Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Cái Có Là Cái Không

13/12/201018:02(Xem: 15091)
II. Cái Có Là Cái Không

 

Lời kinh Bát Nhã nói về sự thấy biết rõ ràng chân thật khi chúng ta buông xả mọi thứ ràng buộc, mọi sự bám víu vào những ý tưởng so đo, những cảm xúc vốn cứ cột chặt lòng mình. Khi lòng mình thoải mái, tâm mình an bình, trí mình tươi mát, linh động, bén nhạy thì vạn vật hiện ra một cách chân thật: Chúng hiện hữu, có mặt tràn đầy với những hình dáng và màu sắc nhưng rỗng lặng, yên tĩnh và riêng biệt tuyệt đối.

Khi đi vào một khu vườn Tây phương chúng ta chỉ thấy cái có, cái hữu bao quanh mình bốn phía. Khi đi vào khu vườn Đông phương, cái không hiển bày làm ta tiếp xúc được với không gian không bờ mé và thời gian vĩnh cửu.

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt dòng sông
Ai hay không có, có không làm gì.

Dĩ nhiên, khu vườn Đông phương không phải chỉ là cái trống rỗng không có gì cả. Trong đó cũng có cây cỏ, hoa lá, những tảng đá, những ao hồ hay những con suối, những mô đất cao cùng những bãi cát trắng hay vàng, có những đường chạy song song như những đợt sóng biển nối tiếp chạy đến những hoang đảo cô liêu.

Theo quyển Vườn Nhật Bản, người ta phân ra làm bốn loại vườn Đông phương chúng ta thường thấy ở các chùa chiền, nơi thiền viện hay những tư gia: Vườn có ao đồi, vườn đá cát, vườn có các bậc đá xếp thành lối đi và vườn ngoạn cảnh.

Vườn ao đồi là những khu vườn rộng người ta đắp những đồi đất tượng trưng cho núi và đào những chiếc ao hay hồ tượng trưng cho biển. Những cây cối trồng nơi đây được tỉa cắt cẩn thận để chúng đừng lớn quá và luôn luôn hòa hợp với khung cảnh xung quanh, tạo thành một cảnh đồi núi hùng vĩ với những cây tùng, cây bách ghi dấu thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Khu vườn là một vũ trụ mênh mông trong một khu đất giới hạn về không gian lẫn thời gian.

Vườn đá cát là những vườn khô, không cây cỏ, chỉ có cát và đá. Vườn mà chẳng có cây cối, hoa lá, chỉ những tảng đá rêu phong và bãi cát trắng cùng bức tường tạo thành một vũ trụ riêng biệt. Ở nhiều thiền viện, những vườn đá cát được tạo nên để giúp chúng ta nhìn thấy cái trống vắng của thế giới bên trong cũng như bên ngoài, cái bao la trên một vùng nhỏ bé. Trên khu đất hình chữ nhật, người ta trải cát. Các hòn đá được sắp xếp theo quy luật tương xứng và liên hệ hỗ tương để biểu lộ sự hòa hợp tự nhiên. Các hòn đá này rải rác nhiều nơi trên thảm cát. Những tảng đá lớn là chính, những hòn nhỏ hơn được thêm vào theo các con số 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15. Các hòn đá được sắp xếp gần nhau theo số lẻ để tạo nét hòa hợp tự nhiên. Có lúc hai tảng đá nằm kề cận thì một lớn (chủ) và một nhỏ (bạn) đối xứng và hỗ trợ cho nhau.

Những vườn đá cát thường do các vị tu sĩ Phật giáo thực hiện vào các thế kỷ trước đây và những vườn này bày tỏ chất thiền một cách cụ thể nhất qua hình thù và màu sắc. Những tảng đá tuy được sắp xếp theo một quy luật nào đó, với những hình thù và khối lượng khác nhau để tạo ra sự hòa hợp và cân đối, nhưng đó không phải là mục đích chính của tác giả.

Các ngôi chùa và các thiền viện đều tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh nói về sự rốt ráo của tâm giải thoát:

Sắc tức là không

Không tức là sắc...

Các hình thù, màu sắc, khối lượng là không. Không ở đây không phải là cái trống vắng của một cái gì đã có trước rồi nay lại biến đi. Không cũng không phải là ngược lại với có hay là sự trống rỗng. Không ở đây là tính chân thật của vạn pháp, của mọi sự vật: Là cái rỗng lặng trong cái tràn đầy, là cái tĩnh lặng của cái sống động, là cái bất động trong sự chuyển động náo nhiệt, là cái thiên thu bất biến trong cái chuyển biến liên tục, là cái thường hằng vĩnh cửu trong cái vô thường của dòng thời gian lăn trôi.

Nếu chúng ta đứng yên nhìn vườn đá cát, chúng ta sẽ thấy đá cát tự chúng biểu lộ tánh chân thật tự nhiên của mình, không liên quan gì đến những điều ta gán thêm cho chúng về ý nghĩa của cách sắp xếp, về giá trị thẩm mỹ, về những lời trầm trồ khen ngợi hay chê bai:

Thể các pháp đều không
Không sinh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không
Không có sắc...
Tâm Kinh Bát-nhã

Tánh không hay tánh chân thật, còn được gọi là Phật tánh, đều có ở mọi thứ. Khi tâm trong sáng và tỉnh thức thì ta thấy rõ điều kỳ diệu ấy. Cái biết về tánh không đó không nằm nơi chữ nghĩa mà phát xuất từ trực giác; không do lời giảng giải hay so sánh mà do sự hay biết trực tiếp khi nhìn thấy sự vật trước mật. Và đó là sức hấp dẫn của loại vườn đá cát.

Tuy thế, xin đừng bận tâm về cái sắc sắc không không (có có không không) nói trên, vì chúng ta đến đây để mà ngắm nhìn một khu vườn tức là một sự vật hiện rõ ràng trước mắt. Chúng ta hãy thưởng ngoạn những nét đặc thù của các viên đá lớn nhỏ rải rác trên thảm cát trắng. Thật ra, đó không phải là cát mà là những hạt sỏi nhỏ màu vàng nhạt dưới ánh mặt trời chuyển thành màu trắng mà ở xa ta thấy như là thảm cát. “Thảm cát” là biển lớn trên đó thiền sinh thường dùng cào tre để kéo những đường cong hay thẳng tượng trưng cho sóng biển chạy mãi đến vô biên. Có nhiều loại sóng biển khác nhau tùy theo biển bình lặng hay bão tố. Các nét vạch lên cát có đường nét khác nhau để diễn tả thời tiết khác nhau trên vùng biển lớn.

Chúng ta không đi vào những vườn đá cát mà chỉ đứng hay ngồi ở bên ngoài mà ngắm nhìn từ những góc độ khác nhau. Và cũng giống như nhìn vào vũ trụ, mỗi lần nhìn vườn đá cát là mỗi lần chúng ta thấy điều mới mẻ xuất hiện. Tại sao thế? À, đó là sự kỳ diệu của chân tâm, Phật tánh nơi mỗi chúng ta, và cũng là tài hoa của nhà nghệ sĩ tạo dựng khung cảnh này.

Chúng ta hãy nghe vị Tam Tổ Tăng Xán của Thiền tông Trung Hoa giải thích về điều ấy:

Cảnh do năng cảnh,
Năng do cảnh năng.
Dục tri lưỡng đoạn,
Nguyên thị nhất không.
Nhất không đồng lưỡng,
Tề hàm vạn tượng.
Bất kiến tinh thô,
Ninh hữu thiên đảng?

Trúc Thiên dịch như sau:

Tâm là tâm của cảnh,
Cảnh là cảnh của tâm.
Ví biết hai chẳng dứt,
Rồi cũng chỉ một không.

Một không, hai mà một,
Bao gồm hết muôn sai,
Chẳng thấy trong thấy đục,
Lấy gì mà lệch sai?

Loại vườn thứ ba là khu vườn với những bậc đá đưa đến trà thất. Trà thất là một căn lều nhỏ bé chỉ đủ chỗ cho hai hoặc ba người ngồi uống trà trong tỉnh thức, cách uống trà mà chúng ta thường gọi là Trà đạo. Đến trà thất như vượt qua những ngọn đồi để đến vùng yên tĩnh. Con đường lên đồi thường có những bậc cấp quanh co. Những phiến đá bằng, không đều cạnh, thường được sắp xếp để tạo nên ấn tượng của cuộc hành trình đặc biệt ấy. Khi chúng ta bước qua cổng, chân đặt lên những phiến đá trên vùng rêu xanh mà cây cỏ đều tỏa nét u tịch, an bình và hòa hợp tự nhiên, lòng ta bỗng dịu lại trong niềm an bình trống trải, như một chiếc lá vàng đang êm đềm yên nghỉ trên phiến rêu xanh.

Loại vườn thứ tư là vườn mà chúng ta đi vào để ngoạn cảnh. Các loại vườn trước đây chú trọng đến nét tĩnh, loại vườn này lại chú trọng đến tính cách động. Chúng ta dạo quanh vườn, khi ở cạnh hồ, lúc ở dốc núi, khi dưới tàng cây, lúc trên chiếc cầu. Mỗi nơi ta nhìn đều bày tỏ, biểu lộ cái riêng biệt trong cái toàn thể, cũng như biểu lộ cái toàn thể trong cái riêng biệt. Điều kỳ diệu nhất là chúng ta không tách lìa, không ở ngoài những thứ ấy. Chúng ta là cái riêng biệt chuyển động trong cái toàn thể bao la bất động.

Đạo là cái rộng lớn bao la, yên tĩnh tuyệt vời, an vui kỳ diệu. Sống đạo là trở thành, là biết rõ, là an trú trong niềm hạnh phúc bao la sâu thẳm của kiếp nhân sinh, tuy ngắn ngủi trong thời gian và nhỏ bé trong không gian nhưng vốn rộng lớn vô biên và mãi mãi không cùng. Đó chính là niềm bí mật luôn luôn mời gọi, luôn luôn thì thầm, luôn luôn thúc bách chúng ta hãy khám phá những gì mình đang có mà chưa biết đến.

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, chúng ta đang có niềm an vui rộng lớn vô cùng để an hưởng. Xin hãy tặng cho mình điều quý báu ấy. Xin hãy khoan thai bước đến vườn thiền. Hãy để lòng an bình và trí buông xả, bước những bước đi trong tỉnh thức để cảm nhận được gió mát đang trỗi dậy, để nhận ra những đóa hoa sen đang nở trong chốn bình thản và rộng lớn vô biên.

Ý về muôn vạn nẻo
Thiền lộ tâm an nhiên
Từng bước gió mát dậy
Từng bước hoa sen nở.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 61283)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7342)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 58015)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
08/08/2010(Xem: 3710)
Làm sao để mọi người đều có thể áp dụng lối sống lành mạnh? Làm sao để xã hội phát triển bền vững, hài hòa? Làm sao để mỗi người được sống hạnh phúc? Tại sao nhiều người đã biết rằng hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện là có hại cho sức khỏe mà họ vẫn không từ bỏ nó? Tại sao nhiều người biết rằng khí hậu toàn cầu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với trái đất nhưng hàng ngày vẫn có những hành động trực tiếp, gián tiếp làm tổn hại đến môi trường sống?...
03/08/2010(Xem: 13981)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
22/07/2010(Xem: 13192)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 16870)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 13963)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14388)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
04/03/2010(Xem: 4362)
Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]