Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thông hiện đại và đạo Phật: một cái nhìn khác

25/01/201211:52(Xem: 3648)
Truyền thông hiện đại và đạo Phật: một cái nhìn khác
communication_1

Sau một loạt bài khẳng định vai trò của truyền thông hiện đạiđối với hoạt động hoằng pháp của Phật giáo, người viết thấy cần thiết phải có bài viết này, để mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và toàn diện đối với truyền thông hiện đại.

Thế mạnh của truyền thông hiện đại đã và đang tiếp tục được làm rõ. Việc khai thác truyền thông là hết sức cần thiết.

Nhưng khi khai thác truyền thông phải luôn chú ý đến những vấn đề “mặt trái” của nó. Tác động của “mặt trái” này không chỉ đối với riêng chỉ đạo Phật, như trọng tâm của bài viết này, mà nó bao trùm lên toàn xã hộihiện đại.


Học giả người Nga Mikhail Epstein, khi nghiên cứu về hậu hiện đại ở Nga,đã đặc biệt chú ý đến tính “phì đại” (hyper) trong văn hóa thế kỷ XX nói chung. Tính phì đại này được ghi nhận như là từ một trong nhiều nguyên nhân, trong đó truyền thông đại chúng là một.


Đây là điểm chúng ta cần chú ý đúng mức khi tìm hiểu và khai thác truyền thông hiện đại.


Theo Mikhail Epstein, “phì đại”, theo cách dịch của Đào Tuấn Ảnh thuật ngữ “hyper”, có nghĩa chỉ sự “khuếch đại”, “tăng cường”, “thái quá”. Ôngcho rằng việc cần sử dụng tiền tố này là vì “dựa vào chỗ có khá nhiều phẩm chất của thực tại thế kỷ XX đã được đẩy tới ngưỡng tận cùng của sự phát triển, làm bộc lộ sự đối lập với chính nó”.


Để làm rõ nhận định có vẻ khó hiểu này, Mikhail Epstein đã dẫn Umberto Eco và Jean Baudrillard: “Trong ý nghĩa này khái niệm “thực tại phì đại”do nhà ký hiệu học Ý Umberto Eco và nhà triết học Pháp Jean Baudrillardđưa ra năm 1976, chỉ sự biến mất của thực tại do sự thống trị của các phương tiện thông tin đại chúng. Dường như những phương tiện đó nỗ lực in dấu ấn của thực tại tới mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất, song chính với mức độ xâm nhập như vậy bản thân những phương tiện kỹ thuật ảo thị đã tạo ra một phẩm chất mới cho thực tại, cái gọi là “hyper”. Thực tại phì đại chính là ảo tưởng được tạo bởi những phương tiện thông tin đại chúngvà thực tại này còn có vẻ xác thực, chính xác, và “thực” hơn cái thực tại mà chúng ta tiếp nhận ở cuộc sống xung quanh”.


Mikhail Epstein đã dẫn lại Jean Baudrillard, rằng “thực tại biến mất trong thế giới phương Tây, cái thế giới bị gói chặt trong mạng lưới thông tin đại chúng, dần trở nên phì đại một cách giả tạo. Hiện thực tự đi xuống tận đáy trong chủ nghĩa hiện thực phì đại vốn tái tạo kỹ lưỡng cái thực tại thường là gián tiếp thông qua những phương tiện sao lại, như ảnh chụp. Từ phương tiện tái tạo này tới phương tiện tái tạo khác, thực tại biến mất dần, trở nên giống như cái chết. Song trong một ý nghĩnào đó, nó đồng thời lại được khuếch đại lên ngay trong bản thân sự tànphá của mình. Nó trở thành một thực tại vì bản thân, thành bái vật của khách thể đã mất, không còn là khách thể mô tả, mà là sự phấn hứng cao độ trong việc loại bỏ và hành động tự hủy diệt mang tính lễ nghi: phì đại thực tại”.


Đi vào cụ thể, Mikhail Epstein tiếp tục trích dẫn: “Về sự xuất hiện của hiện tượng thực tại phì đại này, trong lĩnh vực văn hóa, bốn mươi năm trước Baudrillard đã viết: Từ phương tái tạo này tới phương tái tạo khác, thực tại dần dần biến mất… Hơn nữa, điều muốn nói tới ở đây lại là những phương tiện tái hiện chính xác, tinh tế, mang màu sắc xúc cảm, nhưchụp ảnh và vô tuyến truyền hình. Phương pháp quan trắc và tái hiện càng chân thật bao nhiêu, bản thân phạm trù sự thật càng trở nên đáng ngờ bấy nhiêu, bởi đối tượng được tái hiện lại một cách đầy đủ và chính xác đã thôi không còn khác gì dấu vết và hình hài thật của nó”.


Truyền thông hiện đại, được các học giả hiện đại nhìn nhận như vậy, đi kèm với từ đánh giá là phì đại, qua những phân tích ở trên, quả là có cơsở của nó.


Sự phát triển quá mức, đến nỗi được gọi là “phì đại” của truyền thông hiện đại, đã tạo nên một thực tại ảo, mà có khi hoàn toàn trái ngược lạivới thực tại thật. Nói thẳng ra, sự phì đại của truyền thông hiện đại có thể tạo nên một sự lừa dối, có thể là ngoài ý muốn, có thể là do chính ý muốn chủ quan của người thực hiện hoạt động truyền thông.


Ví dụ cho việc này là vô số, ở đây, chỉ xin lấy trường hợp nhiều “ca sĩ”chỉ có thể hát trên dĩa thu, trên chương trình video, mà không thể hát trực tiếp với người trực tiếp nghe không micro, mixer, ampli…, và thậm chí có những thứ đó cũng không hát được.


Media, các phương tiện điện tử… đã tạo ra một thế giới khác, mà trong đó người ta có thể đóng giả.


Đạo Phật là đạo của sự thật, của xác tín. Một hiện thực ảo do truyền thông mang lại khác với hiện thực thật là điều những người tu Phật phải lưu tâm.


Nếu chỉ căn cứ vào hiện thực của truyền thông “phì đại”, chắc chắc khôngphải là điều tốt. Trong đạo Phật có khái niệm “thân giáo”.


Thân giáo là tu học bằng tiếp xúc trực tiếp, trên hiện thực “thật”, trong từng phút giây.


Thân giáo đối lập với truyền thông “phì đại” của thế kỷ XX – XXI.


Nếu chúng ta theo học một vị thầy, mà chỉ qua băng dĩa giảng, qua hình ảnh tiếng nói trên CD, VCD, thì đó chỉ là tu học trên hiện thực ảo của truyền thông “phì đại”. Hoàn cảnh có thể buộc chúng ta phải tu học như vậy, nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó, bỏ qua hiện thực thật.


Lời giảng vị sư trong băng có thể rất hay, sách của vị sư đó viết rất thâm sâu, hoàn toàn đúng với chánh pháp, hình tượng của vị sư đó qua ốngkính camera được ghi lại trên dĩa VCD, DVD rất oai nghi. Đó là hiện thực thông qua truyền thông “phì đại”. Hiện thực đó đã qua một quá trìnhchọn lọc chủ quan, hoặc thậm chí có thể dàn dựng.


Có thể vị sư đó ở bên ngoài, được nhìn nhận qua sự tiếp xúc gần gũi liêntục, có thể hoàn toàn khác, hay ít hơn, có khoảng cách so với hình ảnh qua truyền thông hiện đại.


Có thể thuyết pháp, cử hành nghi thức thông qua phương tiện truyền thônghiện đại. Nhưng giáo hóa bằng “hạnh”, thì phương tiện truyền thông không làm được, thậm chí, tính chất phì đại của nó cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lại có tác dụng ngược lại.


Công chúng truyền thông, tức là tất cả chúng ta nói chung, và Phật tử nói riêng, nên nhìn nhận truyền thông hiện đại một cách rõ ràng ở điểm này, nó “phì đại” theo cách nói của những nhà triết học.


Không hiếm khi chúng ta nghe những lời phê bình chính khách này đắc cử tổng thống, tổ chức kia chiếm nhiều ghế trong nghị viện đều do khéo léo sử dụng phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, thay vì thực tài.


Xu hướng chỉ chạy theo truyền thông, theo quán tính chung, cũng không hiếm trong đạo Phật, cũng như các tôn giáo.

Điều này nếu do điều kiện khách quan như Phật tử nước ngoài chỉ biết đến những vị thầy trong nước qua băng dĩa giảng pháp và ngược lại, đã làmột điều rõ ràng cần ý thức là chuyện chẳng đặng đừng. Còn nếu do chủ quan thì thật không nên.

Hiện nay có vị tự xưng mình là Vô thượng sư, supreme master, maha kuru trên TV, quảng bá hình ảnh qua sóng vệ tinh, thu nhận đệ tử qua web đượcnhiều người tin tưởng… là đang khai thác mặt trái của sự “phì đại”.


Nếu mọi người chúng ta không ý thức được điều này, thì e rằng, người ta quên đi mọi thứ khác và chỉ nhìn nhận mọi việc qua truyền thông. Pháp sưđạo cao đức trọng, Vô thượng sư cứu nhân độ thế được xác định qua truyền hình, video, CD, cassette… sẽ đưa đến những hậu quả không lường.


Vì vậy, truyền thông cần được xác định rõ sự hạn chế của nó, và do sự hạn chế đó, cần hết sức thận trọng với nó, dù không thể không sử dụng. Truyền thông chỉ là một phương tiện của phương tiện. Nó không thể nào thay thế được sự tiếp xúc trực tiếp, được giáo hóa trực tiếp. Không nên chỉ y cứ vào những nội dung mà truyền thông chuyển tải, và nên luôn ý thức về sự “phì đại”, sự chủ quan và rất có thể thiên lệch, không đúng với sự thật của nó.


Người xưa nói “trăm nghe không bằng một thấy” (thấy đây là thấy trực tiếp hiện thực).


Nay có thể bổ sung: “trăm thấy qua truyền hình, qua video không bằng một thấy tận mắt”.

Minh Thạnh
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2010(Xem: 16078)
Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời. Khi quán chiếu lại, tôi thấy rất nhiều điều tưởng chừng không vượt qua nổi, chẳng những chỉ vì không thể tránh, lại còn không sao có được một giải pháp thuận lợi.
27/10/2010(Xem: 11551)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 10418)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
20/10/2010(Xem: 5178)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
19/10/2010(Xem: 3784)
Đạo Phật tự thân là đạo giác ngộ, hay nói cách khác là con đường dẫn đến cảnh giới thánh trí tự chứng viên mãn và siêu việt. Viên mãn vì thánh trí ấy phổ châu khắp ba thời mười phương, là căn thân của vạn pháp, không gì lớn hơn, không gì nhỏ bằng. Siêu việt vì thánh trí tự chứng ấy đã nhổ sạch gốc rễ của vô minh vốn là mầm mống của phiền não và đau khổ,
11/10/2010(Xem: 4636)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
22/09/2010(Xem: 6083)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 5853)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 51011)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6108)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567