Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và hành hương

02/01/201105:16(Xem: 7478)
Phật giáo và hành hương
Pagoda_2
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới. 
 
Du ngoạn, du lịch, hành hương chính là một vài trong những phương cách làm tăng sự hiểu biết, khám phá nhiều lĩnh vực của đời sống. Du lịch là ngành công nghiệp không khói. Phát triển du ngoạn du lịch để thu được nhiều ngoại tệ, đã trở thành chính sách quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế của các nước trên khắp thế giới thời cận đại. Cho dù đó là một cảnh quan thiên nhiên, một di tích văn vật, văn hóa lịch sử, hay nhờ vào kinh tế thương mại phồn thịnh…, tất cả đều đã trở thành nguồn tài nguyên phát triển du lịch của các quốc gia trên khắp thế giới.

Trong sự nghiệp du lịch thì cảnh quan về hang động và chùa tháp của Phật giáo có thể coi là phong phú bậc nhất về cái đẹp nghệ thuật tôn giáo, cho nên tài nguyên cho các hoạt động thăm viếng ngoạn cảnh thật dồi dào. Người xưa đã có câu “Thiên hạ danh sơn tăng chiếm đa” (Những ngọn núi nổi tiếng dưới bầu trời này hầu hết là thuộc về các người tu hành). 
 
Thật vậy, từ xưa hầu hết tự viện của Phật giáo đều được xây dựng ở những nơi núi non trùng điệp, phong cảnh tú lệ. Kiến trúc tự viện vốn đã rất lộng lẫy xinh đẹp, lại lồng với vẻ đẹp tự nhiên của cổ thụ cao ngút, cho nên “danh sơn cổ sát”, “già lam thắng địa”, luôn là điểm đến đẹp nhất mà người đời thường mong muốn tìm tới thưởng thức, chiêm ngưỡng trong những ngày nghỉ ngơi giải trí. 

Đến tự viện của Phật giáo hành hương ngoạn cảnh, ngoài việc trực tiếp mắt thấy tai nghe, trong tâm hồn còn có những cảm nhận sâu sắc về sự khác biệt giữa chốn trần tục xô bồ náo nhiệt với chốn u nhã, tịch tĩnh. Từ đây, tinh thần được nâng cao không gì sánh bằng. Giáo nghĩa, nghi quy, văn hóa, di tích… của Phật giáo, đều có thể mang lại sự khơi gợi, mở rộng tư tưởng, tầm nhìn cho con người, có thể làm cho thân tâm an định, nhẹ nhõm. Ngay cả trong trường hợp người không có tín ngưỡng Phật giáo, cũng có thể yêu thích những chốn an tịnh, hòa nhã này.

Trước đây có những chùa chiền đạo tràng, kiến trúc rất cao hiểm, đặc biệt, rất có giá trị tham quan, ví dụ như chùa Huyền Không ở Sơn Tây, xứng danh là một ngôi tự viện treo bên sườn núi, mỏm đá nhấp nhô, nhìn xuống thung lũng sâu thẳm, hơn ba mươi tòa khác nhau như điện, đường, lâu, các, đan xen vào nhau, phối hợp hài hòa, có tính nghệ thuật cao, hệt như cung vàng điện ngọc đến từ hư không.

Hang đá Mạch Tích Sơn (1)  có quy mô to lớn, các hang động được phân bố rải rác trên các vách núi, đường núi hiểm trở được mở ra trên những vách cheo leo, uốn lượn quanh co, khiến người thưởng thức cảm thấy thỏa mãn; Đại Phật ở huyện Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên, chạm đục trên các vách đá hiểm trở, cao ngút sừng sững, khí thế hùng vĩ, để lại thánh dung muôn thuở, nhìn xuống chúng sinh; ngôi điện Phật bằng đồng (tục gọi là Kim điện) của Kim Đỉnh núi Nga Mi, được vận chuyển đến mãi tận từ Hồ Nam, các cảnh quan khác như bích họa Đôn Hoàng, tạc đá Vân Cương, tứ đại danh sơn, kỳ quan Ngũ Nhạc, cho đến chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Thiên Phật Nhai ở núi Thê Hà Nam Kinh, Cung Bố- đạt-lạp (the Potala Palace) ở Tây Tạng, Phật Quang Sơn ở Đài Loan, chùa Ngô Ca (Vrah Vishnulok) ở Cambodia, Phù-đồ-bà-la (Borobudur, cũng gọi là Thiên Phật Đàn) ở Indonesia, tháp Đại Kim ở Miến Điện, chùa Phật Nha ở Tích Lan… , mỗi nơi đều ẩn chứa tính độc đáo, bản sắc rất riêng mang màu sắc tín ngưỡng văn hóa của họ.

Những giá trị nghệ thuật về chạm trổ hang đá, hội họa tượng Phật, kiến trúc chùa tháp, đến nay trở thành “báu vật” của toàn nhân loại. Ông Trương Kỳ Vân (1900 -1985), người sáng lập Trường Đại học Văn hóa Trung Quốc tại Đài Loan nói rằng: Phật giáo Trung Quốc trước đây thiếu việc hoằng pháp giảng kinh, tuy vậy vẫn có nhiều người tin theo Phật giáo, là bởi vì các công trình kiến trúc có chùa chiền, có Phật tượng, có nội hàm tuyên thuyết pháp âm hòa bình cho chúng sinh, cho nên có thể giáo hóa hướng dẫn nhân tâm.

Những phát triển về sự nghiệp ngành du lịch của các nước trên khắp thế giới ngày nay, không chỉ các thánh địa Phật giáo Trung Quốc mới có khách tham quan nhiều như cá diếc qua sông, mà các nơi khác như Nhật Bản (2), Hàn Quốc (3), Thái Lan (4),… cũng là điểm du lịch có lượng người hành hương như dệt, trong đó đặc biệt nhất là quốc gia Ấn Độ – nơi mà Đức Phật từng có nhân duyên hoằng hóa sâu sắc nhất có lượng người hành hương rất lớn: như vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) nơi Đức Phật ra đời, cây cổ thụ ở Bồ- đề-già-gia (Buddhagaya) là nơi Đức Phật giác ngộ đạo giải thoát, vườn Lộc dã (Mrgadava) nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên, cho đến thành Câu-thi na-la (Kuśinagara) nơi Đức Phật nhập Niết-bàn (Nirvāna), hay tinh xá Kỳ Viên (Jetavana Vihara), thành Ngọc Xá (Rajagrha), A-khương- đạt (Ajanta), núi Linh Thứu (Gijjhakuta), tinh xá Trúc Lâm (Veṇuvana), đều là thánh địa Phật giáo khiến con người luôn ngưỡng vọng hướng về.

Tiếp đó, đến Hàn Quốc thăm viếng chùa Tam Bảo có lịch sử trên ngàn năm, như chùa Phật Bảo Thông Độ, chùa Pháp Bảo Hải Ấn, chùa Tăng Bảo Tùng Quảng; ngoài ra còn có chùa Quan Âm Đạo Tràng Lạc Sơn gần biển, cũng đặc biệt có nét hiện đại độc đáo. Đến Nhật Bản tham quan các chùa Đường Chiêu Đề, chùa Dược Sư, chùa Đông Đại ở cố đô Nại Lương được ghi chép trong lịch sử, đều là danh lam chan chứa phong cách cổ, trứ danh cả thế giới. Đến Thái Lan thì có chùa Ngọc Phật, chùa Đại Lý Thạch, chùa Trịnh Ngọc, chùa Pháp Thân, nhất là tiện đường dạo chơi bên bờ sông Mê Nam (Chao Phray, một nhánh của dòng Mekong), càng có thể làm cho cuộc lữ trình của du khách thêm phần thơ mộng và ý vị.

Với một hành giả Phật giáo, hành cước du phương chính là một kiểu đi đây đi đó tham học khắp mọi phương xứ, một hình thức tầm sư phỏng đạo, cũng là một sự trải nghiệm trong đời sống. Mỗi lúc đến một thắng địa ở một quốc gia nào đó, đều cần phải dùng “tâm” để tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa lịch sử, phương thức sinh hoạt, một mặt mở rộng tầm nhìn, mặt khác quán chiếu tự tâm, bởi vì non xanh nước biếc, tùng lâm thảo mộc…, không chỗ nào không bao hàm trong một bộ đại thư “sinh mệnh” này; “vũ trụ đại thiên, nhân gian bách thái”, không một “ngõ ngách” nào không phải là cơ hội để thực hành tham thiền ngộ đạo. Cho nên, du ngoạn du lịch hành hương cũng có thể nói là thông qua học tập quan sát, đạt được quang minh, tâm khai ý tỏ. „

Nguồn: Phật giáo và thế tục, in trong bộ sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB. Từ Thư Thượng Hải, năm 2008, trang 43 – 46

1. Còn có tên là Mạch Tích Nhai, một trong những hang đá nổi tiếng của Trung Quốc; nằm ở phía Đông nam, cách thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc khoảng 45km.

2. Nhật Bản lấy Phật giáo làm quốc giáo, khắp nơi đều có thể thấy tự viện Phật giáo trang nghiêm, ví dụ: Kiến trúc chùa Dược Sư giống như long cung, chùa Pháp Long là kiến trúc được tạo nên bằng gỗ cổ xưa nhất hiện đang tồn tại trên thế giới hiện nay, Kim Đường của chùa Đông Đại là đại Phật điện được tạo bằng gỗ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, còn có rất nhiều tự viện, đạo tràng có giá trị du lịch, hành hương khác, cụ thể như chùa Đường Chiêu Đề, chùa Hưng Phước, chùa Vĩnh Bình, chùa Cao Sơn, chùa Bổn Nguyện, chùa Tổng Trì, chùa Hiếu Ân, chùa Tứ Thiên Vương, chùa Kim Các, chùa Trung Quan, chùa Thanh Thủy…

3. Phật giáo Hàn Quốc được truyền vào từ Trung Quốc trong khoảng năm 327 Công nguyên, đến nay đã có hơn 1.600 năm, tín ngưỡng Phật giáo đã đặt nền móng văn hóa bền vững cho xứ Kim chi, cũng đã lưu lại nhiều tài nguyên du lịch hành hương cho xứ sở này.

4. Thái Lan là quốc gia Phật giáo “kim bích huy hoàng” (nguy nga lộng lẫy), tự viện là cột mốc quan trọng nhất Thái Lan, chỉ tính riêng Băng-cốc đã có tới 300 ngôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2019(Xem: 11299)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 16245)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 12901)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
12/02/2019(Xem: 6777)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
04/01/2019(Xem: 82273)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11141)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 5333)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 21665)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10501)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 11320)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567