Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Lời Của Bậc Trí

19/03/201408:15(Xem: 27252)
36. Lời Của Bậc Trí
blank

Lời Của Bậc Trí



Đức vua Pāsenadi nghe được cũng nổi trận lôi đình, quát lớn: “Giỏi thay cái dòng Sākya ngạo mạn, dám đánh tráo con một nữ nô lệ làm công chúa để bán gả cho ta. Vậy chúng có coi ta ra cái thá gì đâu!”

Hôm sau, việc đầu tiên, đức vua xuống chiếu phế truất ngôi vị hoàng hậu của bà Vāsabhakkhattiyā và phế truất luôn ngôi vị thái tử của Viḍūḍabha. Việc thứ hai, là do không dằn được khí tức của mình, ông ra lệnh chuẩn bị binh mã để hỏi tội đức vua Mahānāma và triều đình Sākya. Tuy nhiên, khi vừa ngồi lên con vương tượng, chợt dưng, đức vua nghĩ đến đức Phật. Rồi sau một hồi đăm chiêu, thay vì xuất quân, đức vua lại ghé Kỳ Viên tịnh xá với một ít quân hộ giá.

Đức Phật đã biết chuyện gì, ngài tiếp đức vua một cách thân tình tại hương phòng. Đức vua Pāsenadi bình tĩnh kể lại mọi chuyện cho đức Phật nghe rồi xin ngài một lời khuyên!

Đức Phật nhập đề:

- Khá khen cho đại vương đã rất trầm tĩnh khi ghé thăm Như Lai. Sự sáng suốt của một bậc minh quân rất cần thiết trước bất kỳ một tình huống khó xử nào, trước bất kỳ một quyết định trọng đại nào – vì nó liên hệ đến mạng sống con người!

- Tri ân Thế Tôn!

Rồi đức Phật ôn tồn nói:

- Việc này rất oan uổng cho họ, tâu đại vương! Cô gái Vāsabhakkhattiyā trước khi bán gả cho đại vương đã được triều đình Sākya chuẩn phong là công chúa, chứ không phải mạo danh công chúa đâu. Như Lai xác nhận sự thực này!

Đức vua nhè nhẹ gật đầu:

- Thế Tôn đã xác nhận sự thực thì việc kia đúng là sự thực rồi. Nhưng còn việc khác, việc thứ hai, Vāsabhakkhattiyā vẫn là con gái của Mahānāma với nữ nô lệ Nāgamuṇḍā(1), giai cấp hạ tiện – thì sao, thưa Thế Tôn! Họ đã coi thường trẫm một cách quá đáng!

Đức Phật không trả lời câu hỏi, mà lại đặt câu hỏi:

- Một nữ nô lệ lấy một nam sát-đế-lỵ, sau đó, con trai, con gái được sinh ra, theo pháp luật của đại vương thì chúng là sát-đế-lỵ hay là nô lệ, tâu đại vương?

- Là sát-đế-lỵ, vì bao giờ cũng lấy họ trai!

- Vậy là đại vương đã tự trả lời – Đã tự trả lời rằng, công chúa Vāsabhakkhattiyā trước khi về hầu đại vương thì cô ta đã là một nữ sát-đế-lỵ rồi – do từ dòng máu sát-đế-lỵ của đức vua Mahānāma, dù bà mẹ Nāgamuṇḍā là nữ nô lệ.

Đức vua Pāsenadi nín họng, không mở miệng được trước lý luận chặt chẽ của đức Phật.

Ngài còn nói tiếp:

- Nếu Vāsabhakkhattiyā là một nữ sát-đế-lỵ, đại vương là chúa của sát-đế-lỵ, một hoàng nam được sanh ra - thì rõ ràng Viḍūḍabha là một sát-đế-lỵ chính thống rồi!

Đức vua lại phải nín lặng nữa.

Đức Phật vẫn chưa chịu dừng:

- Thuở xưa có một vị đại vương oai danh hiển hách, thương yêu một thiếu nữ bần hàn, một cô gái rách rưới hằng đi mót củi khô trên núi; ông ta thản nhiên trước sự phản đối của triều đình, tấn phong cô ta làm hoàng hậu. Từ mối “nghịch duyên” này, họ hạ sanh một trai tuấn tú, phi phàm, về sau, nối ngôi vua và thống trị cả một quốc độ mênh mông, tất thảy chư hầu đều triều phục – tâu đại vương!

- Trẫm rõ rồi, bạch Thế Tôn! Quan trọng nhất, quyết định nhất là dòng máu của vua, trẫm hiểu rồi!

Đức Phật mỉm cười:

- Còn nữa, tâu đại vương! Người mà đại vương thương yêu nhất, nể trọng nhất hiện nay, thuộc giai cấp thủ-đà-la; vậy nếu một tiểu hoàng tử, một tiểu công chúa được sinh ra, chẳng lẽ lại không mang dòng máu của đại vương? Đại vương giả vờ quên hay sao đó chứ?

Thật không còn lời nào để nói nữa, đức vua nghĩ: “Ồ, hậu của ta, Mallikā, con của người làm tràng hoa, là giai cấp thủ-đà-la mà! Tại sao ta lại tối tăm đến vậy!”

Lạy tạ đức Phật với cái tâm vô cùng tôn kính, đức vua Pāsenadi về triều, xóa bỏ lệnh phế truất, phục lại ngôi vị cho hoàng hậu Vāsabhakkhattiyā và thái tử Viḍūḍabha.

Quả thật là lời của bậc trí giải tan được cả một trận binh đao máu lửa!


(1)Xem Dictionary of pāḷi proper names, trang 972, quyển 2.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2012(Xem: 5688)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
15/02/2012(Xem: 6167)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năng và Vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
25/01/2012(Xem: 4049)
Sau một loạt bài khẳng định vai trò của truyền thông hiện đạiđối với hoạt động hoằng pháp của Phật giáo, người viết thấy cần thiết phải có bài viết này, để mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và toàn diện đối với truyền thông hiện đại.
25/01/2012(Xem: 4332)
Truyền thông hiện đại được xem là phương tiện mới để đưa Phật pháp đến với đông đảo Tăng Ni Phật tử và nhân sanh. Nhưng truyền thông không chỉ đơn thuần là một phương tiện. Phương tiện không phải tách rời hoàn toàn nội dung mà nó chuyên chở. Phương tiện có tác dụng nhất định đối với nội dung mà nó truyền tải. Trường hợp truyền thông hiện đại đối với đạo Phật đang được tìm hiểu ở đây cũng thế. Khả năng lớn lao của truyền thông hiện đại trong việc quảng bá tư tưởng vừa đóng góp, đồng thời, cũng vừa tạo ra những vấn đề lớn đối với sự phát triển của tư tưởng Phật giáo.
07/01/2012(Xem: 7559)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
31/12/2011(Xem: 7094)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
30/12/2011(Xem: 7324)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
24/12/2011(Xem: 6674)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 21396)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
09/10/2011(Xem: 12470)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]