Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Ðại lão Hòa thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda

24/12/201012:08(Xem: 3205)
Tiểu sử Ðại lão Hòa thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda

 

PHẬT GIÁO DƯỚI MẮT NHÀ TRÍ THỨC
(Buddhism in the eyes of intellectuals)

Tác Giả: Hòa thượng K.Sri
Dhammananda
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda

 

Đại Lão Hòa thượng Tiến sĩ K.Sri Dhammananda, năm nay tuy đã 75 tuổi, Trưởng lão Tăng già Mã Lai Á, vẫn tích cực hoạt động; Ngài phục vụ Phật giáo Mã Lai trên 42 năm trong các chức vụ như một vị lãnh đạo tinh thần, một học giả, một cố vấn và một thiện hữu.

Ngài sanh ngày 18 tháng 3 năm 1919 trong gia đình Ông K.A. Garmage, làng Kirinde, Matara phía nam Sri Lanka (Tích lan). Ngài được đặt tên là Martin và là người con lớn nhất trong gia đình gồm có ba anh em và ba chị em.

Ngài khởi đầu việc học hành theo nền giáo dục thế tục tại một trường của chánh phủ tại Kirinde khi Ngài được 7 tuổi. Tuy còn nhỏ mà Ngài đã phát triển mối quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Ngài đã gia nhập các hoạt động và tổ chức được thiết lập trên các nguyên tắt và đạo đức Phật giáo. Ngài cũng có một người cậu làm Sư trưởng tại ngôi chùa địa phương. Người cậu này đã cùng với bà mẹ tận tâm của Ngài hướng dẫn tinh thần Ngài trong lúc thiếu thời. Do đó ý nghĩ trở thành một tu sĩ đã nhen nhúm trong đầu óc Ngài.

Khi Ngài 12 tuổi, Ngài thọ giới Sa di với Hòa thượng K. Dhammananda Maha Thera tại ngôi chùa Kirinde và được pháp danh là "Dhammananda" có nghĩa là "NGƯỜI CHỨNG NGHIỆM HẠNH PHÚC QUA PHẬT PHÁP" (Pháp Lạc). Sau đó Ngài tiếp tục chương trình tu học 10 năm trước khi thọ đại giới tỳ kheo vào năm 1940.

Sau 10 năm tu học chuyên về giáo lý của đức Phật tại các tu viện Sri Dhammarana Privena, Ratmalama, Vidyăardhana, tại Colombo, Vidyalankara Pirivena tại Peliyagoda, Kelaniya, một đại học Phật giáo rất có uy tín, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng ngôn ngữ học, Triết lý và Kinh điển Pàli.

Năn 1949, Ngài tốt nghiệp cao học triết lý Ấn Độ sau bốn năm học tập tại đại học Ấn Ba La Nại (Bénares). Trong số các giáo sư nổi tiếng tại đại học này có cố Tiến sĩ S Radgakrisnan, vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ấn là giáo sư của Ngài.

Được huấn luyện và giáo dục, thấu triệt giáo lý Phật đà, Ngài trở về Tích Lan đem thực dụng kiến thức uyên thâm của Ngài. Tại Kotawila, Ngài thiết lập viện "Sudharma" huấn luyện giáo dục, an ninh xã hội, và nhu cầu tôn giáo cho quần chúng. Ngài cũng phát hành tam cá nguyệt tạp chí bằng tiếng Tích lan (Singhalese).

Năm 1952, trong số 400 các Tu sĩ trẻ tại Viyalanka Pirivina, Ngài được tuyển chọn đi phục vụ Mã Lai Á vì nơi đây cần một nhà hoằng pháp Giáo lý Phật đà. Vào thập niện 50 và 60. Phật giáo bị coi rẻ bởi giới trí thức người Hoa có học vấn tại Mã Lai vì lẽ những phương pháp thực hành do những người được gọi là Phật tử chỉ đang áp dụng trên cơ bản đều dựa theo các nghi thức cổ truyền và các hình thức lễ lượt khác. Hình như không một ai chú ý đến ý nghĩa đích thực của việc thực hành mà một người phật tử cần phải áp dụng. Bởi vậy, với quảng đại quần chúng có giáo dục tại nơi đây coi Phật giáo không có gì hơn chỉ là một bao bì chứa đựng dị đoan.

Nhờ sự cố gắng hoằng pháp của Ngài, nhiều người Hoa trong nước nhận thức được giáo lý chân thật của đức Phật. Hội Truyền bá Giáo lý Phật đà được thiết lập và Ngài không ngừng ra sức viết các bài vở, xuất bản các loại sách đủ cở về mọi phương diện của Phật giáo đem lợi ích cho người phật tử Mã Lai.

Hội Truyền giáo, là bộ phận hướng đạo được thiết lập, chịu trách nhiệm việc phổ biến tất cả bài vở của Ngài. Kết quả, Ngài nhận được rất nhiều thư của người Hoa trẻ có học thức, rành Anh ngữ trên khắp cả Mã Lai tán dương Ngài vì đây là lần đầu tiên trong đời họ đã hiểu được nghiêm chỉnh giáo lý Phật đà. Rồi Ngài khai sáng tờ báo "Tiếng nói của Phật giáo" cho đến bây giờ vẫn đều đặn xuất bản một năm hai kỳ bởi Hội Truyền Giáo. Ngài là tác giả của những cuốn sách rất phổ thông như "Người Phật tử tin gì?", "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo lắng", "Hạnh phúc lứa đôi", "Nhân loại tiến về đâu" và "Thiền định con đường duy nhất". Tuy không là một nhà thuyết giáo hùng biện nhưng Ngài đã thành công cảm hóa tư tưởng của thanh niên và giáo dục họ với một lối trình bày Giáo pháp của đức Phật một cách rõ ràng, đơn giản và khoa học.

Vào năm 1970 và năm 1975, trong chuyến du hành thuyết giảng về đạo Phật và triết lý Phật giáo trên thế giới, Ngài thuyết giảng tại đại học Lancaster, đại học Hull, đại học Manchester, đại học Oxford tại Anh Quốc, đại học Dharma Realm và Đông phương tại Hoa kỳ.

Do những thành quả của các hoạt động hoằng pháp và giáo dục của Ngài, Ngài được suy tôn "Tăng thống" Giáo hội Siam Maha Nikaya, Malưatta, tại Mã lai năm 1965 và được tặng cấp bằng Tiến sĩ Danh dự của các đại học Dhama Realm, đại học Đông Phương (Hoa kỳ), đại học Nalanda, đại học Ba-lã-nại (Beneres - Ấn Độ ) và đại học Pàli của Tích lan. Ngài cũng được ân thưởng tước vị Hoàng gia Johan Setia Mahkota bởi Hoàng đế Mã lai.

Kết quả tốt đẹp của Hòa thượng trong việc phục vụ cho cộng đồng Phật giáo không những chỉ trong phạm vi của Mã lai mà cũng cho tất cả thế giới bởi những ai cảm nhận được sự nhiệt thành không chút vị kỷ vủa Ngài để hoằng dương Phật pháp.

Lý do đó khiến người ta đã ủng hộ và ngưỡng mộ Ngài không riêng từ một cộng đồng mà từ nhiều cộng đồng. Ngài có, như đức Phật mô tả, Bảy đức cao quý của một đại nhân trong kinh Sakha Sutta (A.N. 4:31): Ngài là người đáng yêu, được kính trọng, học thức, là một cố vấn, một người nhẫn nại chịu nghe, thâm trầm trong đàm luận và không bao giờ cổ xúy một cách vô căn cứ.
Benny Liow Woon Khin

Kuala Lumpur, Malaysia,

18 tháng 3 năm 1994.

VỀ VIỆC XUẤT BẢN CUỐN SÁCH

Đạo Phật là một tôn giáo vĩ đại đã giác ngộ nhân loại từ 25 thế kỷ qua, giải thoát con người khỏi tất cả những xiềng xích nô lệ, các thực hành theo mê tín dị đoan. Đạo Phật là một tôn giáo khoa học, ngày nay tất cả các nhà văn hóa trí thức trên thế giới dù có hay không liên hệ gì đến Phật giáo đều tôn kính đức Phật Cồ Đàm trong khi những nhà khai sáng các tôn giáo khác chỉ được các tín đồ của mình tôn kính mà thôi. Không phải chỉ những người thuộc một số tôn giáo mà ngay cả những người được gọi là tự do tư tưởng cũng rất kính trọng Đấng Giác Ngộ Tối Cao Độc Nhất trên hoàn vũ này. Nhìn từ quan điểm lịch sử, chưa từng có một vị Đạo sư nào mà phát triển tinh thần tự do tôn giáo đến cực điểm cũng như lòng tin thích đáng đối với nhân loại như đức Phật. Trước khi đức Phật giáng thế, tôn giáo chỉ do một số giáo phái trong xã hội độc quyền nắm giữ. Đức Phật là một vị Thầy trong lịch sử không phân biệt, mở cửa tôn giáo cho từng cá nhân cũng như cho tất cả mọi người trong xã hội.

Đức Phật khuyên các đệ tử Ngài trau dồi học hỏi và mở mang sức mạnh tiềm ẩn nơi con người và tự chính nơi mình biểu dương được cách thức sử dụng hữu hiệu nhất sức mạnh ý chí và trí thông minh của mình không cần phải làm tôi mọi cho một chúng sanh nào đó để tìm hạnh phúc trường cửu mà Ngài tuyên bố cho thế giới biết qua kinh nghiệm bản thân Ngài chứ không phải qua các lý thuyết hay qua các tín ngưỡng hay phong tục tập quán. Giáo lý đức Phật là để cho con người ứng dụng thực tiển mà không cần một nhãn hiệu nào.

Trong việc sưu tập cuốn sách này, tôi đã chọn lọc một số các lời phát biểu của các nhân vật nổi tiếng, triết gia, học giả, sử gia, văn hào, khoa học gia, các hàng giáo phẩm, các nhà cách mạng xã hội và các chính khách danh tiếng trong thế giới tiên tiến, tất cả đều là các nhà trí thức đứng hàng đầu. Trong số này đa số không phải là người Phật giáo mà là những nhà tự do tư tưởng. Theo họ, Phật giáo là một tôn giáo thực tế nhất, hợp lý nhất, triển khai rất khoa học, phục vụ hữu hiệu nhân loại nếu những người theo đạo Phật thực hành nghiêm chỉnh tôn giáo này.

Lý do trên đã cho tôi niềm vui lớn lao trong việc trình bày các đoạn văn trích dẫn từ các sách và báo chí. Dù có một số người cho rằng Đạo Phật đứng đầu trong lãnh vực tôn giáo nhưng việc sưu tập các đoạn văn này, không có ý muốn làm giảm niềm tin nơi các tôn giáo khác và việc xuất bản cuốn sách này cũng không phải để trình bày quan điểm Phật giáo đứng hàng đầu mà trái lại chỉ để phản ảnh tầm nhìn vô tư của một số các nhà trí thức.

Tất cả những lời chú thích về các lời phát biểu trong sách này đều do nơi người sưu tập.
K. Sri Dhammananda
25.11.1992 - P.L. 2536.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2010(Xem: 12706)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
09/12/2010(Xem: 3714)
Tiến trình cục bộ hóa Phật giáo có thể nói là bắt đầu từ sự phân chia các bộ phái Phật giáo, sau đó là sự phân chia các tông phái. Tự thân sự phân chia Phật giáo thành những bộ phái, tông phái không thể coi là tiến trình cục bộ hóa. Nhưng sự khép kín cô lập, thậm chí là phát sinh mâu thuẫn giữa các bộ phái, tông phái có thể coi là tiến trình “cục bộ hóa”.
05/12/2010(Xem: 9154)
Lịch sử nhân loại nhìn từ một khía cạnh nào đó chính là lịch sử của tư duy con người. Các biến cố lịch sử, chiến tranh, sự tiến bộ về mọi mặt, các thảm kịch..., tất cả phản ảnh bản chất hoặc tiêu cực hoặc tích cực của tư duy con người. Các danh nhân, các nhà cách mạng, các tư tưởng gia..., đều là các vĩ nhân đại diện cho những tư duy tích cực. Thảm kịch, bạo ngược, chiến tranh tàn khốc... phát sinh từ những tư duy tiêu cực.
16/11/2010(Xem: 11334)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
16/11/2010(Xem: 16061)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
12/11/2010(Xem: 17708)
Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời. Khi quán chiếu lại, tôi thấy rất nhiều điều tưởng chừng không vượt qua nổi, chẳng những chỉ vì không thể tránh, lại còn không sao có được một giải pháp thuận lợi.
27/10/2010(Xem: 12816)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 11816)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
20/10/2010(Xem: 6151)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
19/10/2010(Xem: 4114)
Đạo Phật tự thân là đạo giác ngộ, hay nói cách khác là con đường dẫn đến cảnh giới thánh trí tự chứng viên mãn và siêu việt. Viên mãn vì thánh trí ấy phổ châu khắp ba thời mười phương, là căn thân của vạn pháp, không gì lớn hơn, không gì nhỏ bằng. Siêu việt vì thánh trí tự chứng ấy đã nhổ sạch gốc rễ của vô minh vốn là mầm mống của phiền não và đau khổ,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]