Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Gặp Gở Với Khoa Học

09/03/202108:02(Xem: 3426)
03. Gặp Gở Với Khoa Học

GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC

Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom)
Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

dalailama 8172017Tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân giản dị, những người dùng trâu bò kéo cày, và khi lúa mạch được thu hoạch, họ lại dùng trâu bò đạp và xay lúa. Có lẻ những đối tượng duy nhất có thể được diễn tả như kỷ thuật trên thế giới trong thời thơ ấu của tôi là các cây súng trường của những người lính du mục địa phương, chắc chắn là đã mua từ Ấn Độ, Nga, hay Trung Hoa. Vào lúc sáu tuổi, tôi được đăng quang với tư cách là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ở thủ đô của Tây Tạng, Lhasa, và dấn thân vào sự học vấn trong tất cả những khía cạnh của Phật giáo. Tôi có những vị giáo thọ riêng, những người cho tôi các bài học hàng ngày trong đọc, viết, giáo lý căn bản của Đạo Phật, và học thuộc lòng những kinh điển  nghi lễ. Tôi cũng được cho vài tsenshap, có nghĩa đen là “những triết lý hổ trợ”. Công việc chính của các vị là tham gia với tôi trong việc tranh luận về những vấn đề của tư tưởng Phật giáo. Thêm nữa, tôi sẽ tham dự những buổi cầu nguyện dài hàng giờ và hành thiền quán chiếu. Tôi đã dành những thời gian trong tu học với các vị giáo thọ của tôi và ngồi thường thường hai giờ mỗi lần, bốn lần trong một ngày trong một thời khóa hành thiền. Đây là một sự rèn luyện điển hình hoàn toàn cho một lạt ma cao cấp trong truyền thống Tây Tạng. Nhưng tôi không được dạy toán, địa chất, hóa học, sinh học hay vật lý. Tôi đã ngay cả không biết đến sự tồn tại của chúng.

 

Điện Potala là nơi ở chính thức vào mùa đông của tôi. Đó là một công trình xây dựng khổng lồ, chiếm toàn bộ một ngọn núi, và được cho là có một nghìn phòng – tôi không bao giờ tự đếm chúng. Trong thời gian rảnh rổi như một cậu bé, tôi đã tự tiêu khiển bằng việc khám phá một số phòng ấy. Việc đó giống như một cuộc săn tìm kho báu bất tận. Có đủ mọi thứ, chính yếu là thuộc về những Đức Đạt Lai Lạt Ma quá cố  đặc biệt là vị tiền nhiệm trước tôi, được bảo tồn ở đấy. Trong những thứ được chứa đựng ở cung điện mà tôi ấn tượng nhất là những tháp mộ chôn cất nhục thân của những Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, đi ngược lại đến vị Thứ Năm, người sống vào thế kỷ 17 và mở rộng Điện Potala như hình thể hiện tại. Giữa những thứ kỳ lạ được sắp xếp lung tung, tôi đã thấy ở đó là một số đồ vật cơ khí của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đáng chú ý nhất là kính viễn vọng xếp lại được, làm bằng đồng, có thể đặt trên một giá ba chân, một chiếc đồng hồ lên giây thiều với quả địa cầu xoay trên giá khiến tôi có thể biết giờ trong những vùng thời gian khác nhau. Cũng có kho lưu trử lớn những sách minh họa Anh ngữ kể lại câu chuyện về Thế Chiến Thứ Nhất.

 

Một số những tặng phẩm này do Huân tước Charles Bell tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Huân tước Bell là đại diện chính trị Anh quốc nói tiếng Tây Tạng ở Sikkim. Ông đã từng là chủ nhà của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 trong chuyến lưu trú ngắn ngủi ở Ấn Độ thuộc Anh khi ngài đào thoát năm 1930 dưới hiểm họa xâm lăng bởi quân đội của chế độ quân chủ cuối cùng ở Trung Hoa. Thật kỳ lạ khi lưu vong  Ấn Độ và việc khám phá văn hóa khoa học là những thứ được truyền lại cho tôi bởi vị tiền nhiệm trực tiếp trước tôi. Vì Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, như tôi sau này được biết, lần ở lại Ấn Độ này là một kinh nghiệm tuyệt vời, vốn đưa đến một sự nhìn nhận về nhu cầu cho một sự cải cách xã hội và chính trị quan trọng ở Tây Tạng. Khi trở lại Lhasa, ngài đã giới thiệu điện tín, thiết lập một cơ quan bưu điện, xây dựng một nhà máy phát điện nhỏ đầu tiên ở Tây Tạng, thành lập một sở đúc tiền xu và in tiền giấy của quốc gia. Ngài cũng đã đi đến hiểu đươc tầm quan trọng của nền giáo dục thế tục hiện đại và đã gửi một nhóm thiếu niên Tây Tạng chọn lọc đến học tập tại Trường Rugby ở Anh Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, đã để lại một di chúc hiếm có vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời, vốn tiên đoán nhiều về thảm họa chính trị sắp đến và là điều mà chính quyền kế tục ngài không hiểu hoàn toàn hay không lưu ý.

 

Trong những món cơ khí khác mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 thích thú và có được là một chiếc đồng hồ bỏ túi, hai máy chiếu phim, và ba chiếc xe hơi – hai chiếc Baby Austin từ năm 1927 và một chiếc xe Mỹ Dodge 1931. Vì không có đường xe chạy xuyên Himalaya hay ở chính Tây Tạng, cho nên những chiếc xe này phải được tháo rời ra ở Ấn Độ và đem qua núi bởi những người khuân vác, la, và lừa trước khi được lắp ráp lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Trong một thời gian dài, đây là ba chiếc xe hơi duy nhất ở toàn Tây Tạng – và rõ ràng chúng là vô dụng, vì không có đường xá nào ngoài Lhasa có thể lái xe được. Những vật phẩm đa dạng này, những dấu hiệu nổi bật của văn hóa kỷ thuật, gây nên sự quyến rũ vô cùng đối với một cậu bé mà bản chất là tò mò và hiếu động thế nào ấy. Có một lúc, tôi nhớ rất rõ ràng, khi tôi thích vớ vẫn với những thứ này hơn là học tập giáo lý hay học thuộc lòng bài vở. Ngày nay tôi có thể thấy rằng những thứ này tự chính chúng không hơn gì những đồ chơi, nhưng chúng gợi ra toàn thể thế giới của kinh nghiệm  tri thức mà tôi vốn không có cơ hội đến gần và sự hiện hữu của chúng là một niềm mê hoặc không bao giờ dứt. Trong một chừng mực, quyển sách này nói về con đường để khám phá thế giới ấy và những thứ kỳ diệu mà nó dâng hiến.

 

Tôi không thấy kính viễn vọng có vấn đề gì. Thế nào đấy, đối với tôi rất rõ ràng nó để làm gì, và tôi sẽ nhanh chóng sử dụng nó để quán sát đời sống nhộn nhịp của thành phố Lhasa, đặc biệt là những khu chợ. Với cảm giác bị ruồng bỏ, tôi đã ghen tị với những đứa trẻ cùng lứa tuổi có thể chạy rông trên đường trong khi tôi phải học tập. Sau này, tôi đã sử dụng kính viễn vọng để nhìn chăm chú vào bầu trời xuất hiện ở bên trên cung điện Potala, trên đỉnh cao của Tây Tạng, một trong những khung cảnh đẹp mắt nhất của những vì sao. Tôi đã hỏi những thị giả của tôi về tên của những vì sao và những chòm sao.

 

Tôi biết đồng hồ bỏ túi để làm gì nhưng nó hoạt động như thế nào thì khêu gợi tính tò mò của tôi hơn. Thỉnh thoảng tôi suy nghĩ cặn kẻ về điều này, cho đến khi sự hiếu kỳ thắng tôi và tôi đã mở nó ra để xem bên trong. Chẳng bao lâu tôi đã tháo dở hết món đồ ra, và thử thách là làm sao lắp ráp lại như thế nào mà nó vẫn hoạt động chính xác. Như thế đã bắt đầu điều đã trở thành sở thích suốt đời của việc tháo ra và lắp ráp lại những món đồ cơ khí. Tôi thông thạo tiến trình này khéo léo đủ để trở thành người sửa chửa chính cho một số người mà tôi biết có đồng hồ đeo tay hay treo tường ở Lhasa. Sau này ở Ấn Độ, tôi không có may mắn nhiều với đồng hồ điểm giờ cuckoo của tôi, khi con cuckoo tội nghiệp của nó bị con mèo của tôi tấn công và không bao giờ khôi phục lại được. Khi đồng hồ tự động chạy pin đã trở thành thông dụng, sở thích của tôi ít hấp dẫn hơn nhiều – nếu tháo một đồng hồ loại này ra, ta khó có thể tìm thấy bất cứ kết cấu cơ khí nào.

 

Tìm ra cách sử dụng hai máy chiếu phim quay tay của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 thì phức tạp hơn nhiều. Một trong những thị giả của tôi, một người Hoa, suy tính làm sao để cho một chiếc máy hoạt động, tôi đã yêu cầu ông ta tìm cách để tôi có thể xem một trong những bộ phim hiếm hoi mà chúng tôi có. Sau đó chúng tôi đã có thể điều khiển một máy chiếu điện 16 mili mét, nhưng nó cứ hư mãi, phần vì máy phát điện không đúng. Khoảng thời gian ấy, tôi nghĩ là năm 1945, Heinrich Harrer và Peter Aufschnaiter, người Áo, đã đào thoát khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Bắc Ấn và đến Lhasa. Harrer đã trở thành một người bạn của tôi, và thỉnh thoảng tôi nhờ ông giúp sửa chửa máy chiếu phim. Chúng tôi không thể có nhiều phim, nhưng nhiều phim thời sự về những sự kiện lớn của Thế Chiến Thứ Hai được mang đến từ Ấn Độ, truyền đạt những câu chuyện từ quan điểm của phe Đồng Minh. Cũng có những phim về Ngày VE[1], lễ đăng quang của Vua George VI của Anh quốc và phim của Laurence Oliver về Vua Henry V của Shakespeare, cũng  như một số phim câm của Charlie Chaplin.

 

Sự hấp dẫn của tôi cho khoa học bắt đầu với kỷ thuật và thật sự tôi không thấy gì khác biệt giữa hai thứ này. Khi tôi gặp Harrer, người thành thạo với những thứ cơ khí hơn bất cứ người nào mà tôi biết ở Lhasa, tôi cho là sự lão luyện của ông trong khoa học cũng sâu xa như lời bình luận của ông đối với một số ít máy móc mà chúng tôi có ở điện Potala. Tức cười là những năm sau này, tôi khám phá ra rằng ông ta vốn không có kinh nghiệm chuyên môn về khoa học – nhưng vào lúc ấy, tôi đã nghĩ rằng tất cả những người da trắng đều có những kiến thức khoa học sâu xa.

 

Hứng thú với thành công trong việc lắp ráp thành công đồng hồ đeo tay và sửa máy chiếu phim, tôi có nhiều tham vọng hơn. Chương trình tiếp theo của tôi là việc thấu hiểu những cơ cấu của xe hơi. Người chịu trách niệm lái xe và chăm sóc xe cộ tên là Lhakpa Tsering; ông thuộc nhóm người hói đầu và chứng bệnh nóng giận của ông là một huyền thoại. Nếu ông bị va đầu trong khi đang sửa chửa bên dưới xe, thì ông sẽ rất nóng giận đến nổi có thể đập đầu và va đầu một lần nữa. Tôi kết bạn với ông để ông có thể cho phép tôi xem xét máy móc trong khi ông sửa chửa nó và cuối cùng chỉ cho tôi lái xe như thế nào.

 

Một ngày nọ tôi lẻn đưa một chiếc xe Austin ra ngoài để tự lái một mình nhưng có một tai nạn nhỏ và làm bể đèn trước bên trái. Tôi khiếp sợ về những gì Babu Tashi, là một người khác chịu trách nhiệm về những chiếc xe hơi, có thể nói. Tôi xoay sở tìm cách thay chiếc đèn bị hư, nhưng kính nó trong suốt, trái lại chiếc đèn trước kính mờ sương. Sau một suy nghĩ nào đó, tôi tìm ra một giải pháp. Tôi đã tái sản xuất chiếc đèn kính mờ sương hiện hữu bằng cách phủ lên nó với đường nấu chảy. Tôi không biết Babu Tashi có khám phá ra không. Nếu mà như vậy đi nữa, thì tối thiểu ông cũng không bao giờ trừng phạt tôi.

 

Trong một lãnh vực cốt yếu của khoa học hiện đại, Harrer hữu ích nhất đối với tôi; đó là địa lý thế giới. Trong thư viện cá nhân của tôi là một bộ sưu tập những sách vở tiếng Anh về Thế Chiến Thứ Hai, vốn cho tôi những giải thích chi tiết về sự tham gia trong chiến tranh bởi nhiều quốc gia lớn, kể cả Nhật Bản. Những phiêu lưu của tôi với máy chiếu phim; sửa chửa đồng hồ, và cố gắng để lái xe đã cho tôi một ý niệm mơ hồ về một thế giới của khoa học và kỷ thuật có thể như thế nào. Ở một trình độ nghiêm trọng hơn, sau khi tôi đã nhậm chức lãnh tụ của Tây Tạng vào tuổi mười sáu, tôi tham dự vào việc viếng thăm cấp nhà  nước đến Trung Hoa vào năm 1954 và Ấn Độ năm 1956, vốn để lại một ấn tượng mạnh mẽ. Quân đội Trung Cộng đã xâm lăng xứ sở tôi, và tôi đã dấn thân trong một cuộc đàm phán lâu dài  mong manh để tìm ra một sự thích nghi với chính quyền Trung Cộng.

 

Chuyến du hành ngoại quốc đầu tiên, khi tôi ở vào cuối tuổi thanh thiếu niên, đã đưa tôi đến Bắc Kinh, nơi tôi đã gặp chủ tịch Mao, Chu Ân Lai, và những lãnh tụ khác của chế độ. Việc viếng thăm cấp nhà nước này bao gồm một loạt những cuộc tham quan đến những hợp tác xã nông nghiệp và những tiện ích quan trọng chẳng hạn như những đập thủy điện. Đây không chỉ là lần đầu tiên tôi ở trong một thành phố hiện đại với những con đường tráng nhựa và xe cộ nhưng cũng là lần đầu tiên tôi đã gặp gở với những nhà khoa học thật sự.

 

Năm 1956 tôi đã đến Ấn Độ để tham dự lễ kỷ niệm 2,500 năm Đức Phật nhập niết bàn, mà lễ chính đã diễn ra ở Delhi. Sau này, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru trở thành điều gì đó đối với tôi như cố vấn và một người bạn, cũng như người chủ nhà khi tôi lưu vong. Nehru là một người có đầu óc khoa học; ông đã thấy tương lai của Ấn Độ rõ ràng với sự phát triển của kỷ thuật và công kỷ nghệ và đã có một viễn kiến sâu xa về sự tiến bộ. Sau buổi lễ chính thức Đức Phật nhập niết bàn, tôi đã thăm phiều nơi của Ấn Độ - không chỉ những Phật tích như Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật đạt đến toàn giác, mà cùng với những thành phố quan trọng, những tổ hợp công nghiệp, và những trường đại học.

 

Sau đó tôi đã có những cuộc gặp gở đầu tiên với các vị thầy tâm linh, những người đang tìm kiếm một sự hợp nhất giữa khoa học và tâm linh, chẳng hạn như những thành viên của Hội Thông Thiên Học ở Madras. Thông Thiên Học là một phong trào tâm linh quan trọng của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã tầm cầu để triển khai một sự tổng hợp tri thức loài người, phương Đông và Tây, tôn giáo và khoa học. Những vị sáng lập, Nữ sĩ Blavatsky và Annie Besant là những người phương Tây nhưng đã dành nhiều thời gian  Ấn Độ.

 

Thậm chí trước những cuộc du hành chính thức này tôi đã đi đến nhận ra rằng kỷ thuật trong thực tế là hệ quả, hay sự diễn đạt, về một cung cách đặc thù để thông hiểu thế giới. Khoa học là căn bản của những sự diễn đạt này. Tuy nhiên, khoa học là hình thức đặc trưng của sự thẩm tra và là thân thể của tri thức xuất phát từ nó và làm phát sinh sự thông hiểu này về thế giới. Thế nên mặc dù sự quyến rủ ban đầu của tôi là với những sản phẩm kỷ thuật, nhưng nó là điều này – hình thức đặc trưng của sự thẩm tra khoa học thay vì bất cứ công nghiệp đặc thù nào hay món đồ cơ khí nào – đã khêu gợi tôi một cách sâu xa nhất.

 

Như một kết quả của việc nói chuyện với mọi người, đặc biệt là những nhà khoa học chuyên môn, tôi đã chú ý đến những tương tự nào đó trong tâm linh của sự thẩm tra giữa khoa học và tư tưởng Phật giáo – những sự tương tự mà tôi vẫn thấy hấp dẫn. Phương pháp khoa học, như tôi hiểu nó, tiếp tục từ việc quán chiếu một khía cạnh nào đó trong thế giới vật chất, đưa đến một sự khái quát hóa lý thuyết, vốn tiên đoán những sự kiện và kết quả phát sinh nếu ta xử lý hiện tượng trong một cách đặc thù, và sau đó kiểm tra sự tiên đoán với một cuộc thí nghiệm. Kết quả được chấp nhận như một phần thân thể của tri thức khoa học rộng lớn hơn nếu cuộc thí nghiệm được tiến hành một cách đúng đắn và có thể lập lại. Tuy nhiên, nếu cuộc thí nghiệm mâu thuẩn với lý thuyết, thế thì nó là học thuyết cần điều chỉnh – vì sự quán sát hiện tượng dựa theo kinh nghiệm  quyền ưu tiên. Thực tế là, khoa khọc di chuyển từ kinh nghiệm thực nghiệm tiến tới một tiến trình nhận thức tư tưởng vốn bao gồm nổ lực hợp lý và đưa đến kết quả trong kinh nghiệm thực nghiệm xa hơn để thẩm tra sự hiểu biết được cung ứng bởi lý trí. Tôi đã bị thu hút chú ý với một sự quyến rũ vì sự song hành giữa hình thức của sự khảo sát thực nghiệm này và những thứ mà tôi đã học hỏi trong sự tu học triết lý Phật giáo và sự thực tập quán chiếu.

 

Mặc dù Phật giáo đã tiến triển như một tôn giáo với một cơ thể đặc trưng của những kinh điển  nghi lễ, nhưng nói một cách nghiêm túc, trong Đạo Phật thẩm quyền của kinh điển không thể có trọng lượng hơn sự thông hiểu căn cứ trên lý trí  kinh nghiệm. Thực tế, chính Đức Phật trong một tuyên bố nổi tiếng, phá vở thẩm quyền của kinh điển bằng chính lời của Ngài khi Ngài cổ vũ đệ tử của Ngài không chấp nhận giá trị lời dạy của Ngài chỉ đơn giản trên căn bản của sự tôn trọng Ngài. Giống như một thợ kim hoàn dày dặn sẽ thử sự nguyên chất của vàng qua một tiến trình thẩm tra tỉ  mỉ, Đức Phật khuyên mọi người nên kiểm tra sự thật của  những gì Ngài đã nói qua sự thẩm tra hợp lý  kinh nghiệm của cá nhân. Do thế, khi đi đến đánh giá sự thật của một luận điểm, Phật giáo nhất trí với thẩm quyền lớn nhất của kinh nghiệm, với lý trí thứ hai, và kinh điển cuối cùng. Những đại sư ở trường Nalanda của Phật giáo Ấn Độ, nơi Phật giáo Tây Tạng xuất thân, tiếp tục  áp dụng tinh thần của lời Phật dạy trong sự thẩm tra nghiêm ngặt và sinh động những lời dạy của chính Đức Phật.

 

Trong một chiều hướng thì những phương pháp của khoa học và Đạo Phật là khác nhau: sự khảo sát của khoa học tiến hành bằng thí nghiệm, sử dụng những khí cụ phân tích hiện tượng bên ngoài, trái lại sự khảo sát bằng quán chiếu tiến hành bởi việc phát triển sự chú tâm tinh tế hay thiền quán, là cách sau đó được sử dụng trong sự thẩm tra nội quán kinh nghiệm nội tại. Nhưng cả hai cùng chia sẻ một căn bản thực nghiệm mạnh mẽ: nếu khoa học cho thấy điều gì đó tồn tại hay là không tồn tại (vốn không giống như không tìm ra nó), thế thì chúng ta phải công nhận nó. Giống như thế, Phật giáo phải chấp nhận những sự thật – cho dù được tìm thấy bởi khoa học hay được tìm thấy bởi tuệ giác quán chiếu. Nếu khi chúng ta điều tra nghiên cứu điều gì đó, chúng ta thấy có lý lẽ và chứng cứ cho nó, thì chúng ta phải thừa nhận điều đó như thật sự - ngay cả nếu nó mâu thuẩn với sự giải thích từ chương của kinh điển đã giữ sự thống trị trong nhiều thế kỷ hay với một ý kiến, một quan điểm sâu sắc. Cho nên một thái độ căn bản được chia sẻ bởi Đạo Phật và khoa học là chí nguyện để gìn giữ sự tìm kiếm cho một thực tại bằng những phương tiện thực nghiệm và sẳn sàng loại bỏ những vị thế được chấp nhận hay đã có từ lâu nếu sự tìm kiếm của chúng ta thấy rằng sự thật là khác.

 

Bằng sự tương phản với tôn giáo, một đặc trưng nổi bật của khoa học là sự vắng mặt của một lời thỉnh cầu tới thẩm quyền của kinh điển như nguồn gốc của những lời tuyên bố chân thật giá trị. Tất cả những sự thật trong khoa học phải được chứng minh hoặc là qua thực nghiệm hay qua chứng cứ toán học. Ý kiến rằng điều gì đó phải là như vậy vì Newton hay Einstein đã nói như vậy đơn giản không phải là khoa học. Do vậy, một sự thẩm tra phải được tiến hành từ một tình trạng cởi mở với sự tôn trọng đến câu hỏi của vấn đề và đến những gì mà câu trả lời có thể là, một tình trạng của tâm thức mà vốn tôi nghĩ như một thái độ nghi ngờ lành mạnh. Loại cởi mở này có thể làm cho mọi cá nhân dễ tiếp thu những tuệ giác mới và những khám phá mới; và khi được phối hợp với yêu cầu tự nhiên của con người cho việc thấu hiểu, thì thái độ này có thể đưa đến một sự mở rộng tầm nhận thức uyên thâm của chúng ta. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi hành giả khoa học đều sống theo lý tưởng này. Một số có thể bị mắc kẹt vào những mô hình trước đó.

 

Với việc quan tâm đến những truyền thống khảo sát của Phật giáo, những người Tây Tạng chúng tôi hàm ơn Ấn Độ cổ đại một món nợ to lớn, nơi phát sinh tư tưởng triết lý  giáo lý tâm linh Phật giáo. Những người Tây Tạng luôn luôn xem Ấn Độ như “Miền Đất của những Bậc Tôn Quý”. Đây là xứ sở đã sinh ra Đức Phật, và một loạt những đại sư Ấn Độ mà những tác phẩm của các ngài một cách căn bản đã hình thành tư tưởng triết lý  truyền thống tâm linh của dân tộc Tây Tạng – thế kỷ thứ hai là Long Thọ đại sĩ triết gia, thế kỷ thứ tư là những ngôi sao sáng Vô Trước và em của ngài là Thế Thân, đại sư đạo đức Tịch Thiên, và thế kỷ thứ bảy là đại luận sư Pháp Xứng.

 

Từ lúc đào thoát khỏi Tây Tạng tháng Ba năm 1959, số lớn những người tị nạn Tây Tạng và tôi đã vô cùng may mắn tìm được ngôi nhà thứ hai ở Ấn Độ. Tổng thống Ấn Độ trong những năm đầu tôi tị nạn là Tiến sĩ Rajendra Prasad, một nhà tâm linh sâu thẩm và một học giả được tôn kính. Phó tổng thống, người sau này trở thành tổng thống, là Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrisnan, người mà những quan tâm chuyên môn và cá nhân trong triết học đã được biết đến một cách rộng rãi. Tôi nhớ một cách sống động một trường hợp, khi giữa một buổi thảo luận về một vấn đề nào đó của triết học, Radhakrisnan đã đọc thuộc lòng một cách tự nhiên một bài kệ từ Căn Bản Tuệ Giác Trung Quán Luận của Long Thọ. Đáng chú ý nhất là từ khi độc lập năm 1947, Ấn Độ đã duy trì truyền thống cao quý trong việc ủy thác đến những tư tưởng gia và khoa học gia danh tiếng chức vụ tổng thống của đất nước.

 

Sau một thập niên khó khăn của việc điều chỉnh, giúp đở sự cư trú của cộng đồng khoảng tám chục nghìn người Tây Tạng tị nạn trong nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, thành lập những trường học cho giới trẻ, và cố gắng để bảo tồn những tổ chức văn hóa bị đe dọa, thì tôi bắt đầu du hành khắp thế giới cuối những năm 1960. Ngoài ra để chia sẻ sự thấu hiểu của tôi về tầm quan trọng của những giá trị nhân loại căn bản, ủng hộ sự thông hiểu và hòa hiệp liên tôn giáo, thúc đẩy nhân quyền  tự do cho dân tộc Tây Tạng. Tôi lợi dụng cơ hội trong những lúc du hành để gặp gở những nhà khoa học xuất sắc để thảo luận những sự quan tâm của tôi, phát triển kiến thức của tôi, đào sâu hơn vào sự thấu hiểu của tôi về khoa học và những phương pháp của nó. Thậm chí vào đầu những năm 1960, tôi đã thảo luận những khía cạnh chung giữa tôn giáo và khoa học với một số khách quý viếng thăm nơi thường trú của tôi ở Dharamsala, miền bắc Ấn. Hai cuộc gặp gở đáng ghi nhớ nhất trong thời gian này là với tu sĩ dòng khổ tu Thiên Chúa giáo Thomas Merton, là người có một sự thích thú sâu xa với Đạo Phật  mở mắt tôi với Ki tô giáo, và học giả về tôn giáo Huston Smith

 

***

Một trong những vị thầy đầu tiên của tôi về khoa học – và một trong những người bạn khoa học thân cận nhất của tôi – là nhà vật lý  triết học Carl von Weizsacker, anh em của tổng thống Tây Đức. Mặc dù ông tự diễn tả mình như một giáo sư chính trị triết học hoạt động vốn đã được huấn luyện như một nhà vật lý, trong những năm 1930 von Weizsacker làm việc như một trợ lý cho nhà vật lý lượng tử Werner Heisenberg. Tôi sẽ không bao giờ quên tấm gương tình người và truyền cảm của von Weizsacker như một người luôn luôn lo lắng đến những tác động  đặc biệt là những hậu quả đạo đức và chính trị - của khoa học. Ông đã tìm tòi không ngừng để áp dụng những yêu cầu triết học sâu sắc vào hoạt động của khoa học, nhằm để thử thách nó một cách liên tục.

 

Ngoài ra để kéo dài những buổi thảo luận bình thường trong những dịp khác nhau, tôi đã may mắn có các buổi hướng dẫn chính thức về những đề tài khoa học với von Weizsacker. Những việc này được tiến hành trong một khuôn mẫu không khác gì lắm với những buổi truyền dạy kiến thức một thầy một trò vốn là một hình thức giảng dạy quen thuộc của truyền thống Phật giáo Tây Tạng của tôi. Hơn một lần, chúng tôi có thể ngồi bên nhau trọn hai ngày cho một khóa học khi von Weizsacker cho tôi một buổi hướng dẫn chuyên sâu về vật lý lượng tử  ẩn ý triết học của nó. Tôi cảm kích một cách sâu xa sự ân cần vô hạn của ông trong việc ban cho tôi quá nhiều thời gian quý báo của ông và cũng như sự nhẫn nại thâm trầm của ông, đặc biệt khi tôi thấy vật vả với một khái niệm khó mà tôi phải thừa nhận là hiếm khi xảy ra.

 

Von Weizsacker thường nhấn mạnh về tầm quan trọng của chủ nghĩa thực nghiệm trong khoa học. Vấn đề , ông nói, có thể được biết trong hai cách – nó có thể được nhận thức bằng giác quan hay nó có thể được nhận ra bằng suy luận. Thí dụ, một điểm nâu trên một trái táo có thể được thấy với mắt; nó được nhận thức bằng giác quan. Nhưng có một con sâu trong trái táo là điều gì đó chúng ta có thể suy ra từ vết nâu ấy và từ kiến thức phổ quát về trái táo và con sâu.

 

Trong triết lỳ Phật giáo, có nguyên tắc là phương tiện mà qua đó một đề xuất đặc thù được kiểm nghiệm nên phù hợp với bản chất của chủ đề dưới sự phân tích. Thí dụ, nếu đề xuất  liên quan đến những sự kiện về thế giới có thể quán sát được, kể cả sự hiện hữu của một người, thế thì bằng kinh nghiệm thực nghiệm mà đề xuất ấy có thể được được xác quyết hay phủ nhận. Do vậy, Phật giáo đặt phương pháp thực nghiệm của sự quán sát trực tiếp lên hàng đầu. Nếu, trái lại, sự đề xuất liên hệ đến sự tổng quát hóa được kết luận từ kinh nghiệm của chúng ta về thế giới (thí dụ, bản chất nhất thời của sự sống hay mối quan hệ tương liên, bất tận của thực tại), thế thì, bằng lý trí, một cách chính yếu qua hình thức của suy luận, mà sự đề xuất có thể được chấp nhận hay phủ nhận. Vì vậy, Phật giáo chấp nhận phương pháp suy luận hợp lý  liên hệ rất nhiều với mô hình được trình bày bởi von Weizsacker.

 

Cuối cùng, theo quan điểm của Phật giáo, có một trình độ xa hơn của thực tại, là thứ vốn có thể duy trì sự che khuất đối với tâm chưa Giác Ngộ. Theo truyền thống, một loại vọng tưởng điển hình về điều này sẽ là sự hoạt động vi tế nhất của luật nghiệp báo nhân quả, và câu hỏi tại sao có quá nhiều chủng loại chúng sanh trên thế giới. Chỉ trong thể loại này của sự đề xuất mới được trích dẫn kinh điển như một nguồn gốc có thẩm quyền có khả năng đúng đắn, trên căn bản đặc thù cho các Phật tử, sự chứng thật của Đức Phật được chứng tỏ  đáng tin cậy trong sự thẩm tra về bản chất của sự tồn tại  con đường giải thoát. Mặc dù nguyên tắc này của ba phương pháp xác minh – kinh nghiệm, suy luận, và một thẩm  quyền đáng tin cậy – là bao hàm trong những sự phát triển sớm nhất của tư tưởng Phật giáo, nhưng chính đại luận sư Ấn Độ Trần Na (Dignaga – thế kỷ thứ 5) và Pháp Xứng (Dharmakirti – thế kỷ thứ 7) là những người đầu tiên đã xây dựng nó như một hệ thống phương pháp luận triết học.

 

Trong thí dụ sau cùng này, Phật giáo và khoa học rõ ràng là những bộ phận của một tập thể, vì khoa học, tối thiểu trong nguyên tắc, không thừa nhận bất cứ hình thức nào của thẩm quyền tâm linh. Nhưng trong hai lãnh vực đầu tiên – việc áp dụng kinh nghiệm thực nghiệm và lý trí – có một sự hội tụ phương pháp luận lớn giữa hai truyền thống khảo sát. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta  thói quen và thường sử dụng phương pháp thứ ba cho việc thử nghiệm những luận điểm về thực tại. Thí dụ, chúng ta thường chấp nhận ngày tháng năm sinh của chúng ta trên sự chứng thật bằng lời nói của thân nhân chúng ta và trong mối liên hệ với những chứng cứ được viết trong giấy khai sinh. Ngay cả trong khoa học, chúng ta chấp nhận những kết quả được xuất bản bởi những người thử nghiệm trong các tạp chí chuyên nghiệp mà chính chúng ta không lập lại những thí nghiệm của họ.

 

Sự dấn thân của tôi với khoa học không nghi ngờ gì nữa được làm cho sâu sắc hơn qua việc gặp gở của tôi với nhà vật lý học nổi tiếng David Bohm, người có tri thức rộng sâu nhất và tâm trí cởi mở nhất mà tôi đã từng biết đến. Tôi gặp gở với ông lần đầu tiên ở Anh quốc năm 1979, trong chuyến viếng thăm châu Âu lần thứ hai của tôi, và chúng tôi đã cảm thấy thân thiết tức thời với nhau  thực tế, sau này tôi biết rằng Bohm cũng là một người lưu vong, đã bị buộc phải rời Mỹ trong thời kỳ bức hại McCarthy. Chúng tôi đã bắt đầu một tình bạn suốt đời và một sự khám phá tuệ trí hổ tương. David Bohm đã hướng dẫn sự thông hiểu của tôi về những khía cạnh vi tế nhất của tư tưởng khoa học, đặc biệt trong vật lý học, và bộc lộ cho tôi thế giới quan khoa học một cách hoàn hảo nhất. Trong khi lắng nghe một cách thật cẩn thận một cuộc nói chuyện chi tiết với một nhà vật lý học như David Bohm hay von Weizsacker, tôi cảm thấy rằng tôi có thể nắm bắt những phức tạp của toàn bộ chủ đề; đáng tiếc thay, khi xong buổi bàn thảo, thường thì không còn lại gì nhiều! Cuộc thảo luận dài của tôi với Bohm hơn hai thập niên nạp năng lượng cho tư duy của tôi về những phương diện của các phương pháp Phật giáo thẩm tra có thể liên hệ đến những người quen thuộc với khoa học hiện đại.

 

Tôi đặc biệt ngưỡng mộ sự cởi mở phi thường của Bohm đối với mọi lãnh vực kinh nghiệm của con người, không chỉ ở thế giới vật chất thuộc chủ đề chuyên môn của ông nhưng trong tất cả mọi phương diện  tính chất chủ quan, kể cả vấn đề ý  thức. Trong những cuộc đàm luận của chúng tôi, tôi cảm thấy sự hiện diện của một tâm thức khoa học vĩ đại, vốn sẳn sàng cho việc chấp nhận những giá trị quán sát  tuệ giác từ những mô hình tri thức khác hơn là khoa học khách quan.

 

Một trong những phẩm chất đặc thù mà Bohm đã minh họa là phương pháp triết học hấp dẫn  cần thiết của việc tiến hành một sự thẩm tra khoa học bằng phương tiện của những thí nghiệm tư tưởng. Đơn giản là đặt sự thực tập liên hệ với sự viện dẫn một kịch bản tưởng tượng bên trong mà vốn một giả thuyết đặc thù được thử nghiệm bằng việc thẩm tra những hậu quả của nó là gì mà nó có thể giữ cho những sự thừa nhận tư duy thông thường là không thể chối cải. Một thí dụ nổi tiếng  công trình về tính tương đối của không gian  thời gian của Einstein được tiến hành bằng phương tiện của những thí nghiệm tư tưởng như vậy, là điều được kiểm tra sự thông hiểu về vật lý vốn thịnh hành trong thời đại của ông. Một thí dụ nổi tiếng là cặp song sinh nghịch lý, trong ấy một người vẫn ở trên trái đất trong khi người kia du hành trên một phi thuyền với tốc độ tiến tới của ánh sáng. Đối với người trên phi thuyền, thời gian chậm lại. Nếu người ấy trở lại sau mười năm; sẽ thấy rằng người ở trên trái đất sẽ già đi đáng kể hơn là người đi trên phi thuyền nhiều. Việc đánh giá toàn bộ nghịch lý này đòi hỏi một sự thông hiểu phương trình toán học phức tạp, là thứ đáng tiếc là vốn ngoài sự hiểu biết của tôi.

 

Trong việc dấn thân của tôi với khoa học, tôi luôn luôn bị kích thích vô cùng với phương pháp phân tích này do bởi nó gần như song hành với tư duy triết lý Phật giáo. Trước khi chúng tôi gặp nhau, Bohm đã có nhiều thời gian với nhà tư tưởng tâm linh Ấn Độ Jiddu Krishnamurti, và thậm chí tham dự trong một số buổi thảo luận với ông. Trong nhiều dịp Bohm và tôi đã nghiên cứu những cung cách của phương pháp khoa học khách quan có thể liên hệ đến sự hành thiền, là thứ, mà theo quan điểm của Phật giáo, là như nhau về kinh nghiệm.

 

Mặc dù những nhấn mạnh cơ bản về chủ nghĩa thực nghiệm và lý trí  tương tự trong Phật học và khoa học, nhưng có những khác biệt sâu sắc liên hệ đến những gì cấu thành kinh nghiệm thực nghiệm và các hình thức lý luận được sử dụng bởi hai hệ thống. Khi Phật giáo nói về kinh nghiệm thực nghiệm, thì có một sự thông hiểu rộng rãi hơn về chủ nghĩa thực nghiệm, vốn bao gồm những thể trạng thiền tập cũng như chứng cứ của những tri giác. Do bởi việc phát triển kỷ thuật trong hai trăm năm qua, khoa học đã có thể mở rộng năng lực của những giác quan đến những mức độ không thể tưởng tượng nổi so với thời gian trước. Vì lý do đó, các nhà khoa học có thể sử dụng mắt thường, phải thừa nhận là với sự hổ trợ của những khí cụ đầy năng lực như kính hiển vi và kính viễn vọng, để quán sát cả hiện tượng vi tế đáng chú ý, như tế bào và những cấu trúc phức tạp của nguyên tử, và những cấu trúc mênh mang của vũ trụ. Trên căn bản của việc mở rộng những tầm nhìn của giác quan, khoa học đã có thể đẩy những giới hạn của sự suy luận xa hơn chưa từng có về kiến thức  con người có được trước đây. Bây giờ, trong sự đáp ứng với những vết tích còn sót lại trong những phòng bong bóng, các nhà vật lý học có thể suy ra về sự tồn tại của những hạt cấu trúc nguyên tử, thậm chí kể cả những yếu tố trong neutron (hạt hạ nguyên tử hay trung hòa tử), chẳng hạn như những hạt quack (hạt cơ bản sơ cấp) và hạt gluon (boson vectơ).

 

Khi tôi là một thiếu niên thí nghiệm với kính viễn vọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, tôi đã có một kinh nghiệm sống động về năng lực của sự suy luận căn cứ trên sự quán sát thực nghiệm. Trong văn học dân gian Tây Tạng, chúng tôi nói về con thỏ trên mặt trăng – tôi tin là người châu Âu thấy một con người thay vì một con thỏ. Thế nào đi nữa, một đêm trăng tròn vào mùa thu, khi mặt trăng trong sáng một cách đặc biệt, tôi đã quyết định xem xét con thỏ với kính viễn vọng của tôi. Với sự ngạc nhiên của tôi, tôi đã thấy bóng tối trông giống gì. Tôi thật là hào hứng đến nổi nài nỉ hai vị giáo thọ của tôi đến và nhìn chăm chú qua kính viễn vọng. Tôi cải rằng sự hiện diện của bóng tối trên mặt trăng chứng tỏ rằng mặt trăng được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời cũng giống như trái đất. Các vị trông bối rối nhưng đồng ý với nhận thức về bóng tối trên mặt trăng. Sau này, khi xem các  hình ảnh của những miệng núi lửa trên mặt trăng trên một tạp chí, tôi chú ý ảnh hưởng tương tự - rằng trong miệng núi lửa có một bóng tối ở một phía mà không có ở phía kia. Từ điều này tôi suy luận rằng phải có một nguồn ánh sáng để tạo ra bóng tối, giống như trên trái đất. Tôi kết luận rằng mặt trời phải là nguồn ánh sáng đã tạo ra bóng tối trên những miệng núi lửa ở mặt trăng. Tôi rất kích động khi sau này tôi khám phá ra rằng thực tế nó là như vậy.

 

Nói một cách nghiêm túc, tiến trình này của lý luận không phải đặc biệt của Phật giáo cũng không phải đặc trưng của khoa học; đúng hơn nó phản chiếu một hoạt động căn bản của tâm thức vốn tự động áp dụng một cách tự nhiên trong cơ sở hàng ngày. Sự giới thiệu chính thức đến suy luận như một nguyên tắc logic cho những tăng sĩ trẻ tuổi liên hệ sự biện giải vấn đề người ta có thể liên hệ đến sự hiện diện của lửa từ một khoảng cách như thế nào bằng việc thấy một cột khói bay lên từ đèo núi, và từ lửa thông thường đối với người Tây Tạng  liên hệ đến nơi cư trú của con người. Người ta có thể dễ dàng tưởng tượng đến một người lữ khách, khát nước sau một ngày dài đi bộ, cảm thấy cần một cốc trà. Người ấy thấy khói và vì vậy suy ra lửa và một nơi cư trú, nơi mà người ấy có thể có được chỗ nghỉ ngơi qua đêm. Trên căn bản của sự suy luận này, người lữ khách có thể thỏa mãn sự khao khát uống trà của người ấy. Từ hiện tượng được quán sát, hiển nhiên một cách trực tiếp đến các giác quan, người ta có thể suy ra điều gì còn bị che dấu. Hình thức lý luận này là thông thường với Phật giáo và khoa học.

 

***

Trong chuyến viếng thăm châu Âu lần thứ nhất của tôi năm 1973, tôi có danh dự được gặp gở một tâm hồn lớn của thế kỷ 20, triết gia Sir Karl Popper. Giống như tôi, Popper đã một lần là người tị nạn – từ quê hương Vienna (thủ đô Áo quốc) trong thời kỳ Quốc xã – và trở thành một trong những người chỉ trích khúc chiết nhất chủ nghĩa độc tài toàn trị. Vì vậy chúng tôi tìm thấy nhiều điểm chung. Popper đã là một ông già khi tôi gặp ông, hơn bảy mươi tuổi, với đôi mắt sáng và tuệ trí sắc bén tuyệt vời. Tôi có thể đoán ông mạnh mẽ thế nào trong thời trai trẻ từ niềm đam mê mà ông ta cho tôi thấy khi chúng tôi thảo luận vấn đề về những chế độ độc đoán. Trong cuộc gặp gở này, Popper đã lo lắng hơn về mối đe dọa lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản, hiểm họa của những hệ thống chính trị độc tài, những thử thách trong việc bảo vệ tự do cá nhân, và biện pháp duy trì một xã hội cởi mở hơn mà ông quan tâm trong việc khám phá những vấn đề gắn liền với những mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. Nhưng chúng tôi đã thật sự thảo luận về những vấn đề liên quan đến tính logic của khoa học.

 

Tiếng Anh của tôi lúc ấy không khá như bây giờ, và thông  dịch viên của tôi thì cũng không thiện nghệ lắm. Không giống như khoa học thực nghiệm, triết học và tính logic đòi hỏi thảo luận nhiều hơn nhiều. Như một kết quả, có lẽ tôi lợi lạc ít hơn từ cơ hội gặp gở với Popper hơn là tôi đã có được như những cuộc gặp gở với những nhân vật nổi tiếng như David Bohm và Carl von Weizsacker. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu một tình bạn, và tôi đã lại gặp ông bất cứ khi nào tôi đến Anh quốc, kể cả một cuộc thăm viếng đáng nhớ vào năm 1987 để uống trà ở nhà ông tại Kenley thuộc Surrey. Tôi có một sự yêu mến đặc biệt với bông hoa và vườn tược, đặc biệt là hoa lan, và Huân tước Karl rất tự hào trong việc dẫn tôi đi thăm một vòng trong khu vườn và ngôi nhà xanh đáng yêu của ông. Qua lần này, tôi đã khám phá sự ảnh hưởng của ông trong triết học khoa học lớn như thế nào, và đặc biệt về vấn đề tính logic của khoa học.

 

Một trong những đóng góp chính của Popper là việc làm sáng tỏ vai trò tương đối của lý luận về quy nạp và suy luận trong giả thiết  chứng minh những giả thuyết khoa học. Bằng phương pháp quy nạp, chúng ta muốn xây dựng một sự khái quát  hóa từ một loạt những thí dụ quan sát thực nghiệm. Nhiều kiến thức hàng ngày của chúng ta về những mối quan hệ nhân và quả là quy nạp; thí dụ, trên căn bản của việc quán sát lập đi lập lại về sự tương giao giữa khói và lửa, chúng ta thực hiện một sự khái quát hóa rằng nơi nào có khói thì nơi ấy lửa. Suy luận là một tiến trình ngược lại, thực hiện từ tri thức của những sự thật tổng quát đến những quán sát đặc thù. Thí dụ, nếu biết rằng tất cả những xe hơi sản xuất ở châu Âu sau 1995 chỉ sử dụng xăng không chì, khi nghe rằng một chiếc xe nào đó được làm năm 2000, thì có thể suy ra rằng  nó phải sử dụng xăng không chì. Dĩ nhiên, trong khoa học những hình thức này phức tạp hơn nhiều, đặc biệt  suy luận, vì nó liên hệ đến việc sử dụng những phép toán học hiện đại.

 

Một trong những lãnh vực lý luận nơi mà Phật giáo và khoa học khác nhau là ở vai trò của suy luận. Những gì phân biệt khoa học với Phật học hầu hết ở trong sự áp dụng lý trí là việc sử dụng những lý luận toán học phức tạp thâm sâu phát triển cao độ. Phật giáo, giống như tất cả những triết lý cổ truyền khác của Ấn Độ, một cách lịch sử vẫn rất cụ thể trong việc sử dụng logic của nó, bởi đó mà luận lý không bao giờ được tách khỏi một phạm vi đặc thù. Trái lại, lý luận toán học của khoa học cho phép một trình độ trừu tượng rộng lớn, vì rằng tính hiệu lực hoặc vô hiệu của một tranh luận có thể được quyết định hoàn toàn trên căn bản sự chính xác của một phương trình. Vì vậy, trong một ý nghĩa thì sự khái quát hóa có thể đạt được qua toán học ở một trình độ khả dĩ cao hơn nhiều so với những hình thức logic truyền thống. Đưa ra sự thành công đáng kinh ngạc của toán học như vậy nên không cần hỏi tại sao một số người tin rằng những quy luật của toán học là tuyệt đối và rằng toán học là ngôn ngữ thật sự của thực tại, thuộc bản chất của chính tự nhiên.

 

Một khác biệt nữa giữa khoa học và Phật giáo như tôi thấy chúng nằm trong những gì cấu thành một giả thuyết  giá trị. Ở đây cũng vậy sự phác họa của Popper về phạm vi của một vấn đề khoa học nghiêm túc tiêu biểu cho một tuệ giác lớn. Đây là luận thuyết khả chứng ngụy tính của Popper[2] vốn tuyên bố rằng bất cứ luận thuyết khoa học nào phải chứa đựng trong nó những điều kiện trong điều mà nó có thể được thấy là sai. Thí dụ, luận thuyết cho rằng Thượng Đế tạo ra thế giới  thể không bao giờ là một vấn đề khoa học bởi vì nó không chứa đựng một sự giải thích về những điều kiện mà trong nó luận thuyết có thể được chứng minh là sai. Nếu chúng ta lấy tiêu chuẩn này một cách nghiêm túc, thế thì nhiều vấn đề gắn liền với sự tồn tại của con người chúng ta, chẳng hạn như đạo đức, thẩm mỹ, và tâm linh, vốn ở bên ngoài phạm vi của khoa học. Ngược lại, lãnh vực của thẩm tra trong Phật giáo  không giới hạn mục tiêu. Nó cũng bao gồm thế giới kinh nghiệm chủ quan cũng như vấn đề của những giá trị. Nói cách khác, khoa học đối diện với những sự kiện thực nghiệm nhưng không với siêu hình học  đạo đức, trái lại với Phật giáo, việc thẩm tra bình phẩm cả ba thứ này là thiết yếu.

 

Luận thuyết khả chứng ngụy tính của Popper âm hưởng với một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng trong truyền thống triết học Phật giáo Tây Tạng của tôi. Chúng ta có thể gọi đây là “nguyên tắc phạm vi phủ định.” Nguyên tắc này tuyên bố rằng có một sự khác biệt căn bản giữa điều “không tìm ra” và điều “thấy là không tồn tại”. Nếu tôi tìm kiếm điều gì đó và thất bại trong việc tìm ra nó, điều này không có nghĩa là thứ tôi đang tìm không tồn tại. Không thấy một thứ gì đó không giống như việc thấy sự không tồn tại của nó. Nhằm để có sự trùng  khớp nhau giữa việc không thấy một thứ gì đó và việc thấy sự không tồn tại của nó, thì phương pháp của việc tìm kiếm  hiện tượng được tìm kiếm phải tương xứng. Thí dụ, không thấy một con bò cạp trên trang sách ta đang đọc là chứng cứ đầy đủ rằng không có con bò cạp trên trang giấy. Vì nếu đã có con bò cạp trên trang giấy, thì nó phải thấy được với mắt thường. Tuy nhiên, không thấy a xít trên trang giấy được in thì không giống như việc thấy rằng trang giấy là không có a xít, bởi vì để thấy a xít trong trang giấy ta đòi hỏi phải có những khí cụ khác hơn là cặp mắt thường mà thôi. Thêm nữa, triết gia thế kỷ 14 Tsongkhapa tranh luận rằng có một sự phân biệt tương tự giữa thứ bị phủ định bởi lý luận và thứ không được khẳng định bởi lý luận, cũng như giữa thứ không thể đứng vững với sự phân tích phê bình và thứ bị đánh đổ bởi một sự phân tích như vậy.

 

Những sự phân biệt phương pháp luận này có thể dường như khó hiểu, nhưng chúng có thể có những sự gia tăng đáng kể cho sự thông hiểu của ta về phạm vi phân tích của khoa học. Thí dụ, sự kiện khoa học không từng chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế không có nghĩa là Thượng Đế không tồn tại đối với những người thực hành trong một truyền thống hữu thần. Giống như thế, chỉ vì khoa học không từng chứng minh bên kia bóng tối của sự nghi ngờ về sự tái sanh không có nghĩa luân hồi là không thể có. Trong khoa học, sự kiện rằng cho đến nay chúng ta không tìm thấy sự sống ở bất cứ hành tinh nào nhưng chính chúng ta không chứng minh rằng sự sống không tồn tại ở nơi nào khác.

                          

Thế nên đến giữa những năm 1980, trong vô số cuộc du hành của tôi từ Ấn Độ, tôi đã gặp gở nhiều nhà khoa học và triết gia về khoa học và đã tham dự trong nhiều cuộc thảo luận khác nhau với họ, cả công cộng và riêng tư. Một số này, đặc biệt vào lúc đầu, không có kết quả lắm. Ở Moscow một lần, vào lúc cao trào của Chiến Tranh Lạnh, tôi đã có một cuộc gặp gở với một số nhà khoa học nơi mà sự thảo luận của tôi về thức đã gặp sự tấn công tức thời về khái niệm của tôn giáo về linh hồn, thứ mà họ nghĩ là tôi ủng hộ. Ở Úc Đại Lợi, một nhà khoa học đã mở màn sự trình bày của ông với một tuyên bố không thân thiện thế nào ấy về vấn đề ông đã hiện diện ở đấy để bảo vệ cho khoa học như thế nào nếu có bất cứ sự tấn công về nó từ tôn giáo. Tuy nhiên, năm 1987 được đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong sự dấn thân của tôi với khoa học. Đây là năm mà hội nghị về Tâm Thức  Đời Sống lần thứ nhất xảy ra tại nơi thường trú của tôi ở Dharamsala.

 

Cuộc gặp gở được nhà thần kinh học người Chi Lê, Francisco Varela, một giáo sư ở Paris, và thương gia Hoa Kỳ Adam Engle tổ chức. Varela và Engle đến với tôi và đề nghị rằng họ sẽ tập họp một nhóm những nhà khoa học từ những môn khoa học khác nhau, những người đồng cảm với tinh thần của đối thoại và chúng tôi dấn thân trong một cuộc thảo luận mở và riêng tư không chính thức, sẽ kéo dài một tuần. Tôi đã nắm ngay lấy ý tưởng ấy. Đó là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi rất nhiều về khoa học và để tìm ra những khám phá và tiến trình mới nhất trong tư duy khoa học.Tất cả những người tham dự từ cuộc gặp gở lần đầu tiên vô cùng hào hứng vì tiến trình đã được tiếp tục cho đến ngày nay, với một cuộc gặp gở một tuần mỗi năm.

 

Tôi đã gặp Varela ở tại một hội nghị ở Áo quốc. Trong cùng năm, tôi đã có cơ hội để gặp riêng ông với tôi, và chúng tôi đã bắt đầu một tình bạn tức thời. Varela là một người mảnh khảnh với đôi kính và nói năng rất dịu dàng. Ông phối hợp một tâm tư tế nhị và logic với biểu lộ cực kỳ trong sáng, vốn làm cho ông là một vị thầy xuất chúng. Ông đã tiếp nhận triết lý Phật giáo và truyền thống quán chiếu Phật giáo rất nghiêm túc, nhưng trong những trình bày của ông thì ông phát biểu tư duy hiện hành trong xu thế chủ đạo của khoa học, không cầu kỳ và trong một cung cách không thành kiến. Tôi không thể nói thế nào cho hết lòng tri ân của tôi đối với Varela và Engle và cũng như với Barry Hershey, người vô cùng hào phóng đã cung cấp phương tiện để đưa các nhà khoa học đến Dharamsala. Tôi đã được giúp đở trong những cuộc thảo luận này bởi hai thông dịch viên năng lực, học giả Phật giáo Hoa Kỳ Alan Wallace và người phiên dịch của tôi là Thupten Jinpa.

 

Trong hội nghị Tâm Thức  Đời Sống lần mở màn này, tôi đã được phơi bày lần đầu tiên một giá trị lịch sử trọn vẹn của việc phát triển tính logic khoa học ở phương Tây.Với phần quan tâm đặc thù của tôi là ý tưởng chuyển đổi mô hình – đó là, những thay đổi nền tảng trong thế giới quan của một nền văn hóa và những tác động của nó trên tất cả những khía cạnh của sự thấu hiểu khoa học. Một thí dụ cổ điển đã xảy ra vào đầu thế kỷ 20 từ vật lý cổ điển của Newton đến tính tương đối và cơ học lượng tử. Khởi đầu, ý tưởng chuyển đổi mô hình xảy ra như một cú sốc với tôi. Tôi từng thấy khoa học như một cuộc tìm kiếm nhẫn tâm cho sự thật tối hậu của thực tại, mà trong ấy những khám phá mới thể hiện những bước tiến trong kiến thức lớn mạnh của tập thể con người trên thế giới. Mục tiêu lý tưởng của tiến trình này sẽ là chúng ta  thể đạt đến giai đoạn cuối cùng của kiến thức toàn diện  hoàn thiện. Bây giờ tôi đã nghe rằng có những yếu tố chủ quan liên hệ trong sự xuất hiện của bất cứ mô hình đặc thù nào và rằng vì thế có những cơ sở cho sự thận trọng trong việc nói về một thực tại khách quan trọn vẹn mà nhờ nó khoa học cho chúng ta lối vào.

 

Khi tôi nói chuyện với những nhà khoa học và triết học cởi mở của khoa học, rõ ràng rằng họ có một sự thấu hiểu sâu sắc về khoa học và một sự công nhận về những giới hạn của tri thức khoa học. Cùng lúc, có nhiều người, cả những nhà khoa học và không khoa học, những người dường như tin rằng tất cả những khía cạnh của thực tại phải và sẽ nằm trong phạm vi của khoa học. Sự thừa nhận đôi khi làm như thế này, như những sự tiến triển của xã hội, khoa học sẽ tiếp tục tiết lộ những sai lầm trong những tin tưởng của chúng ta – một cách đặc biệt là những niềm tin tôn giáo – vì thế một xã hội thế tục được giải thoát khỏi sự mê tín cuối cùng  thể hiện ra. Đây là một quan điểm được chia sẻ bởi những người thuộc chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít, như tôi đã khám phá trong những lần giao thiệp của tôi với những lãnh tụ Trung Cộng trong những năm 1950 và trong những khóa học tập tư tưởng Mác xít ở Tây Tạng. Trong quan điểm này, khoa học được nhận thức như bác bỏ nhiều tuyên bố của tôn giáo, chẳng hạn như sự tồn tại của Thượng Đế, ân huệ của trời, và linh hồn vĩnh cửu. Và trong phạm vi của nhận thức này bất cứ thứ gì không được khoa học chứng minh hay khẳng định là sai lầm hay vô nghĩa thế nào ấy. Những quan điểm như vậy là những sự giả thiết triết học phản chiếu những kẻ chấp thủ thành kiến siêu hình của họ một cách có hiệu quả. Giống như chúng ta phải tránh chủ nghĩa giáo điều trong khoa học, thì chúng ta phải bảo đảm rằng tâm linh  tự do với những giới hạn như vậy.

 

Khoa học đối diện với khía cạnh ấy của thực tại  kinh nghiệm con người mà nó tự góp phần với một phương pháp đặc thù của thẩm tra chấp nhận được với sự quán sát thực nghiệm, định lượng và đo lường, có thể lập lại, và xác minh liên đới – hơn là một người có thể phải nói, “Vâng, tôi cũng thấy như vậy. Tôi cũng có cùng những kết quả.” Vậy nên những nghiên cứu khoa học chính thống  giới hạn với thế giới vật chất, kể cả thân thể con người, những thiên thể, năng lượng có thể do lường, và những cấu trúc hoạt động như thế nào. Những khám phá thực nghiệm đã phát sinh trong cung cách này hình thành căn bản cho những thử nghiệm xa hơn và cho những khái quát hóa vốn có thể kết hợp vào trong cấu trúc rộng lớn hơn của kiến thức khoa học. Điều này có hiệu quả với mô hình hiện tại của những gì cấu thành khoa học. Rõ ràng, mô hình này không và không thể bàn hết tất cả những khía cạnh của thực tại, đặc biệt trong bản chất tồn tại của con người. Thêm nữa trong thế giới khách quan của vật chất, mà khoa học là bậc thầy của sự khám phá, ở đó tồn tại thế giới chủ quan của những cảm giác, cảm xúc, tư tưởng và những giá trị và những nguyện vọng tâm linh căn cứ trên chúng. Nếu chúng ta xử sự lãnh vực này như nó không có vai trò cấu thành trong sự thấu hiểu của chúng ta về thực tại, thì chúng ta sẽ đánh mất sự phong phú trong sự tồn tại của chính chúng ta và sự thấu hiểu của chúng ta không thể toàn diện. Thực tại, kể cả sự tồn tại của chính chúng ta, là vô cùng phức tạp hơn nhiều so với chủ nghĩa duy vật khoa học khách quan cho phép.

 

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, August 8, 2017

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 11281)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
24/04/2023(Xem: 3836)
Đạo Phật và Cơ đốc giáo đều được khai sáng bởi những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, những người đã tìm cách đưa ra con đường dẫn đến sự giải thoát và cứu rỗi. Thuật ngữ các Ngài sử dụng thường khá khác nhau. Ngoài ra, đo hoàn cảnh khác nhau mà các Ngài hóa thân, giáo lý của các Ngài đã dạy những con đường khác nhau và đối với tâm kinh nhấn mạnh những cách tiếp cận khác nhau.
21/04/2023(Xem: 12145)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 3987)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 13887)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 4107)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
12/04/2023(Xem: 5704)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5455)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9203)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5418)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]