Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tạo những điều kiện thuận lợi vào giờ phút lâm chung

17/12/201016:21(Xem: 11567)
5. Tạo những điều kiện thuận lợi vào giờ phút lâm chung

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

5
TẠO NHỮNG ĐIỀU KIỆNTHUẬN LỢI VÀO

GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

« Một số người chếttrong bụng mẹ / một số khác khi mới sinh / một số khác khi mới biết bò / một sốkhác khi đã biết đi / Một vài người đã già, những người khác đã trưởng thành /Họ đều theo nhau ra đi / như hoa quả rơi xuống đất ».
Phật

Tiết 6

Cho chúng tôi vẫn cònnhớ lại những lời giáo huấn khi tu học
Trong lúc các y sĩ đã bótay và nghi lễ đã chấm dứt
Bạn hữu không còn hyvọng gì về sự sống của chúng tôi
Và chúng tôi cũng chẳngcòn gì để có thể vớt vát được nữa.

Chương vừa qua nêu lênhai chướng ngại cản trở một cái chết tốt lành: sự đau đớn không chịu đựng nổivà những ảo giác gây ra kinh hãi, thù hận, hay hoang mang tâm thần. Ta phải tìmcách loại bỏ những chướng ngại đó, đồng thời phát huy thái độ rộng lượng bằngcách ôn tập những điều đã tu học. Lúc không còn hy vọng gì nữa, bác sĩ đã bótay, các nghi lễ tôn giáo không còn ích lợi gì nữa, khi bè bạn và người thân đãhết hy vọng, là chính lúc phải làm tất cả những gì có thể làm được để giữ vữngtâm thức hướng về đạo đức.

Để thực hiện điều ấy, tacần phải nhớ lại những lời giáo huấn nêu lên cho ta những hành vi đạo hạnh. Đólà những gì tôi sẽ trình bày trong các tiết tiếp theo đây, và những lời huấnđạo đó phải đem ra thực thi trước khi ánh sáng trong suốt thuộc quá trình cáichết hiện ra, trong lúc ánh sáng đó còn đang hiển hiện và cả sau khi đã biếnmất, tức là lúc khởi sự giai đoạn trung gian[17] . Trong giai đoạn trung gianấy, ta có thể thực thi các nghi thức đặc biệt của du-già. Dù đã học được nhữnglời huấn đạo nào thì ta cũng phải nhớ lại thật minh bạch vào giây phút đó, tùynơi khả năng và trí thông minh của của mỗi người. Hãy sử dụng phép tu tậpthường lệ từ trước theo trình độ mà ta đã học hỏi được.

Năm sức mạnh sau đây sẽgiúp sức cho ta trong khi thực hành:

1- Sức mạnh của thóiquen. Ôn tập thường xuyên để tập cho thuần thục, mặc dù đang ở trình độ nàocũng thế, chỉ cần quyết tâm muốn thoát khỏi vòng sinh tử, phát lộ tình thươngvà lòng từ bi trong mục đích đạt được Giác ngộ vì sự an vui của kẻ khác, hoặcđạt được các cấp bậc trong Tối thượng Du-già Tan-tra.

2- Sức mạnh hướng vềtương lai. Hãy nghĩ như thế này: « Tôi sẽ tiếp tục tu tập trong kiếp sống này,trong giai đoạn chuyển tiếp, và cả những kiếp sống sau cho đến khi nào tôi đạtđược Phật tính ».

3- Sức mạnh của nhữnghạt giống tốt. Hãy gom góp sức mạnh từ những hành vi xứng đáng (nghiệp tốt) đểhướng dẫn sự tu tập của ta.

4- Sức mạnh của sự gạtbỏ. Hãy tự nhủ rằng những hiện tượng như sinh, diệt và giai đoạn trung gian chicó thể hiện hữu do nơi ta mà thôi: chúng hoàn toàn không có tính cách hiện hữutự tại. Phải hiểu rằng yêu thương cái tôi là cách tạo ra kẻ thù, vậy hãy suynghĩ như thế này: « Sự kiện tôi phải gánh chịu khổ đau trong chu kỳ sinh diệtlà do yêu thương cái tôi của chính mình. Nguồn gốc của cái ngã dính liền với sựtin tưởng rằng muôn loài và muôn vật đều hiện hữu một cách tự tại. Đìều nàyhoàn toàn sai ».

5- Sức mạnh của ướcvọng. Hãy thường xuyên lặp đi lặp lại lời nguyện như sau: « Dù sau khi đã chết,tôi vẫn xin trong kiếp sau sẽ có một thân xác khả dĩ giúp tôi trong việc tu tậpĐạo Pháp. Tôi xin sẽ gặp được một vị thầy tốt hướng dẫn để giúp tôi không bỏ dởsự tu tập ».

Năm sức mạnh vừa kể rấtcần thiết giúp ta nhớ lại những gì đã tu tập, nhất là trong lúc phải đương đầuvới vô số khó khăn.

Khi chắc chắn có mộtngười sắp chết, thân nhân xung quanh không nên khóc lóc, nắm tay, ôm họ hay làta thán. Chuyện đó không giúp ích được gì. Trái lại, cách cư xử như thế khíchđộng sự lưu luyến thế giới này trong tâm thức của người chết, và như thế sẽ làmtiêu tan hy vọng giúp họ chọn lấy một thái độ phù hợp với đạo đức. Người xungquanh nên nhắc nhở kẻ hấp hối những lời giáo huấn và cách thực thi đạo đức bằngcách nói thật nhỏ nhẹ bên tai họ cho đến khi nào hơi thở chấm dứt.

Ví dụ như nếu người chếttin vào một vị Trời sáng tạo, cứ nghĩ đến vị Trời đó thì sẽ được nhẹ nhỏm hơn.Họ sẽ cảm thấy bớt bám víu hơn vào môi trường chung quanh, ít sợ và ít hối tiếchơn. Nếu người sắp chết tin vào sự tái sinh, hãy nghĩ đến kiếp sau, hướng vàoquyết tâm phục vụ kẻ khác, cũng sẽ đem đến những kết quả như trên đây. Điều hệtrọng là giữ tâm thức thật an bình, đừng làm xáo trộn quá trình của cái chếtđang diễn ra.

Đối với một Phật tử, họcó thể tin tưởng nơi Đức Phật và phát nguyện xả thân để thực hiện những hành viđạo hạnh trong kiếp sau. Nếu là một người không tin tưởng gì cả cũng có thể chorằng cái chết là một thành phần bất khả phân của sự sống: khi nó phát hiện cũngchẳng có gì phải bận tâm lo nghĩ.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1. Phải hiểu rằng vàomột lúc nào đó, tất cả mọi hy vọng sống thêm trong kiếp này sẽ tiêu tan. Vàogiây phút ấy, bác sĩ, tu sĩ, bạn hữu và người thân đều bất lực không giúp tabảo tồn sự sống này thêm nữa. Ấy là lúc chính ta phải tự tìm cách giúp đỡ lấyta.
2. Trong khi hấp hối,cần phải nhớ lại những lời giáo huấn tùy theo trình độ của ta và chú tâm vàođó.

3. Hãy ôn tập cho quen,quyết tâm giữ vững đường hướng tinh thần đúng như thế trong bất cứ trường hợpnào, dù cho gặp khó khăn cách mấy đi nữa. Hãy thực thi thật nhiều hành vi xứngđáng để gom góp sức mạnh hổ trợ sự sống và cả cái chết của ta. Hãy ý thức rằngkhổ đau sinh ra từ sự yêu mến cái tôi của mình quá đáng, vậy hãy tập yêu thươngkẻ khác. Thường xuyên ước vọng sẽ được tiếp tục tu tập trong những kiếp sau.

4. Khi có một người sắpchết, cẩn thận đừng làm cho họ bối rối bằng những cử chỉ bám víu hay căngthẳng, điều đó chỉ gây ra cho người chết những phản ứng tiêu cực. Đừng ta thánsự ra đi của họ. Tránh đừng ôm họ vào lòng và khóc trước mặt họ. Hãy giúp họ rađi trong sự tự hào bằng cách gợi lên cho họ một viễn tượng tốt đẹp sẽ được tiếptục tu học sau này.

5. Xin những người xungquanh sau này hãy làm như thế cho ta lúc ta sắp chết. Tìm cách thu xếp thế nàođể có một người thân thỉnh thoảng nhắc nhở bên tai một thái độ tinh thần nào đómà ta muốn thực hiện khi chết.

Tiết 7

Xin cho chúng tôi vữngtin với sự hân hoan và tuyệt vời
Trong khi miếng ăn vàcủa cải tom góp bằng sự ích kỷ phải bỏ lại
Những người thân vô cùngyêu mến và thân thiết phải vĩnh viễn xa lìa
Để đơn độc bước vào mộthoàn cảnh thật hiểm nguy.

Thói thường, khi ngườita thông báo cái chết của ta đã gần kề, điều đó sẽ gây cho ta, cả bạn hữu vàgia đình ta, một sự đau buồn lớn. Chính từ nơi trọng tâm của những đau đớn đósẽ phát khởi quá trình của giai đoạn hấp hối: sự biến mất dần dần của tâm thức.Như tôi đã giải thích trước đây, nếu ta biết nghiền ngẫm để rút tỉa tinh túytrong cuộc sống, biết chăm lo tu tập và biết suy tư về vô thường, khi đến phútlâm chung ta sẽ dễ dàng nhớ lại những gì cần thiết để tránh những tác hại do ưuphiền và đau đớn gây ra. Những ảo giác liên quan đến cái chết, thay vì làm taphân tâm, sẽ nhắc nhở ta thực thi những gì đã tu tập và khuyến khích ta trongviệc tham thiền.

Biết giữ lấy trong tâmnhững lời khuyên nhủ đó, may ra ta sẽ chết trong niềm vui sướng và tin tưởng,giống như một đứa trẻ sung sướng được quay về ngôi nhà của cha mẹ mình. Lúcnhập vào giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống, những người có trình độ caocó thể nhìn thấy trước sự tái sinh của chính họ. Những người như thế sẽ chếttrong tin tưởng và không lo phiền. Người tu tập có trình độ trung bình sẽ khôngsợ hãi, người có trình độ thấp thì không hối tiếc. Nếu tâm ta đã chuẩn bị đểtái sinh trong một kiếp sống đầy ý nghĩa, đủ khả năng tiếp tục đeo đuổi sự tuhọc, thì lúc cái chết xảy ra ta sẽ không hối tiếc, không hoảng hốt, không loâu. Tâm thức ta sẽ tan dần trong niềm tin tưởng.

Tôi đã thấy một số nhàsư thông thái chết trong trạng thái đó. Khi biết mình sắp chết, họ cho gọingười thân đến để từ biệt. Vào đúng ngày chết, họ khoác lên người chiếc áo càsa màu nghệ, không lộ vẽ lo âu gì cả, họ tham thiền và chết. Tại nơi đây, nơitỉnh Dharamsala[18] này, một nhà sư sai một đệ tử của ông mang đến choông chiếc áo cà sa. Ông khoác lên người và chết ngay sau đó. Nhiều nhà sư kháccũng tại đây, trên đất Ấn độ này, sau khi chết, tâm linh lưu lại nhiều ngàytrong trạng thái ánh sáng trong suốt. Một người lưu lại trong trạng thái đó đếnmười bảy ngày, nhiều người khác trong chín hay mười ngày. Mặc dù trong một xứnóng bức, nhưng sau khi trút hơi thở cuối cùng, thân xác của họ rất tinh khiết,không một mùi hôi hám trong suốt thời gian như vừa kể trên.

Những người như thế cókhả năng lựu lại một cách toàn vẹn trong thể dạng ánh sáng trong suốt, tức ánhsáng trong suốt của cái chết, và ra đi trong niềm vui sướng, với niềm tin tưởngmãnh liệt.

Người thầy lớn tuổi nhấtcủa tôi là Ling Ringpoché, kể cho tôi nghe về một vị Lạt-ma, câu chuyện vừabuồn lại vừa khôi hài. Khi sắp chết vị Lạt-ma này khoác lên người chiếc áo màunghệ và tuyên bố với những bạn đồng tu rằng mình sắp ra đi. Sau đó ông ngồitréo chân theo tư thế thiền định rồi ra đi. Một trong những người đệ tử mới củaông từ một vùng xa vừa đến không hiểu rằng người tu hành cũng có thể chết trongtư thế tham thiền. Anh này khi hay tin thầy minh đã chết, bước vào phòng lạithấy thầy mình đang ngồi, anh hốt hoảng tưởng là ma nhập vào thân xác của thầyvội xô ông ngã xuống đất.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Để tránh những bấnloạn do cái chết gây ra, hãy dựa vào tôn giáo sẳn có của mỗi người để phát lộtừ tâm đến muôn loài, chú tâm vào sự cần thiết rút tỉa những tinh anh của kiếpsống hiện tại, một kiếp sống dựa trên niềm hân hoan và may mắn đã biết tu tập,nhất là hãy suy tư càng nhiều càng tốt về vô thường.

2- Cách tập luyện cơ bảnđó sẽ giúp ta nhớ lại những điều phải thực thi trong khi chết. Những hình ảnhkhủng khiếp và mọi thứ ảo giác tuy có thể phát sinh nhưng không thể làm lunglay sự trầm tĩnh của ta, không làm xao lãng sự suy tư trong vui sướng và tự tincủa ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2010(Xem: 12421)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
22/07/2010(Xem: 12174)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 15188)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 12759)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13118)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
04/03/2010(Xem: 3993)
Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân
03/03/2010(Xem: 9855)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567