Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

52. Chuyện Đàn Chim Cun Cút

15/03/201411:01(Xem: 29514)
52. Chuyện Đàn Chim Cun Cút
mot_cuoc_doi_bia_3


Chuyện Đàn Chim Cun Cút




Đức Phật vừa rời chân đi được một thời gian thì tu viện Ghositārāma, tình trạng miệng lưỡi binh khí trở lại như cũ. Cả hai phe vẫn không ai chịu nhường nhịn ai. Ngày bố-tát cuối tháng họ cũng không ngồi lại với nhau, xen kẽ nhau trong tinh thần thương yêu, hòa hợp.

Sự việc diễn tiến như vậy nó bắt đầu lây lan sang thiện nam tín nữ. Nếu chư tăng phân thành hai phe thì cận sự nam nữ cũng phân thành hai phe, một bên đặt bát, cúng dường hộ độ cho nhóm pháp sư, một bên đặt bát, cúng dường, hộ độ cho nhóm luật sư.

Chưa thôi, tất cả địa thiên, thọ thần, dạ-xoa, phi nhân sống trong phạm vi không gian và địa giới Ghosītārāma cũng phân chia thành hai phe, tuy họ không tranh cãi nhau như loài người nhưng đã có tâm chia biệt. Rồi một có số chư thiên các cõi tâm chưa được thanh tịnh cũng chia ra làm hai phe rồi họ chỉ ủng hộ, hoan hỷ với phe của mình.

Thấy sự việc càng ngày càng trầm trọng, đức Phật cùng thị giả Nāgita trở lại lâm viên để tìm cách giảng hòa lần thứ hai.

Tại pháp đường, cả hai hội chúng đang tách ra hai nhóm mà ai cũng với khuôn mặt nặng nề tỏa ra một uất khí do tâm hận tâm sân còn lưu giữ.

Lần này, đức Phật kể lại một câu chuyện xưa:

- Thuở xưa, có một kiếp nọ Như Lai sinh làm con chim cun cút chúa, sống đoanh vây xung quanh hàng ngàn con chim cun cút tại một khu rừng sâu xanh tươi, trù phú.

Lúc bấy giờ tại làng sơn cước kế cận có một tay sợ săn khôn ngoan, trí xảo. Hằng ngày vào rừng, y thấy hằng ngàn hằng ngàn chim cun cút mập to như quả dừa, khởi tâm tham, tìm kế săn bắt. Tên thợ săn quan sát, thấy cun cút thường cất tiếng gọi nhau sau đó mới tụ họp lại. Y bèn khổ công bắt đầu bắt chước tiếng kêu ấy rồi tập luyện hằng ngày. Khi đã thành thạo rồi, y sắm một tấm lưới lớn rồi núp trốn, giả tiếng chim cun cút. Bầy chim cun cút nghe bạn gọi, tức thời sau đó một đàn lớn đáp xuống. Tên thợ săn nhanh chóng đứng dậy, tung lưới ra, úp chụp được cả trăm con, tóm tất cả chúng thành một mối, bỏ vào giỏ, mang về nhà. Y mang xuống chợ bán và nuôi sống gia đình một cách nhàn nhã.

Hôm kia, cun cút chúa thấy đàn chim cun cút hao hụt dần, khởi sự điều tra nguyên nhân thì biết rõ sự việc. Cun cút chúa họp cả đàn lại, nói chuyện như sau:

- Gã thợ săn kia giết hại bà con ta nhiều quá. Ta có phương kế thoát khỏi thảm nạn ấy, vậy các ngươi hãy đinh ninh ghi nhớ lời ta. Từ nay trở đi, khi một nhóm nào bị gã thợ săn xảo quyệt quăng lưới phủ trùm thì đừng có sợ hãi. Khi không sợ hãi, có được sự bình tĩnh, hãy quan sát từng mắt lưới. Lúc thấy mắt lưới rồi, hãy chui đầu vào mắt lưới ấy, cùng nhau hô một, hai, ba một tiếng rồi tức khắc đồng loạt, nhất loại, đồng đều, không sau, không trước cùng nhấc bổng cái lưới lên, bay lên cao rồi hạ xuống trên một lùm cây. Xong, các ngươi sẽ thoát lọt ở bên dưới. Nhớ làm theo lời ta dặn, đồng tâm, đồng sức thì mưu sâu, kế độc của gã thợ săn sẽ vô tác dụng. Và chúng ta sẽ được an toàn!

Có một con chim cun cút nhỏ cất tiếng ngây thơ hỏi:

- Thân tôi như trái cau thế này, làm sao mà đủ sức nhấc lưới?

- Không sao! Từng giọt nước, từng giọt nước khi kết hợp lại với nhau trở thành một dòng thác, các bạn không thấy sao?

- Thấy rồi!

- Từng màng nhện li ti tơ mành, kết hợp lại, nó có khả năng bắt được cả những con ong to, không thấy sao?

- Thấy rồi!

- Cái thân chim cun cút bằng quả cau, bằng trái dừa, kết hợp lại một trăm con, hai trăm con, sức mạnh bằng cả con voi con đấy các bạn!

- Phải rồi!

Tin vào sự thông minh, khôn ngoan của cun cút chúa, bọn chúng làm như vậy và thành công. Khi thấy tấm lưới được bầy chim đồng lòng nhấc lên rồi quăng bỏ trên đầu một bụi gai; tên thợ săn bứt óc, bứt tai; chỉ có việc gỡ lưới ra không đã đến lúc mặt trời lặn. Sau đó, chỉ việc hậm hực mang giỏ không mà về nhà.

Suốt một tuần lễ như vậy, tên thợ săn thất bại, bữa nào cũng tối mịt mới thất thểu lê chân về.

Người vợ tức giận nói:

- Ngày nào ông cũng hai bàn tay không mà trở về! Hay là ông đã trao chim để nuôi dưỡng một bà, một cô nào rồi?

Tên thợ săn sừng sộ:

- Này bà, đừng có nói móc, xỉa xói bậy bạ như thế! Hãy nuốt lưỡi đi cho tôi nhờ. Những con chim cút bây giờ chúng đã trở thành ma, thành quỷ chớ không còn là giống chim nữa. Chúng đã đồng lòng nhấc lưới lên một loạt. Rồi với sức mạnh của con chim đại bàng, chúng vút lên cao, bỏ xuống một lùm cây gai rồi chúng thoát ở bên dưới. Khổ thân tôi, chỉ việc tháo gỡ lưới ra thôi cũng đã tối mịt trời.

Người vợ hiểu cớ sự, thương chồng, dọn cơm nước cho chồng, nói lời an ủi:

- Dù sao chúng cũng chỉ là chim thôi, đâu thể khôn ngoan bằng giống người. Tôi biết ông sẽ có mưu kế khác, trừng trị nó mà!

Tên thợ săn ăn xong, mỉm cười:

- Ta sẽ tóm chúng, nhất định rồi, nhưng bây giờ thì chưa được bà mày ạ!

- Tại sao?

- Hiện tại, chúng hòa hợp và đoàn kết quá! Trăm con mà tâm đồng như một con. Hai trăm cái đầu mà chúng kết dính với nhau như chỉ một cái đầu. Phải đợi đến lúc nào chúng cãi cọ, tranh chấp, gấu ó, chửi mắng nhau, lúc ấy mọi kết hợp sức mạnh đều rệu rã, phân ly, tan tác... Đấy là lúc ta túm tất cả bọn chúng!

Hào hứng quá, tên thợ săn nói lên một câu kệ:

- Khi chúng sống hòa hợp

Đồng lòng nhấc lưới đi

Nếu bất hòa, tranh cãi

Túm chúng có khó gì!

Hôm kia, một con chim cun cút đậu xuống chỗ ăn, vô ý bước lên đầu một con chim khác.

- Đứa nào vô lễ bước trên đầu ta?

- Xin lỗi, tôi hơi vô ý!

Con chim kia hằm hằm nói:

- Bộ ông tưởng rằng chỉ có một mình ông là nhấc nổi lưới lên chăng?

Một chỗ khác. Khi một con cun cút làm rơi một rác khô lên mình con chim kia, sau đó chúng đã gây ra một cuộc cắn mổ rụng lông, xơ cánh...

Rồi ba vụ, bốn vụ, năm vụ xảy ra chỗ này chỗ kia tương tợ như vậy nữa.

Thấy có sự xô xát, đụng độ nhau không đáng có, chim cun cút chúa tìm cách giảng hòa, khuyên giải rồi tóm tắt bằng bài kệ:

- Nếu thương yêu, hòa hợp

Sẽ tăng thịnh, an vui

Bằng giận nhau, xô xát

Bị họa hại tức thì!

Tuy nhiên, lũ chim lại ngoan cố, cứng đầu không chịu nghe. To nhỏ, cặn kẽ giảng giải nhiều lần mà chúng cũng cứ trơ trơ, vẫn cãi nhau om sòm, vẫn cắn mổ nhau rụng lông, tươm máu, chim cun cút chúa tự nghĩ: “Khi bọn chúng tranh cãi, phá vỡ sự đoàn kết thì nơi này không còn an toàn nữa. Cái lưới trên đầu chúng làm sao còn nhấc lên nổi? Gã thợ săn xảo quyệt sẽ nắm ngay cơ hội ấy để tóm tất cả chúng. Cả đoàn sẽ bị hoại diệt, tử vong! Thôi thì ta đành phải tự cứu mình vậy!” Nghĩ thế xong, chim cút chúa với một đàn nhỏ biết nghe lời bèn vội vàng thiên di sang phương khác.

Tên thợ săn rình núp nơi này nơi kia, biết chuyện bất hòa giữa đàn chim nên đã kịp thời quăng lưới.

Ngay lúc tính mạng nguy hiểm như thế mà chúng còn tranh cãi:

- Ngươi giỏi thì tự mình nhấc lưới đi!

- Nghe nói, ngươi không cần ta mà!

Đại loại như thế. Và do lũ chim không chịu đồng lòng với nhau nữa nên tên thợ săn đã dễ dàng từng lúc từng lúc tóm thâu chúng! Thế là đàn chim cút bất hòa đã tự mình hủy diệt chính mình!

Sau khi kể lại chuyện túc sanh, như một tấm gương sáng rỡ như vậy, đức Phật còn cất giọng từ hòa nói tiếp:

- Này các thầy tỳ-khưu! Nơi nào có khẩu chiến, xô xát, bất hòa, tương tranh thì nơi ấy đưa đến ly tán, họa hại, hủy diệt! Nơi nào thương yêu, đoàn kết, vô tranh, hòa hợp thì nơi ấy có được sự an vui, hưng thịnh và thanh bình! Đấy là định luật tương đối trên thế gian này! Chim cút là vật thiểu trí nhưng chúa của chúng tỏ ra là bậc thiện trí, đã thấy rõ đâu nhân đâu quả, đã hết lòng khuyên bảo, răn dạy vẫn vô ích mà thôi!

Chẳng lẽ nào các thầy, một tỳ-khưu, một sa-môn trong giáo hội của Như Lai, học pháp và luật của Như Lai lại chỉ như bọn chim cút cứng đầu, tự giết hại chính mình mà không tự biết hay sao?

Mỗi người hãy tự chiêm nghiệm, tự quán sát để giác ngộ bài học.

Sau pháp thoại, đại đức Ānanda tự nghĩ:“Bài học thật là thấm thía. Đằng sau câu chuyện còn nổi bật một sự thật: Nếu hai nhóm tỳ-khưu không tìm cách sống hòa hợp, đoàn kết với nhau thì cũng giống như lũ chim cút cứng đầu, vô trí kia mà thôi!”

Rồi đại đức chợt cảm thấy buồn khi đức Thế Tôn đã lao tâm, khổ tứ, đã mỏi hơi, mỏi miệng đối với chư tăng Ghositārāma, nhưng mà những lời giáo giới chí tình ấy thì lại như nước đổ đầu vịt!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2015(Xem: 6840)
Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được nhắc tới trong Thiền Tông Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Thực sự không phải là những hình ảnh mới do người đời sau sáng tạo nên. Đức Phật đã từng nói như thế. Lời của Đức Phật cô đọng, rất mực cô đọng khi nói tới các hình ảnh này, như dường chỉ nói cho một số ít người và không cần giảỉ thích nhiều.
08/02/2015(Xem: 7971)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
23/01/2015(Xem: 5060)
Các tôn giáo nên hợp tác với nhau hầu góp phần mang lại một nền hòa bình cho toàn thế giới. Nếu tìm hiểu cặn kẽ những lời ủy thác do các vị sáng lập tôn giáo đã lưu lại cho chúng ta ngày nay, thì tất chúng ta sẽ hiểu rằng những lời ấy đều đã được ghi sẵn trong kinh sách của mỗi tôn giáo, và nhất loạt nêu lên trọng trách của mỗi người chúng ta trong xã hội.
05/01/2015(Xem: 19205)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 16905)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 9500)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
27/11/2014(Xem: 8869)
Oprah Winfrey là một phụ nữ 56 tuổi - một ngôi sao truyền hình Mỹ. Có thể nói Oprah Winfrey là một phụ nữ danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trên quần chúng ở Hoa Kỳ. Năm 2006, chính Oprah đã mang về cho Obama hơn một triệu lá phiếu, thắng Hilary Clinton, để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống. Có người cho rằng Oprah có quyền lực mạnh bằng hay hơn 100 nghị sĩ, dân biểu Mỹ.
27/11/2014(Xem: 6485)
Chư thân hữu quý mến, Ở đây, chúng ta đang ở vào cuối năm 2010 - một năm khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ở đây với chúng ta, Úc Đại Lợi. Nơi nào mà năm tháng đã đi qua Trong bộ phim Mặt Trời Mọc và Lặn, vừa mới trình chiếu ở Úc Đại Lợi và được quay trong sự phối hợp với Bậc Hiền Nhân Từ Bi và Tuệ Trí của Chúng Ta, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về tính tương đối của mọi thứ...
27/11/2014(Xem: 11873)
Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.
22/11/2014(Xem: 23557)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567