Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

24/12/201109:31(Xem: 3806)
01. Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay
PHẬT GIÁO
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Sự canh tân của Phật giáo từ Đông sang Tây
Hoang Phong biên soạn và dịch

Vài lời giới thiệucủa người dịch:

Đại Học Phật giáo Âu châu trong bức thư hàng tháng (số 28 tháng 12, năm2010) gởi cho các thành viên có giới thiệu quyển sách "Le Monde du Bouddhisme" ("Thế giới Phật giáo") do hai Giáosư Heinz Bechert và Richard Gombrich chủbiên (nhà xuất bản Thames & Hudson, Paris, 1998). Bức thư cũng tríchdẫn vàgiới thiệu một bài viết trong quyển sách này mang tựa đề là "Phật giáo trong thế giới tân tiến ngày nay" của Giáo sư người Đức Heinz Bechert.Dướiđây là phần chuyển ngữ lời giới thiệu của Đại Học Phật giáo Âu châu và bài viếtcủa Heinz Bechert.

Lời giới thiệu củaĐại Học Phật giáo Âu châu về bài viết của Giáo sư Heinz Bechert :

Phật giáo"tân tiến",
Người Á châu"tây phương hóa Phật giáo" ra sao...

Trong vài thập niên gần đây chủ đề "Tây phương hóa Phật giáo"(occidentalisation) được người Tây phương mổ xẻ rất nhiều, thế nhưng người ta lạikhông biết rằng thông điệp của Đức Cồ-đàm Thích-ca Mâu-ni đã bị biến đổi trước khidu nhập vào thế giới Tây phương chưa đầy một thế kỷ nay...

Một trào lưu Phật giáo đổi mới tại Á châu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX gọilà "Phật giáo canh tân" ("modernisme bouddhique") có thể xemnhư là một hình thức " Phật giáo tin lành " (protestantismebouddhisme) thế nhưng một số lớn các các điểm đổi mới ấylại rất phù hợp với quan niệm của chúng ta [người Tây phương] đối với Phật giáo. Công trình của cácngười khởi xướng [Phật giáo tại Tây phương] mangchủ đích trước hết là tạo ra cho Phật giáo một hình ảnh hoàn toàn tương phản vớicác tôn giáo Thiên chúa tại Âu châu ; các quốc gia Á châu cũng nhân biến chuyểnđó biến Phật giáo của mình thành một "dụng cụ" tuyệt vời chống lạicác nhà truyền giáo Thiên chúa trong đám thực dân Anh và Pháp, và đồng thời tạora một nền móng giáo lý mang tinh thần quốc gia trên toàn thể Á-châu...

Vào đầu thế kỷ XX, tác động của phong trào này tạo ra ảnh hưởng mạnh trongcác quốc gia Á châu và cả Âu châu, đã góp phần không nhỏ vào sự bành trướng chungcủa Phật giáo sau khi được "tây phương hóa" [thànhmột phương tiện chống lại các tôn giáo hữu thần]. Ngày nay sự bành trướngđó vẫn đang tiếp diễn, mặc dù không mấy ai chú ý - đấy cũng là một bằng chứngcho thấy một sự thành công nào đó ! [vì sự bành trướngPhật giáo đã trở thành một sự kiện hiển nhiên]. Chúng tôi mời người đọctìm hiểu lịch sử và vài khía cạnh chính yếu của sự bành trướng Phật giáo qua bàiviết của Giáo sư đại học Heinz Bechert trong quyển sách trên đây mà ngày nay đãtuyệt bản.

Bài viết của Giáo sư Heinz Bechert

Bối cảnh Lịch sử

Sự bành trướng của Phậtgiáo nói chung đã chấm dứt cách nay khoảng một ngàn năm khi các đạo quân xâm lượcHồi giáo tràn vào A-phú-hãn (Afghanistan) và Tây bắc nước Ấn. Sau biến cố đó dùPhật giáo gặt hái được một vài thành công khi truyền bá sang Mông cổ và một vàilãnh thổ thuộc các sắc tộc nhỏ trong các vùng phía bắc và trung bộ Á châu, thếnhưng Phật giáo mất ảnh hưởng tại nhiều nước Á châu khác. Tại Ấn độ, Phật giáohoàn toàn biến mất vào năm 1500 dưới sự tàn phá khủng khiếp của các đạo quân xâmlược Hồi giáo vào thế kỷ XII, các nhóm Phật giáo lẻ tẻ còn sót lại cũng dần dầnbị Ấn giáo đồng hóa. Vào cùng thời kỳ này Phật giáo cũng bị loại khỏi vùng phíađông Turkestan (Sinkiang - Tân cương), và vùngnày cũng lọt vào tay người Hồi giáo. Hồi giáo cũng bành trướng sang Mã lai vàNam Dương (Inđônêxia) khiến cho Phật giáo biến mất tại các nơi này. Kể từ đầuthế kỷ XVII có thể nói là đảo Java hoàn toàn trở thành một lãnh địa của Hồi giáo.

Với cao trào đánh chiếmthuộc địa, trên sân khấu lịch sử hiện ra một kẻ thù mới (nouvel ennemi) của Phậtgiáo: đó là các nhà truyền giáo Thiên chúa đổ bộ khắp nơi vào đầu thế kỷ XVI.Thật ra người ta cũng không biết được nhiều những gì xảy ra phía sau sự liên kếtchặt chẽ giữa quyền lợi của đám người đánh chiếm thuộc địa và các hoạt động củacác nhà truyền giáo, vì thế chúng ta cũng chỉ nêu lên trường hợp của xứ Tíchlan làm thí dụ điển hình. Tại đây người Bồ-đào-nha bắt buộc tất cả dân chúngven biển trong vùng chiếm đóng của họ phải theo Thiên chúa giáo. Sau đó kể từ năm1636 người Hòa-lan lại tiếp tục công trình cải đạo do người Bồ-đào-nha để lạivà áp dụng cùng một chính sách từ trước, bắt buộc dân chúng phải theo Tin lànhgiáo, đồng thời đàn áp người Phật giáo, Ấn giáo và cả Thiên chúa giáo. Một sốngười Thiên chúa giáo phải bỏ trốn vào các vùng trung tâm của đảo thuộc vươngquốc Kandy, vìnhà vua của vương quốc này là một người Phật giáo chủ trương tự do tôn giáo đúngvới giáo lý Phật giáo từ ngàn xưa. Sau này khi người Hòa-lan ban bố tự do tôngiáo cho dân chúng của họ vào cuối thế kỷ XVIII, một phần lớn người dân trên đấtTích-lan cũng nhân cơ hội này để quay về với Phật giáo và Ấn giáo là các tôngiáo của tổ tiên họ.

Vào thế kỷ XIX người Phápvà người Anh chiếm cứ toàn bộ các vùng phía nam Á châu và hầu hết các quốc gia Đôngnam Á, chỉ trừ vương quốc Siam(trở thành Thái-lan). Những người đô hộ không trực tiếp xen vào các vấn đề tôngiáo trong các vùng lãnh thổ mà họ chiếm đóng. Thế nhưng trong giai đoạn đầu củaphong trào đánh chiếm thuộc địa, người Anh sử dụng chính sách ưu đãi những ngườicải đạo theo Thiên chúa giáo bằng cách ban cho họ một loạt đặc quyền... Do đó sinhra trong xã hội một giai cấp "ưu tú" chạy theo các giá trị và phong cáchsống của những người đô hộ mới.

Sự vực dậy của Phật giáo trong giai đoạn thứ nhất

Mặc dù các biện pháp khuyếndụ cải đạo trên đây được áp dụng, số người Phật giáo theo Thiên chúa giáo thậthiếm hoi. Vào cuối thế kỷ XIX, xu hướng chạy theo các giá trị truyền thống Tâyphương mất hết ảnh hưởng và một làn sóng mới quay về với văn hóa dân tộc bắt đầuphát sinh trong giới học thức và trưởng giả, các phong trào dành lại chủ quyềnquốc gia theo đó cũng được hình thành. Nước Tích-lan giữ vai trò quan trọng nhấttrong phong trào trên đây. Tại quốc gia này Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại bấtchấp những đợt tấn công tôn giáo ào ạt của người đô hộ Tây phương. Bắt đầu từ năm1865, nhiều cuộc tranh luận được tổ chức giữa các nhà sư Phật giáo và các cố đạoThiên chúa giáo nhằm mục đích so sánh giá trị của hai tôn giáo. Một tập sách tựađề là "Cuộc tranh luận lớn tạiPanadura" [một thị trấn phía nam Colombo]được phát hành năm 1873 ghi lại nội dung cuộc tranh luận giữa nhà sư MohottivatteGunananda Thera đại diện cho Phật giáo và các mục sư David de Silva và F. Sirimanneđại diện cho Thiên chúa giáo được xuất bản, đánh dấu một khúc quanh giữa Phậtgiáo Thiên chúa giáo tại Tích-lan. Ngay trong năm đó tập sách được dịch ra tiếngAnh và được một người Mỹ là ông J.M. Peebles tại BattleCreek thuộc tiểu bang Michiganphát hành. Quyển sách gây được sự chú ý của đại tá Henry Steel Olcott(1832-1907) người đã hợp tác với bà Blavatski (tên bà khi còn con gái là HélènaPetrovna Hahn von Rottenstern, 1831-1891) thành lập hội Thông thiên học. Thôngthiên học khác với Phật giáo trên rất nhiều điểm, thế nhưng nhờ uy tín rất lớncủa hai vị sáng lập nên hội Thông thiên lôi cuốn được nhiều người Mỹ và Âu châu,một loạt sách do Thông thiên học phát hành sau khi thành lập mang tựa đề "Phật giáo thần bí" cũng đã góp phầnkhông nhỏ vào sự thu hút đó.

phatgiaotantien001-content

Bà Héléna Petrovna và đại tá Henry Steel Olcott
sáng lập viên hội "Thông thiên học". Chính ôngOlcott là người sáng tạo
ra lá cờ Phật giáo ngày nay và được các tập thể Phật giáo trêntoàn thế giới sử dụng

Bà Blavatski và đại tá Olcott viếngthăm Tích-lan năm 1880 và chuyến du hành này đã đánh dấu giai đoạn hồi sinh củaPhật giáo tân tiến trên hòn đảo này. Cuộc viếng thăm Tích lan của hai người Tâyphương tiếng tăm, vốn ngưỡng mộ và có cảm tình với Phật giáo, đã mang lại sự phấnkhởi cho người Phật giáo địa phương, vào một thời điểm mà Thiên chúa giáo gầnnhư hùng cứ trên toàn thế giới. Olcott thiết lập Hội Thông thiên học tạiTích-lan với chủ đích bảo vệ Phật giáo và đồng thời ông mở các trường học phậtgiáo chuyên giảng dạy về giáo lý nhà Phật.

Trong thời kỳ phục hưng đầu tiên nàycủa Phật giáo xuất hiện một số nhân vật đáng chú ý, chẳng hạn như David Hewavitarne(1864-1933) [người Tích-lan] được nhiều ngườibiết đến dưới pháp danh Anaganka Dharmapala. Hewavitarne sinh trưởng trong một gia đình Phật giáo tại Tích-lan, theohọc một trường trung học Tin lành Anglican. Vào thời bấy giờ không có trường Phậtgiáo cho cấp trung học vì áp lực của các cơ quan truyền bá Thiên chúa giáo, cáccơ quan này xem những truyền thống lâu đời của Phật giáo như những thứ hỗn tạp vàcuồng tín. Ít ra tình trạng này cũng xảy ra trong giai đoạn đầu của chế độ thuộcđịa. Kinh nghiệm tuổi trẻ của cậu bé Hewavitarne lưu lại trong lòng cậu sự ghétcay ghét đắng bất cứ thể dạng nào của sự "man rợ thiên chúa giáo"("barbarie chrétienne").

phatgiaotantien005-contentphatgiaotantien003-content

David Hewavitarne, thường được biếtđến hơn dưới pháp danh Anagarika Dharmapala, người sáng lập Phật giáo"canh tân" tại Tích-lan, là sáng lập viên của Hội Maha-bodhi Society,và cũng là người hồi phục truyền thống tu tập "vipassana" dành chongười thế tục

Hewavitarnetìm gặp đại tá Olcott khi ông đến Tích-lan năm 1880. Năm 1889 Hewavitarne tháptùng Olcott đi Nhật bản, cuộc viếng thăm này đánh dấu mối bang giao đầu tiên giữaPhật giáo Nhật bản và Phật giáo Tích-lan trong thời kỳ lịch sử cận đại. KhiDharmapala [tức Hewavitarne] viếng Bồ-đề Đạo-tràng(Bodh-Gaya) vào năm 1891, ông rất đau lòng trước cảnh hoang tàn đổ nát của thánhtích thiêng liêng nhất của Phật giáo và quyết tâm vận động trùng tu di tích lịchsử này. Vào cùng năm đó Dharmapala thành lập "Hội Bodh-Gaya Mahabodhi"tại Colombo; đấy là hội Phật giáo quốc tế đầu tiên được thành lập nhằm mụcđích kết hợp người Phật giáo thuộc tất cả các quốc gia trên thế giới và biến Bồ-đềĐạo-tràng thành một biểu tượng sùng kính và thiêng liêng. Năm 1892 Hội MahaBodhi, tên gọi phổ biến của Hội Bodh-Gaya Mahabodhi, thiết lập trụ sở trungương tại Calcutta [Ấn độ] giúp đỡ người Ấn quayvề với Phật giáo.

phatgiaotantien009-contentphatgiaotantien007-content

Thánh tích Maha-bodhi (Đại Giác ngộ) tại Bồ-đề Đạo-tràng(Bodh-Gaya)
ảnh chụp trước khi trùng tu (vào năm 1870) và sau khi trùngtu

Sự hình thành của Phật giáo Tây phương

Trong hai mươi năm cuốicùng của thế kỷ XIX, Phật giáo trở thành một tôn giáo lớn mạnh tại nhiều quốcgia [Tây phương] mà trước đây không lâu Phậtgiáo trong các quốc gia ấy chỉ là một ngành nghiên cứu hoàn toàn mang tính cáchsử học. Thật vậy một số tư tưởng gia độc lập [các triếtgia không ngả theo một xu hướng tôn giáo hay phong trào nào của Âu châu]rất thán phục các giá trị tư tưởng Phật giáo. Sáng chói nhất phải nói là triếtgia người Đức là Schopenhauer (1788-1860). Đối với Schopenhauer Phật giáo là tôngiáo tốt nhất vượt lên trên tất cả các tôn giáo khác, hơn hẳn đạo Bà-la-môn vốnchủ trương phân chia giai cấp trong xã hội và còn cao hơn nữa đối với Thiên chúagiáo chủ trương các tư tưởng ngụy biện (idéesfallacieuses) về một vị Trời và các giới luật đạo đức quá tồi tệ bất kể đến loàisúc vật. Schopenhauer cho rằng triết học của ông phù hợp với giáo lý của Đức Phật.Mặc dù sự hiểu biết của Schopenhauer được căn cứ vào các nguồn tư liệu Phậtgiáo thiếu sót và không được chính xác của tiền bán thế kỷ XIX, thế nhưng tư tưởngtriết học của ông và Phật giáo mang nhiều khía cạnh tương tợ nhau. Khi nghiên cứusâu xa triết học của Schopenhauer người ta có cảm giác như đấy là một thứ giáolý Phật giáo nhưng còn mang nhiều khiếm khuyết. Kể từ cuối thế kỷ XIX triết họccủa Schopenhauer được đại chúng ưa chuộng. Sự ngưỡng mộ của ông đối với Phật giáogóp phần không nhỏ vào sự quảng bá các tư tưởng Phật giáo do ông chủ xướng, ôngcho rằng Phật giáo không phải chỉ là một chủ đề nghiên cứu suông mà còn là mộtcách sống và suy tư mà con người có thể tìm thấy chính mình trong đó.

phatgiaotantien011-contentphatgiaotantien013-content

Arthur Schopenhauer vàEdwin Arnold

Tại Anh quốc, EdwinArnold (1832-1904) xuất bản vào năm 1879 một tập thơ mang tựa đề "La Lumière de l'Asie, ou la granderenonciation : la vie et la pensée de Gautama, prince de l'Inde et fondateur duBouddhisme, telle qu'elle est racontée en vers par un bouddhiste indien"("Ánh sáng của Á châu hay sự từ bỏthế tục trọng đại : cuộc đời và tư tưởng của vị Cồ-đàm, một hoàng thân Ấn độsáng lập ra Phật giáo, theo những lời tường thuật bằng thi ca của một người Phậtgiáo Ấn độ"). Đại tá Olcott thì cho xuất bản quyển "Le cathéchisme bouddhique selon le canon del'Église du Sud" ("Giáo lýPhật giáo theo kinh sách của trường phái phương Nam")tại Colombo vàonăm 1881. Quyển sách này sau đó được xuất bản lần đầu ở Mỹ tại Boston vào năm 1885. Ba nămsau một tác giả người Đức tên là Friedrich Zimmermann xuất bản một quyển sáchdưới bút hiệu Subhadra Bhikshu tựa là : "Cathéchisme bouddhique : introduction à l'enseignement du BouddhaGautama" ("Giáo lý Phậtgiáo : tìm hiểu giáo huấn của Đức Phật Cồ-đàm"), ngay sau đó quyển sáchđược dịch ra mười thứ tiếng khác nhau. Tác giả cho biết là ông cố gắng trình bàyPhật giáo đúng theo giáo lý chính thống của Đức Phật bằng cách loại bỏ các thêmthắt do các nhà tu uyên bác sau này ghép thêm vào trong mục đích thổi phồng nhữnglời giảng dạy của Đức Phật, đồng thời ông cũng loại bỏ những chuyện mê tín vàtưởng tượng của đại chúng làm rườm rà thêm những lời giáo huấn của Đức Phật. Tómlại sự hiểu biết về Phật giáo của những người Tây phương đầu tiên được căn cứ vàokinh sách Pa-li đúng theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada).

Các kết quả nghiên cứu khoahọc vượt bực do các chuyên gia về Phật giáo thực hiện trong khoảng hai mươi lămnăm sau cùng của thế kỷ XIX đã góp phầntích cực vào việc đánh giá lại các nguồn tư liệu xưa của Phật giáo. Các cuộcnghiên cứu sâu rộng đầu tiên được một nhà bác học người Pháp là Eugène Burnouf(1801-1852) thực hiện và quyển sách nổi tiếng nhất của ông là "Introduction à l'histoire du Bouddhismeindien" ("Tìm hiểu lịch sửPhật giáo Ấn độ") phát hành vào năm 1844. Hầu hết các công cuộc nghiêncứu Burnouf được căn cứ vào kinh sách tiếng Phạn của Đại thừa và đồng thời ôngcũng dịch bộ kinh "Saddhadharmapundarika"tức là "Kinh Hoa sen" [Diệu pháp liên hoa kinh] vào năm 1852. Tuy nhiên cáchọc giả Tây phương suy ra được lịch sử chính thống của Đức Phật và giáo lý củaNgài là nhờ vào các công cuộc tra cứu toàn bộ hệ thống kinh điển Pa-li. Hai họcgiả góp phần lớn nhất vào các công cuộc nghiên cứu trên đây là một người Anh ThomasWilliams Rhys Davids (1843-1922) và một người Đức Hermann Oldenberg (1854-1920).

phatgiaotantien015phatgiaotantien017phatgiaotantien019

Từ trái sang phải : Eugene Burnouf,Thomas Williams Rhys Davids và Hermann Oldenberg

Hai quyển sách "Buddhism, Being and Sketch of the Life andTeaching of Gautama, the Buddha" (Phậtgiáo: Con người, Tiểu sử và Giáo lý của Đức Phật Cồ-đàm") (1877) củaRhys Davids và "BuddhaSein Leben, Seine Lehre, Seine Gemeinde"("Đức Phật: Cuộc đời, Giáo lý vàTăng đoàn của Ngài") (1881) của Oldenberg đánh dấu thời kỳ nghiên cứuđầu tiên của Phật giáo tân tiến. Oldenberg đồng thời cũng điều khiển một ban dịchthuật và xuất bản toàn bộ Luật tạng(Vinaya Pitaka) gồm năm quyển(1879-1883). Công trình nghiên cứu và dịch thuật của ông đã góp phần không nhỏvào việc nghiên cứu Phật giáo xưa dựavào các nguồn tư liệu vẫn còn được xem là căn bản và giá trị nhất cho đến nay.Năm 1881 Rhys Davids thành lập Hội kinh điển Pa-li ("Pali TextSociety") tại Anh quốc với mục đích dịch thuật và phát hành các kinh điển Pa-livà các tập sách bình giải của học phái Phật giáo Nguyên thủy (Theravada). Trongkhoảng thời gian hoạt động đầu tiên kéo dài suốt ba mươi năm, hiệp hội này nhờsự cộng tác thêm của nhiều học giả từ các nước khác đã xuất bản được nhiều tập kinhquan trọng thuộc kinh điển Pa-li.:

Vào khoảng năm 1990 trởvề sau này các người Phật giáo Tây phương thuần thành ngày càng đông đảohơn vàtỏ ra rất tích cực. Người Phật giáo đầu tiên gia nhập Tăng đoàn là một ngườiAnh tên Allan Bennett McGregor (1872-1923). Trước đó ông tham gia một nhóm chủtrương sự huyền bí (occultisme - occultism) thế nhưng sau đó từ bỏ và sang Tích-lantu học. Năm 1902 ông được thụ phong tỳ kheo tại Akyab Miến điện, pháp danh làAnanda Metteyya. Hai năm sau tại Rangoon[thủ đô Miến điện] Anton Gueh (1878-1957) mộtdanh tài vĩ cầm người Đức cũng gia nhập Tăng đoàn với pháp danh Nyanatiloka, ônglà người Âu châu thứ hai xuất gia. Ông rất uyên thâm về Phật pháp lại tutập rấtchuyên cần do đó ông được nhiều người trênthế giới biết đến. Ông trải qua phần lớn cuộc đời còn lại tại Tích-lan. Vào năm1911 ông được cử làm trụ trì một ngôi chùa trên đảo Polgasduwa gần Dodanduwa [thuộc vùng bờ biển phía nam của Tích-lan]. Nhiều ngườiÂu châu kéo nhau đến Tích-lan xin quy y với ông, trong số các đệ tử của ông cómột người lừng danh nhất pháp danh là Nyanaponika, là một nhà bác học Phật giáovẫn còn sống và vô cùng tích cực [thật ra thì Nyanaponikađã mất vào năm 1994, tức hai năm trước khi quyển sách của Heinz Bechert được xuấtbản].

phatgiaotantien021-contentphatgiaotantien023-content

Bên trái : Allan Bennett Mcgregor (pháp danh AnandaMatayya)
Bên phải : Anton Gueth (pháp danh Nyanatiloka)

Bắt đầu từ năm 1897, AnagarikaDharmapala thành lập các tổ chức Phật giáo đầu tiên tại Âu châu, đấy là các chinhánh của hội Maha Bodhi Society. Sau đó ông lên đường sang Mỹ theo lời mời củamột người Phật giáo Hoa-kỳ là Paul Carus. Năm 1903, Karl Seidenstüker một họcgiả có tiếng nghiên cứu kinh sách Pa-li đứng ra thành lập tại Leipzig hiệp hộiPhật giáo đầu tiên tại nước Đức, mang tên là "Buddhistischer Missionsvereinfür Deutschland" ("Hiệp hội các tu sĩ Phật giáo Đức quốc"). Cùngnăm đó, một vị tỳ kheo người Anh là Ananda Mettayya đã nhắc đến trên đây, thànhlập một hội Phật giáo quốc tế lấy tên là "Buddhasasana Samagama" tạiRangoon, chi nhánh của hội này mọc ra khắp nơi trong nhiều quốc gia khác. HộiPhật giáo đầu tiên của Anh quốc mang tên là "Hội Phật giáo Anh quốc và Ái-nhĩ-lan",được thành lập tại Luân đôn vào năm 1907 và người chủ tịch đầu tiên là T.W.Rhys Davids, hội tồn tại đến năm 1926. Phần lớn các hiệp hội Phật giáo Âu châu không tồn tại lâu dài vì thế cácnhóm Phật giáo rải rác còn cần phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa.

Phật giáo tân tiến ngày nay

Như chúng ta thấy trên đâycó một sự liên hệ chặt chẽ nào đó giữa sự hồi sinh của Phật giáo Đông phương vàcác đợt du nhập của Phật giáo vào Tây phương. Sự liên hệ đó không phải chỉ mangtính cách tổ chức mà đúng hơn tượng trưng cho một khuynh hướng diễn đạt mới củaPhật giáo dưới hình thức một hệ thống tư tưởng có thể gọi là "Phật giáo canhtân" ("Modernisme Boudhisme"). Phật giáo Á châu vào đầu thế kỷXIX cho thấy vô số hình thức khác nhau cả về tư tưởng lẫn phương pháp tu tập,qua những hình thức đó Phật giáo pha lẫn với các truyền thống lâu đời và các ảnhhưởng văn hóa địa phương. Dựa vào các kết quả khảo cứu thực hiện trong suốt thếkỷ XIX căn cứ vào các tư liệu xưa nhất, các học giả đã biên soạn lại phần giáolý có thể xem là chính thống nhất của Đức Phật. Các học giả và các người Phật tửtân tiến phát hiện lại Phật giáo "chính thống" dưới thể dạng của mộthệ thống tư tưởng triết học, hệ thống đó hướng vào một mục đích duy nhất là giúploại bỏ khổ đau và giải thoát con người ra khỏi chu kỳ tái sinh. Các truyền thốnglâu đời, các phép mầu và tất cả các chuyện khác mà các tư tưởng gia hiện đại khôngthể chấp nhận được đều phải xem là các thứ thêm thắt hoặc là các khía cạnh thoáihóa của Phật giáo trên suốt dòng lịch sử tiến hoá.

Phật giáo nhờ thế mà đãtrở thành một phương thức suy tư mang tính cách duy lý. Mọi người đều biết là ĐứcPhật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãysử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập và thiền định để kiểm chứnghiện thực. Do đó các người Phật giáo tân tiến định nghĩa Phật giáo như "tôngiáo của lý trí" với hậu ý chống lại các tôn giáo khác chủ trương sự tintưởng mù quáng vào các giáo điều (religions de la croyance aveugle en desdogmes) như Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do thái giáo. Các người Phật giáo tântiến chỉ trích các khái niệm về Trời và linh hồn do các tôn giáo Tây phương quảngbá và cho rằng đấy là những gì không phù hợp với lý trí và cách nhìn thực tế vềthế giới chung quanh.

Tôi chỉ xin kể ra đâyba trong số rất nhiều tác giả viết về chủ đề Phật giáo tân tiến : AnagarikaDharmapala một tác giả rất nổi tiếng đã viết nhiều tiểu luận sau đó được gom lạivà xuất bản vào năm 1965 dưới tựa đề "Returnto Righteousness" ("Quay vềvới Đạo đức"); học giả Nhật bản Hajime Nakamura trong quyển "The ways of Thinking of Eastern Peoples"("Cách suy nghĩ của người Đôngphương") (Honolulu, 1964) giải thích thật cao siêu các tư tưởng Phậtgiáo, cách giải thích của ông rất phù hợp với thời đại ngày nay và đã chinh phụcđược uy tín trên toàn thế giới ; và triết gia K.M. Jayatilleke (1920-1970) của đạihọc Paradeniya của Tích-lan là một trong những người giải thích triết học Phậtgiáo xưa mạch lạc nhất dựa vào cách tiếp cận của triết học hiện đại.

Sự canh tân Phật giáo dùsao cũng không phải là một phong trào thuần nhất. Không có gì hoàn toàn, một sốyếu tố cổ truyền vẫn còn tồn tại trong một vài đường hướng canh tân của Phật giáo.Hơn nữa sự canh tân Phật giáo tại một số quốc gia Nam Á châu như Tích-lan và nhấtlà Miến điện ngay từ giai đoạn khởi đầu đã gắn liền với các vấn đề chính trị vàxã hội. Cải cách xã hội do đó cũng là một trong các mục tiêu của Phật giáo canhtân tại các nước trên đây. Anagarika Dharmapala qua các bài viết đầu tiên củaông và một số các nhà lãnh đạo Phật giáo khác tại Á châu đã thổi phồng quá đángtrong mục đích khẳng định Phật giáo như là một tôn giáo dân tộc với hậu ý giúp Phậtgiáo tìm lại "vị trí của nó" trong cộng đồng quốc gia và xã hội. Họchứng minh cho thấy để cai trị thuộc địa thực dân tìm đủ mọi cách hủy diệt Phậtgiáo, và nổ lực phục hưng tôn giáo của họ là một cách tham gia tích cực vào côngcuộc tranh đấu dành lại nền độc lập cho xứ sở.

Tại Tích-lan "Phậtgiáo dân tộc" cho thấy một lịch sử lâu dài. Sự liên hệ chặt chẽ giữa Phậtgiáo và người Cingalais [dân tộc chính tại Tích-lan]từng được báo chí ca ngợi, nhất là tờ "Mahavamsa" nêu lên câu chuyện lịchsử nổi tiếng về người "anh hùng Dutthagamani", ông là vị vua đã giảiphóng hòn đảo Tích-lan khỏi sự đô hộ ngoại bang (của người tamil) vào thế kỷ thứII sau Tây lịch. Tờ báo nêu lên vai trò bảo vệ Phật giáo của người Cingalais vànhắc lại bổn phận của Tăng đoàn phải bảo toàn "tôn giáo dân tộc" vì đólà gia tài văn hóa của người dân Cingalais.

Tại Miến điện, người dâncũng tự đồng hóa mình với Phật giáo, sức đồng hóa đó cũng mạnh mẽ không kém ngườiTích-lan. Tuy nhiên trong cả hai quốc gia này vẫn có một số khác biệt giữa hainhóm Phật giáo canh tân và Phật giáo bảo thủ, các khác biệt này có thể nhận thấyqua các cuộc tranh luận chính trị thúc đẩy bởi các xu hướng cải cách Tăng đoànbằng phương tiện lập pháp.

Dầu sao đi nữa Tăngđoàn Phật giáo cũng giữ một vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ sự vẹn toàn quốcgia tại Tích-lan và Đông nam Á. Qua nhiều thế kỷ các vị tỳ kheo giữ vai trò trung gian trong sự giao tiếp giữa các tập thểdân chúng, nhất là trong các làng mạc. Mối liên hệ giữa tập thể người xuất giavà dân chúng trong các làng mạc vẫn còn nắm vai trò chủ yếu trong đời sống thônquê tại các nước Phật giáo. Đối với dân chúng thành thị hay bán-thành- thị xuấthiện vào thời kỳ thuộc địa hay sau thuộc địa, Phật giáo là biểu tượng của tinhthần dân tộc đương đầu với sự thống trị và sự xâm nhập của văn hóa ngoại bang.Các tác giả viết về Phật giáo canh tân ca tụng hình ảnh lý tưởng của cuộc sống trướckia trong các vương quốc tiền thuộc địa, giai cấp trung lưu mới trong xã hội rấtthích các loại bài viết này. Sự vững tin trong lòng họ phát lộ ra ngoài bằng nhữngbiểu hiện dưới những hình thức mới mẻ, chẳng hạn như những pho tượng Phật khổnglồ được dựng lên khắp nơi, từ các ngã tư đường đến các đỉnh đồi hoặc các nơiquan trọng. Gananath Obeyesekere có nói đến các biểu tượng đặc biệt này và gọiđấy là "Đức Phật ở các nơi họp chợ".

"Canh tân " về Thiền định

Trong số các khía cạnh đổimới của Phật giáo canh tân có thể nêu lên việc cải tiến và truyền bá các kỹ thuậtthiền định. Cách tu tập thiền định được lưu truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ kháckhông gián đoạn. Thế nhưng theo truyền thống, việc tu tập thiền định không hềđược đem ra quảng bá rộng rãi trong dân chúng, người thầy chỉ trực tiếp truyền dạythiền định cho một số đệ tử được chọn lựa cẩn thận. Các tu viện giảng dạy thiềnkhá giới hạn trong quá khứ và ngay cả tại Tích-lan truyền thống tu tập thiền địnhcổ truyền đã biến mất vào giữa thế kỷ XIX.

Vào khoảng 1890,Anagarika Dharmapala đã tìm thấy trong một ngôi chùa ở Bambaragala [một vùng thôn quê thuộc miền đông của đảo Tích-lan] mộtbản chép tay từ một quyển sách giáo khoa trước tác bằng ngôn ngữ Cingalais chỉdạy về thiền; bản chép tay này về sau được hội "Pali Text Society" ấnhành dưới tựa đề "The Yogavachara'sManual" ("Tập sách dẫn giảivề Thiền định"), tập sách được dịch sang tiếng Anh với tựa đề "The Manual of a Mystic". Sau khinghiên cứu tập sách này Dharmapala quyết định quảng bá phương pháp tu tập này.Tại Miến điện cũng vào cùng thời kỳ trên đây một vị thera[người tỳ kheo lão thành và uyên bácnhất trong Tăng đoàn] là Narada sau khi nghiên cứu các kinh sách xưa quyếtđịnh làm sống lại truyền thống tu tập satipatthara[sự chú tâm]. Ông sáng lập ra học phái thiềnchú tâm satipattharacủa Miến điện, họcphái này vẫn tồn tại cho đến nay. Nhà sư danh tiếng Mahasi Sayadaw [một vị đại sư lừng danh của Miến điện, 1904-1982] cũngtu tập theo phép thiền định này. Trên đây là các phương pháp tu tập thiền địnhkhông mấy chính thống lắm đã được các người Phật giáo canh tân thiết lập. Tu tậpthiền định cũng được quảng bá bằng nhiều phương tiện trước đây chưa hề có, chẳnghạn như các trung tâm thiền định được thành lập dành cho những người thế tục, tạicác nơi này họ có thể theo học các khóa thực hành thiền định mà trước đây chỉ dànhriêng cho người xuất gia đã thụ phong và đã được chọn lựa cẩn thận.

phatgiaotantien025-contentphatgiaotantien027-content

Bên cạnh tỳ-kheo Mahasi Sayadaw (bên trái) là cư sĩ U BaKhin (bên phải),
người rất tích cực trong việc quảng bá thiền"vipassana" tại Miến điện
và trên toàn thế giới (nhờ vào người đệ tử của ông là Goenka)

Hình thức tu tập thiền định dành chongười thế tục không phải là chủ trương riêng của các trung tâm hành thiền mớiđược thành lập, vì các vị thầy được huấn luyện theo các phương pháp cổ truyền cũngđứng ra giảng dạy cho người thế tục. Trong giai đoạn đầu phong trào canh tân Phậtgiáo còn mang nặng khía cạnh tâm linh và triết học, thế nhưng càng về sau phongtrào này càng nghiêng nhiều hơn vào việc tu tập thiền định.

Nếu không có sự góp phần trên phươngdiện tâm linh và triết học của Phật giáo canh tân nhất định là sự hồi sinh củaPhật giáo Á đông và cả sự truyền bá Phật giáo vào thế giới Tây phương cũngkhông thể xảy ra được. Sự bành trướng và cải tiến của giới xuất gia nơi chùachiền thúc đẩy bởi sự canh tân của Phật giáo đã động viên hàng loạt tăng đoàn trongcông tác quảng bá các lý tưởng Phật giáo trong quảng đại quần chúng trong khắp cácnước Phật giáo Á châu.

Vài lời góp ý của ngườidịch

Người dịch xin được góp một vài thiển ý như sau :

1- Bài viết mang tựa đề là Phậtgiáo trong thế giới tân tiến ngày nay, nhưng thật ra nội dung lại hướng nhiềuhơn về lịch sử. Xin nêu lên một thí dụ, hiện nay số người theo Phật giáo trên đấtPháp là một triệu người, đây là con số chính thức đã được Bộ Nội Vụ của chínhphủ Pháp công nhận. Theo các hội đoàn Phật giáo thì con số này ít nhất cũng phảilà hai triệu. Trong số đó khoảng 2/3 theo Phật giáo Tây tạng, số còn lại hầu hếttu tập theo Thiền học, số người theo Phật giáo Nguyên thủy tương đối ít. Thế nhưngHeinz Bechert không đề cập gì nhiều đến Phật giáo Đại thừa và chỉ nói đến Phậtgiáo Nguyên thủy, vì thế bài viết của ông không "cập nhật hóa" lắm vớithế giới tân tiến ngày nay theo như tựa của bài viết.

2- Bài viết nêu lên sự "đổi mới" trong Phật giáo từ Đông sangTây, theo Heinz Bechert đó là một hình thức "Phật giáo canh tân". Đâylà một cách nhìn hoàn toàn Tây phương. Dưới con mắt của một người Phật giáo khôngcó gì đổi mới hay tân tiến, không có gì thụt lùi hay bảo thủ, tất cả các hiệntượng lôi kéo nhau mà biến động, tùy thuộc vào cơ duyên và sự vận hành của hiệntượng tương liên, thuận theo quy luật của nhân quả.

Thời gian đối với Phật giáo không phải là một đường thẳng "đơn chiều"mà lại mang tính cách "chu kỳ". Vì thế khi nói đến canh tân, đổi mới,hiện đại, tân tiến..., theo Phật giáo đấy chỉ là các cách diễn đạt quy ước vànhị nguyên. Thí dụ sự tái sinh đối với Phật giáo không phải là một hình thức"đổi mới" hay "canh tân" mà đấy chỉ là một cách "quayvề" với các hành động mà chính mình thực thi trước đây.

3- Bài viết nêu lên vai trò của Phật giáo trong bối cảnh lịch sử khá đặcbiệt của thế kỷ XIX tại Á châu, đó là cao trào đánh chiếm thuộc địa của các nướcTây phương Thiên chúa giáo. Sự bùng dậy của Phật giáo là một hình thức phản ứnghay tự vệ, không hẳn là một sự canh tân theo cách nhìn của Heinz Bechert. Trongkhi đó trên quê hương của những người đánh chiếm thuộc địa, người dân khám phára Phật giáo như là một thứ gì bổ khuyết cho những đòi hỏi của họ trên phươngdiện tâm linh, lý do là một số người Tây phương không thể chấp nhận được những sựphi lý trong các tín ngưỡng lâu đời của họ.

Trong thế kỷ XIX hai sự kiện sau đây xảy ra gần như cùng lúc với nhau :sự "cải tiến" của Phật giáo Á châu và sự "thâm nhập" của Phậtgiáo vào thế giới Tây phương. Heinz Bechert liên kết hai sự kiện đó với nhau vàđánh giá Phật giáo như một thứ "dụng cụ" hay "khí giới" chốnglại ngoại xâm dưới cả hai hình thức vũ lực và tôn giáo, và người Tây phương cũngsử dụng "khí giới" đó hay "dụng cụ" đó để chống lại nhữnggiáo điều trong các tín ngưỡng lâu đời của họ. Thật ra đấy cũng chỉ là một cáchnhìn hay một cách diễn đạt mà thôi, không phải là một cách mô tả hiện thực, ítnhất là theo tinh thần Phật giáo. Phật giáo hướng vào sự biến cải bên trong củamỗi con người, không chống lại bất cứ một sức mạnh nào bên ngoài. Tóm lại cáchnhìn hay cách giải thích các hiện tượng như trên đây của Heinz Bechert mang tínhcách Tây phương nhiều hơn là Phật giáo.

Dầu sao cũng phải công nhận Heinz Bechert đã nhấn mạnh đến vai trò và sứcmạnh của Phật giáo trong bối cảnh đánh chiếm thuộc địa trong thế kỷ XIX. Sức mạnhđó đã giúp cho một số quốc gia Á châu nhanh chóng dành lại được nền độc lập vàbảo tồn được tín ngưỡng và văn hóa của mình, không cần đến vũ lực và những thứchủ thuyết ngoại lai không tưởng khác.

4- Dầu sao tầm nhìn của Heinz Bechert cũng vô cùng bao quát, xuyên quathời gian và không gian, chính xác từng chi tiết, đáng cho chúng ta ngưỡng mộ vànhìn vào đấy như một đề tài suy tư về Phật giáo nói chung và về bối cảnh cũngnhư quá trình lịch sử của quê hương chúng ta trong thời kỳ cận đại.

Bures-Sur-Yvette, 08.12.10

HoangPhongchuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 3445)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 5227)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 5908)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5026)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 12890)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 17746)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 13304)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 11898)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 5952)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8311)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567