Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển Hóa Tâm Thức Vấn Đề Thời Đại.

09/04/201317:11(Xem: 4726)
Chuyển Hóa Tâm Thức Vấn Đề Thời Đại.


Chuyển Hóa Tâm Thức Vấn Đề Thời Đại

Thích Phước Đạt

Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề nan giải phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay có thể giải quyết tận gốc rễ bằng con đường chuyển hóa tâm thức của từng cá nhân trong từng xã hội.

Thật ra, con đường chuyển hóa này đã được Đức Phật và các bậc Thánh kinh qua, thực chứng và tuyên thuyết cách đây hơn 2.500 năm:

"Khó nắm giữ, khinh động

Theo các dục quay cuồng

Lành thay, điều phục tâm

Tâm điều, an lạc đến".

(Pháp Cú số 35)

Vấn đề đặt ra là bạn phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của tâm. Bởi lẽ, từ ngàn xưa, trong tâm tưởng vẫn còn đó những bức tường vọng kiến xây dựng trên tòa nhà sa mạc hoang vu. Khi bạn khám phá ra được cách thức đập vỡ bức tường vọng kiến chính là lúc bạn bắt đầu tạo ra sự chuyển biến của thân và tâm. Tại đây, tâm ý được tẩy rửa hay được tống sạch mọi yếu tố có thể gây nhiễu loạn, dẫn đến thanh tịnh thân tâm, sự thanh thản nội tại tâm hồn:

"Nếu với ý thanh tịnh

Nói lên hay hành động

An lạc được theo sau

Như bóng không rời hình".

(Pháp Cú số 2)

Thật là niềm hạnh phúc vô biên khi tâm thức bạn bước ra ngoài những tâm lý thường tình: lòng tham dục, khát ái, chấp thủ từng ăn sâu vào tâm thức. Tham muốn, khao khát, đam mê, say đắm là những biểu hiện của ái dục thường xuyên có mặt trong tâm thức bạn. Thật quá tế nhị đến nỗi bạn khó nhận ra khi lòng tham muốn dẫn dắt tâm thức mình đam mê một đối tượng bên ngoài có hình dáng, hương vị hấp dẫn. Trong những tình huống, môi trường như vậy, sự chuyển hóa tâm thức cần phải được khởi động bắt nguồn từ sự chánh niệm tỉnh giác. Tại đây, sự quán sát đối tượng quán niệm sẽ chuyển hóa nguồn năng lực ham muốn thành đối tượng để chánh niệm và phòng hộ:

"Tâm khó thấy, tế nhị,

Theo các dục quay cuồng

Người trí phòng hộ tâm

Tâm hộ, an lạc đến"

(Pháp Cú số 36)

Hẳn nhiên, sự thiết lập trật tự mới của tâm thức được bắt đầu bằng chánh niệm. Đó là điều chỉnh toàn bộ hoạt động suy nghĩ, tư tưởng từ bên trong cho đến biểu lộ hành vi bên ngoài của bạn. Trong đó, tỉnh giác là sức mạnh giúp bạn vượt qua ngoài thế giới mộng tưởng đầy ắp đam mê cuồng nhiệt, hay những cơn lốc xoáy xung đột tâm lý của tư tưởng. Bấy giờ, nội tâm được an trú vào đối tượng bằng sự tĩnh lặng, không còn phân biệt giữa những cái được yêu thích và những cái không được yêu thích, giữa lòng khao khát muốn nắm giữ chiếm đoạt hay khước từ, lo âu đầy sợ hãi.

Sự tỉnh thức sẽ làm tăng trưởng khả năng hiểu biết sự thật vô thường, vô ngã của cuộc đời. Ý thức và an trú thường xuyên trạng thái an lạc này, bạn sẽ có cơ hội để sống hạnh phúc. Bởi lẽ, hạnh phúc chỉ có mặt khi bạn hiểu rõ: "Cái này không phải là ta, là tự ngã của ta". Suy nghĩ thường xuyên về câu kinh trên sẽ giúp bạn điều chỉnh toàn bộ mọi suy nghĩ, tư tưởng, việc làm của bản thân:

Tâm không đầy tràn dục

Tâm không hận công phá

Đoạn tuyệt mọi thiện - ác

Kẻ tỉnh không sợ hãi"

(Pháp Cú số 39)

Thế nên, sống trong thế giới đầy khổ đau này, bạn không thể không thực nghiệm một đời sống chuyển hóa tâm thức hướng thượng. Trong mỗi cá nhân, có một xu thế nội tại luôn luôn đòi hỏi phải lớn lên, phát triển mở rộng. Tuy nhiên, tất cả những thành tựu của nhiều lãnh vực khác nhau như văn hóa, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... đều bắt nguồn từ sự tỉnh giác nội tâm. Hơn ai hết, nếu bạn là một người Phật tử chân chính, chắc bạn sẽ hiểu rõ ý nghĩa lời Đức Phật dạy: Tâm làm chủ các pháp. Điều này có nghĩa rằng hễ cá nhân nào làm chủ được tâm mình, thì người đó hẳn nhiên bước vào thế giới an lạc vĩnh hằng. Chìa khóa để mở cánh cửa tự do, tự chủ chính là sự chuyển hóa tâm thức trong quá trình tu tập thực nghiệm tâm linh của đời sống hiện tại.

Cuộc sống thì luôn luôn vận động vào mọi lúc, mọi nơi. Trong dòng biến chuyển liên tục ấy, tâm thức con người phải được an trụ trong giây phút hiện tại đầy sinh động bằng cách gạt bỏ những hoài niệm về quá khứ, hay mơ tưởng về một tương lai mờ mịt. Một cái tâm tinh tế, bén nhạy, tỉnh lặng, giác tỉnh được phối hợp một trái tim hiền hòa giàu tình thương sẽ chuyển hóa toàn bộ thực trạng khổ đau thành viễn cảnh hạnh phúc. Dù khoa học kỹ thuật thành tựu nhảy vọt, công nghệ thông tin - tin học bùng nổ đã và đang cung cấp cho con người hết tiện nghi này đến tiện nghi khác cũng không đem lại chân hạnh phúc cho con người. Chuyển hóa tâm thức thực sự trở thành giai trình thực nghiệm tâm linh. Nó giúp bạn tiếp xúc hòa nhập với bản thể thực tại vốn là cơ sở của mọi sự vật hiện hữu giữa trần thế này.

Xem ra, chân lý tối hậu cuộc đời này thật đơn giản, bạn chỉ cần chuyển hóa tâm thức để tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân thực nghiệm để tự thân chứng ngộ giải thoát an lạc trong dòng sống của thông điệp tình người:

"Không làm các điều ác

Thành tựu các hạnh lành

Giữ tâm ý trong sạch

Là lời chư Phật dạy"

(Pháp Cú số 138)

Thích Phước Đạt


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2015(Xem: 25975)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22208)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30139)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
09/04/2015(Xem: 6903)
Kính mừng sinh nhật 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma
27/03/2015(Xem: 7598)
Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được nhắc tới trong Thiền Tông Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Thực sự không phải là những hình ảnh mới do người đời sau sáng tạo nên. Đức Phật đã từng nói như thế. Lời của Đức Phật cô đọng, rất mực cô đọng khi nói tới các hình ảnh này, như dường chỉ nói cho một số ít người và không cần giảỉ thích nhiều.
08/02/2015(Xem: 9016)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
23/01/2015(Xem: 5640)
Các tôn giáo nên hợp tác với nhau hầu góp phần mang lại một nền hòa bình cho toàn thế giới. Nếu tìm hiểu cặn kẽ những lời ủy thác do các vị sáng lập tôn giáo đã lưu lại cho chúng ta ngày nay, thì tất chúng ta sẽ hiểu rằng những lời ấy đều đã được ghi sẵn trong kinh sách của mỗi tôn giáo, và nhất loạt nêu lên trọng trách của mỗi người chúng ta trong xã hội.
05/01/2015(Xem: 21344)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18904)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 10938)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]