Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần thức ngộ

28/02/201204:52(Xem: 6485)
Tinh thần thức ngộ


Thich Giac Luong

TINH THẦN THỨC NGỘ

 

 

Phật pháp vô lượng

Giáo lý vô biên

Ta bước lên thuyền

Mong qua khỏi bến

Niết bàn sẽ đến

Chú trọng tinh thần

Suy lý tìm chân

Ấy là thức ngộ

Hành là tự độ

Rồi mới độ tha

Vượt biển ta bà

Về nơi an lạc

Thế nên:

Ta nên biết lòng ta,

Ta cần đi sâu vào tư tưởng

Để quán xét đời ta

Không vì thị phi phải quấy,

Hay thói đê hèn của kẻ khác,

Mà làm cho ta phải đi ngược lại lương tâm.

Hoa Sen

Mấy lời trên đây là điều căn bản để khắc ghi vào tâm ý con người, mà nhất là con người được cái may mắn, có chút thông minh, có chút sáng suốt, có chút trí tuệ, mới nhận định, mới làm chủ bản tâm, giữ lấy lập trường và thực hiện đúng với chiều hướng tốt đẹp để mang lại thành quả hữu hiệu cho con người, cho kiếp sống (cho tự thân và cho tha nhân).

Đối tượng của cuộc đời. Chúng ta là vô minh mà vô minh là giặc nghịch, nó hại ta, nó giết ta cả xác lẫn hồn, cả thần lẫn trí. Vì thế mà sự thức ngộ là điểm tinh quang soi rọi, chiếu sáng màn đêm, phá tan bóng tối và tạo một sự nghiệp vĩ đại cho cuộc đời, trước nhất là từ cá thể rồi mới đến đại cuộc (tha nhân).

Vì thế mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang đã xác minh rõ ràng cuộc sống của mỗi người đều ở trong guồng máy chuyển xoay của tâm thức, của tư tưởng, của ý hệ, của từng thời gian và từng bản thể nhân tính. Ngài đã soi sáng bằng ngọn đèn chơn lý có chứng minh cụ thể để dẫn đưa con người đi sâu vào nguồn tâm thức mà trực ngộ, mà chứng nhập đạo thể Niết bàn bất diệt. Ngài nói: "Chúng ta ai ai cũng muốn hưởng sự vui sướng bây giờ mà ít ngó lại về sau; chớ chi chúng ta ngó lại về sau (tức là ngó lại trong tâm) thì xác thân bây giờ có cực nhọc chút ít không nên chán nản mới phải: Cũng vì thế mà chúng ta khi bị chê bai cho là xấu hổ chớ chẳng biết đó là vinh hạnh. Vì cái tâm chúng ta nó sẽ tăng lên một nấc khá cao và nhờ đó mà về sau sẽ được vẻ vang rực rỡ". Điều nói ấy đã dẫn đưa chúng ta từ hiện hữu trực giác để đi đến chỗ thức ngộ là cái kết quả hữu hiệu về sau. Sự thật nó không phải là xa vời trừu tượng và khó hiểu mà mọi dẫn chứng là mọi hiện hữu chân thực với lý đương nhiên mà đời người chúng ta ai ai cũng đều nhận thấy cả.

Ngài nói: "Trong đời khi chúng ta bị người sai khiến, chúng ta đã vội phản đối, khi bị người ghét khinh chúng ta lại phiền giận mà chúng ta quên mất bài học, phép tu quí báu đó, có ích cho tâm ta, có lợi cho ta về sau." Đó là Ngài đã chỉ cho ta chỗ thức ngộ, thế mà mấy ai được thức ngộ! Trong đời thực là lắm người sợ cái nghèo, cái hèn, cái nhục xấu thấp thỏi. Họ có biết đâu rằng: Họ rất lầm, vì bởi quên sự tu học chẳng chịu ngó đến các nhà tu học. Kìa như Đức Thích Ca Mâu Ni bỏ ngôi Vua đi làm kẻ ăn xin mà tu học, vậy mà thiên hạ tôn là Pháp Vương, thầy cả cõi trời người.

Một ông Vua còn một chút sân giận thì nguy nan cho tính mạng ông ấy và hại cho tất cả thần dân. Một ông Vua khi còn một chút tham lam thì nguy nan cho tánh mạng ông ấy và hại cho tất cả thần dân. Một ông Vua cỏn một chút si mê thì nguy nan cho tính mạng ông ấy và hại cho tất cả thần dân. Ông Vua ấy vì cao cả quá không ai dạy được nên mới như vậy.

Một ông Vua Thánh kia vì biết sợ tội lỗi, sợ chết, sợ khổ, sợ cái tự cao bướng bỉnh của mình mà bỏ ngôi Vua hạ mình thấp thỏi xấu xa để tập tâm sửa tánh, vui chịu sự chê bai khó nhọc, là bởi ông Vua ấy xét rằng: Trong đời chúng sanh ai mà không khổ, ai mà không muốn kiếm tìm nuơng dựa theo ông; nhưng nếu tâm ý ông còn tham lam, sân giận, si mê, tội lỗi thì chúng sanh kia ắt lầm lạc ông, chắc là phải chết khổ hết chẳng ai dám theo ông, họ không còn tin ông là cội cây che chở họ, chớ đâu phải là hạnh phúc cho họ. Dù ông có quyền thế ép buộc họ theo đi nữa thì cũng không còn sự ích lợi cho ai hết, và chẳng chắc chắn bền lâu tốt đẹp gì được cả.

Trong đời, chúng ta ai chẳng mong ước sự thành công, sự vẻ vang bên ngoài. nhưng ít ai chịu ngó lại thâm tâm mình nên phải bị vô thường thất bại, xấu hổ mà chúng ta chẳng biết nguyên nhân ấy từ đâu ra? Khi chúng ta bị ai chửi mắng là chúng ta nổi chứng giận ngay kẻ đó mà không chịu xét tại sao? Tại cặp mắt mình có lỗi, háy nguýt người ta, miệng mình nói xấu người ta; hành động mình đối xấu với người ta, hoặc tâm mình nghĩ xấu đến người ta.

Khi chúng ta bị người đánh đập, thì chúng ta vội đánh lại họ mà chẳng chịu tự đánh lấy cái nết hạnh của mình, cái nết hạnh xấu xa, cái nết hạnh tật đố, cái nết hạnh tỵ hiềm, ố chọi ngạo khi, cái nết hạnh không nghiêm chỉnh của mình. Chúng ta mãi chê người mà chẳng biết tìm kiếm chỗ chê mình, thật là chúng ta hẹp lượng quá, cạn suy quá, sai quấy quá.

Chúng ta quên rằng: Cái trái nó vẫn lo sống lấy nó, cái lẽ sống tự nhiên và ngày càng lớn già, đến khi nó chín thì ai ai cũng tìm đến cũng xài được tất cả.

Một viên ngọc nó có khoe khoang đâu mà ai cũng tìm kiếm chen đua. Một ngọn đèn kia nào có ngó riêng ai, mà tất cả ai ai cũng nhìn xem và đến gần với nó, bảo vệ sự sáng của nó. Như vậy tại sao chúng ta chẳng trau tâm của chúng ta cho tốt đẹp trước sự thành công vẻ vang. Tại sao chúng ta chẳng lo trau cái Quả tâm của ta, để mãi lo việc bên ngoài làm chi cho thất bại tội lỗi về ta. Chúng ta ai cũng sợ người ta xem mình là vô ích, là không quan trọng, nhưng cái hữu ích và quan trọng lại là tâm của chúng ta chớ, vì ai ai cũng cần ngó lại tâm của ta, tin tâm của ta hơn là việc làm của ta vậy.

Sự thành công vẻ vang là bởi tại tâm; sự thất bại xấu xa cũng bởi tại tâm. Vậy chúng ta nên phải trau tâm, dồi trì, tâm quả thành, trí huệ sáng là đạo quả thành; Tâm quả thất là đạo sẽ thất. Vì vậy mà kẻ trí trau tâm chứ chẳng chịu dồi thân, nói ít mà nên, làm ít mà hay, lo ít mà đặng; ấy là bởi nơi tâm đã trọn tốt. Một người địa vị tối cao quan trọng mà tâm tánh xấu xa thì "cơ thâm họa diệt thâm" chớ có ích chi mà chúng ta vội tìm cầu tham muốn. Tài học sao cho bằng đức hạnh. Đức hạnh mới thật bền dài cao quí.

Tóm lại: Hạnh phúc của ta là ở nơi tâm ta, sướng hay khổ cũng tùy thuộc nơi tâm ta. Đạo quả có đạt không cũng do tâm ta. Bởi thế cho nên Đức Phật dạy rằng: "tâm là chủ, Tâm tạo tác tất cả, nếu ta nói hay làm với tâm trong sạch thì hạnh phúc sẽ theo ta như bóng với hình. Ngược lại nếu ta nói hay làm với tâm ô nhiễm thì khổ não sẽ theo ta như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe."

Tinh thần thức ngộ của Đạo Phật là ngọn đuốc, là hào quang để soi rọi cho chúng sanh; chúng ta mọi người đã hướng đạo là thể hiện được tia sáng thức ngộ tự nơi bản tâm của chúng ta, để chúng ta mỗi người ai rồi cũng phải tự tu, tự học, tự tỉnh, tự thức cả, chẳng lo nói làm, chạy nhảy, dòm ngó lăng xăng mà không ích lợi gì cho bản tâm của chúng ta cả thảy.

Tinh thần thức ngộ cũng chẳng phải là lý thuyết suông, mà ngược lại là hành động, là việc làm, là ý thức, biểu lộ từ tấm lòng, từ ý nguyện, từ sự dấn thân, để đáp ứng những nhu cầu thiết thực trong cuộc sống giữa cõi đời hiện tại của nhân sinh.

Do vậy mà chúng tôi xin được trao gửi bằng tấm lòng chân thành đến quí vị và tất cả muôn nơi. Mong rằng ai ai cũng sẽ đạt được “Tinh Thần Thức Ngộ” vậy.

Trân trọng

Sa Môn Thích Giác Lượng

30/01/2007

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 16605)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 22046)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 26345)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 52399)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20801)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16855)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 15146)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 34768)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 54011)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 36615)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567