Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Mấy Ông Sư Quậy Phá

26/11/201320:34(Xem: 32256)
18. Mấy Ông Sư Quậy Phá
mot_cuoic_doi_tap_4



Mấy Ông Sư Quậy Phá




Vấn đề ngủ nghỉ tại Trúc Lâm đang yên ổn như vậy thì một hôm, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā(1)lặn lội từ phương xa tìm đến. Họ là những người sơ tu, và nói là đệ tử của tôn giả Sāriputta nhưng ai cũng ngờ ngợ và khó chịu khi nhìn thấy cách mặc y, mang bát, đi đứng nói năng của họ còn quá nhiều tục tính.

Chỗ ở tại đại tịnh xá này, tuy là hàng ngàn liêu thất nhưng bao giờ cũng không thừa chỗ. Những nơi tươm tất, chu đáo, yên tĩnh nhất thường để dành cho chư vị trưởng lão tôn túc. Những nơi tương đối đàng hoàng tiện nghi thì để dành cho những vị thâm niên cao hạ. Chỗ khác thì để dành cho những nhóm học chúng kinh, luật, Abhidhamma, thiền định... Chỗ khác nữa là chư khách tăng tôn túc vãng lai. Chỗ còn lại là chư tăng tỳ-khưu hoặc sa-di nội trú để chăm lo mọi Phật sự, tăng sự trong ngoài. Bởi vậy, khi hai nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā xin chỗ ở, đại đức Dabba Mallaputta và chúng của ngài chỉ có khả năng thu xếp chỗ ở tạm thời thôi. Thế là họ la ó, làm ầm ĩ và huyên náo lên. Dù giải thích thế nào họ cũng đòi chỗ tốt, chỗ tiện nghi hơn.

Thế là chư vị trưởng lão phải xuất hiện để răn đe, nghiêm khắc giáo giới họ mới chịu yên. Đại đức Dabba cũng không chấp trước gì, im lặng cho người quét tước, dọn dẹp, cho sắp đặt thêm những vật dụng thiếu thốn, đáp ứng một số tiện nghi cho họ. Yên ổn được mấy hôm thì phát sanh vấn đề khác cần phải chấn chỉnh.

Các vị sa-di đến trình với đại đức là: Họ thường hay ở mình trần đi đây đi đó. Họ làm nước lai láng trong phòng tắm. Họ đi vệ sinh tiêu, tiểu không dội nước cho sạch. Họ quăng y bẩn bừa bãi trong phòng tắm hơi. Họ kỳ cọ lưng nhau rồi đùa bỡn, cười cợt thô tục. Có đôi vị vẽ hình lên thân thể. Chỗ ngủ của họ, gối kê, tấm đắp được rắc đầy dầu thơm. Họ ngủ chung giường, chung chiếu, chung tấm đắp, hai ba người một chỗ. Họ ăn chung với nhau một bát, uống chung nhau một cốc...

Thế rồi, chư vị trưởng lão như Assaji, Vappa, Nadīkassapa, Gayākassapa, Kāḷudāyi... đã phải họp chúng, đưa ra những điều học trước đây đã từng chế định tại Kosambī để khiển trách, la rầy họ, sau đó đưa ra những hình phạt tương thích.

Vấn đề phức tạp thứ hai là thọ thực. Thường thì nhiều gia chủ trong kinh thành Rājagaha thỉnh chư tăng đặt bát cúng dường tại tư gia. Ngoại trừ những lần cúng dường lớn thì năm trăm vị, một trăm vị còn bình thường thì năm vị, mười vị, hai mươi vị, cũng có đôi nơi hai hoặc bốn vị. Có những thí chủ lại đích thân thỉnh những vị trưởng lão mà họ kính trọng, ngưỡng mộ. Sự sắp xếp, phân bố trì bình mỗi ngày theo yêu cầu của thí chủ cũng là bổn phận của đại đức Dabba Mallaputta. Vị nào không có trong danh sách này thì phải đi khất thực tùy ý trong kinh thành hoặc vùng phụ cận. Tại nhà ăn, chư vị trưởng lão làm nơi nương tựa cho chúng hoặc chư đại đức, tỳ-khưu sống nhiều năm phụ trách những lớp giảng huấn thường được đại đức Dabba cho sa-di dâng thêm bơ, sữa hoặc dầu ăn thơm ngon cho quý ngài.

Nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā cảm thấy tủi thân. Họ đợi hoài cũng không có ai mời thỉnh tại tư gia. Họ đợi hoài cũng thấy chưa đến phiên mình. Khi đi trì bình khất thực trở về nhà ăn thì chẳng thấy ai dâng cho mình những thức ăn ngon như chư vị trưởng lão, như chư đại đức sống lâu năm ở đây. Bực dọc, tức tối, họ đến gặp đại đức Dabba Mallaputta để chất vấn:

- Tại sao, thức ăn của chúng tôi không có gì cả, lúc nào cũng tầm thường, thô tháo, không có phẩm chất còn những vị khác thì thượng vị nầy, trân vị kia?

- Cũng đúng thôi, này các vị! Đại đức ôn tồn đáp, nhưng âm giọng rắn rỏi, nghiêm túc - Vì đấy là những bậc tôn túc, thâm niên, cao hạ thì phải được kính trọng để dâng đến quý ngài những vật thực tương thích. Chư vị chỉ là những kẻ sơ tu thôi, hãy thấy rõ sự thực như vậy! Chư vị chưa có công đức gì, chưa có phước báu gì, giới đức, định đức, tuệ đức ra sao mà đòi ngồi ngang hàng với chư vị trưởng lão hay sao?

Trong bụng họ giận căm gan, nhưng biết điều ấy đúng với sự thực, lát sau họ chất vấn tiếp:

- Cũng được đi! Nhưng việc đặt bát cúng dường tại rất nhiều tư gia, sao đợi chờ hoài cũng không đến phiên chúng tôi?

- Hãy chịu khó! Hãy kham nhẫn! Sẽ có lúc đến phiên các vị thôi!

Hôm kia, có một gia chủ đến thưa với đại đức Dabba Mallaputta là họ xin được thỉnh thường xuyên bốn vị đặt bát tại tư gia. Suốt sáu hôm như vậy, đại đức tuần tự sắp xếp mỗi ngày bốn vị, bốn vị một cách đều đặn. Ngày nào cũng vậy, những ai thọ bát trở về cũng tán thán ca ngợi là gia chủ kia, cả vợ, cả con, cả gia nhân ai cũng lịch thiệp, lễ độ, hoan hỷ; còn vật thực như cơm canh... loại cứng loại mềm đều ngon lành, tuyệt hảo.

Cuối ngày thứ sáu, gia chủ tìm đến Trúc Lâm, được đại đức Dabba Mallaputta đón tiếp nơi phải lẽ, khen ngợi sự trân trọng cúng dường, nói thêm một thời pháp thuận thứ để khích lệ, tạo niềm tin thêm cho gia chủ. Trước khi ra về, với tâm hân hoan, vị gia chủ hỏi:

- Ngày mai là bữa cuối cùng, không biết đại đức sắp xếp cho những ai đến thọ bát tại tư gia?

- Thưa! Ngày mai đến phiên các vị sư thuộc nhóm Mettiya và Bhummajakā.

Ra về, tâm vị gia chủ không được vui, tự nghĩ thầm: “Sáu ngày vừa rồi ta có nhiều phước báu vì được dâng cúng đến những vị tỳ-khưu đàng hoàng, có giới hạnh. Tại sao ngày mai, ta có cái duyên xấu gì xen vào mà mấy ông sư tồi tệ ấy lại đến phiên thọ bát tại nhà ta?”

Bực bội âm ỉ trong lòng, vị gia chủ về nhà, dặn dò những người tớ gái:

- Ngày mai, ta đi vắng! Các ngươi hãy sắp xếp chỗ ngồi thọ bát cho các ông sư ngay tại trong nhà kho. Và vật thực cúng dường, nên nhớ là chẳng cần thượng vị, thượng trân gì cả, cơm tấm siu ôi và nước cháo chua gì đó cũng được!

Nghe đến phiên mình sẽ được “ăn ngon” vào ngày mai, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā mừng vui không ngủ được. Sáng ngày, khi họ mặc y mang bát đến nhà gia chủ, họ được mời ngồi trong nhà kho. Và khi họ tưởng thọ nhận được thượng vị loại cứng, loại mềm thì họ được gia nhân sớt đầy bát cơm hẩm và canh siu.

Mất mặt, bẽ bàng, tức giận, trên đường trở về, họ bàn bạc với nhau rằng: “Chúng ta đã bị ông Dabba chơi khăm, chơi xỏ rồi! Không thế thì cũng bị hắn ta tìm cách ly gián với gia chủ mới xảy ra cớ sự bị hạ nhục đáng hận như hôm nay!”

Mới về ngang cổng Kỳ Viên, họ đã thất thểu, rớt y, rớt bát rồi ngồi ủ rũ, im lặng, vai co rút lại, ôm gối nhìn xuống đất, trầm ngâm, xấu hổ...

Lúc ấy, tỳ-khưu-ni Mettiyā, vốn là người quen thân với bọn chúng, đi qua, thấy vậy, chào hỏi có vẻ ân cần, quan tâm, nhưng cả ba lần vẫn không nghe ừ, nghe hử.

- Hãy giúp chúng tôi! Một người trong nhóm nói - Nghe đức Thế Tôn vừa về sáng nay. Vậy ni cô hãy vào trình bạch với ngài là chúng tôi đã bị đại đức Dabba Mallaputta bức hiếp tồi tệ, đã thông đồng với thí chủ để chơi khăm, chơi xỏ đến cạn tàu ráo máng. Ôi! Nhục ôi là nhục!

Rồi họ kể lại chuyện cho tỳ-khưu-ni Mettiyā nghe, cô ta cũng nổi sùng lên:

- Vậy là không được! Vậy là quá đáng, quá đáng... nhưng rồi cô chợt e ngại, nhưng mà biết nói sao cho hay, tố cáo sao cho có ấn tượng?

Bọn chúng lại tham mưu cho tỳ-khưu-ni cách nói, và nói sao cho văn hoa bóng bẩy. Vị ni nầy không có giới hạnh, lại ngu si, tự dưng lại quàng việc vào mình, đã vào đảnh lễ đức Phật rồi thưa như sau:

- Bạch đức Thế Tôn! “Nơi nào đúng pháp và luật thì nơi ấy không có sợ hãi, tai họa và sầu khổ! Nơi nào không đúng pháp và luật thì nơi ấy có sự sợ hãi, tai họa và sầu khổ. Chính đại đức Dabba Mallaputta đã hành xử không đúng pháp và luật, đã lăng mạ, ô nhục đệ tử. Tưởng là gió lặng nhưng mà bão đã nổi lên rồi, và lửa cũng đã bùng cháy lên rồi” xin đức Tôn Sư minh xét!

Đức Phật lắng nghe trong im lặng rồi bước vào hương phòng, để lại câu nói, dặn bảo các vị trưởng lão đang có mặt:

- Hãy dựa theo pháp và luật để hành xử việc ấy. “Con trai” của Như Lai như thế nào thì các ông đều đã biết rõ.

Chư vị trưởng lão khi nghe vị ni vô duyên, vô cớ cáo bậy, họ biết là ai xúi bẩy ở đằng sau rồi. Nhưng để cho sự việc được sáng tỏ, đại đức Dabba Mallaputta được gọi lên để đối chứng.

- Này Dabba! Tôn giả Mahā Kassapa nói - ông đã bị vị ni này tố cáo là hành xử cái gì đó không đúng pháp và luật, đã lăng mạ, ô nhục cô ta! Vậy thì sự thực như thế nào hãy trình cho chư trưởng lão biết!

- Đệ tử không biết vị tỳ-khưu-ni này! Đại đức Dabba đáp - Đây là lần đầu tiên đệ tử thấy mặt cô ta. Quả thật, đệ tử không rõ sự lăng mạ, ô nhục ấy từ đâu nẩy sanh!

Tôn giả Mahā Kassapa vừa quay sang nhìn tỳ-khưu-ni Mettiyā để xem phản ứng, thái độ ra sao thì thấy sắc mặt cô ta đã xanh mét, hơi thở dồn dập có vẻ bồn chồn, rối loạn... Thấy vậy, tôn giả Upāli nghiêm khắc nói:

- Tố cáo gian dối, bôi nhọ tư cách, phẩm hạnh của một vị tỳ-khưu, nhất là một bậc thánh lậu tận, cô ni ngươi có biết là tội nặng lắm không?

Nhìn dáng dấp, sắc diện oai nghiêm của chư tôn túc trưởng lão, tỳ-khưu-ni Mettiyā sợ hãi quá, đành phải thú tội, thú nhận, là do nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā xúi giục, cô vì ngu si, dại dột, nhẹ dạ nên lỡ phạm lỗi lầm.

Thế rồi, bọn chúng được chư trưởng lão gọi lên. Chúng đã không tỏ ra thành tâm cải hối lại còn có vẻ căm hận tỳ-khưu-ni Mettiyā dám tố cáo mình!

Sau đó, nội vụ được sáng tỏ, bởi chúng có phẩm hạnh lôi thôi, ăn nói, đi đứng, y bát thiếu tăng tướng, thiếu tư cách nên cư sĩ cận sự nào có trí, chỉ cần liếc nhìn qua là họ biết ngay. Vì ông cư sĩ này ghét bọn chúng nên “chơi khăm” như vừa kể. Lỗi không phải do đại đức Dabba Mallaputta. Thế là nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bị phạt nhốt ở trong phòng, bị phạt làm vệ sinh nhà xí, vệ sinh mương cống, lao tác bửa củi, gánh nước... Tỳ-khưu-ni được răn đe nghiêm khắc rồi gởi trả về Ni viện để chư trưởng lão Ni tùy nghi xử phạt.

Chuyện chưa thôi. Thế mà bọn chúng vẫn tánh nào tật nấy. Hôm kia, chúng đi bát, thấy một con dê đực đang giao phối với một con dê cái trên sườn núi. Chúng tự đùa bỡn, gọi tên con dê đực là tỳ-khưu Dabba Mallaputta, con dê cái là tỳ-khưu-ni Mettiyā. Về tu viện chúng kể oang oang chuyện ấy cho nhiều người nghe rồi kết luận:

- Không phải nghe bằng lỗ tai mà chúng tôi thấy tận mắt: Con dê đực Dabba Mallaputta làm tình với con dê cái Mettiyā!

Đức Phật đã phải gọi chư vị trưởng lão đến:

- Các ông phải họp đại chúng, dựa theo “Bảy điều hòa giải các cuộc tố cáo, tranh tụng” được đúc kết tại Kỳ Viên để hành xử vụ việc. Ông Ānanda còn thuộc lòng đấy, hãy tuyên đọc lại. Ông Upāli cũng phải ghi nhớ cho chính xác. Rồi sau đó, các vị đưa ra những học giới chế định về các tội trạng này, cùng các tội tương tợ, cũng đã phải lúc, phải thời cho học chúng Tăng ni các nơi noi theo.

Vậy là tội cáo gian lần thứ hai này, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bị trách phạt nặng nề hơn, là bị nhốt kín trong phòng, không cho ai giao tiếp (như bị tù); thức ăn, vật uống có chúng sa-di mang đến, đều chỉ là vật thực để tồn tại, chẳng có ngon bổ gì.

Hơn hai mươi ngày sau, “ra khỏi tù”, các vị trưởng lão tổ chức một cuộc lễ, có hai vị luật sư tụng tuyên ngôn để bọn chúng có cơ hội thấy rõ tội rồi sám hối trước tăng, sám hối trước đại đức Dabba Mallaputta.


(1)Thường được gọi chung là nhóm lục sư. Như đã ghi chú ở một chương trước, hai nhóm tỳ-khưu Paṇḍuka và Lohitaka ở Jetavana, hai nhóm tỳ-khưu Assaji và Punabbasuka ở Kiṭāgiri, còn ở Veḷuvana là nhóm của hai vị này. Đây là nhóm lục sư hay quậy phá, thường bị hành xử, sau đó mới chế định học giới. Họ không phải là nhóm “lục sư ngoại đạo” như nhiều nơi đã ghi nhầm lẫn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2017(Xem: 8927)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9907)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 87934)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138247)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18810)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 10565)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23324)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
23/03/2017(Xem: 11164)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12612)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8560)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]