- 01. Lời Nói Đầu
- 02. Quán Chiếu: Khoa Học Và Xã Hội Hiện Đại
- 03. Gặp Gở Với Khoa Học
- 04. Tánh Không, Thuyết Tương Đối Và Vật Lý Lượng Tử
- 05. Big Bang Và Vũ Trụ Vô Thỉ Của Đạo Phật
- 06. Thuyết Tiến Hóa, Nghiệp, Và Thế Giới Tri Giác
- 07. Vấn Đề Thức
- 08. Hướng Đến Một Khoa Học Về Thức
- 09. Biểu Hiện Của Thức
- 10. Đạo Đức Và Di Truyền Học Mới
- 11. Trích Dẫn
VŨ TRỤ TRONG MỘT NGUYÊN TỬ
SỰ HỘI TỤ CỦA KHOA HỌC VÀ TÂM LINH
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
***
Càn khôn tận thị mao đầu thượng,
Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.
Dịch nghĩa
Càn khôn rốt lại đầu lông xíu,
Nhật nguyệt chỉ trong hạt cải mòng.
- Thiền Sư Khánh Hỷ (1066 Mất Năm 1142) -
*
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
*
Cho đến khi một chứng cứ đáng tin cậy hơn có thể được tìm ra cho những khía cạnh đa dạng của thuyết big bang, và những tuệ giác then chốt của vật lý lượng tử và thuyết tương đối hoàn toàn nhất trí, thì nhiều câu hỏi vũ trụ phát sinh ở đây sẽ vẫn tồn tại trong thế giới siêu hình, chứ không phải khoa học thực nghiệm.
*
Khoa học có thể không bao giờ nói với chúng ta toàn bộ câu chuyện về sự tồn tại của con người hay ngay cả, vì vấn đề đó, để trả lời câu hỏi về nguồn gốc của sự sống. Điều này không phải để phủ nhận những gì khoa học làm, và sẽ tiếp tục, nhưng có nhiều điều để nói về nguồn gốc đa dạng vô vàn của các hình thức sống. Tuy nhiên, tôi thật tin rằng, như một xã hội, chúng ta phải chấp nhận một mức độ khiêm tốn đối với những giới hạn của tri thức khoa học và thế giới mà chúng ta đang sống.
***
MỤC LỤC
Chương 1: Lời Nói Đầu
Chương 2: Quán chiếu
Chương 3: Gặp gở khoa học
Chương 4: Tánh không, Thuyết tương đối và Cơ học lượng tử
Chương 5: Thuyết big bang và vũ trụ vô thỉ của Đạo Phật
Chương 6: Thuyết tiến hóa, nghiệp và thế giới tri giác
Chương 7: Vấn đề thức
Chương 8: Hướng đến một khoa học về thức
Chương 9: Biểu hiện của thức
Chương 10: Đạo đức và di truyền học mới
Chương 11: Trích Dẫn
Trích dẫn từ quyển Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử