Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14

09/10/201116:04(Xem: 7342)
14

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

XIV

C

ó những nhân tố khác nhau liên quan đến sự không hợp nhất của con người, và nhiều cách khác nhau trong đó những con người bị tách rời. Hợp nhất là mang vào cùng nhau, làm cho tổng thể. Nếu bạn được hợp nhất, những suy nghĩ, những cảm thấy và những hành động của bạn hoàn toàn là một, chuyển động trong một phương hướng; chúng không mâu thuẫn với nhau. Bạn là một con người tổng thể, không có xung đột. Đó là điều gì được hàm ý trong từ ngữ hợp nhất. Tách rời là đối nghịch của điều đó; nó là tan ra từng mảnh, rời ra từng mảnh, rải rác cái mà đã được kết hợp cùng nhau. Và có nhiều cách mà con người tan rã, rời ra từng mảnh, hủy diệt chính họ. Tôi nghĩ một trong những nhân tố chính là cảm thấy của ganh tỵ, mà quá tinh tế đến độ nó được nhận biết, dưới những danh nghĩa khác nhau, như là xứng đáng, lợi ích, một yếu tố đáng ca ngợi trong sự nỗ lực của con người.

Bạn biết ganh tỵ là gì? Nó bắt đầu khi bạn còn rất nhỏ – bạn cảm thấy ganh tỵ với một người bạn mà trông đẹp đẽ hơn bạn, mà có những vật dụng tốt hơn hay một vị trí tốt hơn. Bạn ganh tỵ nếu một cô gái hay cậu trai vượt qua bạn trong lớp học, có cha mẹ giàu có hơn, hay thuộc về một gia đình danh giá hơn. Vì vậy, ganh tỵ và ghen tuông bắt đầu tại một cái tuổi rất mỏng manh, và dần dần nó mang hình dạng của sự ganh đua. Bạn muốn làm việc gì đó để nổi bật mình – có những điểm số cao hơn, là một vận động viên giỏi hơn người nào đó; bạn muốn trội hơn, sáng chói hơn những người khác.

Khi bạn lớn lên, ganh tỵ mỗi lúc một mạnh mẽ thêm. Những người nghèo khổ ganh tỵ với những người giàu có, và những người giàu có ganh tỵ với những người giàu có hơn. Có sự ganh tỵ của những người mà đã có trải nghiệm và muốn nhiều trải nghiệm hơn, và sự ganh tỵ của người viết văn mà muốn viết giỏi hơn. Chính ham muốn để giỏi hơn này, để trở thành cái gì đó xứng đáng, để có nhiều hơn cái này hay nhiều hơn cái kia, là sự tham lợi, qui trình của thâu lượm, kiềm chế. Nếu bạn quan sát bạn sẽ nhận thấy rằng bản năng trong mỗi người chúng ta là thâu lượm, có nhiều hơn và nhiều hơn những bộ quần áo, những ngôi nhà, những tài sản. Nếu nó không phải điều đó, vậy thì chúng ta muốn nhiều trải nghiệm hơn, nhiều hiểu biết hơn; chúng ta muốn cảm thấy rằng chúng ta biết nhiều hơn bất kỳ người nào khác, rằng chúng ta đã đọc nhiều hơn một người khác. Chúng ta muốn thân cận với những người có chức vụ cao trong chính phủ nhiều hơn những người khác, hay để cảm thấy rằng thuộc tinh thần, phía bên trong, chúng ta thánh thiện nhiều hơn những người khác. Chúng ta muốn ý thức rằng chúng ta khiêm tốn, rằng chúng ta có đạo đức, rằng chúng ta có thể giải thích và những người khác không thể.

Vì vậy, chúng ta càng kiếm được nhiều bao nhiêu, sự tách rời càng to tát bấy nhiêu. Chúng ta càng kiếm được nhiều tài sản hơn, nhiều danh tiếng hơn, nhiều trải nghiệm hơn, nhiều hiểu biết hơn bao nhiêu, chúng ta càng thoái hóa mau lẹ hơn bấy nhiêu. Từ ham muốn để là hay kiếm được nhiều hơn, sinh ra căn bệnh chung của ganh tỵ, ghen tuông. Bạn đã không quan sát điều này trong chính bạn, và trong những người lớn tuổi quanh bạn, hay sao? Bạn đã không nhận thấy làm thế nào một giáo viên muốn là một giáo sư, và người giáo sư muốn là trưởng khoa, hay sao? Hay làm thế nào người cha hay người mẹ của bạn muốn nhiều tài sản hơn, một cái tên quan trọng hơn?

Trong đấu tranh để kiếm được chúng ta trở thành tàn nhẫn. Trong tham lợi chúng ta không có tình yêu. Cách sống tham lợi là một trận chiến vô tận với người hàng xóm của bạn, với xã hội, trong đó có sợ hãi liên tục; nhưng chúng ta bào chữa tất cả điều này, và chúng ta chấp nhận ganh tỵ như điều không thể tránh khỏi. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải tham lợi – mặc dù chúng ta gọi nó bằng một từ ngữ nghe có vẻ hoa mĩ hơn. Chúng ta gọi nó là tiến hóa, tăng trưởng, phát triển, tiến bộ, và chúng ta nói nó là điều cần thiết.

Bạn thấy, hầu hết chúng ta đều không nhận biết được tất cả điều này; chúng ta không nhận biết được rằng chúng ta tham lam, tham lợi, rằng những quả tim của chúng ta đang bị gặm nhấm bởi ganh tỵ, rằng những cái trí của chúng ta đang thoái hóa. Và khi trong khoảnh khắc chúng ta có trở nên nhận biết được điều này, chúng ta bào chữa nó, hay chỉ nói rằng đó là sai trái; hay chúng ta cố gắng chạy trốn nó trong những hình thức khác nhau.

Ganh tỵ là một việc rất khó khăn để phơi bày hay khám phá trong chính người ta, bởi vì cái trí là trung tâm của ganh tỵ. Chính cái trí là ganh tỵ. Chính cấu trúc của cái trí được xây dựng trên tham lợi và ganh tỵ. Nếu bạn quan sát những suy nghĩ riêng của bạn, nhìn ngắm cách bạn suy nghĩ, bạn sẽ thấy rằng thông thường chúng ta gọi suy nghĩ là một tiến trình của so sánh: ‘Tôi có thể giải thích hay hơn, tôi có hiểu biết nhiều hơn, thông minh nhiều hơn’. Suy nghĩ dựa vào ‘nhiều hơn’ là công việc của cái trí tham lợi; đó là cách tồn tại của nó. Nếu bạn không suy nghĩ dựa vào ‘nhiều hơn’, bạn sẽ phát hiện rất khó khăn khi suy nghĩ. Sự theo đuổi của ‘nhiều hơn’ là chuyển động so sánh của suy nghĩ, mà tạo ra thời gian – thời gian trong đó để trở thành, để là người nào đó; nó là qui trình của ganh tỵ, của kiếm được. Bởi vì suy nghĩ một cách so sánh, cái trí nói, ‘Tôi là điều này, và ngày nào đó tôi sẽ là điều kia’; ‘Tôi xấu xí, nhưng tôi sẽ đẹp đẽ hơn trong tương lai’. Vì vậy tham lợi, ganh tỵ, suy nghĩ so sánh tạo ra bất mãn, bất an; và phản ứng của chúng ta đối với điều này là nói rằng chúng ta phải cam chịu với số phận của chúng ta, chúng ta phải mãn nguyện với điều gì chúng ta có. Đó là điều gì những người tại đỉnh của cái thang nói. Những tôn giáo toàn cầu rao giảng sự mãn nguyện.

Mãn nguyện thực sự không là một phản ứng, nó không là sự đối nghịch của tham lợi; nó là cái gì đó còn rộng lớn và quan trọng hơn nhiều. Con người mà mãn nguyện của họ là sự đối nghịch của tham lợi, của ganh tỵ, chỉ giống như một cây rau; phía bên trong anh ấy là một thực thể chết rồi, giống như hầu hết mọi nguời đều là những thực thể chết rồi. Hầu hết mọi người đều rất thụ động bởi vì phía bên trong họ chết rồi; và phía bên trong họ chết rồi bởi vì họ đã nuôi dưỡng sự đối nghịch – sự đối nghịch của mọi thứ mà họ thực sự là. Bởi vì ganh tỵ, họ nói, ‘Tôi không được ganh tỵ’. Bạn có lẽ từ bỏ sự đấu tranh liên tục của ganh tỵ bằng cách khoác vào một cái khố và nói bạn sẽ không tham lợi; nhưng chính ham muốn này để tốt lành, để không tham lợi, mà là sự theo đuổi của đối nghịch, vẫn còn trong lãnh vực của thời gian; nó vẫn còn là bộ phận thuộc cảm thấy của ganh tỵ, bởi vì bạn vẫn còn muốn là cái gì đó. Sự mãn nguyện thực sự không là tất cả điều đó; nó là cái gì đó sáng tạo và thăm thẳm hơn nhiều. Không có sự mãn nguyện khi bạn chọn lựađể sống mãn nguyện; sự mãn nguyện không hiện diện theo cách đó. Sự mãn nguyện hiện diện khi bạn hiểu rõ bạn thực sự là gì và không theo đuổi bạn nên là gì.

Bạn nghĩ bạn sẽ mãn nguyện khi bạn kiếm được tất cả mọi thứ bạn mơ ước. Bạn sẽ muốn là một thống đốc, hay một vị thánh vĩ đại, và bạn nghĩ bạn sẽ kiếm được sự mãn nguyện bằng cách đạt được mục đích đó. Nói cách khác, qua qui trình của sự ganh tỵ bạn hy vọng đến được sự mãn nguyện. Qua một phương tiện sai lầm bạn mong chờ đạt được một kết quả đúng đắn. Sự mãn nguyện không là thỏa mãn. Mãn nguyện là cái gì đó rất giàu sức sống; nó là một trạng thái của sáng tạo trong đó có hiểu rõ cái gì thực sự . Nếu bạn bắt đầu hiểu rõ cái gì bạn thực sự là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày, bạn sẽ phát hiện rằng từ sự hiểu rõ này hiện diện một cảm thấy lạ thường của mênh mang, của hiểu rõ vô giới hạn. Đó là, nếu bạn tham lam, điều gì quan trọng là hiểu rõ tham lam của bạn và không cố gắng trở thành không-tham lam; bởi vì chính ham muốn để trở thành không-tham lam vẫn còn là một hình thức của tham lam.

Cấu trúc tôn giáo của chúng ta, những cách suy nghĩ của chúng ta, sống xã hội của chúng ta, mọi thứ chúng ta thực hiện đều được đặt nền tảng trên sự tham lợi, trên một tầm nhìn ganh tỵ, và suốt hàng thế kỷ chúng ta đã được nuôi dưỡng trong cách đó. Chúng ta bị quy định quá nặng nề vào điều đó đến độ chúng ta không thể suy nghĩ tách khỏi ‘những tốt hơn’, ‘những nhiều hơn’; vì vậy chúng ta đã khiến cho ganh tỵ thành ham muốn. Chúng ta không gọi nó là ganh tỵ, chúng ta gọi nó bằng từ ngữ hoa mĩ nào đó; nhưng nếu bạn thâm nhập đằng sau từ ngữ bạn sẽ thấy rằng sự ham muốn lạ lùng này cho ‘nhiều hơn’ là ích kỷ, tự khép kín. Nó đang giới hạn sự suy nghĩ.

Cái trí mà bị giới hạn bởi ganh tỵ, bởi ‘cái tôi’, bởi ham muốn kiếm được những sự vật hay đạo đức, không bao giờ có thể là một cái trí tôn giáo thực sự. Cái trí tôn giáo thực sự không là một cái trí so sánh, cái trí tôn giáo thấy và hiểu rõ toàn ý nghĩa của cái gì. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải hiểu rõ về chính bạn, mà là nhận biết được những làm việc của cái trí riêng của bạn: những động cơ, những dự tính, những khao khát, những ham muốn, áp lực liên tục của sự theo đuổi mà tạo ra ganh tỵ, tham lợi và so sánh. Khi tất cả điều này đã kết thúc qua sự hiểu rõ về cái gì , chỉ lúc đó bạn sẽ biết tôn giáo thực sự, Thượng đế là gì.

Người hỏi: Sự thật là tương đối hay tuyệt đối?

Krishnamurti: Trước hết, qua những từ ngữ chúng ta hãy hiểu rõ ý nghĩa của câu hỏi. Chúng ta muốn cái gì đó tuyệt đối, đúng chứ? Sự khao khát của con người là hướng về cái gì đó vĩnh cửu, cố định, bất động, thường hằng, cái gì đó mà không phân rã, mà không có chết – một ý tưởng, một cảm thấy, một tình trạng vĩnh viễn, để cho cái trí có thể bám vào. Chúng ta phải hiểu rõ sự khao khát này trước khi chúng ta có thể hiểu rõ câu hỏi và trả lời nó một cách đúng đắn.

Cái trí con người muốn sự vĩnh cửu trong mọi thứ – trong liên hệ, trong tài sản, trong đạo đức. Nó muốn cái gì đó mà không thể bị hủy diệt. Đó là lý do tại sao chúng ta nói Thượng đế là vĩnh cửu, hay sự thật là tuyệt đối.

Nhưng sự thật là gì? Liệu sự thật là cái gì đó huyền bí, lạ thường, cái gì đó xa xôi, không thể tưởng tượng được, trừu tượng? Hay sự thật là cái gì đó bạn phát giác từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày sang ngày? Nếu nó có thể được tích lũy, được thâu lượm qua trải nghiệm, vậy thì nó không là sự thật; bởi vì đằng sau sự thâu lượm này ẩn nấp cùng tinh thần của sự tham lợi. Nếu nó là cái gì đó xa xôi mà có thể được tìm ra chỉ qua một hệ thống của thiền định, hay qua sự thực hành của từ bỏ và hy sinh, lại nữa nó không là sự thật, bởi vì đó cũng là một qui trình của sự tham lợi.

Sự thật phải được phát giác và được hiểu rõ qua mọi hành động, trong mọi suy nghĩ, trong mọi cảm thấy, dù nhỏ nhoi hay thoáng chốc; nó phải được nhìn ngắm tại mỗi khoảnh khắc của mỗi ngày; nó phải được lắng nghe trong điều gì người chồng hay người vợ nói, trong điều gì người làm vườn nói, trong điều gì những người bạn của bạn nói, và trong qui trình của suy nghĩ riêng của bạn. Suy nghĩ của bạn có lẽ giả dối, nó có lẽ bị quy định, bị giới hạn; và phát giác rằng suy nghĩ của bạn bị quy định, bị giới hạn, là sự thật. Chính sự phát giác đó khiến cho cái trí của bạn được tự do khỏi sự giới hạn. Nếu bạn phát giác rằng bạn tham lam – nếu bạn phát giác nó, và không phải chỉ được dạy bảo bởi người nào đó – sự phát giác đó là sự thật, và sự thật đó có hành động riêng của nó vào tham lam của bạn.

Sự thật không là cái gì đó mà bạn có thể thâu lượm, tích lũy, lưu trữ và sau đó dựa vào nó như một hướng dẫn. Đó chỉ là một hình thức khác của sự sở hữu. Và rất khó khăn cho cái trí để không thâu lượm, không lưu trữ. Khi bạn nhận ra ý nghĩa của điều này, bạn sẽ tìm được sự thật là một sự việc lạ thường làm sao. Sự thật là không thời gian – nhưng khoảnh khắc bạn nắm bắt nó – như khi bạn nói, ‘Tôi đã tìm được sự thật, nó là cái của tôi’ – nó không còn là sự thật nữa.

Vì vậy, liệu sự thật là ‘tuyệt đối’ hay không thời gian phụ thuộc vào cái trí. Khi cái trí nói, ‘Tôi muốn cái tuyệt đối, cái gì đó mà không bao giờ phân rã, mà không biết chết’, điều gì nó thực sự muốn là cái gì đó vĩnh cửu để bám vào; thế là nó sáng chế cái vĩnh cửu. Nhưng trong một cái trí mà nhận biết được mọi thứ đang xảy ra phía bên ngoài và phía bên trong chính nó, và thấy sự thật của nó – một cái trí như thế là không thời gian; và chỉ một cái trí như thế mới có thể biết cái mà vượt khỏi danh tánh, vượt khỏi cái vĩnh cửu và cái không vĩnh cửu.

Người hỏi: Sự nhận biết phía bên ngoài là gì?

Krishnamurti: Bạn không nhận biết rằng bạn đang ngồi trong hội trường, hay sao? Bạn không nhận biết những cái cây, ánh sáng mặt trời, hay sao? Bạn không nhận biết rằng con quạ đang kêu, con chó đang sủa, hay sao? Bạn không thấy màu sắc của những bông hoa, chuyển động của những chiếc lá, những con người đang đi ngang qua, hay sao? Đó là sự nhận biết phía bên ngoài? Khi bạn thấy mặt trời hoàng hôn, những vì sao vào ban đêm, ánh trăng trên dòng nước, tất cả điều nó là sự nhận biết phía bên ngoài, đúng chứ? Và bởi vì bạn nhận biết được phía bên ngoài, thế là phía bên trong bạn cũng nhận biết được những suy nghĩ và những cảm thấy của bạn, những động cơ và những thôi thúc của bạn, những thành kiến, những ganh tỵ, những tham lam và những hãnh diện của bạn. Nếu bạn thực sự nhận biết được phía bên ngoài, sự nhận biết phía bên trong cũng bắt đầu thức dậy, và bạn trở nên mỗi lúc một nhận biết được phản ứng của bạn đối với điều gì những con người nói, điều gì bạn đọc, và vân vân. Sự phản ứng hay đáp trả phía bên ngoài trong sự liên hệ của bạn với những người khác là kết quả của một trạng thái phía bên trong của mong muốn, của hy vọng, của lo âu, sợ hãi. Sự nhận biết phía bên ngoài và phía bên trong này là một tiến hành hợp nhất mà sáng tạo một hòa hợp tổng thể của sự hiểu rõ con người.

Người hỏi: Hạnh phúc thực sự và vĩnh cửu là gì?

Krishnamurti: Khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn không nhận biết được thân thể của bạn, đúng chứ? Chỉ khi nào có bệnh tật, bứt rứt, đau đớn, bạn mới trở nên nhận biết được nó. Khi bạn được tự do hoàn toàn để suy nghĩ, mà không có kháng cự, không có sự nhận biết được suy nghĩ. Chỉ khi nào có sự xung đột, một ngăn cản, một giới hạn, bạn mới bắt đầu nhận biết được một người suy nghĩ. Tương tự, liệu hạnh phúc là cái gì đó mà bạn nhận biết được? Trong khoảnh khắc của hân hoan, liệu bạn nhận biết được rằng bạn hân hoan? Chỉ khi nào bạn không hạnh phúc thì bạn mới muốn hạnh phúc; và sau đó câu hỏi này nảy sinh, ‘Hạnh phúc thực sự và vĩnh cửu là gì?’

Bạn thấy cái trí lừa bịp vào nó như thế nào. Bởi vì bạn không hạnh phúc, đau khổ, trong những hoàn cảnh khốn cùng, và vân vân. Bạn muốn cái gì đó bất diệt, một hạnh phúc vĩnh cửu. Và liệu có một việc như thế? Thay vì hỏi về hạnh phúc vĩnh cửu, hãy tìm ra làm thế nào được tự do khỏi những bệnh tật mà đang gặm nhấm và đang gây ra đau khổ, cả thân thể lẫn tâm lý. Khi bạn được tự do, không có vấn đề, bạn không hỏi liệu có hạnh phúc vĩnh cửu hay hạnh phúc đó là gì. Chỉ một người dốt nát, lười biếng mà, đang ở trong ngục tù, mới muốn biết tự do là gì; và những người dốt nát, lười biếng sẽ nói cho anh ấy. Đối với người trong ngục tù, tự do chỉ là sự phỏng đoán. Nhưng nếu anh ấy thoát khỏi ngục tù đó, anh ấy không phỏng đoán về tự do: nó ở đó.

Vậy là, liệu không quan trọng, thay vì hỏi hạnh phúc là gì, tìm ra lý do tại sao chúng ta không hạnh phúc, hay sao? Tại sao cái trí bị què quặt? Tại sao những suy nghĩ của chúng ta bị giới hạn, nhỏ nhen, tầm thường? Nếu chúng ta có thể hiểu rõ sự giới hạn của suy nghĩ, thấy sự thật của nó, trong khám phá đó về sự thật có sự giải thoát.

Người hỏi: Tại sao con người muốn mọi thứ?

Krishnamurti: Bạn không muốn lương thực khi bạn đói, hay sao? Bạn không muốn quần áo và một ngôi nhà cho bạn ở, hay sao? Đây là những mong muốn bình thường, đúng chứ? Tự nhiên, những con người lành mạnh công nhận rằng họ cần những thứ nào đó. Chỉ con người bệnh tật hay mất cân bằng mới nói, ‘Tôi không cần lương thực’. Chỉ một cái trí bị biến dạng mới phải hoặc có nhiều ngôi nhà, hoặc không có ngôi nhà nào để sống trong nó.

Thân thể của bạn bị đói bởi vì bạn đang sử dụng năng lượng, vì vậy nó cần nhiều năng lượng thêm; đó là bình thường. Nhưng nếu bạn nói, ‘Tôi phải có thức ăn ngon nhất, tôi phải có thức ăn mà cái lưỡi của tôi thích’, vậy thì sự biến dạng bắt đầu. Tất cả chúng ta – không chỉ những người giàu có nhưng mọi người trong thế giới – phải có lương thực, quần áo và chỗ ở; nhưng nếu những cần thiết thuộc vật chất này bị giới hạn, bị kiểm soát và bị khiến cho tiện dụng chỉ cho một ít người, vậy thì có sự biến dạng; một qui trình không tự nhiên đang vận hành. Nếu bạn nói, ‘Tôi phải tích lũy, tôi phải có mọi thứ cho tôi’, bạn đang tước đoạt của những người khác những thứ cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của họ.

Bạn thấy, vấn đề không đơn giản, bởi vì chúng ta thèm muốn những thứ khác ngoài những thứ cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của chúng ta. Tôi có lẽ thỏa mãn cùng chút ít lương thực, vài bộ quần áo, và một căn phòng nhỏ để sống trong nó; nhưng tôi lại muốn cái gì khác nữa. Tôi muốn là một người nổi tiếng, tôi muốn địa vị, quyền hành, thanh danh, tôi muốn gần Thượng đế nhất, tôi muốn những người bạn của tôi nghĩ tốt về tôi, và vân vân. Những thèm khát phía bên trong này biến dạng những quan tâm phía bên ngoài của mọi người. Vấn đề có một chút khó khăn bởi vì sự thèm khát phía bên trong để giàu có nhất hay quyền hành nhất, phụ thuộc cho sự thành tựu của nó vào sự sở hữu của những sự vật, gồm cả lương thực, quần áo, và chỗ ở. Tôi dựa vào những thứ này với mục đích để giàu có phía bên trong; nhưng chừng nào tôi còn ở trong trạng thái của phụ thuộc này, tôi không thể được giàu có phía bên trong, mà là để tuyệt đối đơn giản phía bên trong.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2011(Xem: 3625)
Chúng tôi hi vọng con đường tương lai sau này đạt được thành công, trước tiên phải nuôi dưỡng thành một tư tưởng: “Từ sự kính dâng mà trong lòng được vui vẻ.” Chúng ta và Thanh niên nhân sĩ trong xã hội không giống nhau, do tham muốn mới tìm cầu sự vui vẻ, từ lòng ích kỷ của mình mà chiếm giữ nó, từ chỗ hưởng thụ vật chất mới đi tìm cầu niềm vui; phương pháp tìm cầu niềm vui của Thanh niên Phật giáo chúng ta, là phải “biết hiến trọn đời mình cho đạo pháp, cho dân tộc đây mới là niềm vui thật sự.”
23/06/2011(Xem: 16826)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 12739)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
11/06/2011(Xem: 3387)
Phật giáo Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của mình, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và chưa đáp ứng được lòng kỳ vọng của quần chúng Phật tử, đòi hỏi của dân tộc Việt Nam.
30/05/2011(Xem: 21491)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 10475)
(Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là của Tỳ Kheo Bodhi. Theo từ điển điện tử Wikipedia, Tỳ Kheo Bodhi (Bhikkhu Bodhi) thế danh là Jeffrey Block, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1944 tại New York. Xuất gia tại Sri Lanka theo truyền thống Nam Truyền Phật Giáo. Ngài hiện dạy tại New York và New Jersey. Ngài được mời làm chủ tịch thứ 2 của Hội the Buddhist Publication Society và đã xuất bản nhiều tác phẩm Phật học. Sau đây là phần Việt dịch từ bài viết “Aims of Buddhist Education” của Tỳ Kheo Bodhi.)
16/05/2011(Xem: 6246)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
05/05/2011(Xem: 3901)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộ là năng lực tiềm ẩn...
17/04/2011(Xem: 3794)
* Chưa có triết lí về giá trị nhân sinh thì văn hoá-giáo dục còn khập khiễng, chính trị còn khập khiễng. * Khi triết lí giáo dục chưa minh triết thì tất yếu dẫn đến suy yếu đạo đức nghề nghiệp ở người lao động, suy yếu lương tri ở người cán bộ. * Nền văn học nào, nền giáo dục nào không giúp được con người nhận ra các bệnh tâm hồn, không giúp con người biết cách tự chữa trị có hiệu quả, thì đó là nền văn học, nền giáo dục còn nhiều yếu kém. * Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
04/04/2011(Xem: 7873)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]