Lục Đại Pháp Giới, gọi là Pháp Giới Thể Tính Trí, làm chủ đức phương tiện cứu cánh.

b-ĐẠI VIÊN KÍNH TRÍ

Là Trí chuyển từ A-Lại-Da thức mà được, là trí hiển hiện vạn tượng của pháp giới như tấm gương tròn lớn.

c-BÌNH ĐẲNG TÍNH TRÍ

Là trí chuyển từ Mạt-na thức mà được, là trí tạo thành tác dụng bình đẳng của các pháp.

d-DIỆU QUAN SÁT TRÍ

Là trí chuyển từ Ý Thức mà được, là Trí phân biệt các pháp hảo diệu và quan sát các loại căn cơ, thuyết pháp đoạn nghi.

e-THÀNH SỞ TÁC TRÍ

Là Trí chuyển từ Ngũ Thức như Nhãn thức, Nhỉ thức, Tỷ thức,  Thiệt thức, Thân thức mà được, là Trí thành tựu diệu nghiệp tự lợi, lợi tha. Năm Trí nầy tuy là trí đức của một thân có đủ, nhưng để dẫn nhiếp chúng sinh thì tự bản thể nầy sinh ra bốn Trí, bốn Phật ở bốn phương.

Lúc nầy Pháp Giới Thể Tính Trí trụ ở bản vị mà thành Đại Nhật Như Lai ở Trung Ương. Do Đại Viên Kính Trí mà thành Đông Phương A-súc Như Lai, chủ về đức Bồ Đề Tâm. Do Bình Đẳng Tính Trí mà thành Nam Phương Bảo Sinh Như Lai, chủ về đức tu hành. Tây Phương A-di-đà Như Lai do Diệu Quan Sát Trí mà thành, chủ về đức thành Bồ-đề. Do Thành Sở Tác Trí mà thành Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Như Lai, chủ về đức nhập Niết-bàn. Do năm trí nầy mà thành Thể Tướng Nhị Đại. Bởi vì Đại Nhật Pháp Giới Thể Tính Trí là Lục Đại, là Thể Đại. Bốn Phật ở bốn phương là các đức riêng biệt từ đó mà ra, đó là tướng đại tứ mạn. Tức là A-súc Đại Viên Kính Trí là Đại Mạn-đồ-la thân, Bảo Sinh Bình Đẳng Tính Trí là Tam-muội-da (dịch là bình đẳng) Mạn-đồ-la thân. Di Đà Diệu Quan Sát Trí là Pháp Mạn-đồ-la thân. Bất không thành tựu Thành Sở Tác Trí là Yết-ma (dịch là tác nghiệp) Mạn-đồ-la thân. Lí trí bất nhị, nên năm Trí, năm Phật nầy tức là Ngũ Đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không của Thai Tạng Giới.    

XII-PHÁP GIỚI VÔ SAI BIỆT LUẬN SỚ

Là tác phẩm, một quyển, do ngài Pháp Tạng (643 – 712) soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chính tạng tập 44.

Sách nầy viết: “Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận sớ tính tự”, thông thường gọi là Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận sớ. Đây là sách chú thích bộ “Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận”,  do ngài Đề Vân Bát Nhã dịch. Về niên đại soạn thuật, có lẽ bộ sách nầy đã được viết vào năm Thiên Thụ thứ 2 (691), lúc đó ngài Pháp Tạng  49 tuổi. Lại có thuyết cho rằng sách nầy soạn tiếp theo Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký và sau Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký, khi ấy ngài Pháp Tạng đã 54 tuổi.

Nội dung sách nầy chia làm hai phần: Huyền Đàm và Tùy Văn Giải Nghĩa. Phần Huyền Đàm chia làm 10 môn: Giáo khởi sở nhân, Minh tạng sở nhiếp, Hiển giáo phân tề, Giáo sở bị cơ, Năng thuyên giáo thể, Sở thuyên tông thú, Thích luận đề mục, Tạo luận duyên khởi, Truyền dịch do trí và Tùy văn giải thích.   

 

  Lâm Như-Tạng

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2017(Xem: 8905)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9897)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 87893)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138177)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18793)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 10547)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23291)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
23/03/2017(Xem: 11150)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12590)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8543)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]