Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Bi, Tính đặc thù của Phật Giáo

11/03/201703:50(Xem: 9209)
Từ Bi, Tính đặc thù của Phật Giáo


hoa sen 2-d
TỪ BI,
TÍNH ĐẶC THÙ CỦA  PHẬT GIÁO
  
      ĐỨC HẠNH  


 

  Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.

 Nói rõ hơn nữa, chư Phật, Bồ Tát, chư vị Tổ sư trong nhiều đời đã và đang thị hiện trong các pháp giới chúng sanh cho mục đích hóa độ, tất cả  quý Ngài luôn luôn đang có tâm đại từ, đại bi và đại trí tuệ.

 1- Do vì đại từ bi tâm, mà tiền thân của Đức Thích Ca Mâu Ni trong vô lượng kiếp khi làm người trong các giai cấp xã hội : Thái tử, thứ dân, thương gia…Ngài liền hy sinh một phần cơ thể qua câu truyện “ a- Đôi mắt Thái tử Câu La Na”, tức là bị móc đôi mắt ra để chữa bịnh cho bà di mẫu (mẹ kế) theo lệnh vua cha và câu truyện b- Thái tử Tu Đại Noa bố thí vợ con cho một bà già không con, một ông già không có vợ. Những câu truyện khác như : c- Phát nguyện đội thế vòng lửa cho những ai trên cõi trần, bị đọa vào địa ngục A tỳ bị đội vòng lửa do tội bất hiếu đối với mẹ. Nhiều câu truyện tiền thân làm thân người mang tính từ bi, được thể hiện ra hành động cứu giúp, bố thí như vậy.

 Ngay cả tiền thân làm súc sinh vẫn biết hành động bố thí, như câu truyện : d- Con thỏ tự nguyện nhảy vào đống lửa để dâng thịt của mình cho vị thiền sư vào mùa đông không có gì ăn, đang ngồi bên ngọn lửa hồng trong khu rừng, để sưới ấm, mà quên đi cái đói trong lòng. e- Con sư tử trọng pháp- Vì lòng từ bi, thà chịu chết khi thấy thầy Tỳ Kheo(tên thợ săn) dương cung lên  bắn, chứ không nở vồ chết. Vân vân.

2-  Do vì đại từ bi tâm, Bồ Tát Văn Thù thị hiện người ăn xin có tên Văn Cát, để hộ giúp cho  Hòa Thượng Hư Vân nhiều lần bị đau bịnh, hoạn nạn bên vệ đường, trong rừng ban đêm, ban ngày suốt trên vận hành tam bộ, nhất bái từ am Pháp Hoa ở núi  Phổ Đà đến Ngũ Đài Sơn dài cả ngàn cây sô.

3-  Do vì đại từ bi tâm, hai vị Bồ Tát Văn Thù, Quan Thế Âm(cũng có tên Tara) cùng thị hiện độ cho Thái tử Santideva, được thấy qua tác phẩm Bồ Tát Hạnh- Trí Siêu Lê Mạnh Thát- Phần tiểu sử Tôn giả Santideva. Tóm lược câu truyện : Một vị Bồ Tát nguyện tái sanh vào nhà vua, để sau này xuất gia là ngôi vị độ sanh tối thượng. Sau khi chào đời, được vua cha đặt tên Santideva. Phụ vương Ngài là nhà vua Surastra, trị vì ở xứ Sri Nagara miền Nam Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 7. Vua Surastra có nhiều người con, trong đó Thái tử Santideva là con thứ, được vua cha thương yêu nhất, vì tính tình hiền hòa, lễ độ, ăn nói từ tốn đối với mọi người từ trong hoàng tộc, ra đến xã hội, có sở học rất uyên thâm và cực kỳ thông minh  xuất chúng.  Vì thế, vua cha đã quyết định truyền ngôi vua cho Thái tử Santideva.

  Trong thời gian chờ đợi lễ tấn phong, một hôm Thái tử nằm mộng thấy hai vị Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Tara (Quán Thế Âm). Bồ Tát Văn Thù ngồi trên ngai vàng, Bồ Tát Tara tưới nước nóng lên đầu Thái tử và nói rằng : “ Vương quyền chính là nước sôi nóng bỏng của địa ngục. Ta đang tấn phong cho ngươi với nước này đây.

  Tỉnh dậy, ngài Santideva hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ Tát, nên đêm hôm trước ngày lên ngôi, ngài rời bỏ cung thành, trốn vào rừng sâu. Tại đây, ngài gặp Bồ Tát Tara dẫn đến Bồ Tát Văn Thù. Được ngài Văn Thù dạy cho pháp tu tam muội. Cuối đời Thái tử Santideva vào tu và hành đạo tại tu viện Nalanda,…Sau đó ngồi tòa pháp thoại trước đại chúng Tăng, tự nhiên bay lên không trung rồi biến mất.

4- Do đại bi tâm, mà Bồ Tát Ca Nặc Ca thị hiện thầy Tỳ Kheo Tăng bị bệnh cùi (ca-ma-la) ở bên cạnh Ngộ Đạt Quốc Sư, để gây duyên chữa Mụn ghẻ mặt người nơi đầu gối ngài Ngộ Đạt Quốc Sư sau này, cũng như rửa oán cho Triệu Thố bằng nước cam lồ pháp thủy tam muội nơi dòng suối…

5- Do đại bi tâm, mà Bồ Tát Quan Thế Âm thị hiện thầy Tỳ Kheo Tăng ghẻ chóc vào chùa Không Huệ của pháp sư Huyền Trang ở xứ Ích Châu, để tạo duyên giúp cho Ngài Huyền Trang được vượt qua nhiều trận bão tố yêu quái nơi sa mạc Gô bi bằng bài kinh Bát Nhã trên đường đến Tây Trúc thỉnh kinh…

6-Do đại từ bi tâm thương cho các loài âm linh, cô hồn bên kia cõi chết bị đói khát, được ăn bằng xúc thực, ý tư thực. Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân Quỷ Vương mặt đỏ, lưỡi dài tới rún, đòi ăn thịt Tôn giả A Nan. Tôn giả A Nan vào bạch Phật, được Phật chỉ dạy cho  A Nan  bài kinh Diệm Khẩu, là pháp cúng thí cô hồn.  Vân vân...

    Từ Bi Là Mẹ Đẻ Ra Trí Tuệ

Cụm từ trên ta thường nghe các vị danh Tăng trong các Tông phái Phật Giáo Việt Nam, trong vai trò giáo thọ, giảng sư mỗi lần thuyết pháp, giảng dạy Phật pháp luôn luôn không quên đề cập đến và nhấn mạnh ba đức tính siêu việt ấy. Nói rõ hơn, ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ là bản lề của những cánh cửa pháp, cánh nào cũng đều có 3 đinh vít : giới, định, huệ. Có nghĩa là Từ Bi dược có do hành trì giới luật. Trí tuệ được có do tâm thường hằng an trú trên dòng sóng thiền định, tỉnh thức. Thật rõ ràng được thấy ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ đều bàng bạc khắp trong tất cả Kinh, Luật, Luận của ba tạng. Tức là từ pháp thân của chư Phật, Bồ Tát lúc nào cũng hiển lộ ra những pháp âm đầy tình thương, tươi mát, ngọt ngào… nơi kim khẩu và trạng thái hiền hòa, diệu vợi, từ tốn trong lúc nói pháp hóa độ và hành động cứu khổ chúng sanh.

 Qua cách hành xử, đối đãi của chư Phật, Bồ Tát đối với mọi tầng lớp chúng sanh, được thấy trong kinh điển Phật, như đã nói trên. Cho ta một nhận thức chắc nịch rằng; Đạo Phật là đạo Từ, Bi, Trí tuệ giải thoát hay còn gọi là đạo cứu khổ (ly khổ) được hạnh phúc, ấm no (đắc lạc), diệt trừ các thứ ngã chấp (đoạn hoặc, chứng chân) cho mọi gái cấp chúng sanh(thế giới loài người). Cho nên, chỉ có thương yêu, không hận thù, trả oán, không đố kỵ, nham hiểm, không không giết hại, không hề làm chảy máu chúng sanh, chăm lo cứu khổ, không dìm chúng sanh vào nơi tối tăm, không nói lời ác, vân vân. Nếu không nói rằng; đó là văn hóa đặc thù của Phật Giáo, lấy 3 đức tính Từ, Bi, Trí tuệ làm nền tảng đoàn kết, thân yêu, hạnh phúc cho mọi người. Vì thế cho nên, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày Phật Đản Sanh làm ngày Hòa Bình Thế Giới.

   Ba Chân Vại : Từ, Bi, Trí tuệ. Ba đức tính này luôn luôn tương quan mật thiết với nhau như ba chân của cái Vại. Nếu cái Vại bị mất một chân, Vại bị ngả nghiêng. Cũng như vậy, tâm của con người Phật tử, hành giả đi tìm cho mình con đường giải thoát thật sự, là phải hội đủ 3 yếu tố Từ, Bi, Trí tuệ trên vận hành học và thực tập Phật pháp. Mặc dù ba thứ Từ, Bi, Trí tuệ xuất hiện sau cùng một khi tâm thức hành giả đã thông đạt tất cả những tính chất (ngộ lý) của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nghiệp báo, nhân quả, vô thường, vô ngã của các pháp, v.v… một cách rõ ràng, không còn tư duy, nhận thức nữa một khi tai nghe, mắt thấy các pháp, là biết ngay tính chất của chúng là : vô thường, khổ, không, vô ngã, địa ngục, tác hại, v.v… Gọi tâm thông đạt tất cả tính chất của các pháp đó là Trí tuệ. Đồng thời, hai cái tâm Từ, tâm Bi xuất hiện cùng lúc bên cạnh Trí tuệ một cách tự nhiên (automatic).

  Nói một cách khác, ba tính chất Từ, Bi, Trí tuệ vốn có trong tạng thức con người (nhân bản tính) chính là Phật tánh hay Như lai tạng, giống như hương, sắc của hoa sen vốn có trong mầm sen. Gặp nước và bùn, mầm sen liền nảy nở, lên cây, trổ hoa trên mặt nước, tỏa ngát hương khắp không gian.(Không bùn không có hoa sen. Không thực hành phật pháp, thì không có 3 đức tính Trí tuệ, Từ, Bi).

  Cũng như vậy, các hành giả quyết tâm học và tri hành Phật pháp, đúng chánh đạo, thì ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ liền xuất hiện. Trí tuệ có trước, chính là cây đèn tâm thức của hành giả tự soi đường để thấy lý của các đạo mà hành(tri đạo tức hành đạo) bằng hai tâm Từ và Bi, thì mới có thể đạt đạo giải thoát đích thực. Đích thực ở đây là tâm hành giả hoàn toàn vượt thoát mọi ý niệm về ngã. Qua đây cho ta thấy; cũng thì một Phật sự như nhau nhưng, với hành giả có 3 tâm Trí tuệ, Từ, Bi thì thành công viên mãn trong không khí an vui, tươi mát, thân thiện giữa mọi người. Còn hành giả không có 3 đức tính Trí tuệ, Từ, Bi thì gây bất an, xung đột  đối với mọi người chung quanh bởi lời nói không ái ngữ, trạng thái không khiêm cung...

   Sức mạnh của Từ, Bi, Trí tuệ.

  Hành giả trên vận hành quyết chí tu tập, một khi tự nhận ra những hiện tượng khổ lụy, nghèo đói, hung hãn, ưa đố kỵ, ác độc, tàn tật bẩm sinh, xấu xí, ăn nói hổn xược, không ái ngữ, dốt nát, v.v… hiển lộ nơi thân miệng mỗi con người trên cõi đời này. Sau đó đem lòng cảm thấy thương vô cùng. Chính đó là tâm Từ và Bi, Trí tuệ. Tức thì phát nguyện cứu giúp theo khả năng của mình và hành hoạt đạo pháp để trợ duyên, trợ lực một cách hăng say, nhiệt tình không mệt mỏi sau khi được thấy tận gốc rễ bản chất bất thiện, môi trường, hoàn cảnh của mỗi đối tượng thật là xấu ác, là do quả báo nghiệp của đời trước của người đó mà dấn thân, không đợi ai kêu gọi, tự phát nguyện đi tìm phương cách ban vui, cứu khổ và dạy cho giáo pháp tu, để đoạn hoặc, chứng chân như mình đang có, gọi là giác tha sau khi được giác ngộ.

    Những hành giả được có ba lực Từ, Bi, Trí tuệ nói trên, được Phật đề cập đến trong các kinh, nhất là kinh Pháp Hoa, Phật nói rõ về cách tu tập của các cấp Bồ Tát từ địa vị 1 (sơ địa) đến địa vị thứ 10 (thập địa) từ xa xưa trước Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni ra đời, và khi Phật ra đời còn tại thế, sau Phật nhập Niết bàn và hiện nay trên khắp thế giới, tất cả đều tri hành theo quy luật trên, tức là vừa tu tập, vừa sử dụng ba tâm Từ, Bi, Trí tuệ trong công cuộc hoằng dương chánh pháp, hóa độ ở mọi tầng lớp chúng sanh theo sở trường hạnh nguyện bởi giáo pháp sâu, cạn mà mỗi hành giả đang có, khi đang hiện hữu tại một bản xứ nào đó. Nói như lời Bồ Tát kinh : “Chư vị Bồ Tát ở các cấp địa 6,7,8,9 (đang có Niết bàn hữu dư cao, thấp), cho nên phải hòa nhập vào dòng đời thế gian, để tiếp tục tập, hóa độ chúng sanh, là động cơ diệt trừ cho sạch mọi vi tế phiền não để vào niết bàn Phật quả (Vô Dư Niết bàn), được gọi bằng cụm từ “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.

  Ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ là thanh gươm.

Thanh gươm có hai thứ : hữu vi hiện thực và vô tướng. Công dụng của thanh gươm hữu tướng, nó rất mạnh làm ngả gục đối phương, chặt đứt mọi  hình thể các vật do sức mạnh của vật thể con người từ nội lực đến thể chất bên ngoài.

    Thanh gươm vô tướng. Thanh gươm này chỉ có ở nơi các bậc Đạo sư chứng đắc trong đạo Phật. Nó được kiến tạo bằng 3 đức tính Từ, Bi, Trí tuệ. Công dụng của thanh gươm vô tướng, là chặt đứt, tiêu diệt các thứ vô minh, phiền não, ngã chấp  bên trong tâm thức, cũng như chặt bỏ năm ác kiến bên ngoài khi tai nghe, mắt thấy để làm cho con đường trên vận hành tu tập của  hành giả được trong sạch, thênh thang, trống rỗng, không còn chướng ngại, để tiến bước đến mục tiêu giác ngộ giải thoát ở đoạn cuối của con đường tu tập Bồ Tát đạo.

   Lưỡi gươm bén là Trí tuệ. Sóng của lưỡi gươm là tâm Từ. Cán của lưỡi gươm là tâm Bi. Chỉ có những hành giả tu tập đạt đạo mới có thanh gươm vô tướng, như Tôn giả Santideva được có. (được thấy trong tác Phẩm Bồ Tát Hạnh ở phần tiểu sử Tôn Giả Santideva- Trí Siêu- Lê Mạnh Thát biên soạn. Phật tử nên tìm đọc.

   Tuy nhiên, các hàng Phật tử tại gia, ai cũng có thể tự kiến tạo cho mình được có thanh gươm vô tướng. Công dụng của nó như đã được nói trên. Một khi người Phật tử tại gia được có, chính là được bước vào địa vị 1 : Tu-đà -hoàn của Bồ Tát, là cấp Kiến địa (thấy rõ chân lý), không còn bị kiềm tỏa bởi các tà kiến (nhìn mọi người không còn nói thầm, dán nhãn người đó thế này, người kia thế nọ như trước đã từng khởi tâm thành kiến, v.v...Nay được đứng vào dòng Thánh ở bậc sơ địa, thì những ác kiến ấy bị thanh gươm vô tướng chặt đứt.

   Nói rõ lại, một khi người Phật tử chúng ta được có thanh gươm vô tướng rồi, tức là có trong tâm 3 đức tính : Trí tuệ, Từ, Bi. Thì trên vận hành tu tập chánh pháp Phật tại bất cứ nơi đâu (nhà, chùa, sinh hoạt ở xã hội…), tâm người Phật tử luôn hằng chuyển trên những dòng Sóng chơn chánh: Tu tập đúng chánh pháp. Hành hoạt đạo pháp đúng chánh đạo. Nói và hành trong giao tế đúng 8 con đường chơn chánh, vì đó 8 giới luật cao nhất (thấy đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng…). Không vội tin vào những hình ảnh mang sắc thái tương tợ Bồ Đề, để rồi sau đó ân hận. Không gây ưu phiền cho bất cứ ai. Nói năng có văn hóa Phật giáo, không đố kỵ. Sống lục hòa, không xu nịnh, bè phái. Bố thí, cúng dường đúng chánh pháp. Quan tâm đến hiện tình Phật giáo khi thịnh, cũng như lúc suy. Không cuồn tín vào những bói toán vu vơ. Tuyệt đối phải tin vào nhân quả. Tích cực chuyển chánh pháp vào thế gian bằng nhiều cách theo khả năng mình, như ấn tống sách phật pháp, viết bài Phật pháp cho các Tập san Phật Giáo, lập đạo tràng thỉnh Tăng nói pháp. Đó là cách bố thí Pháp có công đức cao nhất.

   Người Phật tử được có thanh gươm vô tướng là khả năng tự mình giác ngộ, giải thoát, có khả năng phân biệt thiện, ác, chánh tà. Trong kinh Kàlàmasutta, Tăng Chi Bộ I, 212, đức Phật khuyên trong 8 trường hợp chớ nên tin: 1-Chớ có tin và nghe truyền thuyết. 2- Chớ có tin vì nghe truyền thống. 3- Chớ có tin vì nghe người ta nói. 4-Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng. 5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình. 6-Chớ có tin sau khi suy tư một vài dữ kiện. 7-Chớ có tin theo thiên kiến định kiến. 8- Chớ có tin vì vị Sa Môn là bậc Đạo Sư của mình.

   Khi nghe đức Phật bác bỏ cả 8 trường hợp đáng tin như vậy, chúng ta tự nghĩ chúng ta còn tin và tin cái gì nữa. Tám việc không nên tin đó, nhất là không tin vì VỊ Sa Môn là bậc đạo sư của mình ! Đến đây đức Phật khuyên giáo thật nhẹ nhàng. Chúng ta hãy tin ở chúng ta, tin ở nơi lý trí phán xét, phân biệt con người chúng ta. Đức Phật khuyên: “ Nhưng này; các  Kàlàma, khi nào tự mình biết rõ như sau: “ Các pháp này bất thiện, các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến an lạc và hạnh phúc cho mọi người”, thời này  Kàlàma, hãy chứng đạt và an trú.”

   Là Phật tử Việt Nam ắt hẳn ai cũng biết Đức Phật là bậc đại từ, đại bi và đại trí tuệ, cho nên lời đức Phật nói 8 cụm từ “chớ có tin”, trong đó cụm từ “ Chớ tin vì vị Sa Môn là bậc Đạo Sư của mình”, là chắc thật, không sai ở tương lai, gần ba ngàn năm, thời mạc pháp, chứ không phải trong thời Phật còn tại thế. Tức là đức Phật đã thấy, biết trước sẽ có sắc thái tương tợ Bồ Đề, tương tợ Tăng làm lũng đoạn Tăng đoàn chính thống của Phật (xuất gia, Cư sĩ  ).

   Tóm lại. Từ, Bi trong đạo Phật là, một thứ tình thương yêu đối với chúng sanh (con người và loài vật) thật rộng lớn, bao la không bờ bến như trời cao, biển rộng mênh mông của những hành giả chơn tu trong đạo Phật (xuất gia, tại gia) trên bước đường hoằng dương chánh pháp, cứu khổ độ sanh một cách tự tại an nhiên, không bị bất cứ bạo lực nào: tiền tài, danh lợi, kẻ giàu sang, thế quyền nào mà có thể chi phối được.

    ĐỨC HẠNH  

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2013(Xem: 10538)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
11/12/2013(Xem: 22253)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 22803)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19290)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24182)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 31730)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 57574)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23462)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19217)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 17919)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]