Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô thường và cái chết

16/11/201016:13(Xem: 10063)
Vô thường và cái chết

 

 

VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta cũng phải lưu ý đến điều này dù chúng ta đang còn trẻ, theo dòng thời gian, chúng ta sẽ già. Chúng ta đang mạnh khoẻ, chúng ta phải nghĩ đến lúc nào đó chúng ta sẽ phải đau yếu. Khoẻ mạnh không tồn tại mãi. Khi chúng ta sửa soạn cho chúng ta một cách khôn ngoan cho việc suy tàn, già, bệnh và cuối cùng : cái chết, thì chúng ta sẽ không bị khó khăn trong việc chấp nhận các bất hạnh này. Hiểu biết những việc đó là điều kiện trần thế mà mọi người phải đối mặt, chúng ta có thể dũng cảm chịu đựng bất cứ một khổ đau nào. Đó là sức mạnh, nơi “nương tựa” mà Đức Phật hứa khả. Có những kẻ rên siết và khóc than khi gặp bất hạnh. Điều này không là gì ngoài sự thiếu hiểu biết. Than van về các bất hạnh đó không làm cho đau khổ mất đi.

Muốn tránh đau thương và bất hạnh đến với chúng ta, chúng ta phải làm cho tâm trí chúng ta vững mạnh hơn bằng sự thấu hiểu.

Không có gì hay bất cứ ai đến với cuộc sống mà thoát được tiến trình thiên nhiên “đưa đến kết thúc”. Phải có một kết thúc. Nếu không thì mọi thứ không hiện hữu. Chúng ta cần phải không sợ hãi hiện tượng hoàn toàn thiên nhiên ấy. Tất cả chúng ta phải lưu ý ngay cả đến cái chết chưa phải là kết liễu cuộc sống mà là bắt đầu một cuộc sống khác. Chúng ta được biết với thi sĩ Wordsworth :”Linh hồn nổi lên với chúng ta, ngôi sao của đời chúng ta, đã mọc tại nơi nào đó, đến từ xa”. Khi chúng ta biến đi từ thế giới vật chất này, một đời sống khác hiện ra nơi nào đó – tại sao chúng ta phải lo lắng? Phải chăng đơn giản là chúng ta có một giấy thông hành mới trong cuộc hành trình của chúng ta qua ngả luân hồi (samsara) ?

Các dân tộc tiến hoá rồi diệt vong; các đế quốc trỗi lên rồi tan rã; các lâu đài đồ sộ được kiến thiết rồi sụp đổ dưới cát bụi - con đường của thế giới là như vậy. Những bông hoa lộng lẫy quyến rũ khách qua đường; ngày hôm sau đã tàn lụi và héo khô.

Từng cánh hoa rơi và rồi tất cả đi vào lãng quên. Những cuộc vui và những thành quả đạt được tột bực trên thế gian cũng chỉ là trò biểu diễn nhất thời. Kẻ đắm mình trong dục lạc than van khóc hận khi dục lạc không còn và càng chịu nhiều đau khổ. Vì lẽ không có gì trường tồn trên thế gian này nên con người không nên hy vọng đạt được hạnh phúc tối đa của nó. Lời khuyên của Đức Phật là hãy suy gẫm sự tạm bợ của trần gian và những dạng thức bất toại nguyện (khổ) tiềm ẩn trong mọi biểu hiện cuộc sống trần ai.

Thế giới này, mặt trời, mặt trăng, giải ngân hà, chính cả vũ trụ, tất cả đều bị chi phối bởi luật bất di bất dịch : Vô thường.

Nếu chúng ta vâng theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta sẽ không phiền não trước viễn cảnh chia lìa người thân, tài sản và của cải. Điều này không có nghĩa là người Phật tử không được nếm vui trần tục. Chúng ta phải theo con đường Trung Đạo. Chúng ta vẫn có thể có những thú vui vừa phải mà không vi phạm nguyên tắc luân lý, không trở thành nô lệ cho các thú vui này và hiểu thấu thú vui này phải không gây trở ngại việc phát triển tinh thần.

Chồng vợ, cha mẹ con cái phát triển mạnh mẽ dây thân ái với nhau. Điều này hoàn toàn tự nhiên. Điều này quan trọng cho họ để sống cuộc đời trên trần thế. Tuy nhiên đồng thời chúng ta phải đương đầu với sự thực là chính những luyến ái đó là nguồn gốc của đau thương và khổ não có thể đưa đến sự tự tử nữa. Để loại bỏ điều khó khăn này, luyến ái được chấp nhận nhưng với hiểu biết. Bổn phận của một người là phát triển thương yêu bởi biết rằng ngày nào đó sẽ có chia lìa. Dưới điều kiện như vậy, con người sẽ biết làm sao để đương đầu với trường hợp chia ly khi nó xảy đến. Một người tránh được nóng giận và tự tử vì đầu óc người đó đã được huấn luyện.

Cái mà Đức Phật đóng góp cho nhân loại là an ủi, giúp chúng ta hiểu đượctất cả những khó khăn có thể xảy ra và làm sao để đương đầu với các khó khăn ấy. Cầu nguyện sức mạnh bên ngoài có thể là giải pháp nhất thời cho ta thấy an lạc trong thời gian ngắn ngủi. Nhưng chẳng khác chúng ta nhức đầu mà chỉ uống có hai viên thuốc giảm đau. Sau ba tiếng cơn đau lại tái phát, vì nhức đầu không phải là bệnh mà là triệu chứng mà thôi. Thuôc giảm đau không phải là thuốc để trị bệnh. Những ai hiểu được là có khả năng làm hết nguyên nhân của khổ đau. Giáo lý của Đức Phật cho chúng ta sự hiểu biết đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2024(Xem: 550)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 386)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 2671)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 5090)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 11202)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 10459)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 5587)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 2235)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
08/06/2023(Xem: 2917)
Trong môi trường văn hóa xã hội của chính chúng ta, thay vì chỉ đổ lỗi cho người khác - đi đến một kết luận chung, có lẽ rất đáng bị đổ lỗi, chúng ta nên cùng nhau, với tư cách là đa số im lặng, đó là nếu mỗi người chúng ta làm việc một cách độc lập và riêng lẻ để phát triển những điều lành mạnh, nội tại, văn hóa tinh thần (Pali: citta-bhavana) của chính chúng ta và của toàn xã hội, và cuối cùng tập thể có thể trở nên được cải thiện đáng kể, đồng thời dựa trên cơ sở củng cố đạo đức và thực thi pháp luật và trật tự.
08/06/2023(Xem: 3204)
Đọc một quảng cáo trên mục rao vặt “vị trí tuyển dụng” của tờ báo The Star. Danh sách này là từ Cư sĩ lâm Thiên bách Phật giáo (Chempaka BudChempaka Buddhist Lodge, 千百家佛教居士林) ở Petaling Jaya, thành phố ở bang Selangor, Malaysia. Các cơ hội việc làm cho các tu sĩ Phật giáo ở Đông Nam Á là phổ biến và xuất hiện cùng với các cơ hội việc làm thế tục như nhân viên bán hàng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567