Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Những Ông Tỳ-Khưu Hư Hỏng

26/11/201319:34(Xem: 30093)
09. Những Ông Tỳ-Khưu Hư Hỏng
mot_cuoic_doi_tap_4

Những Ông Tỳ-Khưu

Hư Hỏng


Nền tảng cơ sở về luật vừa được thiết lập, chế định thì ngay tại Kỳ Viên, các bậc thanh tịnh than phiền về hai ông sư Paṇḍuka và Lohitaka(1)thường chia phe chia nhóm, thường gây nên các sự xung đột, tranh luận, tranh kiện, nói chuyện nhảm nhí, phù phiếm, rỗng không. Một vài lần các vị bỏ qua. Thế nhưng, chuyện không dừng lại ở đó, hai ông sư kia còn đi gặp các vị tỳ-khưu khác để xúi bẫy, thêm dầu, đốt lửa thêm. Rằng là: Lúc tranh luận hoặc cãi cọ, các vị đừng chịu thua, đừng để vị kia đánh bại. Vậy là nhục nhã. Các vị hãy mạnh dạn lên, phản bác lại một cách hùng hồn. Rằng là: Các vị là bậc trí tuệ, đa văn, quảng kiến, nhiều tuổi hạ, nhiều kinh nghiệm hơn sao lại chịu lép vế các ông tỳ-khưu kia? Chẳng sợ hãi gì ráo. Cãi phăng đi! Cãi phứa đi! Chúng tôi đứng về phe các vị mà!

Bình thường, lúc có chuyện như vậy thì hai vị đại đệ tử họp đại chúng rồi mời thỉnh chư vị trưởng lão xét xử hoặc đích thân hai vị xét xử; nhưng bây giờ, do có mặt đức Thế Tôn nên nội vụ được trình lên ngài.

Đức Phật, sau đó cho gọi hai nhóm ấy lên, hỏi lại và họ xác nhận sự thật đúng y như vậy. Và ngài đã giáo giới, khiển trách họ bằng nhiều cách. Nhân dịp đó, đức Phật đã thiết định cách luận tội, xử phạt thế nào là đúng pháp, đúng luật, thế nào là không đúng pháp, đúng luật; thế nào là thực thi, khiển phạt; thế nào là thu hồi án lệnh thực thi, khiển phạt rất cụ thể và chi tiết để chư vị trưởng lão y cứ mà thực hành(1).

Chuyện này vừa xong lại xảy ra chuyện khác.

Số là có một vị tỳ-khưu, sau mùa an cư ở tại nước Kāsi, phía bờ bắc sông Gaṇgā, gần Bārāṇasī nghe tin đức Phật đang ở tại Kỳ Viên để giải quyết sự tranh chấp của hai nhóm hội chúng kinh và luật ở Kosambī liền lên đường để diện kiến, đảnh lễ ngài. Đến tại thị trấn Kiṭāgiri, khi đi trì bình khất thực, vị ấy ngạc nhiên thấy chẳng có ai để bát, một vài thanh niên lại còn cười cợt, chỉ trỏ có vẻ nhạo báng. Tuy nhiên, vị ấy vẫn nghiêm trang, cúi đầu cất bước chậm rãi, tự tại, xem như không có chuyện gì xảy ra. Thấy trời đã khá trưa mà chẳng có gì, vị ấy hướng đến một lùm cây để nghỉ trưa. Có một nam cư sĩ theo dõi, quan sát, biết đây là một vị tỳ-khưu có giới hạnh nên đến gần bên:

- Có phải đại đức chẳng nhận được vật thực cúng dường, phải không?

- Chẳng sao cả, này đạo hữu!

- Đại đức có biết tại sao không nhận được vật thực cúng dường chăng?

- Thưa, không biết!

- Khi đại đức ôm bát bước đi với phong cách trầm tĩnh, chững chạc, mắt nhìn xuống phía trước một đòn gánh, chánh niệm, tỉnh giác thì một số dân chúng tại Kiṭāgiri này họ nói như thế nào, đại đức biết không?

- Thưa, không biết!

- Xin đại đức bỏ lỗi. Họ đã xì xào như sau: Vị tỳ-khưu này là kẻ lạ từ đâu đến mà trông giống như những kẻ ngu khờ, ngớ ngẩn vậy? Đừng bố thí, cúng dường cho những kẻ không thuộc nhóm của thầy chúng ta là Assaji và Punabbasuka(1). Ôi! Những vị tỳ-khưu của chúng ta lúc nào cũng lịch thiệp, thân thiện, nói năng hòa nhã, miệng cười tươi tắn, qua lại thăm viếng xã giao, không có hợm hĩnh đóng bộ trang nghiêm, khuôn mặt luôn luôn rạng rỡ, vui vẻ chớ không phải như kẻ một cục, một hòn này!

Vị tỳ-khưu mỉm cười lặng lẽ, không nói gì.

Vị nam cư sĩ bèn thỉnh mời vị tỳ-khưu về tư gia, cúng dường vật thực cứng và mềm rất đàng hoàng. Đợi vị tỳ-khưu độ trai xong, nam cư sĩ liền hỏi chuyện:

- Bây giờ đại đức định đi đâu?

- Tôi sẽ bộ hành lên Kỳ Viên, Sāvatthi để đảnh lễ đức Thế Tôn.

Vị nam cư sĩ liền thưa:

- Vậy thì khi gặp được đức Thế Tôn, diện kiến đức Thế Tôn, đại đức hãy đảnh lễ dưới chân ngài giùm đệ tử rồi bạch rằng: Một nam cư sĩ ở Kiṭāgiri xin trình với đức Thế Tôn là chư tỳ-khưu ở thị trấn này đã hư hỏng, đã bị biến chất hoàn toàn rồi. Hai nhóm của hai ông giả tỳ-khưu là Assaji và Punabbasuka không có gì mà chúng không làm, chẳng trân mặt, chẳng sượng mặt, không biết hổ thẹn là gì...

- Xin cư sĩ cho ví dụ?

- Thưa, ví dụ họ trồng hoa rồi kết thành tràng hoa, thảm hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực...

- Rồi họ đem bán làm kế mưu sinh à?

- Không! Nếu nuôi mạng đã là tốt! Chúng đem tặng cho những ai mà chúng thích...

- Ví dụ?

- Đấy là những nữ gia chủ, các công nương, các cô tiểu thư, các cô gái trẻ, những cô dâu, mấy cô tớ gái mơn mởn và xinh đẹp...

Vị tỳ-khưu nhíu mày:

- Tệ thật!

- Chưa đâu! Vị nam cư sĩ có lẽ tích uất trong lòng quá lâu nên bây giờ được dịp trào vỡ ra - Đem tặng thì đã thấm tháp gì. Chúng và bọn con gái ấy còn ăn chung một đĩa, uống chung một cốc, ngồi chung một chỗ ngồi, nằm chung một giường, chung một tấm trải, chung một tấm đắp...

- Hỏng rồi!

- Phải! Chúng còn hỏng hơn thế nữa. Chúng còn ăn sái giờ, uống rượu, đeo dây chuyền, xức nước hoa, bôi phấn thơm, tấu đàn, thổi kèn, ca hát và nhảy múa nữa...

- Hết nói!

- Chúng còn tiêu khiển đủ các loại trò chơi. Như đánh cờ, chơi xúc xắc, nhào lộn, bắn cung, đua xe(?), đố chữ, đoán ý, giễu trò, cỡi voi, cỡi ngựa, múa đao kiếm, huýt sáo, vật tay, vật chân, đánh lộn...

- Quái gở!

- Phải! Nhưng tệ nhất là chúng trải tấm y hai lớp rồi mời những cô vũ nữ lên đấy mà nhảy múa rồi chúng vỗ tay, reo hò, cổ vũ, tán thưởng...

Vị tỳ-khưu im lặng, không còn biết nhận xét như thế nào nữa.

Vị nam cư sĩ thở ra:

- Chúng không còn là tỳ-khưu nữa rồi. Lại còn tệ mạt hơn người đời nữa. Những người cư sĩ nơi này đã hoàn toàn mất hết niềm tin. Họ đã quay lưng với giáo pháp. Vậy xin đại đức đệ trình lên đức Thế Tôn sự thực như vậy.

- Này đạo hữu, được rồi!

Thế rồi, ngày đi, đêm nghỉ, vị tỳ-khưu ấy lần hồi đến Sāvatthi, vào chùa Kỳ Viên, diện kiến đảnh lễ đức Thế Tôn rồi kể lại tất cả những chuyện xảy ra tại Kiṭāgiri của hai nhóm tỳ-khưu Assaji và Punabbasuka theo lời vị nam cư sĩ kể lại.

Đức Phật yên lặng lắng nghe, rồi nói với hai vị đại đệ tử đang đức bên cạnh:

- Hai ông sư ấy là đệ tử của các ông phải không?

- Tâu vâng!

- Vậy thì đích thân hai ông phải đến đấy điều tra sự việc rồi tìm biện pháp xử lý theo đúng tinh thần pháp và luật. Đừng để những ông tỳ-khưu xấu xa, hư hỏng làm bại hoại giáo pháp nữa.

- Tâu vâng!

Thế rồi hai vị đại đệ tử, một số các vị trưởng lão, chừng một trăm vị tỳ-khưu làm hậu thuẫn(1)lại phải lên đường xuôi nam, xuống Kiṭāgiri để giải quyết tăng sự. Chư vị trưởng lão Anuruddha, Kimbila và Nandiya vừa từ “khu vườn ẩn sĩ” gần Kosambī về Jetavana đảnh lễ thăm viếng đức Thế Tôn cũng tháp tùng đi theo.



(1)Hai vị này kinh và luật gọi là thuộc nhóm lục sư (xem thêm chú thích ở trong chương này, phía dưới).

(1)Xem thêm Cullavagga: Có 12 trường hợp không đúng pháp và luật. Có 12 trường hợp đúng pháp và luật. Có 18 phận sự khiển phạt. Có 18 trường hợp không thu hồi án lệnh. Có 18 trường hợp thu hồi án lệnh.

(1)Đây là hai trong sáu vị mà kinh luật nói là “Nhóm lục sư-Chabbaggiyā” hay quậy phá nhấṭ Bốn vị khác là Paṇḍuka, Lohitaka (ở Sāvatthi), Mettiya, Bhummajaka (ở Rājagaha).

(1)Lý do là hai nhóm tỳ-khưu này rất hung dữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12194)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 3998)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 13929)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
12/04/2023(Xem: 5745)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5509)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9247)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5455)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8263)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9400)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 7924)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]