Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02

09/10/201116:04(Xem: 7254)
02

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN II

II

C

húng ta đã và đang nói về sự sợ hãi; và bạn không nghĩ rằng điều gì chúng ta gọi làtôn giáo là kết quả của sự sợ hãi, hay sao? Chắc bạn đã nhận thấy cha mẹ của bạn, ông bà của bạn, hay họ hàng của bạn đi đến đền chùa, tôn thờ một hình tượng, lặp lại những câu văn từ kinh Gita hay những quyển sách thiêng liêng khác, hay thực hiện nghi thức thờ cúng nào đó. Làm những việc này và tin tưởng điều gì đó, là điều gì chúng ta gọi là tôn giáo. Nhưng bạn nghĩ nó là như thế, hay sao? Đi đến đền chùa, đặt những bông hoa tại dưới một bức tượng được làm bằng tay, thực hiện nghi thức thờ cúng nào đó ngày sang ngày, năm sang năm cho đến khi bạn chết – đó là tôn giáo?

Và nếu tôn giáo không là tôn thờ một vật được làm bằng tay, vậy thì liệu nó là tôn thờ cái gì đó được sáng chế bởi cái trí? Khi bạn vào một ngôi đền bạn thấy ở đó một bức tượng mà người điêu khắc nào đó đã chạm khắc từ đá. Người ta đặt những bông hoa trước bức tượng này, họ tưới nước trên nó, họ mặc quần áo cho nó; đó là điều gì họ gọi là tôn giáo, và họ nghĩ nó là không tôn giáo khi không làm những việc này.

Chúng ta cũng có một ý tưởng của Thượng đế nên là gì, và ý tưởng đó được sáng chế bởi cái trí, đúng chứ? Bức tượng được làm bởi cái trí qua bàn tay, và ý tưởng của Thượng đế được sáng chế và được giam giữ trong cái trí như điều gì đó tuyệt vời, cái gì đó được tôn thờ giống như bức tượng thiêng liêng. Cả ý tưởng lẫn bức tượng đều được sáng chế bởi cái trí, đúng chứ? Chắc chắn, chúng không là Thượng đế, bởi vì cái trí đã sáng chế chúng. Ở Châu âu bạn sẽ thấy hình ảnh được chạm khắc của một con người bị lột bỏ quần áo và bị đóng đinh trên một cây thánh giá, và họ tôn thờ hình tượng đó. Ở Ấn độ chúng ta làm cùng sự việc trong một cách khác. Dù ở Ấn độ, ở Châu âu hay ở Mỹ, chúng ta hướng về một hình ảnh để cầu nguyện, chúng ta tôn sùng một ý tưởng, và dần dần chúng ta thiết lập một việc được gọi là tôn giáo – một tôn giáo được sáng chế bởi cái trí.

Bạn thấy, chúng ta sợ hãi sống một mình, chúng ta thèm khát người nào đó hướng dẫn chúng ta. Tại tuổi của bạn, chúng ta muốn được giúp đỡ bởi người mẹ của chúng ta, bởi người cha của chúng ta, bởi người ông của chúng ta, và khi chúng ta lớn lên chúng ta vẫn còn muốn người nào đó giúp đỡ chúng ta, bởi vì sống rất khó khăn; chúng ta muốn một người cha lành bảo vệ chúng ta, chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Thế là, từ sự sợ hãi của sống một mình, của không được giúp đỡ, chúng ta tin tưởng Thượng đế mà sẽ giúp đỡ chúng ta; nhưng nó vẫn còn là một sáng chế của cái trí, đúng chứ? Bởi vì chúng ta sợ hãi và muốn được hướng dẫn và được chỉ bảo điều gì là đúng đắn và điều gì là sai lầm, khi chúng ta lớn lên chúng ta thiết lập một tôn giáo mà không là tôn giáo gì cả. Tôi nghĩ, tôn giáo là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn, và muốn tìm được điều đúng thật chắc chắn chúng ta phải được tự do khỏi sự việc mà con người đã sáng chế. Bạn theo kịp chứ? Muốn tìm ra Thượng đế là gì, muốn khám phá điều gì đó là sự thật, người ta phải được tự do khỏi tất cả những giăng bẫy của tôn giáo giả mạo mà con người đã áp đặt vào chính anh ấy. Bạn có thể khám phá điều đúng thật chỉ khi nào bạn hoàn toàn được tự do khỏi sự sợ hãi, mà có nghĩa rằng khi bạn lớn lên và đi vào thế giới bạn phải có thông minh để tìm ra bạn sợ hãi cái gì – đem nó ra khỏi những ngõ ngách giấu giếm của cái trí, quan sát nó và không chạy trốn nó.

Hầu hết chúng ta đều sợ hãi sống một mình. Liệu chúng ta có khi nào ra ngoài dạo bộ một mình? Rất hiếm hoi. Chúng ta luôn luôn muốn người nào đó theo cùng chúng ta bởi vì chúng ta muốn huyên thuyên, chúng ta muốn kể cho người nào đó một câu chuyện, luôn luôn chúng ta đang nói, đang nói, đang nói; vì vậy chúng ta không bao giờ một mình, đúng chứ? Khi người ta lớn lên và có thể ra ngoài dạo bộ một mình, người ta khám phá rất nhiều điều. Người ta khám phá cách suy nghĩ riêng của người ta, và sau đó người ta bắt đầu quan sát tất cả những sự việc chung quanh người ta – người ăn mày, người dốt nát, người thông minh, những người giàu có và những người nghèo khổ; người ta trở nên nhận biết được những cái cây, những con chim, ánh sáng trên một chiếc lá. Bạn sẽ thấy tất cả điều này khi bạn ra ngoài một mình. Trong một mình, chẳng mấy chốc bạn sẽ phát giác rằng bạn sợ hãi. Và do bởi chúng ta sợ hãi nên chúng ta đã sáng chế cái việc này được gọi là tôn giáo.

Vô số sách đã viết về Thượng đế và bạn nên làm gì để đến gần Ngài; nhưng cơ bản của tất cả nó là sự sợ hãi. Chừng nào người ta còn sợ hãi, người ta không thể tìm được bất kỳ thứ gì đúng thật. Nếu bạn sợ hãi bóng tối, bạn không dám ra ngoài, thế là bạn trùm mền lại và đi ngủ. Muốn ra ngoài và nhìn ngắm, muốn tìm ra điều gì là đúng thật, phải có tự do khỏi sự sợ hãi, đúng chứ? Nhưng bạn thấy, được tự do khỏi sự sợ hãi khó khăn lắm. Hầu hết những người lớn tuổi đều nói rằng bạn có thể được tự do chỉ khi nào bạn lớn lên, khi bạn đã thâu lượm hiểu biết và đã học hành để kỷ luật cái trí. Họ nghĩ tự do là điều gì đó rất xa xôi, tại khúc cuối, không phải tại khởi đầu. Nhưng chắc chắn phải có tự do ngay từ niên thiếu, ngược lại bạn không bao giờ được tự do.

Bạn thấy, bởi vì chính những người lớn tuổi sợ hãi, họ kỷ luật bạn, họ bảo bạn điều gì là đúng đắn và điều gì là sai lầm; họ nói bạn phải làm việc nàyvà không làm việc kia, bạn phải suy nghĩ điều gì mọi người sẽ nói. Có mọi hình thức của kiểm soát để bắt buộc bạn phải phù hợp vào khe rãnh, vào một cái khung, một khuôn mẫu, và đây được gọi là kỷ luật. Bởi vì còn rất nhỏ, và từ sự sợ hãi riêng của bạn, bạn vâng lời, nhưng việc đó không giúp ích bạn, bởi vì khi bạn chỉ vâng lời bạn không hiểu rõ.

Lúc này, hãy quan sát nó từ cách khác. Nếu bạn không bị kỷ luật, nếu bạn không bị kiểm soát, bị kiềm chế, bạn sẽ làm việc gì bạn ưa thích? Bạn sẽ làm vì bạn ưa thích nếu không ai bắt buộc bạn phải làm gì? Có thể bạn sẽ làm lúc này, bởi vì bạn quen thuộc bị ép buộc, bị kiềm chế, bị đặt trong một cái khung, nhưng như một phản ứng bạn sẽ làm việc gì đó trái ngược nó. Nhưng giả sử rằng từ niên thiếu, ngay từ khởi đầu khi bạn trải qua trường học, giáo viên nói những vấn đề với bạn và không chỉ bảo cho bạn việc gì bạn nên làm – vậy thì bạn sẽ phản ứng như thế nào? Nếu ngay từ khởi đầu khi bạn trải qua trường học, giáo viên giải thích rằng tự do là bước đầu tiên, không phải bước cuối cùng khi bạn sắp sửa chết, vậy thì việc gì sẽ xảy ra?

Điều khó khăn là muốn được tự do đòi hỏi nhiều thông minh; và bởi vì bạn vẫn chưa biết tự do có nghĩa gì – tự do để làm việc gì đó mà bạn thực sự thương yêu làm – chính là chức năng của giáo viên phải giúp đỡ để khám phá những phương cách của thông minh. Chính là thông minh mới sáng tạo tự do khỏi sự sợ hãi. Chừng nào còn có sợ hãi, bạn còn liên tục đang áp đặt vào chính bạn một loại kỷ luật: tôi phải làm việc nàyvà tôi không được làm việc kia, tôi phải tin tưởng, tôi phải tuân phục, tôi phải thực hiện nghi thức, và vân vân. Tất cả tự-kỷ luật này đều được sinh ra từ sự sợ hãi, và nơi nào có sợ hãi không có thông minh.

Vì vậy, nếu nói đúng đắn, giáo dục không chỉ là những vấn đề của đọc những quyển sách, vượt qua những kỳ thi và kiếm được một việc làm. Giáo dục là một tiến hành hoàn toàn khác hẳn; nó trải dài từ khoảnh khắc bạn được sinh ra đến khoảnh khắc bạn chết đi. Bạn có lẽ đọc vô số sách và rất uyên bác, nhưng tôi không nghĩ sự uyên bác đơn thuần là một mục đích của sự giáo dục. Nếu bạn chỉ uyên bác, bạn mất mát nhiều lắm trong sống. Điều quan trọng là đầu tiên phải tìm ra bạn sợ hãi cái gì, hiểu rõ nó và không chạy trốn nó. Khi cái trí của bạn thực sự được tự do khỏi những đòi hỏi thuộc mọi loại, khi nó không còn ganh tỵ, tham lợi; chỉ đến lúc đó bạn mới có thể tìm được Thượng đế là gì. Thượng đế không là điều gì những con người nói về Thượng đế. Thượng đế là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn – cái gì đó mà hiện diện khi bạn hiểu rõ, khi bạn không có sợ hãi.

Vì vậy, thật ra tôn giáo là một tiến hành của giáo dục, đúng chứ? Tôn giáo không là một vấn đề của tin tưởng cái gì hay không tin tưởng cái gì, của thực hiện những nghi thức thờ cúng hay bám vào những mê tín nào đó; nó là một tiến hành của tự giáo dục chính chúng ta trong những phương cách của hiểu rõ để cho sống của chúng ta trở thành phong phú lạ thường và chúng ta không còn là những con người tầm thường, sợ hãi. Chỉ như thế chúng ta mới có thể sáng tạo một thế giới mới mẻ.

Những người chính trị và những người lãnh đạo tôn giáo nói rằng sự sáng tạo một thế giới mới mẻ ở trong tay của những người trẻ. Bạn không nghe điều đó, hay sao? Hàng trăm lần, có thể. Nhưng họ không giáo dục bạn để được tự do; và phải có sự tự do để sáng tạo một thế giới mới mẻ. Những người lớn tuổi giáo dục bạn trong khuôn mẫu của những ý tưởng riêng của họ – và họ đã tạo ra những sự việc hỗn loạn kinh hoàng. Họ nói chính là bạn, thế hệ trẻ hơn, phải sáng tạo một thế giới mới mẻ; nhưng cùng lúc họ đặt bạn vào một cái cũi, đúng chứ? Họ bảo với bạn rằng bạn phải là một người Ấn độ, một người Parsi, người này hay người kia – và nếu bạn tuân phục những ý tưởng của họ, chắc chắn bạn sẽ tạo ra một thế giới giống hệt như thế giới hiện nay. Một thế giới mới mẻ có thể được hình thành chỉ khi nào bạn sáng tạo từ sự tự do, không phải từ sự sợ hãi, không phải từ sự mê tín, cũng không phải được đặt nền tảng trên điều gì những người nào đó đã nói thế giới mới mẻ nên là.

Các bạn, những người còn trẻ, thế hệ sắp tới, có thể sáng tạo một thế giới hoàn toàn khác hẳn chỉ khi nào các bạn được giáo dục để được tự do, và không bị bắt buộc phải làm việc gì đó mà các bạn không thương yêu hay không hiểu rõ. Đó là lý do tại sao rất quan trọng, trong khi các bạn còn nhỏ, phải là những người cách mạng thực sự – mà có nghĩa không chấp nhận bất kỳ điều gì, nhưng thâm nhập vào tất cả những điều này để tìm ra cái gì là đúng thật. Chỉ như thế các bạn mới có thể sáng tạo một thế giới mới mẻ. Ngược lại, mặc dù các bạn có thể gọi nó bằng một cái tên khác biệt, các bạn sẽ tiếp tục cùng thế giới cũ kỹ của sự đau khổ và sự hủy diệt mà đã luôn luôn tồn tại cho đến lúc này.

Nhưng thông thường việc gì xảy ra cho chúng ta khi chúng ta còn trẻ? Những cô gái lập gia đình, có con cái, và dần dần tàn tạ đi. Những cậu trai, khi họ lớn lên, phải kiếm sống, vì vậy họ có những việc làm và bị yêu cầu phải tuân phục, bị ép buộc phải tuân theo một nghề nghiệp dù họ ưa thích nó hay không; vì lập gia đình và có con cái, họ bị kéo lê bởi những trách nhiệm và vì vậy phải làm việc gì họ được cần đến. Thế là, tinh thần phản kháng, tinh thần thâm nhập, tinh thần tìm kiếm phía bên trong kết thúc; tất cả những ý tưởng của họ để sáng tạo một thế giới mới mẻ bị dập tắt, bởi vì sống đã quá nặng nhọc đối với họ. Họ phải đi đến văn phòng, họ có một ông chủ ở đó mà theo lệnh của ông ấy họ phải làm việc này hay việc kia, và dần dần ý thức của thâm nhập, ý thức của phản kháng, nhiệt huyết để sáng tạo một cách sống khác hẳn, hoàn toàn tan biến. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải có tinh thần của phản kháng này ngay từ khởi đầu, ngay từ niên thiếu cho đến khi chết đi.

Bạn thấy, tôn giáo, ý nghĩa thực sự của nó, là một cách mạng với mục đích tìm được Thượng đế, mà là khám phá cho chính bạn điều gì là đúng thật. Nó không là một chấp nhận đơn thuần của những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng, dù chúng có lẽ cổ xưa và đuợc sùng kính đến chừng nào.

Người hỏi: Trong quyển sách về giáo dục của ông, ông gợi ý rằng sự giáo dục hiện đại là một thất bại hoàn toàn. Tôi muốn ông giải thích điều này.

Krishnamurti: Nó không là một thất bại hay sao, thưa bạn? Khi bạn ra ngoài đường, bạn thấy một người nghèo khổ và một người giàu có; và khi bạn nhìn quanh bạn, bạn thấy tất cả những người tạm gọi là có giáo dục đang cãi cọ, đang đánh nhau, đang giết chóc lẫn nhau trong những chiến tranh. Hiện nay đã có sự hiểu biết khoa học dư thừa để giúp đỡ chúng ta cung cấp lương thực, quần áo và chỗ ở cho tất cả những con người, tuy nhiên nó không được thực hiện. Những người chính trị và những người lãnh đạo khác khắp thế giới là những người có giáo dục, họ có những tước hiệu, những bằng cấp, những cái mũ và những cái áo choàng, họ là những bác sĩ và những người khoa học; và vẫn vậy, họ không tạo ra một thế giới trong đó con người có thể sống hạnh phúc. Vì vậy, giáo dục hiện đại đã thất bại, đúng chứ? Và nếu bạn chấp nhận để được giáo dục trong cùng cách cũ kỹ, bạn sẽ tạo ra một hỗn loạn thảm khốc khác của sống.

Người hỏi: Tôi được phép hỏi tại sao chúng ta không nên phù hợp vào những kế hoạch của cha mẹ chúng ta bởi vì họ muốn chúng ta được tốt lành?

Krishnamurti: Tại sao bạn phải phù hợp vào những kế hoạch của cha mẹ bạn, dù chúng có lẽ xứng đáng hay cao quý đến chừng nào? Bạn không phải là loại bột đánh bóng, bạn không phải là loại thạch để được đổ vào cái khuôn. Và nếu bạn phù hợp trong cái khuôn, việc gì xảy ra cho bạn? Bạn trở thành một cậu trai hay một cô gái tạm gọi là tốt lành và vậy thì cái gì? Bạn biết tốt lành có nghĩa gì? Tốt lành không phải rằng đang làm việc gì xã hội nói, hay việc gì cha mẹ của bạn nói. Tốt lành là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn, đúng chứ? Tốt lành hiện diện chỉ khi nào bạn có thông minh, khi bạn có tình yêu, khi bạn không sợ hãi. Bạn không thể tốt lành nếu bạn sợ hãi. Bạn không thể trở nên được kính trọng bằng cách làm việc gì xã hội đòi hỏi – và sau đó xã hội trao tặng cho bạn một vòng hoa, nó nói rằng bạn là một người tốt lành làm sao; nhưng chỉ được kính trọng không là tốt lành.

Bạn thấy, khi bạn còn nhỏ bạn không muốn phù hợp vào, và cùng lúc bạn muốn được tốt lành. Bạn muốn tử tế, ân cần, bạn muốn ý tứ và làm những việc tốt lành; nhưng chúng ta không biết tất cả nó có nghĩa gì, và chúng ta ‘tốt lành’ bởi vì chúng ta sợ hãi. Cha mẹ của chúng ta nói, ‘Hãy tốt lành’, và hầu hết chúng ta đều tốt lành, nhưng ‘tốt lành’ như thế chỉ là đang sống tùy theo những kế hoạch của họ sắp đặt cho chúng ta.

Người hỏi: Ông nói rằng giáo dục hiện đại là một thất bại. Nhưng nếu những người chính trị đã không được giáo dục, liệu ông nghĩ họ có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn?

Krishnamurti: Tôi không chắc chắn rằng họ không thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn nếu họ không bao giờ nhận được loại giáo dục này. Cai trị con người có nghĩa gì? Rốt cuộc, đó là việc gì những người chính trị được yêu cầu phải làm – cai trị con người. Nhưng họ đầy tham vọng, họ thèm khát quyền hành, địa vị, họ muốn được kính trọng, họ muốn là những người lãnh đạo, có vị trí cao nhất; họ không đang suy nghĩ về con người, họ đang suy nghĩ về chính họ và những đảng phái của họ, mà có thể là một bành trướng của chính họ. Những con người là những con người, dù họ sống ở Ấn độ, ở Đức, ở Nga, ở Mỹ, hay ở Trung quốc; nhưng bạn thấy, bằng cách phân chia những con người tùy theo những quốc gia, nhiều người chính trị có thể có những công việc quan trọng hơn, thế là họ không quan tâm đến việc suy nghĩ về thế giới như một tổng thể. Họ được ‘giáo dục’, họ biết làm thế nào để đọc, làm thế nào để tranh luận, và họ nói liên tục về là những công dân tốt – nhưng họ phải có vị trí cao nhất. Phân chia thế giới và tạo ra những chiến tranh – liệu đó là điều gì chúng ta gọi là giáo dục? Một mình những người chính trị không làm việc này; tất cả chúng ta làm nó. Vài người muốn chiến tranh bởi vì nó mang lại lợi lộc cho họ. Vì vậy, không chỉ những người chính trị phải có loại giáo dục đúng đắn.

Người hỏi: Vậy thì, ý tưởng của ông về loại giáo dục đúng đắn là gì?

Krishnamurti: Tôi vừa nói cho bạn. Hãy theo dõi, tôi sẽ giải thích lại cho bạn. Rốt cuộc, một người tôn giáo không là một người tôn thờ một bức tượng, một hình ảnh được làm bằng tay hay bằng cái trí, nhưng một người thực sự đang thâm nhập vào sự thật là gì, Thượng đế là gì; và một người như thế thực sự là người có giáo dục. Anh ấy có lẽ không đi đến một trường học, anh ấy có lẽ không có những quyển sách, thậm chí anh ấy có lẽ không biết đọc; nhưng anh ấy đang được tự do khỏi sự sợ hãi, khỏi sự vị kỷ của anh ấy, khỏi sự ích kỷ, sự tham vọng của anh ấy. Vì vậy, giáo dục không phải chỉ là một qui trình của học hành làm thế nào để đọc viết, tính toán, xây dựng cầu cống, làm thế nào để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học với mục đích tìm ra những cách mới mẻ để ứng dụng năng lượng hạt nhân, và mọi chuyện của nó. Tại cơ bản, chức năng của giáo dục là giúp đỡ con người làm tự do chính anh ấy khỏi những tầm thường riêng của anh ấy và khỏi sự tham vọng dốt nát của anh ấy. Tất cả tham vọng là dốt nát, nhỏ nhen – không có tham vọng vĩ đại. Và giáo dục cũng hàm ý giúp đỡ học sinh lớn lên trong tự do mà không có sợ hãi, đúng chứ?

Người hỏi: Làm thế nào mọi người có thể nhận được sự giáo dục như thế?

Krishnamurti: Bạnkhông muốn được giáo dục như thế, hay sao?

Người hỏi: Nhưng làm thế nào?

Krishnamurti: Trước hết, bạn muốn được giáo dục như thế? Đừng hỏi làm thế nào, nhưng hãy có cảm thấy rằng bạn muốn được giáo dục trong cách đó. Nếu bạn có cảm thấy mãnh liệt này, khi bạn lớn lên bạn sẽ giúp đỡ để sáng tạo nó trong những người khác, đúng chứ? Thưa bạn, hãy theo dõi, nếu bạn đam mê chơi một môn thể thao nào đó, chẳng mấy chốc bạn sẽ tìm được những người khác chơi cùng với bạn. Tương tự, nếu bạn thực sự đam mê được giáo dục trong cách mà chúng ta đang bàn luận, vậy thì bạn sẽ giúp đỡ sáng tạo một ngôi trường có loại giáo viên đúng đắn mà sẽ đáp ứng loại giáo dục đó. Nhưng hầu hết chúng ta đều thực sự không thiết tha loại giáo dục đó, và thế là chúng ta hỏi, ‘Làm thế nào nó có thể được tạo ra?’ Chúng ta hướng về người nào đó để tìm kiếm một đáp án. Nhưng nếu tất cả các bạn – mọi học sinh mà đang lắng nghe, và tôi hy vọng cả những giáo viên nữa – đều muốn loại giáo dục đó, vậy thì bạn sẽ đòi hỏi nó và khiến cho nó thành hiện thực.

Hãy sử dụng một ví dụ đơn giản. Bạn biết kẹo sing-gôm là gì, đúng chứ? Nếu tất cả các bạn đều muốn kẹo sing-gôm, nhà máy sản xuất nó, nhưng nếu bạn không muốn nó, nhà máy bị đóng cửa. Tương tự trong một mức độ hoàn toàn khác hẳn, nếu tất cả các bạn đều nói, ‘Chúng tôi muốn loại giáo dục đúng đắn, không phải loại giáo dục giả tạo mà chỉ dẫn đến sự giết người có tổ chức’ – nếu bạn nói điều đó và thực sự có ý về nó, bạn sẽ sáng tạo loại giáo dục đúng đắn. Nhưng bạn thấy, bạn vẫn còn quá trẻ, quá sợ hãi, và đó là lý do tại sao phải giúp đỡ bạn sáng tạo cái này.

Người hỏi: Nếu tôi muốn loại giáo dục đúng đắn, liệu tôi cần những giáo viên?

Krishnamurti: Dĩ nhiên bạn cần. Bạn cần những giáo viên để giúp đỡ bạn, đúng chứ? Nhưng điều gì giúp đỡ? Bạn không đang sống một mình trong thế giới, đúng chứ? Có những học sinh bạn bè của bạn, cha mẹ của bạn, những giáo viên của bạn, người đưa thư của bạn, người đưa sữa – mọi người đều được cần đến, tất cả chúng ta đều giúp đỡ lẫn nhau để sống trong thế giới này. Nhưng nếu bạn nói, ‘Giáo viên là thiêng liêng, anh ấy ở tại một mức độ và tôi tại một mức độ khác’, vậy thì loại giúp đỡ đó không là giúp đỡ gì cả. Giáo viên có giúp đỡ chỉ khi nào anh ấy không đang lợi dụng nghề dạy học để nuôi dưỡng sự kiêu ngạo của anh ấy hay như một phương tiện của sự an toàn riêng của anh ấy. Nếu anh ấy đang dạy học, không phải bởi vì anh ấy không thể làm những việc gì khác, nhưng bởi vì anh ấy thực sự thương yêu dạy học, vậy thì anh ấy sẽ giúp đỡ học sinh lớn lên mà không sợ hãi. Điều này có nghĩa không thi cử, không thứ hạng, không điểm số. Nếu bạn muốn sáng tạo loại giáo dục đúng đắn, bạn cần những giáo viên như thế để giúp đỡ bạn sáng tạo nó; vì vậy rất quan trọng cho chính những giáo viên phải được giáo dục đúng đắn.

Người hỏi: Nếu tất cả những tham vọng đều xấu xa, vậy thì làm thế nào con người có thể tiến bộ?

Krishnamurti: Bạn biết sự tiến bộ là gì? Lúc này, hãy kiên nhẫn và chúng ta sẽ thâm nhập nó chầm chậm. Sự tiến bộ là gì? Bạn có khi nào đã suy nghĩ về nó? Liệu nó là sự tiến bộ khi bạn có thể đến Châu âu trong một vài tiếng đồng hồ bằng máy bay thay vì phải mất mười lăm ngày để đến đó bằng tầu bè? Sự phát minh của những phương tiện vận chuyển và truyền thông mau lẹ hơn, sự phát triển của những khẩu súng công phá hơn, những cách hay ho hơn và tinh vi hơn để hủy diệt lẫn nhau, phủi sạch hàng ngàn người bằng một quả bom nguyên tử thay vì giết chết họ từng người một bằng những mũi tên – việc này chúng ta gọi là sự tiến bộ, đúng chứ? Vậy là, đã có sự tiến bộ trong ý nghĩa thuộc công nghệ; nhưng liệu chúng ta đã tiến bộ trong bất kỳ phương hướng khác? Chúng ta đã chặn đứng những chiến tranh? Con người tử tế hơn, thương yêu hơn, rộng lượng hơn, ân cần hơn, ít độc ác hơn? Bạn không phải nói có hay không, nhưng chỉ quan sát những sự kiện. Thuộc khoa học và thuộc vật chất, chúng ta đã có sự tiến bộ phi thường; nhưng phía bên trong chúng ta vẫn còn chưa tiến bộ, đúng chứ? Đối với hầu hết chúng ta, giáo dục giống như đang kéo dài một cái chân của một cái giá ba chân, vì vậy chúng ta không có sự cân bằng; và tuy nhiên chúng ta lại nói về sự tiến bộ, tất cả báo chí đầy những tin tức như thế!

Người hỏi: Tôi có một người bạn không ưa thích cha mẹ của bạn ấy bởi vì họ đã chia cách bạn ấy khỏi một người mà bạn ấy thương yêu. Làm thế nào tôi có thể giúp đỡ bạn ấy?

Krishnamurti: Đây là một vấn đề rất phức tạp, đúng chứ? Bạn biết, sống không dễ dàng lắm, một số vấn đề trong nó rất tàn nhẫn. Có những cha mẹ thiếu suy nghĩ và không quan tâm đến con cái của họ gì cả; hay nếu họ có quan tâm, họ muốn con cái của họ vâng lời, bắt chước, làm mọi việc chính xác như cha mẹ mong muốn. Thế là từ từ sự chống đối được hình thành trong con cái, đúng chứ? Nếu người cha tình cờ có thông minh, và người mẹ cố chấp một cách dốt nát khi người cha không có mặt tại đó, hay ngược lại, con cái có sự chống đối, hận thù với người này hay người kia. Có lẽ bạn có thể giúp đỡ bạn ấy bằng cách hiểu rõ hơn, thương yêu hơn, và dịu dàng giải thích một số những vấn đề mà bạn và tôi đã nói chuyện và bạn đã hiểu rõ.

Bạn thấy, khoảnh khắc bạn có một hận thù, khoảnh khắc bạn căm ghét, nó gây hại cho bạn nhiều hơn cái người mà bạn không thích, bởi vì cảm thấy đó giống như một vết thương đang âm ỉ trong bạn; nhưng rất khó khăn cho trẻ em, cho những người còn nhỏ hiểu rõ tất cả điều này. Rốt cuộc, trẻ em thích nghịch ngợm, thích nô đùa – vì chúng phải như thế; và nếu cha mẹ bắt buộc các em vào một khuôn mẫu hay một định hình đặc biệt, nó tạo ra trong đứa trẻ một chống đối ghê gớm, một hận thù mù quáng mà em ấy vận dụng vào người khác khi em ấy lớn lên. Nếu bạn bắt đầu hiểu rõ điều này, bạn có thể nói về nó với bạn ấy và có lẽ giúp đỡ bạn ấy không dựng lên sự căm hận này, sự hận thù này trong chính bạn ấy.

Người hỏi: Định nghĩa về một học sinh là gì?

Krishnamurti: Rất dễ dàng để tìm được một định nghĩa, đúng chứ? Mọi việc mà bạn phải làm là mở một quyển tự điển tại đúng chỗ và nó sẽ cho bạn một trả lời. Nhưng đó không là loại định nghĩa bạn muốn, đúng chứ? Bạn muốn nói về nó, bạn muốn tìm được một học sinh thực sự là gì? Liệu anh ấy là một học sinh thực sự khi vượt qua những kỳ thi, kiếm được một việc làm, và sau đó gấp tất cả những quyển sách lại? Là một học sinh hàm ý học hành về sống, không chỉ đọc một vài quyển sách được yêu cầu bởi môn học của bạn; nó hàm ý khả năng quan sát mọi thứ suốt sống, không chỉ một vài sự việc tại một thời điểm đặc biệt. Chắc chắn, một học sinh không chỉ là một người đọc sách, nhưng là một người có khả năng quan sát tất cả những chuyển động của sống, phía bên ngoài và phía bên trong, mà không nói, ‘Điều này đúng, điều kia sai’. Nếu bạn phê bình điều gì đó, bạn không quan sát nó, đúng chứ? Muốn quan sát, bạn phải học hành mà không phê bình, mà không so sánh. Nếu tôi so sánh bạn với người nào đó, tôi không đang học hành về bạn, đúng chứ? Nếu tôi so sánh bạn với người em của bạn hay người chị của bạn, chính là người chị hay người em mới quan trọng; vì vậy tôi không đang học hành về bạn.

Nhưng toàn giáo dục của chúng ta là so sánh. Bạn luôn luôn đang so sánh chính bạn hay một người khác với người nào đó – với vị đạo sư của bạn, với lý tưởng của bạn, với người cha thông minh của bạn, một người chính trị vĩ đại, và vân vân. Qui trình so sánh và phê bình này ngăn cản bạn không quan sát, không học hành. Vì vậy, một học sinh thực sự là một người mà quan sát mọi thứ trong sống, phía bên ngoài cũng như phía bên trong, mà không so sánh, đồng ý hay chỉ trích. Anh ấy không chỉ có thể nghiên cứu những vấn đề khoa học, nhưng còn có thể quan sát những làm việc của cái trí riêng của anh ấy, những cảm thấy riêng của anh ấy – mà còn khó khăn nhiều hơn quan sát một sự kiện khoa học. Hiểu rõ toàn vận hành của cái trí riêng của người ta đòi hỏi nhiều thấu triệt, nhiều thâm nhập mà không phê bình.

Người hỏi: Ông nói rằng tất cả những người lý tưởng là đạo đức giả. Ông coi ai như một người lý tưởng?

Krishnamurti: Bạn không biết một người lý tưởng là gì, hay sao? Nếu tôi bạo lực, tôi có lẽ nói rằng lý tưởng của tôi là không bạo lực; nhưng sự kiện vẫn còn rằng tôi bạo lực. Lý tưởng là điều gì cuối cùng tôi hy vọng đạt được. Tôi sẽ phải mất nhiều năm để trở thành không bạo lực, và trong khoảng thời gian giữa nó tôi tiếp tục bạo lực – đó là sự kiện thực sự. Bởi vì bạo lực, tôi luôn luôn đang cố gắng không bạo lực, mà là không sự kiện; và đó không là đạo đức giả, hay sao? Thay vì hiểu rõ và làm tan biến bạo lực của tôi, tôi đang cố gắng là cái gì đó khác hẳn. Người mà đang cố gắng là cái gì khác hơn anh ấy là, chắc chắn là một người đạo đức giả. Nó giống như tôi khoác vào một cái mặt nạ và nói rằng tôi khác hẳn, nhưng đằng sau cái mặt nạ tôi chỉ là cùng con người cũ kỹ. Ngược lại, nếu tôi có thể thâm nhập vào toàn qui trình của bạo lực và hiểu rõ nó, vậy thì có thể được tự do khỏi bạo lực.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2017(Xem: 8835)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9801)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 86410)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136399)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18571)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 10433)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23141)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
23/03/2017(Xem: 11061)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12461)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8499)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]