Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẬT GIÁO VÀ TÍNH HIỆN ĐẠI

01/03/201223:07(Xem: 3595)
PHẬT GIÁO VÀ TÍNH HIỆN ĐẠI
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012
PHẬT GIÁO VÀ TÍNH HIỆN ĐẠI
TT. Thích Nhật Từ

thumbnail.php?file=006___PGCNBD___PG_Va_Tinh_Hien_Dai__R__1_728042267Nếu đạo Phật được xem là một tôn giáo, thì đó là một tôn giáokhoa học, tôn giáo nhân bản, tôn giáo minh triết hay một tôn giáo hiện đại. Trong bài viết này, tôi không nhấn mạnh đến bản chất của tính hiện đại trong đạo Phật, mà chỉ nhằm phác họa vài ý kiến về các ứng dụng tínhhiện đại của đạo Phật trong cuộc sống.

1. Phật giáo, toàn cầu hóa và tính hiện đại

"Toàn cầu hóa" (globalization) trong bốicảnh đa văn hóa không còn đơn thuần là sự kiện mà đã trở thành “một tiến trình,” mà tính tất yếu của nó đã trở thành vòng xoay của thiên niên kỷ thứ 3. Toàn cầu hóa đã tác động lên mọi phương diện của cuộc sống hiện đại từ triết học, chính trị, văn hóa, tôn giáo v.v…

Khi nói về hiện đại, người ta thường nghĩ đến “toàn cầu hóa” và “hội nhập.” Khi hội nhập đã trở thành tiến trình tương tác thì toàn cầu hóa xuất hiện như một quy luật có tầm ảnh hưởng đa chiều. Hội nhập tạo ra hai chiều vào và ra, tiếp thu các giá trị tích cực mang tính hiện đại, đồng thời quảng bá các giá trị dân tộc vốn có với thế giới xung quanh.

Các khám phá và phát minh của khoa học hiện đại đã trở thành nguồn thách thức các giá trị về niềm tin chân lý trong các tôn giáo nhất thần và đa thần. Trong khi đó, trước cơn lốc toàn cầu hóa, vị thế của đạo Phật lại được nâng lên hơn bao giờ hết, nhưtriết gia Krishnamurti phát biểu: “Có thể tìm thấy Phật giáo ở những nơi không có đạo Phật”.

Các trào lưu hiện đại (modernism) một mặt mang lại các giá trị về tính hiện đại (modernity) thúc đẩy các thay đổi về xã hội, mặt khác mang theo các trận cuồng phong và những cú sốc về văn hóa (culture shock) đến khắp mọi nơi. Dù tính hiện đại là cần thiết cho mọi sự phát triển, nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu tính hiện đại được “mê tín hóa” như cán cân chân lý vĩnh hằng, buộc mọi giá trị truyền thống, trong đó có giá trị tôn giáo, cần tuân thủ và xoayquanh.

Khi xem tính hiện đại là thươc đo chân lý, các nhà hiện đại sẽ trở thành những con người độc tôn và trong chừngmực nào nó, họ trở nên hẹp hòi không kém gì những nhà tôn giáo bảo thủ.Thách đố về thước đo chân lý đã làm cho nhiều nhà tôn giáo kháng cự tính hiện đại vì xem nó như vật chướng ngại. Khi lý tính độc tôn được sửdụng như công cụ tiếp cận chân lý, chân lý được lên ngôi đó không có giá trị hiện thực khách quan và do vậy không thể ngự trị trên ngai vàng của hiện thực.

Nếu toàn cầu hóa, thế tục hóa và dân chủhóa đang trở thành hiện tượng phổ biến ở phương Tây, thì các giáo hội cơ chế truyền thống thuộc nhất thần giáo đang gặp phải nhiều khó khăn vàthách đố. Tại nhiều nước phương Tây, phong trào thế tục hóa và dân chủ hóa đã kéo theo sự đóng cửa của nhiều nhà thờ và cơ sở tôn giáo, mở ra phong trào tâm linh hóa tôn giáo ngoài cơ sở tôn giáo, nhằm giúp con người có thêm tự do trải nghiệm các giá trị tâm linh thuần túy.

Phật giáo không thuộc nhóm tôn giáo nhấtthần hay đa thần, không bị tính hiện đại thách đố như các tôn giáo khác. Phật giáo không phải đối chọi với tính hiện đại của chủ nghĩa hiệnđại, vì Phật giáo có thể thích ứng và đồng hành với nó dễ dàng từ bản chất học thuyết đến thực tiễn hành trì.

Phật giáo có lối đi riêng, mà theo đức Phật, đặc điểm lời dạy của ngài là “thiết thực hiện tại” (sandiṭṭhiko), “siêu việt thời gian” (akāliko) và có khả năng hướng thượng (opanayiko) con người. Thiết thực hiện tại chính là tính hiện đại. Siêu việt thời gian cũng chính là hậu hiện đại. Ở tính hiện đại, Phật giáo phục vụ nhânsinh ở thì hiện tại. Ở tính hậu hiện đại, Phật giáo tiếp tục phục vụ con người ở thì tương lai. Vì phục vụ nhân sinh chính là tinh hoa minh triết của Phật giáo, nhằm giúp con người giải phóng nỗi khổ niềm đau, hướng về mục đích an lạc và hạnh phúc. Đây chính là những đặc điểm tạo nên Phật giáo (opanayiko).

2. Phật giáo và tính khoa học

Các vấn đề thế giới quan, thuyết tương đối, vật lý lượng tử, thuyết big bang, thuyết tiến hoá và nhiều vấn đề quan trọng khác của khoa học được trình bày khá lý thú trong nhiều tác phẩm Phật học hiện đại khác nhau. Các nghiên cứu so sánh giữa Phật giáovà khoa học về các lãnh vực vũ trụ học, vật lý nguyên tử, vạn vật học, đã giúp cho giới Phật giáo hiểu sâu hơn về các phương diện khoa học đượcđề cập trong kinh. Đồng thời, giúp cho giới khoa học có cơ hội khám phákinh điển Phật giáo nhằm phát hiện và ứng dụng các tư duy khoa học của đức Phật. Cả hai phương diện đều góp phần tháo mở các niềm tin mê tín (như các dây tầm gửi vốn có gốc rễ từ các tôn giáo bản địa), ra khỏi thân cây bồ đề của đạo Phật.

Mục đích của Phật giáo không nhằm đánh đồng Phật giáo với khoa học, vì khoa học chỉ là một phương diện mà Phật học sử dụng để minh chứng về thế giới hiện thực, chứ chưa phải là tổng thể Phật giáo. Các nhà Phật học hiện đại cũng không có dụng ý chứng minhkhoa học là Phật giáo, vì khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng và mụcđích cứu cánh của nó là khám phá thế giới, không nhằm giải quyết nỗi khổ niềm đau của con người, như khoa học tâm thức của Phật giáo.

Điểm tương đồng giữa khoa học và Phật giáo là mục đích tìm hiểu chân lý. Phương pháp luận và giá trị đạt đến chân lý của khoa học và Phật giáo không hẳn giống nhau, mặc dầu có thể bổ sung cho nhau. Đóng góp chính của khoa học là tìm hiểu và khám phá chân lý và đây chính cũng là giới hạn của nó. Lịch sử khám phá của khoa học cho thấy chân lý khoa học là tương đối, và trong nhiều tình huống, chúng được thay thế bằng những phát hiện và định luật mới khả tín hơn. Chân lý Phật giáo tuy dựa vào thế giới hiện thực nhưng nhằm vào giải quyết các vấn nạn của kiếp người, có khuynh hướng ứng dụng vào nhận thứcluận (epistemo-logy) và đạo đức học (ethics) hơn là bản thể luận (ontology).

3. Phật giáo và chủ nghĩa dân tộc

Việc nhầm lẫn hiện đại với phương Tây sẽdẫn đến các hậu quả chấp nhận tất cả những gì có gốc rễ từ nước ngoài đều là tốt. Tính hiện đại thường là tính phổ quát, đang khi phương Tây hóa, hay phương Đông hóa chỉ là một hiện tượng của toàn cầu hóa, mà giá trị của nó chỉ được xác định trong từng bối cảnh cụ thể. Nếu thế giới phương Tây có khuynh hướng phát triển về đời sống vật dục thì Phật giáo nhấn mạnh đến sự tu dưỡng nhân cách và tâm linh. Do đó, để đưa đất nước theo hướng phát triển bền vững, tính hiện đại cần phải song hành với tính dân tộc, để tránh tình trạng mất gốc các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập.

Mặc dù tính hiện đại là cần thiết cho các phát triển, nhưng phát triển theo hướng hiện đại hóa mà bỏ rơi các giá trị truyền thống của dân tộc chỉ là sự tự kết liễu những gì đặc thù mà các dân tộc khác không có. Nếu hiện đại hóa là một hành trình đầy thửthách thì tính hiện đại tích cực sẽ có thể trở thành sự lựa chọn tốt đối với các mối quan tâm mà con người cần có. Trong quá trình hội nhập để có được tính hiện đại, chúng ta đâu cần phải loại trừ các tính đặc thù, cá biệt của dân tộc bao gồm các giá trị nhân văn vốn tạo nên chất lượng đời sống. Để tính hiện đại trở thành một lựa chọn tích cực cho mọigiới, cần loại bỏ đẳng thức sai lầm rằng hiện đại được hiểu là kỹ thuật, máy móc, văn hóa giải trí. Đang khi tính hiện đại trong một xã hội là giá trị cần có, việc mất gốc truyền thống sẽ làm ta đánh mất các giá trị văn hóa lâu đời.

Trong các đất nước có nhiều giá trị văn hóa truyền thống lâu đời như Việt Nam, chính sách mở cửa cho “hiện đại hóa” một cách vũ bão mà thiếu sự chắt lọc sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiếp nhận những cái mới mà không phải cái nào cũng là tính hiện đại có giá trị thì các di sản văn hóa dân tộc có cơ hội bị thay thế hoặc loại bỏ theo thời gian.

Bất cứ nơi nào Phật giáo được truyền vào, tồn tại và phát triển, trong quá trình dựng nước và giữ nước, Phật giáo luôn cổ xúy chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Chủ trương này càng được thể hiện rõ nét trong các quốc gia bị thực dân xâm lược. Phật giáo đã đồng hành với dân tộc với lời kêu gọi nhập thế (engaged) vào các phương diện chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Chủ nghĩa nhập thế Phật giáo (engaged Buddhism) đã trở thành khuynh hướng phát triển đạo Phật trên toàn cầu. Thiền sư Nhất Hạnh là người có công giới thiệu đạo Phật nhập thế của Việt Nam cho thế giới phương Tây thời hiện đại, góp phần tạo ra một đạo Phật có nhiều tính hiện đại.

Xây dựng một đạo Phật trong lòng dân tộclà chủ trương của đức Phật. Tính đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc đãtrở thành lối ứng xử đậm đà bản sắc dân tộc của đạo Phật. Nếu hiện đại hóa dân tộc là nhu cầu để tiếp thu những cái tiến bộ thì dân tộc hóa hiện đại là một quá trình giới thiệu những giá trị đặc thù của dân tộc ta ra thế giới, để thế giới có thể cảm nhận và hội nhập. Do đó, tính dântộc và tính hiện đại một mặt thể hiện sự đồng hành giữa truyền thống vàhiện đại, mặt khác được xem như tính đặc trưng của một đất nước tiến bộ. Hội nhập thế giới thường bắt đầu từ giao lưu, tương tác và cộng hưởng các giá trị của nhau. Mỗi dân tộc thông qua hội nhập sẽ đóng góp cho thế giới tinh hoa và bản sắc văn hóa của mình, ngược lại có thể tiếpthu những di sản chung của nhân loại. Tình trạng “ngăn sông cấm chợ” làvật cản của hội nhập và toàn cầu hóa. Các giá trị hiện đại do trở ngại này không thể mở rộng biên cương lan tỏa của mình.

Để tính hiện đại được tiếp nhận thì quá trình hiện đại hóa không được tách rời khỏi dân tộc tính. Nhiều giá trị của dân tộc tính chẳng hạn sự đoàn kết quốc gia trong thời chiến cũng như thời bình đã trở thành nguồn lực bảo vệ độc lập và chủ quyền của đấtnước, mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển đất nước theo hướnghiện đại và bền vững.

4. Phật giáo và trách nhiệm đạo đức

Theođức Phật, mục đích của đời sống không phải là hưởng thụ mà là sống tốt,sống lành mạnh, sống đạo đức, sống văn hóa và sống tâm linh để thấy được các giá trị tích cực của kiếp người. Đạo Phật có mặt là vì con người, phục vụ con người và giải quyết các vấn nạn con người. Để mang lại kết quả hòa bình và phát triển, theo đức Phật, đạo đức cá nhân và xãhội cần phải được tôn trọng tuyệt đối.

Hành vi thiện trên động cơ thiện được xem là mối quan tâm hàng đầu đối với đạo đức Phật dạy. Dù là các loài động vật hay thực vật, lòng từ bi, khoan dung chính trị và tôn giáo đượcxem là điểm son trong giáo pháp Phật mà con người cần phải áp dụng và ứng xử với nhau. Nương tựa tự thân, thực tập thiền định có khả năng chuyển hóa phiền não, giúp con người phát triển trí tuệ, nhờ đó từ bỏ mọi sự rắc rối và nghiệp chướng. Đây chính là nghệ thuật “sống theo chánh pháp”.

Người làm chủ mình và nhân quả sẽ là nhàquy hoạch cuộc đời mình, vị kiến trúc sư khôn ngoan về cấu trúc tâm lý,nhận thức và hành vi cuộc sống, và là người kế thừa trực hệ gia tài năng lực hành vi đã được tích tập một cách có ý thức. Nhận thức quy luậtnhân quả chi phối các nguyên lý từ vô cơ, hữu cơ cho đến tâm lý học, nhận thức luận, đời sống luân lý xã hội và ngay cả đời sống tâm linh củacon người, hành giả Phật giáo sẽ là người làm chủ bản thân mình bằng các nỗ lực chuyển hoá quán tính hành vi ngày càng tốt đẹp hơn, để vượt thoát khỏi mọi xiềng xích của nghiệp đã tác tạo. Nhờ hiểu nhân quả, con người có trách nhiệm với các hành vi đạo đức và ứng xử của bản thân, nhờđó, không tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực cho tha nhân, góp phần mang lạian lạc và hạnh phúc cho con người.

Phật giáo kêu gọi các ý thức trách nhiệmvề hành vi đạo đức bản thân, gia đình, xã hội, cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới. Không ai có thể tránh khỏi quả báo của một hành động đã đến lúc chín mùi, vấn đề là sự tùy thuộc vào các yếu tố thời gian và điều kiện. Một thông điệp khác là kêu gọi tinh thần nhân bản, tương thântương ái, lánh dữ làm lành, phụng sự tha nhân trong các cảnh huống bất hạnh và khổ đau là đáng và nên thực hiện bằng tấm lòng vô ngã và vị tha.Niềm tin về kiếp sau có năng lực khai sáng các hành động đạo đức và nhân đạo của chúng ta ở kiếp này.

Khi thấy rõ tái sinh lá có thật mỗi người trong chúng ta hãy sống trọn vẹn ý nghĩa của kiếp người, để hưởng được chất lượng phước báo và hạnh phúc của kiếp người, để mỗi khi nghĩ vế quá khứ khi cần thiết, ta có thêm niềm hãnh diện, hoặc mỗi khi nghĩ về tương lai ta có thêm niềm tự tin đi tới, hoặc đang khi ở hiện tại, tasống hết mình bằng trí tuệ, đạo đức nghề nghiệp, năng lực và tính tráchnhiệm. Quan niệm và sống như thế sẽ làm cho kiếp sống này trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn.

Qua vài điều trình bày trên, ta thấy chủtrương “lấy con người làm trung tâm” của đạo Phật là một chủ nghĩa nhậpthế theo đúng nghĩa của từ này. Do đó, triết lý đạo Phật là nhằm phục vụ con người, hướng con người đến mục đích an vui và hạnh phúc. Vì lời Phật dạy mang tính “thiết thực hiện tại” và giá trị đạo đức và xã hội của đạo Phật là “siêu việt thời gian”, chủ trương nhập thế của Phật giáomang dấu ấn thời đại (tính hiện đại) trong bối cảnh đồng hành với dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Các giáo hội Phật giáo trên toàn cầu, dù theo pháp môn nào, trong các bối cảnh văn hóa khác nhau, đều phụng sự cho nhân loại trong thời đại hôm nay và mai sau, nhằm góp phần mang lại một thế giới hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.


(Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay số 14)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16836)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 12742)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
11/06/2011(Xem: 3387)
Phật giáo Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của mình, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và chưa đáp ứng được lòng kỳ vọng của quần chúng Phật tử, đòi hỏi của dân tộc Việt Nam.
30/05/2011(Xem: 21497)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 10477)
(Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là của Tỳ Kheo Bodhi. Theo từ điển điện tử Wikipedia, Tỳ Kheo Bodhi (Bhikkhu Bodhi) thế danh là Jeffrey Block, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1944 tại New York. Xuất gia tại Sri Lanka theo truyền thống Nam Truyền Phật Giáo. Ngài hiện dạy tại New York và New Jersey. Ngài được mời làm chủ tịch thứ 2 của Hội the Buddhist Publication Society và đã xuất bản nhiều tác phẩm Phật học. Sau đây là phần Việt dịch từ bài viết “Aims of Buddhist Education” của Tỳ Kheo Bodhi.)
16/05/2011(Xem: 6249)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
05/05/2011(Xem: 3903)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộ là năng lực tiềm ẩn...
17/04/2011(Xem: 3796)
* Chưa có triết lí về giá trị nhân sinh thì văn hoá-giáo dục còn khập khiễng, chính trị còn khập khiễng. * Khi triết lí giáo dục chưa minh triết thì tất yếu dẫn đến suy yếu đạo đức nghề nghiệp ở người lao động, suy yếu lương tri ở người cán bộ. * Nền văn học nào, nền giáo dục nào không giúp được con người nhận ra các bệnh tâm hồn, không giúp con người biết cách tự chữa trị có hiệu quả, thì đó là nền văn học, nền giáo dục còn nhiều yếu kém. * Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
04/04/2011(Xem: 7882)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
03/04/2011(Xem: 7797)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]