Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà Thần Học Kitô Giáo Nói Về Đạo Phật

28/02/201310:49(Xem: 6099)
Nhà Thần Học Kitô Giáo Nói Về Đạo Phật

Nhà Thần Học Kitô Giáo Nói Về Đạo Phật


hoa_sen (11)Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Paul F. Knitter, Giáo sư thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên- Without Buddha I Could Not Be A Christian”.

Trong bài trả lời phỏng vấn đó, nhà thần học Kitô giáo đã đề cập đến đạo Phật, triết lý và những phương pháp tu tập của đạo Phật. Chúng tôi mong rằng các bạn sẽ đọc kỹ để càng thấu rõ hơn tính chất vi diệu của Giáo Pháp đức Phật mà củng cố thêm niềm tin và lòng tinh tấn tu tập. Bài này do Pháp Niệm chuyển ngữ, chúng tôi xin phép được đăng lại.

Nhóm Biên tập Trang Nhà

Paul F. Knitter,tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên - Without Buddha I Could Not Be A Christian”, là Giáo sư Thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở thành phố Nữu Ước chuyên dạy về Paul Tillich. Ông là người chủ đạo khởi xướng về sự đối thoại giữa các tôn giáo có trách nhiệm tổng thể và là tác giả của trên 10 cuốn sách chung quanh chủ đề này. Trong cuốn sách mới nhất này, bằng tính cách cá nhân, ông chia sẻ những nỗ lực, phấn đấu, khó khăn trong tự thân đối với đức tin Kitô, đồng thời thuật lại những nghiên cứu học hỏi về đạo Phật và thiền tập đã giúp ông vượt qua những khó khăn, chật vật đó như thế nào.

Độc giả của National Catholic Reporter đã quen với đạo Phật hoặc thực tập theo những tôn giáo và các truyền thống Đông phương khác sẽ nhận thấy cuốn sách này rất dễ chịu, thích thú và bổ ích. Thật là một điều khác thường đối với một nhà Thần học Cơ Đốc viết về kinh nghiệm tu học riêng tư của mình như Knitter đã làm trong cuốn sách này. Vừa qua tôi đã trò chuyện với ông về đức tin Kitô của ông và về triết lý đạo Phật cũng như sự thực tập đã thấm vào lối suy tư và đời sống của ông như ông đã làm việc trong lãnh vực đối thoại giữa các liên hiệp tôn giáo, tín ngưỡng.

Fox:Ông có nghĩ rằng chính ông là một tín đồ Kitô giáo không?

Paul F. Knitter:Oh, hẳn nhiên. Tôi đã sinh ra trong gia đình Kitô giáo tại Chicago, lớn lên và học ở chủng viện. Tôi luôn nghĩ rằng mình là một tín đồ Kitô giáo, đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo La Mã.

Fox:Ông nghĩ rằng ông là một Phật tử-Kitô hay là một Kitô-Phật tử?

Paul F. Knitter:Hẳn nhiên đứng về danh từ thì là Kitô giáo hay Công giáo; nhưng đứng về phương diện tính từ thì là Phật tử. Có thể nói tôi là một Kitô-Phật tử. Nguồn gốc ban đầu của tôi là một người Công giáo.

Fox:Là một nhà Thần học Cơ Đốc, sự quan hệ chính thức của ông đối nhà thờ là như thế nào?

Paul F. Knitter:Tôi nghĩ tôi là một thành viên có khá nhiều uy tín của Hội Thần Học Công Giáo Mỹ. Tôi thực tập đạo Công giáo. Liên hệ của tôi đối với nhà thờ, theo tôi nghĩ cho đến bây giờ, vẫn tốt. Nhưng thẳng thắn và thành thật mà nói, tôi đã nhận sự cảnh cáo, sự nhắc nhở chung chung từ đức Giáo Hoàng Benedict lúc ngài còn là đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Trong cuốn sách nói về những tôn giáo khác, ngài đã đề cập về tôi như là một trong những người đại diện cho khuynh hướng có thể dễ dàng rơi vào chủ thuyết tương đối. Tôi đang làm việc trong một lãnh vực có khá nhiều sự tranh cãi, cụ thể là làm thế nào để Kitô giáo có thể thấy được chính mình trong ánh sáng của các tôn giáo khác.

Fox:Trong sách của ông, ông có nói đến cụm từ “Tôi thực tập theo cả hai - double belonging.” Điều đó nghĩa là sao?

Paul F. Knitter:"Tôi thực tập theo cả hai"(double belonging) hiện nay đang được nói đến rất nhiều, ngay cả trong hàn lâm viện Thần học và trong giới tâm linh Kitô giáo. Tôi nghĩ nó là từ ngữ đã được sử dụng khi càng ngày càng có nhiều người thấy rằng họ thật sự được nuôi dưỡng bởi nhiều truyền thống tôn giáo hơn là một truyền thống tôn giáo, bởi nhiều truyền thống gia đình hơn là một truyền thống gia đình, bởi nhiều truyền thống địa phương hơn là một truyền thống địa phương.

Fox:Hiện tượng thực tập theo cả hai (double belonging) đang lan rộng tới mức nào?

Paul F. Knitter:Tôi không nghĩ tôi nói điều này cho tất cả mọi người, nhưng trong các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, tôi cho rằng số người thực tập một cách nghiêm túc đức tin của họ đang tìm thấy rằng ở mức độ nào đó trong quá trình thực tập theo cả hai truyền thống tôn giáo... đang càng ngày càng trở thành một phần của đời sống họ.

Fox:Tại sao thời nay những tín đồ Kitô giáo có sự thích thú lớn rộng đối với đạo Phật như thế?

Paul F. Knitter:Có nhiều lý do. Trong cuốn sách này, tôi có trích đoạn của một người bạn của tôi, Fr. Michael O’Halloran, trước đây là một vị thầy tu dòng Carthusianvà bây giờ là Linh mục ở một địa phận thuộc quyền cai quản của một tổng giám mục tại Nữu Ước. Anh cũng là một vị thầy dạy thiền. Có lần Michael nói với tôi rằng đạo Kitô có bề dày về nội dung nhưng thiếu sót về phương pháp và kỹ thuật thực hành. Do đó tôi nghĩ đạo Phật cống hiến cho các tín đồ Kitô giáo những kỹ thuật, những pháp môn thực tập thực tiễn để họ có thể thâm nhập vào cái nội dung, thực tại bằng chính kinh nghiệm tu tập bản thân của họ về những gì họ tin.

Fox:Theo ông nghĩ thì những tín đồ Kitô giáo cần cái gì nơi đạo Phật?

Paul F. Knitter:Mong rằng tôi không khái quát hóa quá nhiều, nhưng tôi nghĩ điều này phải có liên quan đến sự không thỏa mãn mà những người theo đạo Kitô chúng ta cảm nhận đối với Thượng Đế, một vị được nhận thức là hoàn toàn nằm ở ngoài kia, một Thượng Đế hoàn toàn ngoài tôi, khác với tôi, một Thượng Đế đứng độc lập ngoài tôi và đương đầu với tôi. Tôi nghĩ chúng ta đang kiếm tìm những pháp môn thực tập như thế nào đó để có thể nhận ra một Thượng Đế thiêng liêng, siêu việt, một Thượng Đế không gì khác hơn là một phần của chính mình.

Tôi nghĩ những tín đồ Kitô giáo đều đang tìm kiếm con đường, phương pháp thực nghiệm để thấy được Thượng Đế trong một khuynh hướng đoàn kết, hợp nhất, hoặc điều tôi nói trong sách là “con đường hay cái nhìn bất nhị - non-dual way,” nơi mà Thượng Đế trở thành một thực tại tất nhiên khác biệt tôi, nhưng là một phần của chính hiện hữu tôi.

Fox:Đạo Phật không xác nhận sự có mặt của Thượng Đế. Đạo Phật đã được mô tả như là một tôn giáo “vô thần”. Làm thế nào đạo Phật có thể có tầm quan trọng lớn cho một tôn giáo hữu thần như Kitô giáo?

Paul F. Knitter:Chúng ta phải thật cẩn thận với cách chúng ta sử dụng chữ “vô thần.” Hẳn nhiên đạo Phật không xác nhận sự có mặt của một Thượng Đế cá biệt, độc lập, nằm ngoài sự vật, nhưng tôi nghĩ cái thuật ngữ hay hơn có lẽ là “phi hữu thần” hơn là “vô thần”. Đạo Phật không phủ nhận Thượng Đế, nhưng có lẽ nếu tôi diễn đạt theo cách này, thì Phật và rất nhiều giáo điển Phật dạy chú trọng đến sự chứng ngộ cái thực tại bản môn - thực tại bất sinh bất diệt, không một không khác, không trong không ngoài... hơn là định nghĩa và miêu tả, đặt tên. Khi bạn hỏi Phật, “Ngài thuộc về phạm trù nào sau khi ngài đã giác ngộ hay khi ngài chứng được niết bàn?” Một trong những thuật ngữ hoặc tư tưởng đã được sử dụng là sunyata, nghĩa là không - trống rỗng. Đó không phải là một diễn giải hay, nhưng nó là chữ họ sử dụng để nhận diện rằng thực tại bản môn không phải là một thực thể thường hằng bất biến, một hiện hữu trường tồn, biệt lập, nhưng đúng hơn là cái mà họ gọi là tương quan tương duyên, tương tại, tương kết của mọi sự mọi vật. Hoặc như vị Thiền sư Việt Nam, Thích Nhất Hạnh sử dụng thuật ngữ “tương tức” để diễn bày cái thực tại bản môn. Đạo Phật đã giúp tôi khám phá trở lại sâu sắc hơn cái nghĩa lý mà trong kinh Tân Ước, có lẽ nó là cái định nghĩa duy nhất về Thượng Đế mà chúng ta thấy khi kinh nói rằng “Thượng Đế là tình thương.”

Tôi nghĩ giáo lý “tương tức” của đạo Phật giúp tôi nắm bắt, khái niệm được cái mà trong thuật ngữ Kitô giáo chúng ta muốn nói khi chúng ta nói thực tại thiêng liêng là tình thương, và điều đó đã mở đường cho tôi và tôi nghĩ cũng cho rất nhiều tín đồ Kitô biết cách nắm bắt, khái niệm trở lại một trong những biểu tượng chính về Thượng Đế, đó là linh hồn.

Như vậy đối với tôi bây giờ khi nói chữ “Thượng Đế”, những gì tôi khái niệm, hình dung, cảm nhận, thật phải cảm ơn đạo Phật, là một linh hồn tương tức tương nhập – linh hồn bất tử này, cái bất tử, năng lượng tương tức này không phải là một con người, nhưng rất cá biệt, ấy là cái mầu nhiệm chung quanh tôi, chứa đựng tôi, ôm lấy tôi, và là cái mà tôi tiếp xúc được trong Bí tích thánh thể, trong các lễ lược tụng niệm, và đặc biệt là trong thiền tập.

Fox:Phật là người giác ngộ; Chúa Kitô là thánh linh. Đó là một sự khác biệt lớn, đúng không?

Paul F. Knitter:Đúng vậy. Đó là sự khác biệt lớn. Trước hết, khi chúng ta nhìn vào ngôn ngữ mà chúng ta, những tín đồ Kitô Giáo, sử dụng để nói về sự mầu nhiệm của Chúa Kitô, có lẽ hai chữ nguyên sơ mà chúng ta sử dụng hoặc chủ thuyết mà chúng ta chứng nhận rằng Chúa Kitô là đức Chúa Con và đức Kitô là Chúa Cứu Thế. Bây giờ hai danh từ ấy, Đức Chúa Con, đức Chúa Cứu Thế, đều là những gì chúng ta tin. Những biểu đạt này là những cố gắng của chúng ta nhằm đưa sự mầu nhiệm của Thượng Đế vào ngôn từ. Tất cả những ngôn từ đều là những nỗ lực của chúng ta cố gắng diễn đạt thành lời những cái mà không bao giờ có thể được hoàn toàn diễn đạt bằng lời. Nói cách khác, chúng ta đang sử dụng những biểu tượng, chúng ta đang sử dụng những ẩn dụ, chúng ta đang sử dụng những suy luận để miêu tả Thượng Đế. Điều này đi thẳng trở lại với Thánh Thomas Aquinas và thầy của tôi, Karl Rahner. Tất cả ngôn ngữ của chúng ta đều mang tính ước lệ, tượng trưng.

Fox:Như vậy, khi những tín đồ Kitô giáo nói rằng Chúa Kitô đã đến cứu chúng ta, chúng ta không phải chỉ nói như thế, phải không?

Paul F. Knitter:Chúng ta đang nói một điều gì đó rất chân thật, điều mà chúng ta đã kinh nghiệm qua, nhưng chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được cái thực tại tròn đầy của Chúa Kitô hay của Thượng Đế bằng những ngôn từ ấy. Hơn nữa, hãy sử dụng ý tưởng đạo Phật như đạo Phật đã thường sử dụng: ngôn từ chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải là mặt trăng của tự thân. Ngôn từ không bao giờ có thể được đồng nhất trọn vẹn với cái thực tại đang phơi bày mầu nhiệm.

Fox:Ông viết rằng những tín đồ Kitô giáo cần một bí tích thứ tám. Xin hãy giải thích.

Paul F. Knitter:Điều này có lẽ đã là một yếu tố then chốt mà tôi và nhiều người khác đã học được từ đạo Phật: sự quan trọng của im lặng. Trong một trạng thái thiền định chúng ta nhận ra rằng cái mầu nhiệm của Thượng Đế là điều không thể nắm bắt được một cách dễ dàng bằng sự suy tưởng.

Điều này ăn khớp với thần học bí tích trong Công Giáo chúng ta. Chúng ta nói rằng mỗi cái Lễ chứa đựng vật thể và hình thức. Như vậy, vật thể trong sự im lặng của bí tích là hơi thở của mình, là ý thức về hơi thở của mình, là trở thành một với hơi thở, là không làm gì cả mà chỉ thở thôi.

Fox:Có vài lần trong sách, ông trích dẫn lời của Thích Nhất Hạnh, vị Thiền sư người Việt Nam. Ông viết, lặp lại lời của Nhất Hạnh, rằng: muốn thực hiện hòa bình, trước hết bản thân của chúng ta phải sống hòa bình. Đảo lại lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Paul VI, rằng: nếu chúng ta muốn công bằng, chúng ta phải tìm kiếm hòa bình. Phải vậy không?

Paul F. Knitter:Nhà tôi và tôi đã bỏ nhiều thời gian vào những năm 80 và 90 hoạt động ở El Salvador cho hòa bình trong thời chiến tranh. Như vậy chúng tôi đã hoạt động cho hòa bình suốt cả cuộc đời của chúng toy - suốt thời gian 20 năm ấy chúng tôi đã là những nhà hoạt động cho hòa bình, những nhà hoạt động cho xã hội. Nhưng khi nhìn trở lại thời gian hành động ấy, tôi nhận thấy những hành động ấy của chúng tôi thường chứa đầy những lời nói bạo động.

Trong thời gian ấy chúng tôi đã phải cưỡng lại, phải đương đầu với những cấu trúc xấu ác. Có những cấu trúc xấu ác thật, nhưng cũng có cái gì đó thiếu hụt trong tôi. Cái thiếu hụt ấy tôi đã nhận ra được trong một kinh nghiệm mà tôi đã có vào năm 1986 hoặc 1987 khi tôi tham dự một khóa tu thiền với Roshi Bernie Glassman.

Trong thời gian khóa tu tôi nói với Glassman rằng chúng tôi sẽ đi xuống El Salvador để cố gắng làm cái gì đó nhằm ngăn chặn những hiện tượng chết hàng loạt khủng khiếp. Ông nói: “Đúng vậy, quý vị phải ngăn chặn những hiện tượng chết hàng loạt, nhưng đồng thời quý vị cũng phải tu, phải thiền tập bởi vì quý vị sẽ không bao giờ ngăn chặn được sự cố ấy nếu quý vị chưa nhận ra được mình chính là họ, mình là một với họ, mình tương tức với họ”.

Đó là sự giác ngộ mà đạo Phật mời gọi chúng ta hướng về, sự giác ngộ thâm sâu bằng chính bản thân về tuệ giác tương tức tương nhập, tương quan tương duyên với tất cả mọi loài, ngay cả đối với những ai mình đã và đang chống đối và xem họ như là những kẻ đàn áp, áp bức, như là những thủ phạm của sự xấu ác. Chúng ta là một, tương tức với họ. Đây là những gì thầy Thích Nhất Hạnh muốn nói khi Thầy nói rằng chúng ta phải có an bình ngay trong chính bản thân của chúng ta. Chúng ta phải vượt thắng cái vỏ ốc bản ngã của chúng ta và nhận ra được sự tương quan tương duyên, tương tức của mình đối với tất cả mọi loài.

Fox:Ông có viết, “Đối với những người Phật tử, tính ích kỷ không phải là tội lỗi mà là chính cái ngu dốt.” Điều đó nghĩa là gì?

Paul F. Knitter:Đây là một khía cạnh, theo tôi nghĩ, đặc biệt được đánh giá cao hoặc rất cần đối với nhiều người Kitô giáo. Đối với đạo Phật, và tôi cũng muốn nói cho Kitô giáo nữa, tính chất nền tảng của chúng ta rất tốt. Tính chất nền tảng của chúng ta là tính Phật (Phật tính), ấy là chúng ta là một phần của vũ trụ vạn hữu, tương tức, chúng ta là một đại thể tương quan tương duyên, tương tác, chúng ta được mời gọi trở về để nhận biết về cái thực tại mầu nhiệm ấy và để hành động bằng tình thương, bằng lòng từ bi, nhân ái.

Nhưng vấn đề là chúng ta không nhận ra được chân lý này. Bởi vì chúng ta không nhận ra được chân lý này, bởi chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những cá thể biệt lập thay vì là một hợp thể tương quan tương duyên, chúng ta nghĩ chúng ta phải bảo vệ chính chúng ta. Chúng ta nghĩ chúng ta phải thủ đắc cái gì đó để củng cố nguồn gốc, bản ngã của chúng ta và vì thế chúng ta hành động một cách ích kỷ. Chúng ta hành động ích kỷ không phải vì chúng ta mất mát, không phải vì chúng ta xấu ác trong bản chất mà do vì chúng ta vô minh.

Fox:Ông có viết rằng trong tương lai, những người tin theo Kitô giáo sẽ trở thành mầu nhiệm hoặc họ sẽ không trở thành cái gì cả. Ông nói như vậy nghĩa là sao?

Paul F. Knitter:Đó là một sự trích dẫn thiếu chặt chẽ từ thầy của tôi, Karl Rahner. Những gì thầy tôi khám phá ra là thế này: Có quá nhiều sự thách thức và khó khăn mà chúng ta đối diện, rằng nếu nguồn gốc của chúng ta không được dựa trên kinh nghiệm của chính mình về Thượng Đế, nếu Thượng Đế không phải là một phần của họ (Kitô hữu), nếu họ không phải là một với Chúa Kitô, nếu Chúa Kitô không phải là chính cái hiện hữu của họ, thì họ sẽ không có khả năng tìm thấy được sức mạnh, sức nhẫn nại và có tuệ giác để bước vào cái cõi thênh thang ấy hay gọi là Nước Chúa.

Fox:Ông có viết trong sách rằng đạo Phật đã giúp ông nhìn kỹ vào sự mầu nhiệm sau cái chết. Vậy sau cái chết và sống là gì?

Paul F. Knitter:Đối với tôi, có lẽ đó là cái hữu ích nhất, nhưng có thể là phần gây sự tranh cãi nhiều nhất trong cuốn sách của tôi. Đạo Phật nói với chúng ta rằng ngay trong kiếp hiện tại này, con người thật của mình, hạnh phúc chân thực của mình, là phải vượt thoát khỏi cái tính chất cá thể của mình, tức là cái bản ngã. Tôi nghĩ điều đó cộng hưởng với câu nói trong Phúc Âm: “Nếu hạt lúa mì không thật sự rơi xuống đất và chết đi, thì nó sẽ không tái sinh và đơm hoa kết trái”. Đạo Phật đã dẫn dắt tôi nhìn sâu hơn vào cái trạng thái mà đạo Phật muốn nói hoặc Chúa Kitô muốn nói, khi ngài nói: “Bạn sẽ không tìm ra được chính mình nếu bạn không đánh mất chính mình”.

Điều này đã giúp tôi nhận diện ra một cái gì đó mà đối với tôi hình như thỏa mãn hơn, ấy là sự sống chờ tôi sau khi tôi chết để tôi sẽ vẫn tiếp tục hiện hữu, sự hiện hữu đó vượt thoát cái hiện hữu biệt lập này của tôi, một hình tướng Paul Knitter. Tôi sẽ tiếp tục có mặt (biểu hiện), nhưng chắc chắn tôi sẽ không có mặt y hệt như là hình tướng của Paul Knitter. Nói cách khác, đời sống của chúng ta trong tương lai sau khi chết là một hình thái biểu hiện siêu việt tính chất cá thể biệt lập. Điều đó không có nghĩa là tôi bị tiêu diệt, trở thành hư vô; điều đó không có nghĩa rằng tôi không còn hiện hữu, nhưng tôi sẽ hiện hữu trong một sự chuyển biến triệt để, chuyển cái hiện hữu như một cá thể biệt lập, tức là cái ngã hiện hữu nằm riêng lẽ ngoài mọi sự mọi vật khác.

(Phật Giáo Thảo Đường)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 111867)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12914)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6258)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 25331)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11834)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 12779)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27993)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16774)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9590)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 12166)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]