Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật Cuối Thế Kỷ 20

19/10/201010:09(Xem: 4099)
Đạo Phật Cuối Thế Kỷ 20


phatngoc (173)

Đạo Phật Cuối Thế Kỷ 20

Huỳnh Kim Quang

Đạo Phật tự thân là đạo giác ngộ, hay nói cách khác là con đường dẫn đến cảnh giới thánh trí tự chứng viên mãn và siêu việt. Viên mãn vì thánh trí ấy phổ châu khắp ba thời mười phương, là căn thân của vạn pháp, không gì lớn hơn, không gì nhỏ bằng. Siêu việt vì thánh trí tự chứng ấy đã nhổ sạch gốc rễ của vô minh vốn là mầm mống của phiền não và đau khổ, đã vượt thoát lên trên tất cả mọi hệ lụy của những vọng chấp điên đảo ngã-pháp. Không có sự thực chứng giác ngộ thì không hiển phát được năng lực tâm linh ưu việt để diệt trừ vô minh và phiền não. Như thế, sự thực chứng giác ngộ là mạng mạch làm hiển sinh giá trị hiện hữu mầu nhiệm của đạo Phật giữa cuộc đời đầy dẫy uế trược và khổ đau. Từ phiền não khổ đau mà hưng phát tâm Bồ đề cầu tìm phương thức giải thoát và giác ngộ cho mình và người. Do hưng phát Bồ đề tâm mới có thể thành tựu được tuệ giác viên mãn. Nhờ tuệ giác viên mãn cho nên vượt thoát mọi khổ ách.

Nói đến thế kỷ 20 là nói đến thời gian, đến chuỗi vận hành liên lỉ của vạn hữu trong dòng tồn tục cưu mang đặc tính vô thường không dừng nghỉ. Thời gian là gì? Phải chăng là sự vận hành của vạn vật? Sự vận hành của vạn vật là gì? Phải chăng là sự sinh, thành, hoại và diệt của chúng? Cái gì sinh, thành, hoại và diệt? Phải chăng thật có một sự hữu xét như là một thực thể tồn tại để sanh, thành, hoại và diệt? Cái gì nhận biết thật có một sự hữu hiện hữu như là một thực thể để sanh, thành, hoại và diệt? Là thức, là tâm, là ngã? Cái gì là thức? Cái gì là tâm? Cái gì là ngã? Tất cả những điều này đều là sản phẩm của thức tâm. Ngoài thức tâm ra chúng sanh còn cái gì để nhận thức? Hễ còn có cái để nhận thức thì đều là thuộc về thức tâm. Thức tâm thì sinh diệt không ngừng. Ý niệm này sinh và diệt là quả, là nhân, là duyên của ý niệm khác hay cho ý niệm khác sinh và diệt. Ý niệm sinh tự nó không tự sinh, không dừng lại ở khoảnh khắc nào cả. Trong ý niệm sinh đã có ý niệm trụ và diệt. Trong ý niệm trụ đã có ý niệm sinh và diệt. Trong ý niệm diệt đã có ý niệm sinh và trụ. Thời gian ở đâu? Có phải ngoài ý niệm sinh, trụ và diệt của thức tâm ra còn có một thực thể tự tồn là thời gian? Nếu còn có thể nhận thức được thì chắc chắn cái đó không là thực thể tự tồn ngoài thức tâm. Thức tâm ở đây là thức tâm trong ý nghĩa vọng thức tương đãi của mê tâm. Thức tâm không có chủ thể, không thật hữu. Ngã không có chủ thể, không thật có. Pháp không có chủ thể, là giả danh, là không. Thời gian là gì? Là pháp và như vậy có nghĩa là không thật có, là giả danh. Hễ còn có ý niệm về thời gian là còn ý niệm sinh diệt. Còn ý niệm sinh diệt thì còn nằm trong vòng lẩn quẩn của vọng thức điên đảo. Như thế làm sao có thể nghiệm chứng chân thân của thực tại? Gọi là chân thân của thực tại hay nghiệm chứng thì cũng chỉ là cách nói bị trói buộc trong vòng vọng niệm quay cuồng.

Đến đây chúng ta phát thấy có điều gì bất ổn trong tiền đề của bài viết này. Một bên là đạo Phật, cảnh giới thánh trí tự chứng tuyệt đối và một bên là thế giới thời-không tương đãi. Có thể nào cả hai lại là một? Có thể nào cả hai cùng tồn tại sinh thành trong mối tương quan tương hệ hữu cơ? Hay nói khác đi, phải chăng cả hai không bao giờ có mặt trong cùng một điểm thời-không nào đó?

Đặt vấn đề như vậy thật ra không ổn. Tại sao? Bởi vì, người đặt vấn đề trước hết đã vạch lằn ranh chia cách quá lớn giữa một bên là thế giới tuyệt đối và bên kia là thế giới tương đối. Làm thế nào chúng ta có thể phán định được một cách khẳng quyết rằng cái này là tuyệt đối và cái kia là tương đối? Trên thực tế, qua trung gian của thức tâm và ngôn từ tất cả các pháp đều giả hợp, đều không tự tánh, đều không thật hữu. Cái gọi là "thế giới tuyệt đối" khi phát sinh và diễn đạt ra từ một thức tâm còn vọng động thì chúng chỉ là một tập hợp giả tạm của ngôn ngữ, là tương đối. Đặt vấn đề thế giới tuyệt đối và tương đối là đã phân chia thực tại ra làm hai mảnh mà cũng có nghĩa là muôn ngàn mảnh từ ngay trong thức tâm và ngôn ngữ. Sự phân ly hay đồng nhất không phải bản hữu từ trong lòng thực tại, vì thật ra khi chưa giác ngộ thì không ai liễu đạt được bộ mặt thực của thực tại là gì, mà đến từ thức tâm điên đảo của chúng sanh.

Chính ra vấn đề không rắc rối như vậy. Đạo Phật, cảnh giới thánh trí tự chứng, không phải là tuyệt đối hay tương đối, vì đã là thánh trí thì không còn hệ lụy trong thế giới nào cả dù là thế giới tuyệt đối. Ở đâu và lúc nào có giác ngộ vô minh và giải thoát khổ đau thì đạo Phật ở đó. Thế giới tương đãi của thời không cũng thế. Để liễu giải tận đầu nguồn, tận căn tính của thời không, con người không thể không ngộ chứng vào chân thân của thực tại. Một khi đã thể nhập vào chân thân của thực tại rồi thì thời không không là thế giới tương đãi hay tuyệt đãi mà là vô thỉ vô chung. Đến đây chúng ta đã trực nhận ra điều kỳ diệu rằng sự thực chứng giác ngộ là đầu mối và là chung quyết cho tất cả mọi phương thức để giải quyết vấn đề. Không thực chứng giác ngộ thì còn bị vây hãm trong tù ngục vô minh và do đó không thể nào vượt thoát, không thể nào chuyển hóa và giải quyết tận gốc được bất cứ vấn đề gì.

Do đó chúng ta có thể xác định lại ý nghĩa của tiền đề của bài viết này rằng không phải đạo Phật, con đường giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não khổ đau, cảnh giới thánh trí tự chứng, ở cuối hay đầu thế kỷ 20 mà là vượt thoát khỏi mọi giới hạn của thời không, là vô thỉ vô chung vậy.

Tuy nhiên, đạo Phật có thể vượt thoát mọi cục hạn của thời không, có thể là đạo giác ngộ, là thánh trí vô thỉ vô chung hay không, còn tùy thộc vào bản thân của đạo Phật có duy trì được nội dung cốt lỗi giác ngộ vô minh và giải thoát khổ đau cho mình và người một cách nghiêm cẩn và kiến hiệu trong mọi thời đại hay không!

Cuối thế kỷ 20, con người đang càng lúc khai thác triệt để sức mạnh của cơ tâm trong mọi địa hạt sinh hoạt thường nhật. Văn hóa, tôn giáo, giáo dục, chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, khoa học, xã hội, vân vân và vân vân. Trong tất cả những sinh hoạt này không nơi nào thiếu vắng mãnh lực của cơ tâm, cơ tâm trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì tất cả đều xây dựng và phát huy trên nền tảng của thức tâm chịu sự chi phối toàn diện của vô minh mà cụ thể nhất là qua các thuộc tính tham, sân và si. Chẳng phải thế sao? Hãy bình tâm nhìn vào nền giáo dục của nhân loại thì rõ. Con người được nuôi dưỡng trong chất liệu giáo dục như thế nào từ lúc còn tấm bé đến khi trưởng thành? Nền giáo dục ấy lấy việc khai phát năng lực của ý thức vọng niệm làm mục tiêu cứu cánh. Nó không ngừng mặc nhiên xây dựng thành trì của những vọng chấp thuộc ngã và pháp. Sự cố nghiêm trọng đến mức người ta đang báo động về tình trạng nguy hại của nền giáo dục thiếu đạo đức tại các học đường ở Hoa Kỳ dẫn đến tệ trạng hư hỏng của thế hệ trẻ ngày nay.

Trong bối cảnh xã hội như vậy, con người đang ngày càng bị cuống hút vào những sinh hoạt bề ngoài có chiều hướng đáp ứng theo các nhu cầu của cơ tâm. Chủ nghĩa hình thức vì thế đã nghiễm nhiên trở thành món hàng đắc giá. Con người không màng đếm xỉa đến nội dung, họ chỉ đua nhau phô trương hình thức. Hậu quả thật là khốc hại vì nếu chỉ chú trọng đến hình thức mà không quan tâm đến nội dung thì hình thức đó chẳng khác gì cái vỏ khô cằn trống rỗng, bởi không có lỗi ruột tinh túy. Giống như cái cây, nếu không có chất liệu và dưỡng tố tinh túy dồi dào để nuôi dưỡng toàn bộ thân cây, thì chóng chày gì cây đó cũng bị khô héo mà chết. Nói thế không phải là không đặt nặng giá trị hữu hiệu của hình thức, mà chỉ để góp ý rằng chúng ta phải biết trù lượng được bên nào trọng bên nào khinh, cái nào cứu cánh, cái nào phương tiện thiện xảo.

Phát triển một đạo Phật thuộc bình diện hình thức mới chỉ là phương tiện thiện xảo mà chưa phải là cứu cánh. Phát huy nội dung giác ngộ vô minh và giải thoát khổ đau cho mình và người một cách toàn diện mới là cứu cánh. Một đạo Phật có nội dung sung mãn sẽ là một đạo Phật có hình thức phong thịnh. Vì có nội dung viên mãn và diệu lực bên trong mới có thể phát tiết ra được hình thức sinh động và rực rỡ bên ngoài. Nhưng mệnh đề này không hẳn là phù hợp để phát biểu ngược lại. Vì nếu gượng ép sử dụng cơ tâm để tô vẽ hình thức lòe loẹt bên ngoài thì thật ra chỉ có thể tạo được một hình thức vụng về thiếu sinh khí mà thôi. Phương tiện trong đạo Phật không phải được điều hướng bởi cơ tâm mà phát xuất từ Phương tiện trí. Phương tiện trí là trí tuệ liễu đạt được tất cả mọi căn tánh và hình thái sai thù của tất cả vạn pháp để từ đó quyền nghi thi thiết phương thức chuyển hóa khổ đau cho quần sanh. Gọi là phương tiện thiện xảo vì nó là những pháp môn xảo diệu nhắm đến tiêu đích chí thiện giác ngộ vô minh và giải thoát khổ đau cho tất cả chúng sanh. Trong ý nghĩa này, phương tiện thiện xảo không thể bị nhầm lẫn với các kế sách mưu xảo xây dựng trên cơ tâm hay vọng thức đảo điên chỉ nhắm đến mục tiêu thỏa mãn những nhu cầu vị ngã của vô minh.

Làm thế nào để phát huy nội dung giác ngộ và giải thoát của đạo Phật? Câu trả lời thật đơn giản nhưng vô cùng trọng đại và lớn lao. Đó là phải tinh tấn thực nghiệm và tu chứng bằng cả tâm huyết và nghị lực toàn diện của tâm linh đối với các pháp môn mà đức Phật đã ân cần chỉ dạy khi ngài còn tại thế. Không có con đường nào khác để thắp sáng nội dung giác ngộ và giải thoát hơn là chính con đường nổ lực tu tập thực sự. Dù cho chúng ta đang ở vào đầu kỷ nguyên tây lịch hay ở vào cuối thiên niên kỷ thứ 10 thì việc phát huy nội dung giác ngộ và giải thoát của đạo Phật vẫn không thay đổi. Vì sao? Bởi lẽ, vĩnh viễn sẽ không có phương cách nào khác để diệt trừ vô minh và giải thoát phiền não khổ đau một cách rốt ráo ngoài sự thực nghiệm tu chứng tâm linh. Các phương tiện hiện đại của con người để phục vụ đời sống vốn dĩ bị trói buộc trong xiền xích vô minh sẽ không bao giờ là những phương tiện kiến hiệu để giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não tận gốc. Có thể điều này sẽ không tránh khỏi một vài ngộ nhận. Bởi vì, người ta nghĩ rằng với các phương tiện hiện đại con người thật sự đã có thể giảm trừ được những khổ đau trong đời sống thường nhật. Chẳng hạn y học ngày nay có thể giúp con người vượt qua được phần nào khổ nạn của sanh, già, bệnh và chết. Đối với con người thì gọi là sanh, già, bệnh và chết, đối với vạn vật thì gọi là sinh, trụ, dị và diệt. Đó là quy luật tất yếu mà bất cứ sự vật nào trên thế gian này cũng không thể tránh khỏi được bị chi phối. Hơn nữa, y học chỉ có thể trị liệu các triệu chứng khổ đau ngành ngọn mà không thể chữa trị được tận căn nguyên của vấn đề sanh, già, bệnh và chết. Căn nguyên đó là sự có mặt của xác thân tứ đại vốn là hệ quả tất yếu của các nghiệp nhân chồng chất từ vô lượng kiếp được tác tạo bởi ba nghiệp thân, khẩu và ý và bị điều động bởi thế lực vô minh vô hình. Đây mới chính là đầu mối của mọi khổ đau. Nếu không trừ diệt hết vô minh thì vẫn còn tác tạo nghiệp lực. Nếu còn nghiệp lực thì còn thọ sanh. Nếu còn thọ sanh thì còn nhận lấy khổ đau của sanh, già, bệnh và chết.

Giữa lòng xã hội loài người đang bị thao túng bởi những thế lực vô minh manh động từ cá nhân, tập thể, ý thức hệ, chủ nghĩa, những thế lực mà lúc nào cũng sẵn sàng đem sinh mạng của kẻ khác, của con người ra làm công cụ phục vụ cho lòng tham lam, sân hận và si mê của họ. Trên các diễn đàn công tư, trên các cơ quan ngôn luận phổ biến, trên những lời lẽ giao tế hằng ngày, con người nghe được quá nhiều mỹ từ cao khiết, quá nhiều những thông điệp đầy vẻ nhân từ thánh thiện, nhưng trên thực tế cuộc đời, con người cũng chứng kiến quá nhiều phương cách mị dân, quá nhiều hành động tàn bạo thô bỉ đối xử với chính đồng loại, quá nhiều lòng căm phẫn, thù nghịch đối kháng nhau từng giờ từng phút. Chính trong bối cảnh nghiệt ngã của xã hội loài người như vậy, nội dung giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não khổ đau cho tất cả nhân sinh của đạo Phật mới cần thiết và quan yếu hơn bao giờ hết để được phát huy và ban bố khắp nơi trên thế gian. Đây chính là những gì mà đạo Phật cần cống hiến cho nhân loại ở thời đại này. Ngược lại, đây cũng chính là điều mà nhân loại mong chờ một cách thành khẩn nơi đạo Phật.

Đối với hình thức của đạo Phật thì sao? Nói hình thức tức là nói đến phương tiện thiện xảo. Nói đến phương tiện thiện xảo tức là nói đến các phương cách dẫn đến mục tiêu chí thiện thành tựu Phật đạo trong đó bao gồm tất cả mọi quyền nghi thi thiết để độ thoát khổ đau cho mình và người. Điểm này thật vô cùng quan trọng, vì nếu phương tiện mà không nhằm đạt đến tiêu đích tối thượng giác ngộ viên mãn thì phương tiện ấy không phải là hoạt dụng của Phương tiện trí mà là sản phẩm trá hình của thế lực vô minh. Biên tế giữa phương tiện thiện xảo và thủ thuật của cơ tâm chỉ cách nhau ở một niệm, một sát na giữa chánh trí và vọng tâm, giữa mê và ngộ. Bị buộc trói bởi vọng tâm thì bề ngoài cho là thi thiết phương tiện để độ mình và người, nhưng bên trong thì tâm tâm niệm niệm cố chấp lấy hình danh sắc tướng quên mất cả mục đích chí thượng là gì. Khởi phát từ Phương tiện trí thì suy tư, nói năng và hành động gì cũng nhất tâm hướng về cứu cánh giải thoát và giác ngộ cho tất cả quần sanh, xem những gì mình làm đều là phương chước tạm thời để từ đó dìu dắt mình và tha nhân về chánh lộ hướng đến đạo quả Bồ đề.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mối tương quan, tương liên toàn diện giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, giữa quốc gia này với quốc gia khác càng ngày càng chặc chẽ, khiến cho loài người như đang sinh hoạt trong một tập thể hợp nhất. Chính vì lý do đó, không một tổ chức thế tục hay tôn giáo nào có thể khép kín mình giữa cộng đồng nhân loại. Trong ý nghĩa này, đạo Phật cũng đã và đang dấn thân sâu hơn vào các sinh hoạt đa dạng của xã hội. Sự kiện này dẫn đến một tình thế bất khả kháng là đạo Phật cũng phải sử dụng nhiều hơn nữa đến phương tiện trí của mình trong những sinh hoạt có tính cách hình thức. Tuy nhiên, khi đi sâu vào các sinh hoạt hình thức, đạo Phật không thể tránh khỏi tình trạng bị trầm trệ trong hình thức và do đó lãng quên nội dung giác ngộ và giải thoát tối thượng.

Nói thế, không có nghĩa là đạo Phật thôi không dấn thân vào các sinh hoạt hình thức đa dạng của xã hội. Tuyệt đối không phải vậy! Vấn đề không phải đặt ra để tìm một chọn lựa giữa việc sinh hoạt hình thức và phát huy nội dung. Không, không phải thế! Đạo Phật không cần và không nên làm một chọn lựa nào giữa hai điều ấy, bởi vì cả hai đều là những hoạt dụng tự nhiên của đạo Phật, cả hai là biểu hiệu của Như thật tuệ và Phương tiện trí, vốn là nền tảng mà từ đó đạo Phật khai sinh. Vấn đề cũng không phải là cần nên canh tân mặt này và bảo thủ bình diện kia, hoặc là bỏ việc này làm điều nọ, hay buông xả tất cả. Khi người con Phật thấy rằng chúng ta cần phải canh tân đạo Phật ở mặt này, hoặc cần phải giữ lấy lập trường bảo thủ đối với một số bình diện nào đó của đạo Phật thì chính những thái độ đó nói lên một sự thật rõ ràng rằng trên một số mặt nào đó đạo Phật đã không đuổi kịp theo đà phát triển của xã hội, hoặc trên một số bình diện nào đó đạo Phật đã đi quá đà mà truyền thống có thể chấp nhận. Từ sự kiện này cho thấy một sự thật hiển nhiên rằng phẩm tính cốt thiết của Như thật tuệ và Phương tiện trí trong người con Phật đang bị tổn giảm trầm trọng. Bởi lẽ thiếu Như thật tuệ và Phương tiện trí cho nên đạo Phật mới không đủ đạo lực làm phong thịnh nội dung giác ngộ và giải thoát, để từ đó làm hiển sinh hình thức sinh hoạt đa dạng của mình giữa nhân gian.

Như thế, vấn đề quan yếu nhất chính là việc khai mở đến tận đầu nguồn nội dung giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não khổ đau cho mình và tha nhân để nhờ đó có thể làm tuông chảy dòng hoạt dụng vô cùng của Như thật tuệ và Phương tiện trí. Nhưng khai mở bằng cách nào? Bằng sự tinh tấn nổ lực thực nghiệm và hành trì các pháp môn của đạo Phật một cách quyết liệt trong chính đời sống thường nhật.

Có Như thật tuệ và Phương tiện trí rồi thì làm việc gì cũng là hành đạo. Dù có dấn thân sâu đến đâu vào các sinh hoạt đa dạng của xã hội cũng vẫn tự tại vô ngại mà mang nội dung giác ngộ và giải thoát thật sự đến cho muôn loài bằng vô số các hình thức phương tiện thiện xảo. Lúc ấy có lẽ không còn biên tế nào giữa nội dung và hình thức vì, phương tiện là cứu cánh và cứu cánh là phương tiện vậy.

Có gì khác nhau giữa đầu kỷ nguyên và cuối thế kỷ 20? Có! Đó là nhân tâm đang ngày càng suy thoái mặc dầu trình độ kiến thức thế tục ngày càng mở rộng. Có! Đó là cuộc sống con người trên mặt đất này ngày càng mang nặng tính cách cạnh tranh và đôi khi đấu tranh sinh tồn nhiều hơn. Cũng từ lý do này, đời sống tâm linh của con người đang ngày càng bị đe dọa, không phải vì con người xa lánh nó mà vì họ không có thời giờ dành cho những sinh hoạt như vậy. Hoặc có có thì cũng chỉ là để lấy lệ qua loa hay vì nhu cầu lợi lạc của phước quả hữu lậu mà thôi. Chính đây là mối quan tâm của những người con Phật đối với chính họ và đồng loại chung quanh. Trong tình cảnh đó, đạo Phật của đầu kỷ nguyên hay cuối thế kỷ 20 vẫn là một, bởi vì bản thệ cao vời để giải khổ cho chúng sanh ở thời nào mà không sắc son và kiên định! Và bởi vì, mục đích chí thượng giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não cho mình và người ở thời nào mà không vô vàng khẩn thiết!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2010(Xem: 12676)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
09/12/2010(Xem: 3701)
Tiến trình cục bộ hóa Phật giáo có thể nói là bắt đầu từ sự phân chia các bộ phái Phật giáo, sau đó là sự phân chia các tông phái. Tự thân sự phân chia Phật giáo thành những bộ phái, tông phái không thể coi là tiến trình cục bộ hóa. Nhưng sự khép kín cô lập, thậm chí là phát sinh mâu thuẫn giữa các bộ phái, tông phái có thể coi là tiến trình “cục bộ hóa”.
05/12/2010(Xem: 9137)
Lịch sử nhân loại nhìn từ một khía cạnh nào đó chính là lịch sử của tư duy con người. Các biến cố lịch sử, chiến tranh, sự tiến bộ về mọi mặt, các thảm kịch..., tất cả phản ảnh bản chất hoặc tiêu cực hoặc tích cực của tư duy con người. Các danh nhân, các nhà cách mạng, các tư tưởng gia..., đều là các vĩ nhân đại diện cho những tư duy tích cực. Thảm kịch, bạo ngược, chiến tranh tàn khốc... phát sinh từ những tư duy tiêu cực.
16/11/2010(Xem: 11294)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
16/11/2010(Xem: 16035)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
12/11/2010(Xem: 17688)
Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời. Khi quán chiếu lại, tôi thấy rất nhiều điều tưởng chừng không vượt qua nổi, chẳng những chỉ vì không thể tránh, lại còn không sao có được một giải pháp thuận lợi.
27/10/2010(Xem: 12795)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 11789)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
20/10/2010(Xem: 6142)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
11/10/2010(Xem: 5296)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]