Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật, ăn chay và phóng sanh

17/12/201307:19(Xem: 12698)
Niệm Phật, ăn chay và phóng sanh

A_Di_Da_Phat_1

NIỆM PHẬT, ĂN CHAY VÀ PHÓNG SANH

Ấn Quang Đại Sư

Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp. 

1. Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại.

Kiếp vận của thế giới ngày nay, chúng ta đang chịu nhiều tai họa đều do ác nghiệp quá khứ gây ra, dẫn đến cảm thọ quả khổ hiện tại. Trong các ác nghiệp chỉ có sát sinh là nặng nhất. Do nghiệp sát buộc chặt dẫn đến xảy ra nhân họa chiến tranh và những thiên tai lụt lội, hạn hán, đói khát, bệnh dịch, gió bão, động đất, sóng thần, nước dâng v.v… đều liên tục giáng xuống con người.

Mọi người phải biết tai họa chiến tranh đều do nghiệp sát đời trước chiêu cảm. Bệnh nan y đều do nghiệp sát sinh đời trước mà đời này phải chịu. Mọi người đừng tạo nghiệp sát hại, đã tạo nghiệp sát rồi thì nhất định phải chịu quả báo sát hại.

2. Kết nghiệp sát hại là do ăn thịt rất là thê thảm.

Kết nghiệp sát, chỉ vì ăn thịt mà gây ra thảm cảnh. Tai họa ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau. Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra. Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau. Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên. 

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai. Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác? Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt . Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại. Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. 

Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt? Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa). Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.
an_chay_3

3. Đạo Phật giải quyết nghiệp sát bằng cách niệm Phật, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh.

Xã hội ngày nay đang luôn chịu nhiều tai hoạ, nên khi tai họa ập đến thì không cách gì tránh kịp. Nếu thường ngày chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định được Phật từ bi che chở, gặp dữ hóa lành, tai nạn không còn, cũng được tiêu trừ nghiệp chướng, trí tuệ sáng suốt, chướng ngại không còn, phước đức càng tăng trưởng. 

Muốn diệt nghiệp sát quá khứ và hiện tại, chúng ta phải ăn chay không sát sinh, lại chí thành niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định tiêu trừ nhanh chóng, lại được tăng trưởng công đức và trồng căn lành. Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp. Nếu mọi người làm theo lời dạy trong Văn saoGia ngôn lụcmà chí thành niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì chắc chắn sẽ được các ngài âm thầm gia hộ chuyển tai nạn có thành không; chuyển nặng thành nhẹ. Nếu người nào không chịu nghe theo, không chịu niệm Phật thì phải chịu tai ương. 

Các bậc Đại thánh Đại hiền đều dạy không sát sinh mà phóng sinh là cứu vãn tai họa sát hại để bồi dưỡng quả phước, chấm dứt chiến tranh là nền tảng sống an vui lâu dài. Các tai họa bất ngờ như bệnh dịch, lũ lụt, hạn hán v.v…luôn xảy ra liên tục. Người không sát sinh mà phóng sinh thì rất ít gặp tai họa. Người biết bảo vệ mạng sống là tự giữ mình. Người không sát sinh thì thoát được các tai nạn như sét đánh, quỷ thần hại, giặc cướp giết và báo thù tàn hại nhau ở đời tương lai. Một cửa ải ăn thịt, ăn chay này chính là cái gốc đoạ lạc hay siêu thoát và thiên hạ thái bình hay loạn lạc. 

Nếu người nào muốn sống lâu, an lạc, không gặp tai họa bất ngờ thì nên không sát sinh, ăn chay là diệu pháp bậc nhất thoát khỏi thiên tai, nhân họa. Chúng ta phải ra sức đề xướng không sát sinh, ăn chay làm giải pháp căn bản. Xưa nay, tôi đề xướng sự lý như giữ giới sát, phóng sinh, nhân quả, báo ứng v.v… để mong cứu vãn thiên tai và nhân họa. Mọi người muốn cầu trong nhà mình bình yên, thân tâm mạnh khỏe, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc thì hãy giữ giới sát, phóng sinh, ăn chay và niệm Phật, nếu cầu thì sẽ được.

Việc phóng sinh vốn là gợi mở thiện tâm của con người hiện tại và vị lai, vì mong mọi người giữ giới sát, ăn chay làm cho khắp chúng sinh đều được an vui, hưởng trọn tuổi thọ. Gần thì dừng được nhân sát sinh, xa thì diệt được quả sát sinh, nhỏ thì tâm chúng ta hoàn toàn thuần nhân từ, lớn thì dừng được chiến tranh trên thế giới. Mọi người đừng cho là việc không cần gấp mà cứ thản nhiên.

Ấn Quang Đại Sư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 10365)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
20/10/2010(Xem: 5150)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
19/10/2010(Xem: 3777)
Đạo Phật tự thân là đạo giác ngộ, hay nói cách khác là con đường dẫn đến cảnh giới thánh trí tự chứng viên mãn và siêu việt. Viên mãn vì thánh trí ấy phổ châu khắp ba thời mười phương, là căn thân của vạn pháp, không gì lớn hơn, không gì nhỏ bằng. Siêu việt vì thánh trí tự chứng ấy đã nhổ sạch gốc rễ của vô minh vốn là mầm mống của phiền não và đau khổ,
11/10/2010(Xem: 4575)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
22/09/2010(Xem: 6026)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 5837)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 50732)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6079)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 4708)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3561)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567