Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Trình độ dấn thân

12/11/201017:49(Xem: 9700)
Chương 12: Trình độ dấn thân


Chương12

TRÌNHĐỘ DẤN THÂN

Quasự phát huy một thái độ trách nhiệm đối với tha nhân,chúng ta có thể bắt đầu tạo một thế giới tốt lành,từ ái hơn mà ta hằng mơ ước. Độc giả có thể tán đồnghay không cùng các biện luận của tôi về trách nhiệm toàncầu. Nhưng nếu các điều trên xác đáng, về tánh chất tùythuộc lớn lao của thực tế, về sự phân biệt theo thóiquen giữa ngã và tha trong một ý nghĩa nào đó là quá đáng;và nếu trên căn bản tôi nói đúng khi đề nghị rằng mụctiêu của chúng ta là phải mở rộng tâm từ bi của mình đếntất cả mọi người, ta không khỏi kết luận rằng từ bi— kéo theo hành vi luân lý — nằm ngay giữa mọi hành độngcủa ta, kể cả cá nhân lẫn xã hội. Hơn nữa, mặc dù cácchi tiết còn được mở ra cho các cuộc thảo luận, tôi tinchắc rằng trách nhiệm toàn cầu có nghĩa từ bi cũng nằmcả trong đấu trường chính trị. Nó cho biết điều quan trọngvề đường lối chúng ta hành xử trong đời sống hàng ngàynếu muốn hạnh phúc theo phương cách đặc trưng của hạnhphúc đã đề ra. Nói lên điều đó, tôi tin rõ ràng là mìnhkhông kêu gọi mọi người từ bỏ lối sống hiện thời củahọ và chấp nhận một lề luật hoặc cách thức tư duy nàokhác. Đúng hơn, ý định của tôi là đề nghị các cá nhân,trong khi vẫn giữ lối sống hàng ngày, có thể chuyển hóa,có thể trở nên tốt hơn, từ bi, và hạnh phúc hơn. Và nhờcác cá nhân thiện lành từ bi hơn, chúng ta có thể khởi sựtiến hành cuộc cách mạng tâm linh của mình.

Côngtác của một người cày bừa trong việc làm khiêm nhượngcủa mình cũng không kém phần hữu ích cho an sinh xã hội bằng,chẳng hạn như, một y sĩ, một giáo chức, một tăng sĩ, hoặcmột nữ tu. Tất cả cống hiến của loài người đều cókhả năng lớn lao và cao thượng. Khi ta làm việc với độngcơ tốt, nghĩ rằng, "Việc làm của tôi là cho người khác,"tất sẽ làm lợi cho cộng đồng rộng lớn hơn. Nhưng khithiếu sự quan tâm đến cảm xúc và an sinh của người khác,sinh hoạt của ta sẽ đi đến chỗ sai hỏng. Do thiếu thốncác cảm xúc nhân bản, tôn giáo, chính trị, kinh tế, vânvân, đều có thể biến thành bẩn thỉu. Thay vì phục vụnhân loại, chúng biến thành tác nhân tàn phá.

Dođó, ngoài sự phát huy một cảm thức trách nhiệm toàn cầu,chúng ta thật sự cần những người có trách nhiệm. Cho đếnkhi các nguyên tắc được đưa vào hành động, chúng vẫnchỉ là nguyên tắc. Như thế, chẳng hạn như, rất thích đángcho một chính trị gia thật tâm chịu trách nhiệm trong hànhvi của mình, với sự liêm khiết và ngay thẳng. Rất thíchđáng cho một doanh gia lưu tâm đến nhu cầu của người khácqua mọi nghiệp vụ của mình. Rất thích đáng cho một luậtsư dùng khả năng chuyên môn của mình để tranh đấu cho cônglý.

Dĩnhiên rất khó biện luận thật chính xác bằng cách nào màthái độ của chúng ta có thể hình thành qua sự dấn thânchấp ước cùng nguyên tắc của trách nhiệm toàn cầu. Vìlý do đó, tôi không có một tiêu chuẩn đặc biệt nào trongtrí. Tất cả điều tôi hy vọng là nếu những gì tôi viếtra đây có ý nghĩa đối với quý vị độc giả, quý vị sẽnỗ lực khai triển tâm từ bi trong đời sống hàng ngày, hànhđộng giúp đỡ bằng khả năng và ý thức trách nhiệm cùngtất cả mọi người. Khi đi ngang một vòi đang rỉ nước,quý vị sẽ khóa chặt lại. Khi nhìn thấy một cái đèn cháymột cách vô ích, quý vị cũng sẽ tắt. Nếu là một ngườihành đạo, và mai này được gặp một vị tín hữu thuộctruyền thống tôn giáo khác, quý vị cũng sẽ bày tỏ cùngmột mức độ tôn kính đối với họ, ngang bằng sự mongmuốn họ đối xử với mình như thế nào. Nếu là một khoahọc gia và nhận thấy nghiên cứu mình đang làm có thể táchại cho người khác, do bởi cảm thức trách nhiệm, quý vịsẽ tự chế không làm. Tùy theo khả năng, tùy theo giới hạncủa hoàn cảnh, quý vị sẽ làm điều có thể làm. Ngoàicác điều trên, tôi không kêu gọi thêm một trách vụ gìkhác. Và một ngày kia, hành động của quý vị có thể trởnên từ bi hơn cả người khác, vâng, điều đó rất bìnhthường. Lại nữa, nếu lời tôi nói có vẻ không hữu íchlắm, cũng không sao. Điều quan trọng là việc chúng ta làmcho người khác, bất cứ sự hy sinh nào được thực hiện,đều phải tự nguyện và phát khởi từ sự hiểu biết íchlợi của hành động đó.

Trongchuyến viếng thăm mới đây tại New York, một người bạncho tôi biết con số tỷ phú tại nước Hoa kỳ gia tăng từmười bảy người chỉ vài năm trước đây đã lên đếnnhiều trăm người ngày hôm nay. Đồng thời, người nghèovẫn nghèo, và có khi còn nghèo hơn nữa. Điều này tôi xemnhư hoàn toàn vô đạo đức. Đó là một cội rễ của nhữngkhó khăn. Trong khi nhiều triệu người không được có đếncác nhu cầu tối thiểu của đời sống — thức ăn, chỗở, giáo dục, y tế — sự phân phối tài sản bất công quảlà một điều ô nhục. Nếu đó là trong trường hợp mọingười đã có đầy đủ hoặc dư thừa các nhu cầu, thì mộtlối sống xa hoa có thể tạm chấp nhận. Nhưng nếu đó chỉlà ý muốn của cá nhân, cũng khó mà lập luận rằng họcần hạn chế bớt việc thực thi quyền sống theo sở thíchcủa họ. Hơn nữa sự kiện không phải như thế. Trong thếgiới ngày nay, có những vùng người ta vất bỏ các thứcăn dư thừa đi, trong khi những người sát bên cạnh — đồngchủng, kể cả các trẻ em vô tội — bị sa sút đến mứcđộ đào bới rác để ăn, và nhiều người chết đói. Nhưthế, mặc dù tôi không thể nói đời sống xa hoa của nhữngngười giàu có tự nó là sai lầm, bởi vì họ dùng chínhtiền của họ và không kiếm tiền bằng cách bất chánh, nhưngtôi phải nói rằng đó là điều bất xứng, là điều làmhư hỏng con người.

Hơnnữa, tôi bị kích động vì lối sống của người giàu thườngquá phức tạp một cách vô lối. Một người bạn của tôiở cùng một gia đình vô cùng giàu có, cho biết mỗi lầnhọ bơi lội lên, họ được trao cho một cái áo choàng tắmmới. Và cứ mỗi lần họ đến hồ bơi đều phải thay mộtcái mới toanh, cho dù có tắm nhiều lần trong một ngày. Phithường! Nếu không muốn nói là bất thường. Tôi không thấycách sống đó thêm thắt được thứ gì vào sự tiện nghicá nhân.

Nhưlà con người, chúng ta ai cũng chỉ có một cái bao tử. Vàcó sự hạn chế lượng thức ăn nuốt vào. Tương tự, chúngta có mười ngón tay, do đó không thể nào đeo một trăm chiếcnhẫn. Dù lý luận như thế nào liên quan đến sự chọn lựa,sự dư thừa không có một mục đích gì, trong khi chúng tađã đeo đủ số nhẫn. Các chiếc còn dư chỉ nằm trong hộp.Sử dụng sự giàu có thích đáng nhất — như tôi từng nóichuyện cùng các thành viên trong một gia đình Ấn độ rấtgiàu sang — là bố thí từ thiện. Trong trường hợp đặcbiệt đó, khi họ hỏi, tôi đã đề nghị nếu có thể dùngtiền vào mục đích giáo dục là tốt nhất. Tương lai củathế giới nằm trong bàn tay của con em chúng ta. Do đó, nếuchúng ta muốn đem lại một xã hội từ ái hơn, công bìnhhơn, điều quan yếu chính là giáo dục trẻ em trở thành nhữngngười có trách nhiệm, biết quan tâm. Khi một người sanhtrưởng trong sự giàu sang, hoặc đạt đến giàu có bằngphương tiện nào đó, họ có cơ hội giúp đỡ tha nhân vôcùng to tát. Thật là phí bỏ khi đã tiêu pha cơ hội đó trongviệc tự nuông chiều mình thái quá.

Tôithật sự cảm thấy lối sống xa hoa là không thích đáng,cho đến đỗi tôi phải nhìn nhận rằng, mỗi khi sống trongmột khách sạn tiện nghi và nhìn thấy người ta ăn và uốngthật đắt tiền trong khi ở bên ngoài nhiều người khôngcó chỗ ngủ qua đêm, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu. Điềuđó càng tăng cường cảm xúc rằng tôi không khác gì cảnhững người giàu lẫn những người nghèo đó. Chúng ta cùnggiống nhau ở điểm muốn hạnh phúc và tránh khổ. Và chúngta có quyền được hạnh phúc như nhau. Như một kết quả,khi nhìn thấy một cuộc biểu tình của công nhân đang diễntiến, tôi chắc chắn sẽ tham gia vào. Và dĩ nhiên, ngườiđang nói những điều trên đây lại là người được hưởngthụ các tiện nghi trong khách sạn.

Thậtvậy, tôi phải tiến xa hơn nữa. Quả thật là tôi có nhiềuđồng hồ tay quý giá. Và trong khi tôi cảm thấy nếu bánchúng đi, tôi có thể xây thêm vài cái chòi cho người nghèo,cho đến nay tôi chưa làm thế. Đồng thời, tôi cảm thấyrằng nếu tôi hoàn toàn ăn trường chay, không phải chỉ vìmuốn làm một tấm gương tốt, mà còn muốn giúp phần nàotrong việc cứu vớt mạng sống các con thú vô tội. Cho đếnnay tôi chưa hoàn toàn làm đúng, và phải nhìn nhận là cómột sự thiếu sót ở vài diện, giữa các nguyên tắc vàthật hành của mình. Đồng lúc, tôi không tin bất cứ ai cũngcó thể và phải nên theo gương Mahatma Gandhi, sống đời nhưmột nông dân nghèo nàn. Sự tận hiến đó rất tuyệt vời,và đáng được vô cùng ngưỡng phục. Nhưng chữ thườngdùng là "tận hết khả năng" — mà không đi vào quá độ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2024(Xem: 333)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
14/10/2024(Xem: 1512)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 1966)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4020)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2981)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3541)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7420)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9245)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16761)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14818)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]