Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thông hiện đại và đạo Phật: một cái nhìn khác

25/01/201211:52(Xem: 4071)
Truyền thông hiện đại và đạo Phật: một cái nhìn khác
communication_1

Sau một loạt bài khẳng định vai trò của truyền thông hiện đạiđối với hoạt động hoằng pháp của Phật giáo, người viết thấy cần thiết phải có bài viết này, để mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và toàn diện đối với truyền thông hiện đại.

Thế mạnh của truyền thông hiện đại đã và đang tiếp tục được làm rõ. Việc khai thác truyền thông là hết sức cần thiết.

Nhưng khi khai thác truyền thông phải luôn chú ý đến những vấn đề “mặt trái” của nó. Tác động của “mặt trái” này không chỉ đối với riêng chỉ đạo Phật, như trọng tâm của bài viết này, mà nó bao trùm lên toàn xã hộihiện đại.


Học giả người Nga Mikhail Epstein, khi nghiên cứu về hậu hiện đại ở Nga,đã đặc biệt chú ý đến tính “phì đại” (hyper) trong văn hóa thế kỷ XX nói chung. Tính phì đại này được ghi nhận như là từ một trong nhiều nguyên nhân, trong đó truyền thông đại chúng là một.


Đây là điểm chúng ta cần chú ý đúng mức khi tìm hiểu và khai thác truyền thông hiện đại.


Theo Mikhail Epstein, “phì đại”, theo cách dịch của Đào Tuấn Ảnh thuật ngữ “hyper”, có nghĩa chỉ sự “khuếch đại”, “tăng cường”, “thái quá”. Ôngcho rằng việc cần sử dụng tiền tố này là vì “dựa vào chỗ có khá nhiều phẩm chất của thực tại thế kỷ XX đã được đẩy tới ngưỡng tận cùng của sự phát triển, làm bộc lộ sự đối lập với chính nó”.


Để làm rõ nhận định có vẻ khó hiểu này, Mikhail Epstein đã dẫn Umberto Eco và Jean Baudrillard: “Trong ý nghĩa này khái niệm “thực tại phì đại”do nhà ký hiệu học Ý Umberto Eco và nhà triết học Pháp Jean Baudrillardđưa ra năm 1976, chỉ sự biến mất của thực tại do sự thống trị của các phương tiện thông tin đại chúng. Dường như những phương tiện đó nỗ lực in dấu ấn của thực tại tới mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất, song chính với mức độ xâm nhập như vậy bản thân những phương tiện kỹ thuật ảo thị đã tạo ra một phẩm chất mới cho thực tại, cái gọi là “hyper”. Thực tại phì đại chính là ảo tưởng được tạo bởi những phương tiện thông tin đại chúngvà thực tại này còn có vẻ xác thực, chính xác, và “thực” hơn cái thực tại mà chúng ta tiếp nhận ở cuộc sống xung quanh”.


Mikhail Epstein đã dẫn lại Jean Baudrillard, rằng “thực tại biến mất trong thế giới phương Tây, cái thế giới bị gói chặt trong mạng lưới thông tin đại chúng, dần trở nên phì đại một cách giả tạo. Hiện thực tự đi xuống tận đáy trong chủ nghĩa hiện thực phì đại vốn tái tạo kỹ lưỡng cái thực tại thường là gián tiếp thông qua những phương tiện sao lại, như ảnh chụp. Từ phương tiện tái tạo này tới phương tiện tái tạo khác, thực tại biến mất dần, trở nên giống như cái chết. Song trong một ý nghĩnào đó, nó đồng thời lại được khuếch đại lên ngay trong bản thân sự tànphá của mình. Nó trở thành một thực tại vì bản thân, thành bái vật của khách thể đã mất, không còn là khách thể mô tả, mà là sự phấn hứng cao độ trong việc loại bỏ và hành động tự hủy diệt mang tính lễ nghi: phì đại thực tại”.


Đi vào cụ thể, Mikhail Epstein tiếp tục trích dẫn: “Về sự xuất hiện của hiện tượng thực tại phì đại này, trong lĩnh vực văn hóa, bốn mươi năm trước Baudrillard đã viết: Từ phương tái tạo này tới phương tái tạo khác, thực tại dần dần biến mất… Hơn nữa, điều muốn nói tới ở đây lại là những phương tiện tái hiện chính xác, tinh tế, mang màu sắc xúc cảm, nhưchụp ảnh và vô tuyến truyền hình. Phương pháp quan trắc và tái hiện càng chân thật bao nhiêu, bản thân phạm trù sự thật càng trở nên đáng ngờ bấy nhiêu, bởi đối tượng được tái hiện lại một cách đầy đủ và chính xác đã thôi không còn khác gì dấu vết và hình hài thật của nó”.


Truyền thông hiện đại, được các học giả hiện đại nhìn nhận như vậy, đi kèm với từ đánh giá là phì đại, qua những phân tích ở trên, quả là có cơsở của nó.


Sự phát triển quá mức, đến nỗi được gọi là “phì đại” của truyền thông hiện đại, đã tạo nên một thực tại ảo, mà có khi hoàn toàn trái ngược lạivới thực tại thật. Nói thẳng ra, sự phì đại của truyền thông hiện đại có thể tạo nên một sự lừa dối, có thể là ngoài ý muốn, có thể là do chính ý muốn chủ quan của người thực hiện hoạt động truyền thông.


Ví dụ cho việc này là vô số, ở đây, chỉ xin lấy trường hợp nhiều “ca sĩ”chỉ có thể hát trên dĩa thu, trên chương trình video, mà không thể hát trực tiếp với người trực tiếp nghe không micro, mixer, ampli…, và thậm chí có những thứ đó cũng không hát được.


Media, các phương tiện điện tử… đã tạo ra một thế giới khác, mà trong đó người ta có thể đóng giả.


Đạo Phật là đạo của sự thật, của xác tín. Một hiện thực ảo do truyền thông mang lại khác với hiện thực thật là điều những người tu Phật phải lưu tâm.


Nếu chỉ căn cứ vào hiện thực của truyền thông “phì đại”, chắc chắc khôngphải là điều tốt. Trong đạo Phật có khái niệm “thân giáo”.


Thân giáo là tu học bằng tiếp xúc trực tiếp, trên hiện thực “thật”, trong từng phút giây.


Thân giáo đối lập với truyền thông “phì đại” của thế kỷ XX – XXI.


Nếu chúng ta theo học một vị thầy, mà chỉ qua băng dĩa giảng, qua hình ảnh tiếng nói trên CD, VCD, thì đó chỉ là tu học trên hiện thực ảo của truyền thông “phì đại”. Hoàn cảnh có thể buộc chúng ta phải tu học như vậy, nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó, bỏ qua hiện thực thật.


Lời giảng vị sư trong băng có thể rất hay, sách của vị sư đó viết rất thâm sâu, hoàn toàn đúng với chánh pháp, hình tượng của vị sư đó qua ốngkính camera được ghi lại trên dĩa VCD, DVD rất oai nghi. Đó là hiện thực thông qua truyền thông “phì đại”. Hiện thực đó đã qua một quá trìnhchọn lọc chủ quan, hoặc thậm chí có thể dàn dựng.


Có thể vị sư đó ở bên ngoài, được nhìn nhận qua sự tiếp xúc gần gũi liêntục, có thể hoàn toàn khác, hay ít hơn, có khoảng cách so với hình ảnh qua truyền thông hiện đại.


Có thể thuyết pháp, cử hành nghi thức thông qua phương tiện truyền thônghiện đại. Nhưng giáo hóa bằng “hạnh”, thì phương tiện truyền thông không làm được, thậm chí, tính chất phì đại của nó cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lại có tác dụng ngược lại.


Công chúng truyền thông, tức là tất cả chúng ta nói chung, và Phật tử nói riêng, nên nhìn nhận truyền thông hiện đại một cách rõ ràng ở điểm này, nó “phì đại” theo cách nói của những nhà triết học.


Không hiếm khi chúng ta nghe những lời phê bình chính khách này đắc cử tổng thống, tổ chức kia chiếm nhiều ghế trong nghị viện đều do khéo léo sử dụng phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, thay vì thực tài.


Xu hướng chỉ chạy theo truyền thông, theo quán tính chung, cũng không hiếm trong đạo Phật, cũng như các tôn giáo.

Điều này nếu do điều kiện khách quan như Phật tử nước ngoài chỉ biết đến những vị thầy trong nước qua băng dĩa giảng pháp và ngược lại, đã làmột điều rõ ràng cần ý thức là chuyện chẳng đặng đừng. Còn nếu do chủ quan thì thật không nên.

Hiện nay có vị tự xưng mình là Vô thượng sư, supreme master, maha kuru trên TV, quảng bá hình ảnh qua sóng vệ tinh, thu nhận đệ tử qua web đượcnhiều người tin tưởng… là đang khai thác mặt trái của sự “phì đại”.


Nếu mọi người chúng ta không ý thức được điều này, thì e rằng, người ta quên đi mọi thứ khác và chỉ nhìn nhận mọi việc qua truyền thông. Pháp sưđạo cao đức trọng, Vô thượng sư cứu nhân độ thế được xác định qua truyền hình, video, CD, cassette… sẽ đưa đến những hậu quả không lường.


Vì vậy, truyền thông cần được xác định rõ sự hạn chế của nó, và do sự hạn chế đó, cần hết sức thận trọng với nó, dù không thể không sử dụng. Truyền thông chỉ là một phương tiện của phương tiện. Nó không thể nào thay thế được sự tiếp xúc trực tiếp, được giáo hóa trực tiếp. Không nên chỉ y cứ vào những nội dung mà truyền thông chuyển tải, và nên luôn ý thức về sự “phì đại”, sự chủ quan và rất có thể thiên lệch, không đúng với sự thật của nó.


Người xưa nói “trăm nghe không bằng một thấy” (thấy đây là thấy trực tiếp hiện thực).


Nay có thể bổ sung: “trăm thấy qua truyền hình, qua video không bằng một thấy tận mắt”.

Minh Thạnh
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2013(Xem: 18340)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 39971)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63771)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 40318)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30551)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 26179)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41588)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
01/06/2013(Xem: 8333)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
09/04/2013(Xem: 6167)
Duyên hạnh ngộ với làng Mai: Tôi nghe nói về làng Mai từ lâu. Trước đó là làng Hồng. Không phải là làng trồng hoa hồng, mà là cây hồng ăn quả, như hồng Lạng sơn ở bên nhà. Trồng hồng không được tốt, quả không sai, không ngọt, nên chuyển sang trồng mai.
09/04/2013(Xem: 4689)
Giáo dục Phật giáo lấy tư tưởng nhất thừa làm cứu cánh. Mọi sự phân chia thứ bậc chỉ là phương tiện để đạt tới cứu cánh giải thoát Niết bàn. Với tư tưởng nhất thừa, giải thoát không có nghĩa là trốn chạy và Niết bàn không phải là một cõi hư ảo xa xôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]