Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Sự hy sinh và hạnh phúc gia đình

29/12/201112:00(Xem: 5567)
06. Sự hy sinh và hạnh phúc gia đình
PHẬT GIÁO
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Hoang Phong biên soạn và chuyển ngữ
(ấn bản thứ hai)

SỰ HY SINH VÀ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

« Sự thụ thai và hình thành của một đứa bé đòihỏi một khung cảnh đạo đức và một thái độ tinh thần thật đặc biệt.

Các khoa học gia cho biết ngay từlúc đứa bé còn nằm trong bụng, trạng thái tâm thần của người mẹ đã bắt đầu ảnhhưởng đến nó. Sự an bình trong tâm thức của người mẹ trong thời gian mang thai tác động rất tíchcực đến đứa bé sinh ra sau này.

Trái lại, nếu tâm thần của người mẹmang tính cách tiêu cực – chẳng hạn như giận dữ hay mang đầy thất vọng tronglòng – thì sẽ làm phương hại đến sự phát triển bình thường và lành mạnh của đứabé», (Lời giảng của ĐứcĐạt-lai Lạt-ma).

Khi còn trong bụng mẹ hài nhi đã phảigánh chịu ảnh hưởng từ những buồn vui của người mẹ, huống chi một đứa bé đã lớnkhôn, đã biết suy nghĩ để nhận ra những nỗi khổ tâm, những thất vọng trong lòngmẹ và cảm thấy bất lực không giúp gì được cho mẹ.

Sựkhổ tâm của người mẹ tất nhiên cũng gieo vào lòng con mình những đau buồn thậtkín đáo và sâu đậm, ảnh hưởng đến cuộc đời của nó trong tương lai. Nếu người mẹkhông thổ lộ được những nỗi đau buồn của mình và không có người thân nào chungquanh hiểu được những nguyên nhân làm cho mình buồn khổ thì đứa bé nào đủ sức đểbày tỏ sự lo âu và thất vọng trong lòng nó. Những đau buồn của cha mẹ sẽ đè nặngtrong lòng con cái suốt cuộc đời của chúng sau này.

Thếnhưng sự giận hờn hay vui sướng trong tim ta và tâm hồn ta dù phát sinh từ bấtcứ một nguyên nhân nào cũng đều phù du, hôm nay nó đang đày đọa ta hay làm chota hân hoan, ngày mai biết đâu lại sẽ không còn nữa.

Sởdĩ những xúc cảm ấy kéo dài lâu hay mau là do ta cố tình duy trì chúng, thế nhưngchắc chắn là ta không đủ sức để nuôi dưỡng chúng suốt cuộc đời mình. Làm sao tacó thể sống với oán hờn đè nặng trong lòng cho đến ngày nhắm mắt, và ngược lại tacũng không thể liên tục hân hoan cho đến phút lâm chung. Những gì phù du thì cứmặc cho chúng trôi đi để ta được nhẹ nhõm. Vì thế nếu có chuyện gì đau buồnchớm nở trong lòng thì nên dập tắt nó ngay đi.

Thậtvậy trong thế giới vô thường này có gì tồn tại mãi đâu, sắc đẹp kém đi, kiên nhẫncũng hao mòn. Thế nhưng dù cho cuộc sống đầy lo lắng, xô bồ và khó khăn có chelấp tình yêu lúc ban đầu thì vẫn còn lại cho chúng ta hôm nay một chút tình nghĩavợ chồng. Vậy đừng ném nó đi mà hãy giữ thật chặt trong tay như một gia tài vôgiá để nhìn vào đấy mà hy sinh cho nhau nhiều hơn nữa. Một cách cụ thể nếu cuộcsống đối với chúng ta có trở nên quá mệt mỏi thì hãy cố tìm cách gửi con cái vàđưa nhau đi xa vài ngày để nghỉ ngơi và nhất là để tìm lại tình yêu của thuởban đầu. Cái tình yêu đó có thật, nó chỉ tạm thời bị che lấp mà thôi.

Nếucó những thứ hạnh phúc bồng bột và thoáng qua thì cũng có những thứ hạnh phúc lâubền hơn. Hạnh phúc thoáng qua thường hay theo sau bởi sự bất thỏa mãn mang lại oánhận và đau buồn, chẳng hạn như thứ hạnh phúc chi phối bởi bản năng dục tính haythể dạng tâm thần chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và đòi hỏi quá nhiều nơi ngườikhác.

Vậyhạnh phúc lâu bền là gì ? Đấy là hạnh phúc được nhìn con cái lớn lên trongbối cảnh đầm ấm của gia đình, một thứ hạnh phúc đòi hỏi chúng ta biết hy sinhđôi chút, hy sinh cho vợ, hy sinh cho chồng, hy sinh cho con cái. Nếu đủ sức mởrộng thêm lòng mình thì ta có thể hy sinh cho cha, cho mẹ, cho láng giềng, cho tấtcả chúng sinh... Nếu trước đây ta đã từng hy sinh thì cũng nên tiếp tục hysinh, nào có mất mát gì thêm ?

Tìmđược một dịp may để hy sinh cho người khác một cách thiết thực quả hiếm hoi. Sựhy sinh đó thật cao cả và sẽ mang lại cho ta hạnh phúc, đấy là một thứ hạnh phúclâu bền và sâu xa.

Nếuta đã từng hy sinh rất nhiều khi mang nặng đẻ đau thì ta cũng nên tiếp tục hysinh thêm một tí nữa để bảo toàn sứ mạng của mình, làm tròn bổn phận của mình đốivới con cái trong kiếp sống phù du này. Thật vậy, tất cả chúng ta đều hiểu rằngcuộc đời thật ngắn ngủi.

Khônglẽ một người cha lại không nhìn thấy sự hy sinh cao cả đó của một người mẹ để làmhiển lộ sự hãnh diện trong lòng mình hay sao ? Sự hy sinh đó rất kín đáo vàthanh cao, vượt lên trên những lỗi lầm nhỏ nhặt phát sinh từ sự khổ nhọc và nhữngmối lo buồn của một người phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

Nếungười phụ nữ ấy đã từng hy sinh cho những đứa con của mình và đã có lúc cùng vớimình chia ngọt sẻ bùi, đã từng mang lại cho mình những phút giây êm ái, thìcũng nên mở rộng vòng tay cho người phụ nữ ấy tìm thấy một kẽ hở để ngả vào lòngmình.

Hoang Phong, 26.02.11


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 16111)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 13266)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 4596)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằng và Chân lý.
24/12/2010(Xem: 7239)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8136)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 23164)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
17/12/2010(Xem: 3332)
Giá cả, ít nhất là một phần ba thấp hơn mức trung bình, được liệt kê rõ ràng trên trang web của công ty. Giảm giá 10 phần trăm cho các thành viên. “Chúng tôi thậm chí còn đưa ra biên lai,” ông Hayashi nói.
15/12/2010(Xem: 8608)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 11571)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
13/12/2010(Xem: 24262)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]