Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Ý Nghĩa Của Giấc Chiêm Bao

01/01/201108:58(Xem: 8790)
18. Ý Nghĩa Của Giấc Chiêm Bao

Ý NGHĨA CỦA GIẤC CHIÊM BAO

Cuộc đời chỉ là một giấc mơ.

Một trong những vấn đề vĩ đại nhất của con người chưa được giải quyết một cách thoả đáng là bí mật của giấc mơ. Ngay từ lúc khởi nguyên của thời đại, con người đã cố gắng phân tích những giấc mơ và cố giải thích chúng theo những ngôn từ của tâm lý và tiên tri, nhưng trong khi đó đã có một số phương pháp tiếp cận thành công trong lĩnh vực này trong giai đoạn gần đây, có lẽ chúng ta không khỏi bối rối với câu hỏi: “Giấc mơ là gì?”

Một nhà thơ lãng mạn lớn của nước Anh, William Wordsworth có một quan niệm rất ngạc nhiên rằng cuộc đơì mà chúng ta đang sống chỉ là một giấc mơ và chúng ta sẽ ‘tỉnh thức’, giác ngộ được thực tại khi chúng ta không còn hiện hữu trên cõi đời này nữa, khi giấc mơ của chúng ta chấm dứt.

Sự ra đời của chúng ta chỉ là một giấc ngủ và bị lãng quên;
Linh hồn, hiện hữu trong ta, trong ngôi sao cuộc đời chúng ta;
Có một nơi nào để trú ngụ
Và đến từ....

Một quan niệm tương tự được biểu hiện trong một mẩu chuyện cổ Phật giáo thật hấp dẫn kể về một câu chuyện của một vị thiên thần đang rong chơi với các vị thiên thần khác. Vì mệt mỏi nên, vị thiên thần đó nằm nghỉ một lát và sau đó tịch diệt. Vị thiên thần này được tái sinh làm thân nữa nhơn trên trần gian này.Ở trần gian này, cô ta lấy chồng, sinh một vài đứa con và sống rất thọ. Sau khi qua đời, cô ta lại được sinh làm thiên thần như trong số những người bạn đồng phạm hạnh vừa mới tan cuộc chơi của họ. (Câu chuyện này còn minh hoạ thời gian của thế giới này rất khác với thời gian ở thế giới khác.

Phật giáo quan niệm thế nào về giấc mơ? Cũng giống như trong mỗi nền văn hoá khác, Phật giáo cũng đã chia sẻ ngang bằng với những con người được cho là có kỹ năng trong việc giải thích bí ẩn của những giấc mơ. Những người như thế đã kiếm được một món tiền rất nhiều trong quá trình lợi dụng sự vô minh của những người tin rằng mỗi giấc mơ có một ý nghĩa tâm linh và tiên tri.

Theo ngành tâm lý học Phật giáo, giấc mơ chỉ là những quá trình tâm lý diễn ra như là những hoạt động của tâm thức. Khi xem xét hiện tượng của giấc mơ, chúng ta nên nhớ rằng quá trình ngủ có thể được xem như rơi vào năm giai đoạn sau:

Ngủ lơ mơ (nửa ngủ nửa thức),
Ngủ tĩnh,
Ngủ say,
Ngủ tĩnh và,
Thức giấc

Ý nghĩa và nguyên nhân của giấc mơ là đề tài thảo luận chính trong tác phẩm nổi tiếng ‘Milinda Panha’ (Vua Milanda vấn kinh), trong cuộc hội thoại này, Na Tiên Tỳ-kheo đã phát biểu rằng có sáu nguyên nhân khiến cho giấc mơ xuất hiện, trong đó có ba nguyên nhân thuộc về cơ quan của cơ thể như đầy bụng, mật và đờm đãi. Nguyên nhân thứ tư là do vì sự can thiệp của những thế lực quyền năng siêu nhiên; thứ năm là sự hồi tưởng những sự việc đã kinh qua trong quá khứ và sáu là sự ảnh hưởng của những sự kiện trong tương lai. Người ta phát biểu một dứt khoát rằng giấc mơ chỉ xuất hiện khi trong trạng thái ngủ tĩnh giống như trạng thái ngủ của loài khỉ. Trong sáu nguyên nhân đã đưa ra, Na Tiên Tỳ-kheo phát biểu một cách quả quyết rằng nguyên nhân sau cùng chính giấc mơ tiên tri là giấc mơ quan trọng nhất và những giấc mơ khác thì tương đối không có ý nghĩa.

Giấc mơ là hiện tượng do tâm thức tạo ra và chúng là những hoạt động của tâm. Tất cả mọi người đều mơ mặc dù một vài người trong số họ không thể nhớ. Phật giáo cho rằng có một vài giấc mơ mang ý nghĩa tâm lý. Sáu nguyên nhân được đề cập trên đây cũng có thể được phân loại như sau:

Mỗi niệm được tạo ra được cất giữ trong tàng thức của chúng ta và một vài niệm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tuỳ theo trạng thái tâm băn khoăn lo lắng của chúng ta. Khi chúng ta ngủ, một vài trong số những niệm này được hoạt động và hiện ra nơi chúng ta như là ‘những bức tranh’ chuyển động trước mặt chúng ta. Quá trình này xảy ra bởi vì trong suốt quá trình ngủ, năm căn (năm giác quan) kiến lập nên sự tiếp xúc của những giác quan chúng ta với thế giới bên ngoài, tạm thời bị ngăn chặn lại. Lúc đó, tàng thức của ta tự do ngự trị và ‘xem lại’ những niệm được cất giữ trong đó. Những giấc mơ này có thể có giá trị đối với ngành tâm thần học nhưng không thể được phân xếp vào giấc mơ tiên tri. Chúng chỉ là những phản ảnh, hồi tưởng của tâm thức lúc nghỉ ngơi.

Loại giấc mơ thứ hai cũng không có ý nghĩa. Những giấc mơ này được gây ra bởi những sự kích động, trêu chọc bên ngoài và bên trong khởi hành một chuyến đi bằng tàu hoả của những niệm mà tâm có thể nhìn thấy được lúc nghỉ ngơi. Những nhân tố bên trong là những nhân tố làm phiền toái đến cơ thể ví dụ như bữa ăn no không cho phép người ta nghỉ ngơi một lát hoặc là sự mất thăng bằng và sự ma sát giữa những yếu tố tạo thành cơ thể. Những sự kích động bên ngoài là khi tâm bị giao động và phiền nhiễu (mặc dù người nghỉ không để ý đến nó) do những hiện tượng tự nhiên gây ra giống như thời tiết, gió, lạnh, mưa, lá kêu sào xạc, khua cửa sổ v.v.... Tàng thức phản ứng lại những sự phiền hà này và tạo ra những bức ảnh để thanh minh chúng. Tâm điều chỉnh sự khó chịu theo một cách thích hợp để mà người mơ có thể tiếp tục ngủ mà không bị quấy nhiễu. Những giấc mơ này cũng không quan trọng và cũng không cần phải giải thích.

Kế đến là giấc mơ tiên tri. Những giấc mơ này quan trọng. Chúng là những kinh nghiệm hiếm có và chỉ xuất hiện khi có một sự kiện sắp xảy ra có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với người mơ. Ðạo Phật dạy rằng ngoài thế giới hữu hình này chúng ta còn có thể kinh qua thế giới của chư thiên thần hiện hữu ở một hành tinh khác hoặc là một số quỷ thần gắn bó với trần gian này và chúng ta không thể nhìn thấy được họ. Chư vị có thể là bà con họ hàng hoặc bạn bè ta đã qua đời và đã được tái sinh. Chư vị duy trì những mối quan hệ tâm linh trước đây và lưu luyến đối với chúng ta. Khi người hồi hướng những phước báo cho chư thiên thần và những người đã qua đời, người Phật tử nhớ nghĩ đến chư vị này và mời gọi họ đến chia sẻ niềm hạnh phúc được tích luỹ trong quá trình tạo phước. Do đó, họ phát huy mối quan hệ về mặt tinh thần với những người đã qua đời của họ. Chư vị thiên thần, ngược lại, bằng lòng và chư vị xem xét những hành động của chúng ta và chỉ bảo một điều gì đó trong những giấc mơ khi mà chúng ta đương đầu với một số vấn đề to lớn và họ cố bảo vệ chúng ta.

Vì vậy, khi có một việc gì quan trọng sắp xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, chư vị phát ra một sô năng lực tâm linh trong tâm của chúng ta được nhìn thấy dưới dạng những giấc mơ. Những giấc mơ này có thể cảnh báo chúng ta sự hiểm nguy sắp xảy ra hoặc là thậm chí mang đến cho chúng ta những tin vui vô cùng bất ngờ. Những thông tin này được cung cấp dưới dạng biểu tượng (giống như âm bản của những bức ảnh) và phải được giải thích bằng kỹ năng khéo léo và trí thông minh. Khổ thay có quá nhiều người không phân biệt được hai loại giấc mơ đầu tiên với loại giấc mơ này và vội vã tốn nhiều thời gian quý báu và tiền bạc để đi tìm những ông đồng bà cốt giả và những người cắt nghĩa giấc mơ để giải thích. Ðức Phật nhận ra rằng trường hợp này có thể được lợi dụng để phục vụ cho tư lợi và do đó Ngài cảnh báo chư Tỳ-kheo không nên thực hành những việc như bói toán, chiêm tinh và giải thích giấc mơ dựa trên danh nghĩa Phật giáo.

Sau cùng, tâm thức chúng ta là kho chứa tất cả những năng lực nghiệp được tích luỹ trong quá khứ. Thỉnh thoảng khi một nghiệp quả sắp được gặt hái (có nghĩa là khi hành động chúng ta đã tạo trong kiếp quá khứ hoặc là nhiều kiếp trong quá khứ, sắp chín muồi trong hiện tại) thì tâm thức nghỉ ngơi trong suốt thời gian chúng ta ngủ nghỉ có thể tạo ra một bức tranh về những gì sắp hiện ra. Vả lại, hành động sắp xảy ra có một vai trò lớn lao và phải được tràn đầy đến mức độ mà tâm thức phóng ra một nguồn năng lượng cực kỳ mạnh dưới dạng hình thức của một giấc mơ sâu đậm. Những giấc mơ như thế chỉ xuất hiện khi trong những trường hợp hiếm hoi và chỉ ở một số người với sự cấu tạo một loại tinh thần đặc biệt. Dấu hiệu của hậu quả của một số nghiệp quả cũng xuất hiện trong tâm chúng ta ở niệm cuối cùng khi chúng ta sắp sửa chia tay thế giới này.

Giấc mơ có thể xuất hiện khi hai sinh vật sống gởi cho nhau những bức thông tin ngoại cảm mạnh mẽ. Khi một người có ước muốn mãnh liệt để giao tiếp với người khác, thì vị ấy chú tâm mạnh mẽ đến bức thông tin và người mà anh ta muốn giao tiếp. Khi tâm ở trong trạng thái yên tĩnh, đó là một trạng thái lý tưởng để tiếp nhận những bức thông tin này dưới dạng những giấc mơ. Thông thường, những giấc mơ này chỉ xuất hiện trong một ý niệm mạnh mẽ bởi vì tâm thức con người không đủ mạnh để duy trì những bức thông tin như thế trong một khoảng thời gian dài.

Tất cả mọi người trên thế gian này đều là những con người mơ mộng và họ nhìn thấy thế gian này là thường hằng, bất biến, song những gì xét cơ bản đều là vô thường. Họ không thấy rằng tuổi trẻ kết thúc ở tuổi già, sắc đẹp chấm dứt ở cái xấu, sức khoẻ chấm dứt khi bệnh tật đến và chính bản thân cuộc đời chấm dứt bằng cái chết. Trong thế giới mộng mơ này, những gì thực sự không có bản chất mộng mơ đều được xem như thực tại. Mơ màng trong lúc ngủ chỉ là một khía cạnh khác của một thế giới mộng mơ. Chỉ có những ai thức tỉnh và giác ngộ như chư Phật và chư vị Bồ-tát, A-la-hán như các Ngài đã chứng được thực tại.

Chư Phật và các vị A-la-hán không bao giờ mơ mộng. Ba loại giấc mơ đầu tiên không thể xuất hiện trong tâm của quý Ngài bởi tâm của các Ngài đã định hoàn toàn và không thể phát ra giấc mơ. Loại giấc mơ sau cùng không thể xuất hiện ở nơi chư Ngài bởi vì các Ngài đã đoạn tận hoàn toàn những năng lực tham ái và không có nguồn năng lượng còn lại của sự lo lắng hoặc là ước muốn không được thoả mãn để phát ra tâm sản sinh những giấc mơ. Ðức Phật được biết đến như là một Bậc giác ngộ bởi vì phương pháp thư giãn thân thể của Ngài không phải là phương pháp chúng ta ngủ nghỉ chính từ đó những giấc mơ xuất hiện. Những nhà tư tưởng và nghệ thuật vĩ đại như German Goethe, thường nói rằng họ có được nguồn cảm hứng tốt nhất từ những giấc mơ. Ðiều này có lẽ vì khi tâm thức của họ bị cắt đứt khỏi ngũ căn trong lúc ngủ nghỉ, cho nên họ sản sinh những tư tưởng rõ ràng mang tính sáng tạo ở cấp độ cao nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2017(Xem: 8837)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9808)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 86435)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136419)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18578)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 10444)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23155)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
23/03/2017(Xem: 11064)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12465)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8504)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]