Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 16: Lời kêu gọi

12/11/201017:53(Xem: 8910)
Chương 16: Lời kêu gọi


Chương16

LỜIKÊU GỌI

Nhữngđiều đạo đạt trong các trang cuối cùng của quyển sáchnày nhắc nhở chúng ta đến sự vô thường của cuộc đời.Đời sống trôi qua thật quá nhanh và chẳng mấy chốc chúngta sẽ đến những ngày tàn. Trong vòng chưa đầy năm mươinăm nữa, tôi, Tenzin Gyatso, tăng sĩ Phật giáo, sẽ chẳng còngì hơn là một kỷ niệm. Thật vậy, khó tin được một ngườinào đọc các dòng chữ này sẽ còn sống sót sau một thếkỷ nữa. Thời gian qua không ngưng trệ. Khi chúng ta làm saiđiều gì, không thể quay ngược chiều kim đồng hồ, và thửlàm lại. Tất cả những gì ta có thể làm là hãy sử dụnghiện tại cho thật tốt. Được vậy, một khi giờ cuối cùngđã điểm, chúng ta có thể nhìn lại, và thấy rằng mìnhđã sống cuộc đời trọn vẹn, hữu ích và có ý nghĩa, điềuđó ít ra có đôi chút an ủi. Bằng không, chúng ta có thểtrở nên thật phiền não. Nhưng điều nào chúng ta sẽ kinhnghiệm đây còn tùy chính mình.

Cáchtốt nhất để đảm bảo khi cận kề cái chết chúng ta sẽkhông hối tiếc, là hãy đảm bảo trong phút giây hiện tạita hành xử với trách nhiệm và với tâm từ bi cùng tha nhân.Thật vậy, đây là cho lợi ích cho chính ta hiện tại, chứkhông phải chỉ lợi ích trong tương lai. Như chúng ta đã thấy,từ bi là một trong các điều chủ yếu khiến cuộc đờita có ý nghĩa. Đó là suối nguồn của mọi thứ hạnh phúcvà niềm vui lâu bền. Và đó là nền tảng của tâm thiệnlành, tâm của một người hành xử từ ước vọng đượcgiúp đỡ tha nhân. Qua lòng hảo tâm, qua sự thân ái, qua tánhliêm khiết, qua chân lý và công lý dành cho tất cả mọi ngườikhác, chúng ta đảm bảo lấy lợi lạc của chính mình. Đókhông phải là vấn đề lý thuyết hóa phức tạp. Đó làvấn đề của lẽ thường. Không thể phủ nhận sự quánxét về tha nhân rất hữu ích. Không thể phủ nhận hạnhphúc của chúng ta ràng buộc khó tháo gỡ cùng hạnh phúc củatha nhân. Không thể phủ nhận nếu xã hội đau khổ, chúngta đau khổ. Cũng không thể phủ nhận khi tâm và trí ta càngbị phiền nhiễu bởi tà ý, thì ta càng khốn khổ. Do đó,chúng ta có thể ném bỏ hết tất cả các thứ khác: tôn giáo,lý tưởng, tất cả thứ trí tuệ thọ nhận. Nhưng chúng takhông thể tránh khỏi sự cần thiết của tình thương vàtâm từ bi. Điều đó, như thế, chính là tôn giáo thật sựcủa tôi, đức tin đơn thuần của tôi. Trong ý nghĩa đó,không còn cần đến chùa chiền hoặc giáo đường, điệnthờ hay tòa thánh, cũng không cần các triết lý, giáo lý hoặcchủ thuyết phức tạp. Tự tâm ta, tự thức ta, chính là đềnthờ. Chủ thuyết là từ bi. Tình thương đối với tha nhânvà tôn kính đối với quyền lợi và phẩm cách của họ,cho dù họ là ai và làm gì: cuối cùng đó là tất cả nhữnggì chúng ta cần. Khi thật hành các điều trên trong đời sốnghàng ngày, rồi thì, bất kể ta thọ học hoặc vô học, bấtkể ta tin nơi đức Phật hoặc Thượng đế, hoặc tin theotôn giáo nào khác hoặc không tin theo gì cả, một khi ta cótâm từ bi cùng tha nhân và hành xử với sự giới chế phátxuất từ cảm thức trách nhiệm, không còn phải nghi ngờnữa về hạnh phúc của chúng ta.

Nếuhạnh phúc chỉ giản dị như thế, tại sao ta lại cảm thấyquá khó khăn tìm kiếm? Không may, mặc dù đa số chúng ta nghĩvề mình như có tâm từ bi, ta lại quên đi các sự thật theolẽ thường. Chúng ta buông lung trong việc điều phục cácý niệm và cảm xúc tiêu cực. Không giống như người nôngdân phải theo mùa màng và không ngần ngại canh tác ruộngđất khi thời khắc đến, chúng ta đã lãng phí quá nhiềuthời gian vào những việc vô ý nghĩa. Chúng ta cảm thấy tiếcnuối sâu xa trước các vấn đề tầm thường như mất tiềncủa, trong khi lại cứ ngăn mình làm các điều hệ trọngmà không chút cảm giác hối hận. Thay vì vui hưởng cơ hộicó thể đóng góp vào an sinh của người khác, chúng ta chỉbiết đến các khoái lạc của mình bất cứ ở nơi nào. Chúngta thu hẹp sự quán xét về tha nhân dựa vào nền tảng làquá bận rộn. Chúng ta chạy phải chạy trái, tính toán vàđiện thoại và suy nghĩ điều này lợi hơn điều kia. Chúngta làm một việc nhưng lại lo lắng rằng nếu có việc gìkhác đến tốt hơn ta sẽ làm ngay. Nhưng với mọi điều đó,ta chỉ mới dấn thân vào các trình độ thô thiển và ấutrĩ nhất của tâm hồn người. Hơn nữa, khi không chú ý đếnnhu cầu của tha nhân, cuối cùng chúng ta không tránh khỏigây hại cho họ. Chúng ta cho mình là rất khôn khéo, nhưngđã sử dụng các khả năng của mình như thế nào? Quá thườngkhi, chúng ta chỉ dùng chúng để lừa đảo người chung quanh,lạm dụng họ, và làm lợi cho ta bằng tổn phí của họ.Và khi việc không chạy, với đủ cách tự biện minh, chúngta lại đổ lỗi cho người khác về các khó khăn của mình.

Thếnhưng mãn nguyện dài lâu không thể nào đến từ việc chiếmhữu các đối tượng. Dù có bao nhiêu bạn bè, họ cũng khôngthể khiến chúng ta hạnh phúc. Và sự buông lung theo dục lạckhông gì khác hơn là một cửa vào đau khổ. Nó giống nhưmật dính dọc theo lưỡi sắc bén của cây kiếm. Dĩ nhiên,điều đó không phải muốn nói rằng chúng ta phải khinh miệtthân xác mình. Trái lại, chúng ta không thể nào giúp đỡngười khác nếu không có một thân thể. Nhưng chúng ta cầntránh các cực đoan có thể dẫn dắt đến tác hại.

Khita tập trung vào đời sống thế gian, điều cốt tủy sẽbị ẩn khuất. Dĩ nhiên, nếu chúng ta có thể hạnh phúc thậtsự khi làm thế, thì hoàn toàn hữu lý mà sống như vậy.Thế nhưng chúng ta lại không thể được vậy. Nếu tốt nhất,ta sẽ đi qua cuộc đời mà không bị lắm phiền nhiễu. Nhưngkhi các khó khăn tấn công ta, như chúng vẫn phải làm, ta sẽthiếu chuẩn bị. Chúng ta thấy mình không thể đối phó.Chúng ta sẽ thất vọng và mất hạnh phúc.

Dođó, với hai tay chấp lại, tôi kêu gọi cùng quý vị độcgiả, hãy đảm bảo rằng quý vị sẽ khiến cho phần cònlại của đời mình càng có ý nghĩa càng tốt. Hãy làm điềuđó bằng cách dấn thân vào việc thật hành tâm linh nếuquý vị có thể. Tôi hy vọng đã nói lên minh bạch rằng,không có gì bí mật trong việc đó cả. Nó không hàm chứađiều gì hơn là hành xử với sự quan tâm đến người khác.Và hãy phòng bị là khi thật hành quý vị phải rất chânthành và kiên trì, từng chút từng chút một, từng bướctừng bước một, dần dà quý vị có thể chỉnh đốn lạithói quen và thái độ sao cho ít nghĩ đến các quan tâm hạnhẹp về bản thân, và nghĩ nhiều đến tha nhân hơn. Khi làmđược vậy, quý vị sẽ thấy chính mình vui hưởng an bìnhvà hạnh phúc hơn.

Hãydứt lìa tật đố, buông bỏ tham dục muốn chiến thắng ngườikhác. Thay vào đó, hãy mang lợi lạc đến cho họ. Với hảotâm, với đảm lược, với tự tin khi làm điều đó, chắcchắn quý vị sẽ thành công, và đón tiếp người khác bằngnụ cười. Hãy thẳng thắn. Và đừng thiên vị. Đối xửvới tất cả mọi người như họ là bạn thân. Tôi nói điềuđó không phải như là Đạt lai Lạt ma hoặc một người nàocó quyền lực hay khả năng đặc biệt. Tôi không có tấtcả những thứ đó. Tôi chỉ nói như là một con người: mộtngười, giống như quý vị, mong hạnh phúc và tránh đau khổ.

Nếuquý vị không thể, với bất cứ lý do nào, giúp đỡ cho ngườikhác, ít nhất đừng làm hại họ. Hãy tự xem mình như mộtdu khách. Hãy nghĩ đến thế giới như là được nhìn thấytừ trên không gian, thật nhỏ bé và vô nghĩa nhưng lại thậtđẹp đẽ. Thật ra có điều lợi gì khi làm hại đến ngườikhác trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở tạm nơi đây? Chẳngphải tốt hơn, hay hợp lý hơn, là cứ thoải mái và tậnhưởng một cách lặng lẽ, như chúng ta đang viếng thăm mộtvùng nào khác? Tuy nhiên, nếu trong khi đang vui hưởng thếgiới, nếu có chút thời gian, hãy thử giúp đỡ cho dù bằngphương cách nào nhỏ nhặt nhất, những người bị áp bứcvà những người, vì bất cứ lý do nào đó, không thể hoặckhông giúp được họ. Đừng quay mặt tránh những ngườicó bề ngoài phiền não, những người rách rưới và ốm đau.Đừng bao giờ nghĩ về họ như là thấp hèn hơn mình. Nếucó thể, đừng bao giờ nghĩ về mình như là cao quý hơn mộtngười hành khất khiêm nhường nhất. Quý vị cũng sẽ trônggiống như họ khi nằm xuống đáy mộ.

Đểkết thúc, tôi xin chia sẻ một thời kinh ngắn thường mangđến cho tôi nguồn linh cảm lớn lao trong việc đi tìm lợilạc cho tha nhân:

Xincho tôi được trở nên, bây giờ và mãi mãi
Mộtkẻ bảo vệ cho người không được bảo vệ
Mộtkẻ dẫn đường cho người lạc lối
Mộtcon tàu cho người vượt đại dương
Mộtchiếc cầu cho người băng qua sông
Mộtđiện đền cho người đang nguy hiểm
Mộtngọn đèn cho người không ánh sáng
Mộtnơi trú ẩn cho người không chỗ ngụ
Mộtkẻ phục vụ cho tất cả những ai cần.

WP:Thanh Mai

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5985)
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Paul F. Knitter, Giáo sư thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên- Without Buddha I Could Not Be A Christian”.
21/01/2013(Xem: 5906)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5709)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
28/12/2012(Xem: 10170)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
17/12/2012(Xem: 4053)
Nhu cầu cần thiết để tổ chức khóa tu dưỡng giảng sư là để tạo điều kiện cho Tăng Ni và trụ trì các Tự Viện có đủ năng lực phục vụ Đạo Pháp, mở ra và định hướng cho thế hệ trẻ tương lai, đem Đạo Phật vào tận các nơi xa không có hình bóng chư tăng hoằng pháp.
10/10/2012(Xem: 9019)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
03/10/2012(Xem: 3045)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính. Đây là sự thật, không cần phải tìm hiểu lý do. Động vật cũng thế. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, không muốn đau đớn và bất hạnh. Ta cũng không cần phải chứng minh điều này. Trên cơ bản này, ta có thể nói rằng mọi người đều có quyền lợi để có một đời sống hạnh phúc và khắc phục khổ đau.
25/08/2012(Xem: 9085)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
15/08/2012(Xem: 11697)
Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấncủa Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ởHoa Kỳ năm 2004. Người Phật tử hải ngoại hôm nay, tronghoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềmriêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới. Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũnglà những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳngchờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặtra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữathì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp đượcnhững gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau?
02/08/2012(Xem: 16546)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]