Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Quan Niệm Về Thần Linh, Thượng Đế

01/01/201109:16(Xem: 8522)
25. Quan Niệm Về Thần Linh, Thượng Đế

QUAN NIỆM VỀ THẦN LINH, THƯỢNG ÐẾ

Sự phát triển quan niệm về thần linh, Thượng đế

Truy nguyên về nguồn gốc và sự tiến bộ quan niệm về thần linh, Thượng đế, chúng ta phải quay về thời đại khi mà các nền văn minh đang còn trong thời kỳ trứng nước và khoa học vẫn chưa được biết đến. Con người thời tiền sử, do vì sợ hãi và ngưỡng phục những hiện tượng thiên nhiên, đã tin vào nhiều vị thần linh và ma quỷ khác nhau. Họ đã dùng những vị thần linh để hình thành nên tôn giáo của riêng mình. Tuỳ theo khả năng hiểu biết và những hoàn cảnh khác nhau, những chủng người khác nhau đã hình thành nên nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau của riêng mình.

Ngay từ lúc khởi đầu đối với tín ngưỡng ý niệm về thần linh, Thượng đế, con người đã tôn thờ và sùng bái nhiều vị thần khác nhau như thần cây, thần sông, thần ánh sáng, thần mặt trời, thần giông, bão, gió và tất cả những hiện tượng tự nhiên trên trái đất này. Những vị thần này có liên hệ với nhau và mỗi vị đều có cùng bản chất hoạt động. Sau đó, con người dần dần bắt đầu chuyển đổi những vị thần này, về mặt giới tính, hình thức giống như những đặc điểm về vật lý cũng như tâm lý của con người. Bản tính của con người là do các vị thần này quy định như: tình thương yêu, giận hờn, ghen tuông, sợ hãi, kiêu căng, thù hận và những cảm xúc tình cảm khác được tìm thấy trong con người. Từ tất cả những vị thần này, dần dần người ta nhận thức rằng hiện tượng của vũ trụ không nhiều mà chỉ có một hiện tượng mà thôi. Sự hiểu biết này dần dần đưa đến sự phát triển tôn giáo nhất thần trong những thời đại gần đây.

Trong quá trình phát triển, quan niệm về thần linh, Thượng đế trải qua một quá trình thay đổi đa dạng về mặt xã hội cũng như mặt nhận thức. Quan điểm này được mọi thành phần người, mọi tầng lớp người khác nhau trong xã hội xem xét. Một số người thần tượng hoá Thượng đế như là ông Hoàng của cõi trời đất; họ có quan niệm về Thượng đế như là con người bình thường. Những người khác nghĩ về Ngài như là một nguyên lý trừu tượng. Lại có một số người nâng cao ý tưởng về Thượng đế như là đấng toàn năng trong một cõi trời cao nhất, trong khi những người khác lại có quan điểm về Ngài như là một sự khinh khi. Một số người mô tả Thượng đế trong một thiên đường, trong khi những người khác coi đó như là một sự thần tượng và sùng bái Ngài. Một số người còn có quan niệm xa hơn nữa, cho rằng sẽ không có sự cứu rỗi nếu không có Thượng đế-cho dù chúng ta làm rất nhiều điều thiện đi nữa, chúng ta sẽ không nhận được những thành quả, kết quả của những hành động đó trừ phi chúng ta hành động vì lòng tin vào Thượng đế. Những nhà thần học nói: “Vâng, tiếp tục khẳng định rằng Thượng đế thực sự hiện hữu”. Những nhà vô thần nói: “Không và đi đến khẳng định rằng Thượng đế thực sự không hiện hữu trên cõi đời này”. Những người theo thuyết bất khả tri hay chủ nghĩa hoài nghi nói: “Chúng ta không biết hoặc không thể biết”. Những nhà thực chứng lại cho rằng ý tưởng về Thượng đế là một vấn đề vô nghĩa bởi vì một ý tưởng mang danh Thượng đế thì hơi mờ ám và không được rõ ràng. Do vậy, có nhiều sự hiểu biết đa dạng về những quan điểm, ý tưởng, niềm tin và danh xưng đối với Thượng đế như là: thuyết phiếm thần, sự tôn sùng thần tượng, tín ngưỡng một đấng Thượng đế vô hình, niềm tin voà nhiều vị thần nam cũng như nữ khác nhau v.v....

Thậm chí Thượng đế của thuyết nhất thần luận trong những thời gian gần đây đã trải qua một sự thay hình đổi dạng ở nhiều hình thức và quan điểm khác nhau bởi vì ý tưởng này được truyền bá sang nhiều quốc gia và nhiều dân tộc khác nhau. Thượng đế của Ấn giáo thì khác với Thượng đế của Ky tô giáo. Thượng đế của Ky tô giáo thì khác với Thượng đế của những tôn giáo khác. Vô số tôn giáo đã ra đời; mỗi tôn giáo khác biệt nhau rất nhiều và mỗi tôn giáo đều nói rằng: “Thượng đế là nhất thể, là vị thần duy nhất”.

Quan điểm về Thượng đế và sự tạo hoá

Khi mỗi tôn giáo xuất hiện và phát triển xung quanh ý niệm về Thượng đế, thì tôn giáo đó lại phát triển ý niệm về Thượng đế của riêng mình theo cách lý giải đặc biệt về đấng Tạo hoá. Do đó, khi mà quan niệm về Thượng đế được phát triển trong nhiều hệ thống tôn giáo khác nhau, thì quan niệm này lại trở nên hội nhập với nhiều huyền thoại khác nhau. Con người thường dùng ý tưởng về Thượng đế như là một chiếc xe chuyên chở những lời giải thích về sự hiện hữu của con người và bản chất của cuộc đời.

Ngày nay, những người có đầu óc lý trí, thông minh đã quan sát thận trọng tất cả những sự kiện hiện thực sẵn có, và đi đến kết luận rằng, cũng như ý tưởng về Thượng đế, những huyền thoại về đấng Tạo hoá phải được xem như một sự tiến bộ của óc tưởng tượng của con người được bắt đầu do sự hiểu sai lạc về những hiện tượng của tự nhiên. Những sự hiểu sai lạc này cắm gốc rễ xâu vào trong trạng thái sợ hãi và sự ngu dốt của con người thời tiền sử. Ngay cả trong thời đại ngày nay, con người vẫn còn mang theo những sự giải thích thuộc thời tiền sử về sự tạo hoá. Dưới ánh sáng của tri thức khoa học và kỹ thuật, những tư duy mang tính khoa học, những định nghĩa Thần học về Thượng đế mơ hồ, do đó, không có chỗ đứng trong những học thuyết hoặc huyền thoại về sự Tạo hoá.

Nếu con người được tạo ra từ một thế lực bên ngoài, thì anh ta phải lệ thuộc vào đấng thế lực toàn năng đó chứ không lệ thuộc vào chính bản thân anh ta. Người Phật tử tin rằng con người phụ thuộc vào chính bản thân mình, là sản phẩm của chính mình và là kiến trúc sư xây dựng cuộc đời mình và tin rằng anh ta phải lãnh lấy hoàn toàn những trách nhiệm cho những hậu quả mà anh ta đã làm. Do đó, người Phật tử không có lý do gì để tin rằng con người hiện hữu với hình thức người nhờ vào những đấng quyền năng siêu nhiên bên ngoài. Người Phật tử tin rằng con người có mặt ngày nay và ở thế giới này là bởi vì do nghiệp của anh ta. Anh ta cũng không chịu sự chi phối của một đấng quyền năng nào bên ngoài chi phối, hoặc là đấng quyền năng ấy có quyền thưởng phạt và ban cho những ân huệ đặc biệt, nhưng tuỳ theo những nghiệp thiện hay ác đã tạo quyết định lấy sự thươngr phạt của anh ta. Trong quá trình tiến hoá và phát triển, loài người xuất hiện trên thế giới này. Tuy nhiên, Ðức Phật không dạy một lời nào về quan điểm cho rằng thế giới này là sản phẩm của bất kỳ một ai, hoặc do bất cứ một ai đó snág tạo. Những khám phá gần đây về sự tiến bộ dần dần của hệ thống vũ trụ tương xứng với những lời dạy của Ðức Phật cách đây hơn 2500 năm.

Yếu Ðiểm Của Con Người Và Những Tôn Giáo Tôn Thờ Thượng Ðế

Cả ý tưởng về Thượng đế và những sự giải thích huyền hoặc về sự tạo hoá kèm theo ý tưởng đó đã được bảo vệ và bênh vực bởi những tôn giáo tôn thờ Thượng đế. Họ cần những ý tưởng này để làm thoả mãn sự hiện hữu của họ và mang lại những ích lợi cho xã hội loài người. Tất cả các tôn giáo tôn thờ Thượng đế đều cho rằng là họ đã nhận được Thánh Kinh như là sự Mặc Khải của Chúa Trời; hay nói cách khác, tất cả họ đều là sản phẩm trực tiếp của một đấng Thượng đế. Mỗi tôn giáo đều cho rằng tôn giáo của họ là một tôn giáo của tình thương yêu và hoà bình phổ quát, của tình huynh đệ giữa nhân loại và những tôn giáo khác có những ý tưởng cao thượng hơn. 

Cho dù những ý tưởng cao thượng hơn, vĩ đại hơn của những tôn giáo này, lịch sử đã cho thấy rằng những tôn giáo tồn tại cho đến ngày nay cũng đã giúp cho sự truyền bá mê tín dị đoan. Một vài tôn giáo đã đứng lên chống lại khoa học và những tiến bộ của tri thức, đưa đến sự tranh cãi, nhẫn tâm, sự cướp bóc và chiến tranh, xung đột thế giới. Xét về phương diện này thì các tôn giáo thờ Thượng đế đã thất bại trong sự nghiệp giác ngộ nhân loại của mình. Chẳng hạn, ở một số quốc gia, khi dân chúng cầu nguyện để được ban phước lành, thì đôi bàn tay của họ bị thấm nhuần bởi những giọt máu của sự dâng hiến bệnh hoạn, cúng tế thần linh những loại thú vật vô tội và đôi khi, ngay cả đồng loại của con người cũng được giết để cúng tế thần linh. Những sinh vật thấp hèn và vô dụng này được mổ thịt để án thờ của những vị thần được mạo phạm, báng bổ chỉ ở hình thức tưởng tượng mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phải mất một thời gian khá lâu để con người mới có thể hiểu được sự vô nghĩa của những hành động tàn bạo như thế dựa trên danh nghĩa tôn giáo. Cho đến khi nào thì con người mới nhận ra rằng con đường của sự thanh tịnh hoá hoàn toàn do tình thương và sự hiểu biết mang lại?

Một yếu điểm khác của các tôn giáo sùng bái Thượng đế là họ không thể được cứu rỗi, giải thoát mà không cần đến Thượng đế. Do vậy, con người có thể tưởng tượng rằng mình đã leo lên đến đỉnh cao nhất của nền luân lý đạo đức, và anh ta ắt hẳn có thể đã sống một cuộc đời chân chánh, thánh thiện, và thậm chí anh ta có thể đã leo lên đến mức cao nhất của sự thánh thiện. Tuy nhiên, anh ta bị trừng phạt, đày đoạ mãi mãi ở nơi địa ngục chỉ vì anh ta không tin vào sự hiện hữu của một đấng Thượng đế sáng tạo. Trái lại, con người có thể đã gây tạo nhiều tội lỗi, song anh ta có thể tỏ ra hối hận, ăn năn sau cùng, thì anh ta có thể được tha thứ và do vậy được cứu rỗi nhờ vào ân sủng của Thượng đế. Theo quan điểm của đao Phật, không có một sự công bằng, bình đẳng nào theo tinh thần học thuyết trên.

Thay vì những yếu điểm của các tôn giáo sùng bái Thượng đế, người ta cho rằng làm thế là khôn ngoan để tuyên thuyết một học thuyết không mang bản chất Thượng đế bởi vì niềm tin vào Thượng đế sáng tạo cũng đã đóng góp nhiều cho nhu cầu của nhân loại đặc biệt trong những nơi và những lúc mà quan niệm về Thượng đế đáng được mong muốn. Niềm tin vào Thượng đế đã giúp cho nhân loại kiểm soát, điều khiển được bản năng thú tính của mình. Và nhiều người khác cũng được ban cho ân huệ trên danh nghĩa của Chúa. Ðồng thời, con người cảm thấy bất an nếu không có niềm tin vào Thượng đế. Con người cảm thấy được che chở và khơi dậy nguồn cảm xúc khi niềm tin đó hiện hữu trong tâm trí của anh ta. Tính thiết thực hay giá trị pháp của một niềm tin như thế được căn cứ trên cơ sở khả năng hiểu biết và nhận thức của con người và sự trưởng thành về mặt tâm linh của anh ta.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các tôn giáo là khi con người được ép buộc nhìn nhận tôn giáo của mình như là một đối tượng của sự duy sùng bái, cầu nguyện. Có nghĩa là yếu tố nhu yếu sống động của tôn giáo lại phục vụ cho nhu cầu, chức năng tê liệt, chết chóc, và nghi thức trịnh trọng. Khi tôn giáo để cho những điều kiện này hiện hữu, cùng tồn tịa thì tôn giáo đó sẽ mất đi giá trị tôn giáo và trở thành một chướng ngại cho sự thật của cuộc đời.

Song, không phải hoàn toàn là do nơi tôn giáo mà là do những con người tôn thờ tôn giáo và tạo ra nhu cầu cho một niềm tin mù quáng ở nơi tôn giáo của họ. Niềm tin mù quáng này, ngược lại, đã tạo ra những cảm giác chung cùng phái và những hình thức đảng phái khác trong các tôn giáo. Do đó, tôn giáo, thay vì những lý tưởng cao cả của mình, đã thất bại trong sự nghiệp truyền bá sự giác ngộ cho quần sanh của mình.

Tôn giáo phải quan tâm đến đời sống thực tế của chúng ta. Tôn giáo phải được dùng đến như là một sự chỉ dẫn để điều tiết những hành động luân lý đạo đức của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Nó dạy cho chúng ta những gì nên làm và những gì nên biết. Nếu chúng ta không làm hay không biết một cách chính xác thì tôn giáo sẽ vô dụng và chẳng có ích lợi gì cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Trái lại, nếu những tín đồ của các tôn giáo cứ tiếp tục đánh nhau và chỉ trích lẫn nhau và đặc biệt là tán thành hay phản bác sự hiện hữu của Thượng đế và nếu họ tiếp tục truyền bá hận thù đối với những tôn giáo khác do vì khác nhau về quan điểm tôn giáo, thì lúc đó họ sẽ tạ ra sự bất đồng lớn giữa nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau. Cho dù chúng ta mang những nhãn hiệu tôn giáo khác nhau, song chính bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là phải thực hành sự khoan dung, độ lượng, kiên nhẫn và sự hiểu biết lẫn nhau. Chính trách nhiệm của chúng ta phải tôn trọng tín ngưỡng của những người khác cho dù chúng ta không thể giúp đỡ tôn giáo ấy; khoan dung, độ lượng rất cần thiết vì lợi ích cho một cuộc sống hài hòa và an lạc.


NIỀM TIN VÀO CÁC VỊ THẦN LINH

Người Phật tử không phủ nhận hoặc phản bác sự hiện hữu của nhiều vị thần linh khác nhau, những người may mắn hơn loài người xét về mặt dục lạc vật chất. Những vị thần này cũng có một số khả năng thần thông mà con người không có. Tuy nhiên, khả năng của các vị thần này còn bị hạn chế bởi vì họ còn chịu quy luật vô thường chi phối. Họ an trú trong những cảnh giới hạnh phúc, an lạc và thọ hưởng đời sống hạnh phúc và sống lâu hơn những chúng sanh thông thường. Khi các vị này đã thọ hưởng hết những thiện nghiệp ở cõi trời thì những vị thần này sẽ chết đi theo quy luật thông thường và sẽ được tái sanh ở những cảnh giới khác tuỳ theo thiện nghiệp và ác nghiệp của các vị. Ðức Phật dạy: “Con người là chúng sanh duy nhất có nhiều cơ hội tốt để tạo phước báo để được sinh vào những cảnh giới có điều kiện tốt hơn các loài chư Thiên xét về phương diện này”.

Người Phật tử không cho là những vị thần này đóng một vai trò quan trọng nhất định nào đó trong cuộc sống của họ. Họ không xem những vị thần này là những động cơ hỗ trợ sự tiến bộ về mặt luân lý đạo đức hoặc là một sự giúp đỡ để chứng được sự an lạc, giải thoát an lạc, Niết-bàn. Cho dù những vị này to lớn hay nhỏ bé, cả con người và những vị thiên thần này cũng đều chịu sự đoạn diệt và vô thường theo thời gian.

Song, trong những trường hợp khó khăn hay đau khổ người ta thường quay về nương tựa nơi chư vị thiên thần này để bày tỏ sự thống khổ, buồn phiền của mình ở những nơi thờ phụng. Bằng cách làm như vậy, họ có thể đạt được một vài sự an ủi, xoa dịu những nỗi khổ đau đó trong tâm của họ. Họ cảm thấy an lạc hơn những lúc trước. Tuy nhiên, đối với người thuộc tầng lớp trí thức có ý chí mạnh mẽ, có học thức tốt và hiểu biết đúng đắn, thì những hành động như thế sẽ không cần thiết. Người Phật tử tin rằng sự thanh tịnh và nhiễm ô tuỳ thuộc vào chính bản thân mình. Không ai từ bên ngoài có thể làm cho người khác thanh tịnh. Phương pháp này được chứng minh thành công trong cuộc đời tu tập để chứng Phật quả của Ðức Phật và do vậy, sự chứng đắc Niết-bàn có thể đạt được mà không nhờ vào sự giúp đỡ của một thế lực nào từ bên ngoài. Do đó, người Phật tử có thể thực hành và tu tập theo tôn giáo của mình mà không cần đến các vị thiên thần này. 


NGÕ TẮT ÐI ÐẾN THIÊN ÐƯỜNG

Thiên đường mở rộng không chỉ cho tín đồ của một tôn giáo cá biệt nào, nhưng nó được mở rộng cho mọi và bất cứ ai sống đời sống chân chánh và thánh thiện.

Người Phật tử đi lên thiêng đường không thực sự khó khăn gì nếu họ thực sự muốn. Nhưng có một số người đi từng nhà một để cố tìm mọi cách giáo hoá những người theo tôn giáo khác vào đạo của họ và hứa hẹn với họ một thiên đường mà họ mang trong túi sách của họ. Họ cho rằng duy họ là những người được ban phước có thể lên thiên đường; họ còn cho rằng họ có dư thẩm quyền để đưa những người khác đến thiên đường. Họ giới thiệu tôn giáo của họ giống như một loại thuốc đặc quyền sáng chế và điều này đã trở nên một sự phiền hà cho dân chúng trong thời đại ngày nay. Nhiều người vô tội không có sự hiểu biết về tôn giáo của họ, đã trở thành những nạn nhân của những người đi rao bán thiên đường này.

Nếu người Phật tử có thể hiểu được giá trị của nền giáo lý Thánh thiện, cao thượng của Ðức Phật, thì họ sẽ không bị những con người như thế lừa dẫn vào con đường sai lầm. Những người rao bán thiên đường này còn tìm mọi cách để lừa phỉnh người ta bằng cách nói rằng thế giới này là do thần linh và Thượng đế sáng tạo, và sẽ chấm dứt trong nay mai. Những ai muốn có được cuộc sống tuyệt vời, vĩnh cửu nơi thiên đường phải chấp nhận tôn giáo đặc trưng của họ trước khi thế giới này đến ngày tận thế, kẻo không con người ta sẽ bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này và sẽ phải chịu khổ đau mãi mãi trong địa ngục.

Sự đe doạ về ngày tận thế của thế giới đã được tiếp diễn hàng trăm năm. Ðiều ngạc nhiên nữa là hiện nay vẫn có một số người tin vào sự đe doạ đó, một sự đe doạ được xem là phi lý và ảo tưởng. Một số người được giáo hoá sau khi nghe những lời thuyết giảng như thế mà không cần sử dụng đến khả năng lý trí bình thường của họ.

Trong Phật giáo, không có một thẩm phán cá nhân hoặc là có quyền chỉ trích hoặc là tưởng thưởng mà chỉ có sự vận hành của một quy luật nhân quả, luân lý đạo đức không mang tính cá nhân và quy luật của tự nhiên. Tại sao người tội lỗi lại sung sướng và người lương thiện lại khổ đau?

Có một số người hỏi rằng “Nếu nhân tốt sanh quả tốt và nhân ác sanh quả xấu thì tại sao có nhiều người tốt lại khổ đau và người tội lỗi, xấu xa lại sung sướng trên cuộc đời này?

Theo quan điểm của người Phật tử, giải đáp cho câu hỏi này là: mặc dù có một số người tốt về bản chất, song họ không tích luỹ đủ phước báo thiện trong kiếp quá khứ để bù lại cho những hậu quả xấu, nghiệp quả bất thiện trong kiếp hiện tại này; trong quá khứ, ắt hẳn có một khuyết điểm nào đó. Ngược lại, có một số người về bản chất thì tội lỗi và độc ác nhưng có thể sung sướng, hưởng thụ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn trong kiếp hiện tại này do vì nghiệp thiện mà họ tích luỹ trong kiếp quá khứ.

Chẳng hạn, có một số người về bản chất thừa hưởng thể trạng khoẻ mạnh và kết quả là có sức khoẻ đầy đủ. Sức kháng cự của cơ thể họ quá mạnh và do vậy, họ không phải chịu sự đau khổ của bệnh tật. Mặc dù họ không quan tâm đặc biệt đến việc vệ sinh đặc biệt, song họ có thể duy trì sự khoẻ mạnh. Ngược lại, có một số người dùng nhiều chất bổ dưỡng và vitamin, những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng cường bản thân, nhưng cho dù những nỗ lực để được trở nên mạnh khoẻ, sức khoẻ của họ vẫn không biểu hiện sự cải thiện mảy may nào.

Bất cứ nghiệp xấu hay tốt mà con người đã phạm trong kiếp hiện tại này, thì nhất định họ cũng trải qua sự tương ứng ngay trong kiếp sống này hoặc là trong kiếp sau. Chúng ta không thể trốn thoát những hậu quả mà mình đã tạo ra thông qua việc cầu nguyện suông, mà là chỉ bằng cách tu tập và sống cuộc đời thánh thiện.

Phật giáo khích lệ con người làm thiện không phải vì muốn lên thiên đường. Con người được mong đợi làm thiện để mà có thể dẹo đi cái ích kỷ và kinh qua trạng thái an lạc và hạnh phúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2011(Xem: 3627)
Chúng tôi hi vọng con đường tương lai sau này đạt được thành công, trước tiên phải nuôi dưỡng thành một tư tưởng: “Từ sự kính dâng mà trong lòng được vui vẻ.” Chúng ta và Thanh niên nhân sĩ trong xã hội không giống nhau, do tham muốn mới tìm cầu sự vui vẻ, từ lòng ích kỷ của mình mà chiếm giữ nó, từ chỗ hưởng thụ vật chất mới đi tìm cầu niềm vui; phương pháp tìm cầu niềm vui của Thanh niên Phật giáo chúng ta, là phải “biết hiến trọn đời mình cho đạo pháp, cho dân tộc đây mới là niềm vui thật sự.”
23/06/2011(Xem: 16836)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 12741)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
11/06/2011(Xem: 3387)
Phật giáo Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của mình, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và chưa đáp ứng được lòng kỳ vọng của quần chúng Phật tử, đòi hỏi của dân tộc Việt Nam.
30/05/2011(Xem: 21495)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 10477)
(Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là của Tỳ Kheo Bodhi. Theo từ điển điện tử Wikipedia, Tỳ Kheo Bodhi (Bhikkhu Bodhi) thế danh là Jeffrey Block, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1944 tại New York. Xuất gia tại Sri Lanka theo truyền thống Nam Truyền Phật Giáo. Ngài hiện dạy tại New York và New Jersey. Ngài được mời làm chủ tịch thứ 2 của Hội the Buddhist Publication Society và đã xuất bản nhiều tác phẩm Phật học. Sau đây là phần Việt dịch từ bài viết “Aims of Buddhist Education” của Tỳ Kheo Bodhi.)
16/05/2011(Xem: 6249)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
05/05/2011(Xem: 3903)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộ là năng lực tiềm ẩn...
17/04/2011(Xem: 3796)
* Chưa có triết lí về giá trị nhân sinh thì văn hoá-giáo dục còn khập khiễng, chính trị còn khập khiễng. * Khi triết lí giáo dục chưa minh triết thì tất yếu dẫn đến suy yếu đạo đức nghề nghiệp ở người lao động, suy yếu lương tri ở người cán bộ. * Nền văn học nào, nền giáo dục nào không giúp được con người nhận ra các bệnh tâm hồn, không giúp con người biết cách tự chữa trị có hiệu quả, thì đó là nền văn học, nền giáo dục còn nhiều yếu kém. * Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
04/04/2011(Xem: 7881)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]