Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Freud Và Những Nhà Tâm Lý Khác

13/12/201018:12(Xem: 14082)
II. Freud Và Những Nhà Tâm Lý Khác

 

Theo Freud thì tất cả mọi sinh hoạt của con người đều nhằm vào việc thỏa mãn những nhu cầu của mình. Ông ta cho rằng con người giống như một cái máy được vận chuyển bằng sức sống, một năng lực thúc đẩy con người thỏa mãn những nhu cầu ăn uống, tình dục.v.v... mà ông gọi là libido. Theo Freud, con người vốn ích kỷ và liên hệ qua lại với kẻ khác chỉ nhằm thỏa mãn những ham muốn của bản năng. Khi các dục vọng, các ham muốn này được thỏa mãn thì các sự căng thẳng trong người bớt đi, nhờ đó họ có cảm giác sung sướng hay là sự khoái lạc. Như thế, khoái lạc là một sự thích thú người ta có được qua sự xả bớt những căng thẳng, khó chịu do những thúc bách đòi hỏi về thực phẩm, dục tình v.v... tạo ra. Năng lực thúc đẩy con người thực hiện những thỏa mãn thể chất căn bản đó gọi là xung động bản năng. Freud gọi là cái đó hay là nó (Id).

Freud cho rằng chính sự đè nén quá mức dục tính và sự hung hăng bẩm sinh đã đưa đến các chứng bệnh tâm thần. Ông ta nói đó là cái giá mà nền văn minh phải trả.

Nhiều nhà phân tâm ngày nay không còn cho rằng tính dục có một địa vị ưu thế như trước đây, nhưng họ vẫn dùng lý thuyết của Freud làm căn bản trị liệu. Còn các chuyên viên tâm lý thuộc nhiều trường phái khác nhau, nói một cách tổng quát, đều chú tâm làm cho cái ngã (ego) bất bình thường trở nên lành mạnh và sinh hoạt bình thường trở lại.

Nhiều người đã không đồng ý với Freud về sự chú trọng quá nhiều đến xung động bản năng, nhất là sự quá chú trọng đến vai trò của dục tính và nhân cách bất bình thường (bệnh hoạn). Carl Jung (1875-1961) ban đầu tin theo Freud nhưng sau đó lập nên một trường phái mới, chú trọng đến ảnh hưởng của yếu tố văn hóa trong đời sống tâm lý con người. Khác hẳn với Freud, ông ta cho rằng libido không phải là sức mạnh tính dục thúc đẩy sinh hoạt con người. Theo ông, libido chỉ là năng lượng tâm lý.

Jung phân chia con người làm hai loại: hướng nội (trầm tư, hay tự vệ và nghi ngờ) và hướng ngoại (thích ra ngoài, hướng về xã hội và thích phiêu lưu). Ông có cái nhìn tích cực về con người và cho rằng nỗ lực của con người thường hướng đến việc hoàn thành những điều tốt đẹp làm cho cuộc sống họ vui sướng khi đạt được những điều mong ước. Những điều mong ước ấy lại phát xuất từ vô thức tập thể (collective unconciousness), chứa đựng rất nhiều thứ mà ý thức không biết đến. Ông cũng hoàn toàn khác với Freud khi chủ trương chính sức mạnh của các huyền thoại (myth) trong các nền văn hóa biểu lộ qua những hình ảnh mẫu (archetype) như hình ảnh của bậc đạo sư, người trinh nữ, kẻ anh hùng, người hiệp sĩ, đứa bé thơ ngây.v.v... tạo nên những phản ứng nơi chúng ta, khơi dậy những xúc cảm và thúc giục ta hành động theo chiều hướng nó mời gọi.

Trường phái của Jung đang phát triển mạnh ở Hoa Kỳ qua các công trình nghiên cứu và trình bày về sức mạnh của huyền thoại của cố giáo sư Joseph Campbell cùng những nhà tâm lý chú trọng đến sự biểu lộ nam tính qua những phong trào nam nhân (men’s movement).

Sau Jung, các nhà tâm lý học Tân thời đại (New Age) như Erich Fromm (1900-1980), Carl Roger (1902-1987), Abraham Maslow (1908-1970) ... thường nhấn mạnh sự tích cực của đời sống con người khi chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần.

Nhiều nhà phân tâm và tâm lý trị liệu đã tìm đến thiền và thiền trình bày cho họ thấy, chỉ rõ cho họ biết, giúp họ có kinh nghiệm và sống được với niềm an vui trong sáng bao la. Nói theo thiền sư Suzuki là: “Thiền là nghệ thuật nhìn vào tánh tự nhiên của mình, là con đường từ khổ đau đến tự do. Thiền giải phóng các năng lực vướng kẹt của ta. Thiền giúp ta khỏi hóa điên hay tàn tật, cùng giúp ta biểu lộ khả năng hạnh phúc và thương yêu.” Hay nói một cách thơ mộng hơn theo thiền sư Thường Chiếu là:

Đạo vốn không nhan sắc,
Mà ngày thêm gấm hoa.
Trong ba ngàn cõi ấy,
Đâu chẳng phải là nhà?

Đạo bản vô nhan sắc,
Tân tiên nhật nhật khoa.
Đại thiên sa giới ngoại,
Hà xứ bất vi gia?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 61284)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7343)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 58015)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
08/08/2010(Xem: 3710)
Làm sao để mọi người đều có thể áp dụng lối sống lành mạnh? Làm sao để xã hội phát triển bền vững, hài hòa? Làm sao để mỗi người được sống hạnh phúc? Tại sao nhiều người đã biết rằng hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện là có hại cho sức khỏe mà họ vẫn không từ bỏ nó? Tại sao nhiều người biết rằng khí hậu toàn cầu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với trái đất nhưng hàng ngày vẫn có những hành động trực tiếp, gián tiếp làm tổn hại đến môi trường sống?...
03/08/2010(Xem: 13981)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
22/07/2010(Xem: 13192)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 16870)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 13963)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14388)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
04/03/2010(Xem: 4362)
Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]