Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Tên Đồ Tể

17/03/201408:32(Xem: 22855)
23. Tên Đồ Tể
blank

Tên Đồ Tể



Trên con đường lớn đi về Trúc Lâm tịnh xá có gia đình ông đồ tể tên là Cunda, chuyên nghề giết heo. Suốt năm mươi năm qua, ông ta đã tàn sát dòng họ nhà heo với số lượng không kể xiết; lớp ăn, lớp bán để nuôi mạng sống cho cả gia đình.

Người ta nói rằng, với tâm độc ác và gian tham, những năm ở miền quê mất mùa, đói kém, Cunda cho người đi lùng trong các thôn làng, heo to, heo nhỏ ông mua hết với giá cám bèo rồi chở về nhà. Ông cho rào kín một khoảng vườn rồi thả tất cả heo vào đấy, cho ăn đủ loại cỏ lá thô tạp hái lượm quanh vườn và cả đồ dơ uế để khỏi tốn tiền tốn bạc mua rau, cám, chuối.

Muốn làm thịt con heo nào, ông bắt trói nó vào một gốc cột, lấy cây gỗ vuông, dùng cạnh nhọn đánh đập khắp lưng, bụng, bắp chân cho thịt mềm và nở phù ra để được nặng cân, mặc cho heo kêu rống đau đớn thế nào. Chưa thôi, ông còn cạy răng, banh mõm heo, nhét vào đấy một khúc cây cáng căng mõm ra; đoạn, ông lấy ấm nước sôi, chúc vòi đổ vào cổ họng. Nước nóng chảy vào bụng làm cho phân ở ruột hóa lỏng phải trôi tuột ra hậu môn. Tên đồ tể Cunda quan sát, hễ nước chảy ra còn đục, thế là biết ruột chưa sạch, ông tiếp tục đổ nước thêm, cho đến bao giờ nước trong vắt hẳn thôi. Công đoạn tiếp theo, ông đổ nước sôi lên lưng, đầu, cạo cho vuột lớp da bên ngoài; lấy đuốc cháy rực đốt tất cả những lông lá còn sót lại ở lưng, ở mõm, ở bụng và ở đầu. Xong, Cunda dùng gươm bén chặt đầu heo, nghiêng xuống cho huyết chảy vào chậu để dành rưới lên thịt khi quay heo để huyết thấm vào bên trong!

Kỹ thuật giết heo, quay heo ngon, béo, giòn và vàng hượm của Cunda nổi tiếng một vùng nên ông làm được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, do vậy, đời sống gia đình dư dả, sung túc. Tuy nhiên, bản chất keo kiệt, bủn xỉn, ông chưa cho ai một xu, một cắc nào. Ở trên con đường mà ngày nào cận sự nam nữ hai hàng cũng với vòng hoa, hương liệu, dầu đèn... đến tịnh xá Trúc Lâm cúng dường và nghe pháp nhưng ông chưa bao giờ để mắt ngó qua. Chư tăng hằng ngày đi bát ngang nhà, nhưng chưa có lần nào ông đặt một vá cơm, một cái bánh, một muỗng canh, một thìa cháo nào...

Một hôm, Cunda đột ngột lâm bệnh và bắt đầu có những hành động khác thường. Ông quỳ bằng đầu gối rồi bò bằng “bốn chân” khắp trong nhà, ra hàng hiên, ra sau vườn; vừa bò vừa kêu rống như heo bị chọc tiết. Gia nhân, quyến thuộc thấy vậy, kềm giữ ông lại, lấy tay bụm mồm, bịt miệng cũng không ngăn được tiếng la hét thoát ra. Rồi sau đó, suốt ngày, suốt đêm, gia đình chia người canh giữ, ai cũng thấm mệt nên cuối cùng đành để cho “con heo” kia tự do bò la, bò lê, dính đất, dính cát cùng tiếng kêu rống chấn động cả một khu dân cư. Người ở trong nhà ai cũng phờ phạc, mất ngủ mà những gia đình ở xung quanh chừng vài chục ngôi cũng không được yên giấc. Sự “khủng bố với hình phạt của tử thần” như bao trùm cả một vùng làm cho ai cũng phải kinh sợ, xanh mặt. Không biết sao hơn, gia nhân, quyến thuộc đành bắt ông nhốt lại trong một căn phòng đóng kín cửa, lấy vải, giẻ bít chặt các lỗ trống để ngăn bớt tiếng kêu rống, càng lúc càng giống tiếng heo bị chọc huyết...

Hôm kia, một số đông chư tỳ-khưu ở phương xa về, đi ngang nhà ông, nghe tiếng heo kêu, trong dịp được gặp Phật, họ than thở với ngài rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Cái lão đồ tể Cunda kia hôm nay lại giết heo chắc là có cuộc tiệc tùng, tế lễ gì đó nữa! Ôi! Đã suốt mấy chục năm giết vật, chẳng rõ sát hại biết bao sanh mạng rồi mà vẫn chưa chịu nghỉ tay, chưa chịu hồi tâm, chuyển tánh! Trên đời này sao lại có kẻ độc ác, tàn bạo, vô lương tâm đến thế!

Đức Phật mỉm cười:

- Các ông tưởng Cunda giết heo ư?

- Thưa vâng! Chúng đệ tử nghe tiếng heo rống!

- Chính tự ông ta rống như heo rống đấy!

Nhận thấy đủ nhân, đủ duyên, đức Phật bảo tụ họp chư tăng để ngài thuyết một thời pháp về nghiệp, đầy đủ tên gọi là nhân quả nghiệp báo, như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Chúng sanh sinh ra bởi nghiệp, thừa tự bởi nghiệp, do nghiệp sanh, do nghiệp thành, do nghiệp sai sử, quyết định. Tên đồ tể Cunda suốt năm mươi năm quen nghề giết thịt, đã trở thành thói quen, đã điêu luyện, đã thuần thục; do vậy, năng lực của nghiệp sát ấy chi phối toàn bộ thân tâm của ông ta. Hiện tượng ông ta bò bốn chân, lê la bùn đất, kêu rống như heo, ấy là nghiệp tướng đã hiện ra. Đã bảy ngày bảy đêm ông ta bị khổ hình như thế là do nghiệp quả đã đến lúc chín muồi, “tướng” lửa địa ngục nổi lên thiêu đốt lục phủ ngũ tạng. Ông ta sẽ bị đau đớn, quằn quại cho đến ngày thứ tám, tử thần đoạn lìa mạng sống và sẽ tức khắc đọa sanh vào cảnh giới địa ngục A-tỳ (Avīci) là hiển nhiên vậy.

Các vị tỳ-khưu đều kinh hãi.

Có vị tỳ-khưu xin thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Kẻ làm ác, đại ác như vậy, có trường hợp nào ác báo được giảm bớt, được nhẹ đi hay nghiệp quả ấy được vô hiệu lực!

- Có đấy, này chư tỳ-khưu! Thứ nhất là do căn duyên sâu dày, người ấy tu tập đắc định; do năng lực của định mạnh hơn, người ấy hóa sanh lên cõi trời phạm thiên. Trường hợp ấy, nghiệp ác kia không chạy theo kịp, không trổ quả được. Tuy nhiên, nghiệp ác kia vẫn hờm sẵn ở đấy, khi đủ điều kiện trả quả thì nó đến trả quả. Nói cách khác, trong nhiều kiếp về sau, khi nào hết phước báu thiền định, hết phước báu bố thí, trì giới thì nó sẽ xen vào trả quả ngay tức khắc.

Thứ hai là đắc quả Nhập Lưu, nghiệp xấu ác kia cũng chưa có khả năng trả quả được, đôi khi bị vô hiệu hóa luôn. Như trường hợp cô kỹ nữ Sirimā, nhờ đắc thánh quả nên nghiệp xấu ác kỹ nữ giang hồ không trổ quả được, lâm chung, cô hóa sanh làm hoàng hậu đức vua Suyāma cõi trời Yama. Hôm tại nghĩa địa vừa rồi, sau thời pháp của Như Lai, cô lại đắc quả Bất Lai, vậy là nghiệp xấu ác kia bị thui chột luôn!

Cuối thời pháp, đức Phật cũng nói rõ thêm. Là khi phạm một trong năm nghiệp ác là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm Phật đổ máu và chia rẽ tăng thì người ấy tức khắc đọa địa ngục A-tỳ. Năm cực trọng ác nghiệp ấy nó thiêu hủy năng lực thiền định, nó ngăn trở luôn thánh đạo quả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 61283)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7342)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 58015)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
08/08/2010(Xem: 3710)
Làm sao để mọi người đều có thể áp dụng lối sống lành mạnh? Làm sao để xã hội phát triển bền vững, hài hòa? Làm sao để mỗi người được sống hạnh phúc? Tại sao nhiều người đã biết rằng hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện là có hại cho sức khỏe mà họ vẫn không từ bỏ nó? Tại sao nhiều người biết rằng khí hậu toàn cầu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với trái đất nhưng hàng ngày vẫn có những hành động trực tiếp, gián tiếp làm tổn hại đến môi trường sống?...
03/08/2010(Xem: 13981)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
22/07/2010(Xem: 13192)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 16870)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 13963)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14388)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
04/03/2010(Xem: 4362)
Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]