ĐẠO PHẬT VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN TẠI
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc hay có một sự đóng góp hay một đặc tính đáng kể tìm thấy ở Đạo Phật mà các đạo khác không có? Có một trường dạy về tư tưởng nói rằng tất cả các tôn giáo chủ yếuđều giống nhau. Không có gì khác biệt đáng kể. Cái khác biệt duy nhất là trong sự thuyết minh và thực hành. Sau hết, trong phân tích cuối cùng, chúng ta đều đến tại một nơi : thiên đường hay địa ngục. Đó là niềm tin thông thường của hầu hết các tôn giáo.
Đạo Phật có cùng một quan điểm đó không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy nghiên cứu tôn giáo được định nghĩa ra sao.
ĐỊNH NGHĨA
Theo nghiên cứu về văn học, từ ngữ “tôn giáo”, một hiện tượng trong lịch sử có thể xét về nhiều mặt khác nhau : như một kinh nghiệm nội tâm, như một khoa thần học hay một công thức tinh thần của một học thuyết, như một nền tảng hay căn bản đạo đức, một yếu tố của văn hoá. Nhiều học giả đã cho những quan điểm và ý kiến khác nhau về bản chất và ý nghĩa.
Theo Aldous Huxley (1), tôn giáo là, giữa các sự việc, một hệ thống giáo dục, bằng các phương tiện, con người có thể tự mình huấn luyện lấy mình, trước nhất là thay đổi cái mình mong muốn cho chính nhân cách mình và trong xã hội, thứ hai là nâng cao lương tri và thiết lập quan hệ đầy đủ giữa con người và vũ trụ mà họ là thành phần trong đó. Những nhà triết học tiên tiến Ấn như Tiến sĩ Radhakrishnan (2) giải thích luận đề cho là tôn giáo không phải một mớ chủ nghĩa, nhưng tôn giáo là kinh nghiệm. Kinh nghiệm tôn giáo căn cứ trên ý thức sự “hiện hữu thần linh trong con người”. H.G Wells (3) cho rằng “tôn giáo là trung tâm của giáo dục xác định luân lý phẩm hạnh của chúng ta”. Nhà Triết học Đức Kant (4), cho rằng “tôn giáo thừa nhận luân lý căn bản như luật lệ không được vi phạm”.
Thông điệp của Đức Phật tức con đường tôn giáo của cuộc đời : “Hãy tránh xa tất cả những hành động tội lỗi, trau dồi cuộc sống bằng những hành động tốt, thanh lọc tâm trí khỏi những ý nghĩ bất tịnh”.
Theo định kiến của chúng tôi, tôn giáo có thể giải thích trong một ý nghĩa rộng như một nền tảngcủa luân lý và giáo lý triết học được chấp nhận với lòng tin tưởng vào giáo lý ấy. Theo nghĩa trên, đạo Phật là một tôn giáo.
Tuy nhiên, đạo Phật không giống chút nào với các tôn giáo thông thường đại cương nói trên đây. Đạo Phật cũng không có những đặc tính chung với những tôn giáo hiện hữu trong nhiều chiều hướng. Để cứu xét vấn đề sau này, chúng tôi xin được trước tiên nghiên cứu ngắn gọn tôn giáo đã có thể xuất hiện như thế nào.