Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu sách quý “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”

11/01/201921:18(Xem: 7836)
Giới thiệu sách quý “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”

Thuc hanh dao Phat de chuyen hoa te bao ung thu
Giới thiệu sách quý “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”

Bạn sẽ giật mình khi biết rằng tổ chức Y tế thế giới WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư. 

Bạn còn giật mình nữa khi đọc ngay bây giờ và lúc này rằng theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAL và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Hai thống kê chắc chắn làm bạn phải giật mình.

Thêm nữa nhé, trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78.

 

Cuối cùng, theo số liệu mới nhất trên trang http://Globalcancermap.com/, tỷ lệ trường hợp mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138.7/100.000 người. Theo đó, Việt Nam đứng ở 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc bệnh.

 

Cuối cùng, mong bạn ghi nhớ ngay luôn rằng chuông báo động đang rung rất mạnh và khẩn cấp khi 94.000 người Việt tử vong vì ung thư mỗi năm.

 

Như bạn đã biết đấy, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo. Tại Việt Nam chúng ta, bệnh ung thư ngày càng tăng và chưa có chiều hướng giảm. 

Các bạn có thể đã đọc cuốn sách rất đặc biệt có tên là “Ung thư - Sự thật, hư cấu, gian lận và những phương pháp chữa lành không độc hại”. Trong sách này, bạn biết hết sự thật về ung thư rồi, đúng không.

Có nhiều cách phòng ngừa và đối trị với bệnh ung thư. Nhưng hôm nay tôi muốn giới thiệu một cách rất đặc biệt. Nhân vật ở đây là Sandy Boucher, một nữ Phật tử và chính là tác giả của cuốn sách “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”. 

Tháng 10 năm 1995, Sandy Boucher tới bệnh viện để soi đại tràng xích-ma. Kết quả nội soi cho thấy bà có một khối u lớn trong ruột. Các bác sỹ kết luận đó là một khối u ác tính.

 

Ngay khi biết tin, bà Sandy Boucher đã bị sốc hoàn toàn. Bà cảm thấy những ngày tối tăm đầy thử thách bắt đầu ập tới. Bà kinh hoàng vì sắp phải từ bỏ cuộc sống.

 

Hành trình đối trị với căn bệnh ung thư của bà bắt đầu đó. Đầu tiên là cuộc đại phẫu. Sau đó là những đợt hóa trị dài ngày. Công việc, họ hàng thân thích, nhà cửa, quan hệ với bạn bè, cơ thể và mọi yếu tố của cuộc đời bà kể từ đó dường như bị hút vào một vòng xoáy khiến bà cảm thấy choáng váng.

 

Có cách nào không? Chẳng nhẽ cứ hóa trị và chờ chết ư? Bởi dù có hóa trị thì vẫn phải chết cơ mà.

 

Không. Bà đã tìm ra con đường của riêng mình. Điều duy nhất bà cần làm ngay là tu tập theo Đạo Phật. Bà bắt đầu ngay và dành suốt 15 năm qua hành thiền.

 

Chính việc hành thiền và tu tập Phật Giáo với những giờ ngồi tĩnh tại ngay trong khi các cảm xúc trào lên dữ dội và cơ thể la thét đòi nghỉ ngơi đã giúp bà, đã cứu bà. Bà Sandy Boucher đã học được cách có mặt trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Bà chánh niệm chú tâm đến những cảm xúc của bản thân, nhận thức từng khoảnh khắc với những đau đớn, bất toàn, hay bất an như nó vốn thế.

 

Hiểu rằng đó chính là cuộc sống của mình, bà Sandy Boucher đã nhận ra rằng cuộc sống là vô thường, rằng không có gì là bất biến. Bà đã học được cách trải nghiệm những thay đổi đang diễn ra và nhìn nhận những ý nghĩ, tình cảm, cảm giác đó như một dòng chảy bất tận của vạn vật.

 

Bà Sandy Boucher đã vượt qua thần chết và làm kinh ngạc chính các bác sỹ và các nhà khoa học cũng như người thân và bạn bè. Và có thể cả bạn nữa, người đang đọc những dòng chữ này.

 

Trong cuốn sách “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”, bà Sandy Boucher đã cố gắng thuật lại thật rõ ràng cách mình tu tập và được hưởng lợi lạc từ thế giới Phật Giáo trong hầu hết những tình huống khó khăn nhất. Bà hy vọng rằng kinh nghiệm của bà sẽ có ích lợi cho nhiều người và có thêm nhiều người hiểu giá trị của thiền và học thiền sớm nhất có thể, trở thành Phật tử sớm nhất có thể.

Tôi đang nghĩ đến cách để lan truyền cuốn sách sách “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư” quý giá này, nhưng hoàn toàn chưa biết cách. Tôi muốn cuốn sách này đến sớm nhất với những ai đang bị ung thư và cả những ai có nguy cơ bị ung thư. Mà không chỉ thế, tôi muốn tất cả, tất cả cùng đọc để hiểu và thực hành thiền mỗi ngày để không mắc bệnh ung thư.

Nếu bạn muốn hành thiền cùng tôi, tu tập theo con đường mà Đức Phật đã tìm ra cùng chúng tôi, xin liên lạc ngay. Ít nhất tôi đã hành thiền hơn chục năm nay rồi và kết quả của tôi cũng rất tốt. Tôi cũng đã hướng dẫn và giúp anh John ở Frankfurt bị ung thư não 2 năm trước mà khồng cần mổ và vẫn đang sống khỏe mạnh mà. Còn nhiều người khác nữa chính tôi đã hướng dẫn và giúp đỡ. 

 

 Xin giới thiệu thêm về tác giả Sandy Boucher. Bà là một giáo viên, một Phật tử. Bà từng có thời gian xuống tóc đi tu ở Sri Lanka, Thái Lan và Myanmar. Sandy nghiên cứu nhiều tài liệu về đạo Phật, là tác giả của nhiều cuốn sách viét về Phật giáo với đời sống.

 

Mà nếu bạn muốn, chúng ta sẽ làm một chuyến đến thăm bà Sandy Boucher hoặc người thân ngay trong năm 2019 này.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà 

 

Ý kiến bạn đọc
12/01/201913:22
Khách
A Di Đà Phât, thât hoan Hỷ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 8999)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 9185)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
03/01/2017(Xem: 9486)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
22/12/2016(Xem: 28194)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
30/04/2016(Xem: 17268)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35186)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
22/03/2016(Xem: 7426)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
06/03/2016(Xem: 10697)
Cách đây khoảng 5 năm, tôi đã có dịp trình bầy một bài về " Khoa học thần kinh (neurosciences) và đạo Phật ", trong đó có nói nhiều đến thiền định: Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ về nghiên cứu khoa học về phương pháp này, được gọi là " thiền tỉnh thức " (mindfulness).
26/01/2016(Xem: 13793)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/12/2015(Xem: 7082)
Yêu thương hay thù oán không chỉ là tình riêng cuả mỗi con người mà còn là một cảm xúc chính trị. Đã có nhiều thí dụ cho thấy là các hiệu ứng của cảm xúc này lan toả đến hệ thống pháp luật, mà đòi công lý hay tự thiêu của dân oan tại Việt Nam là trường hợp phổ biến. Thực ra, trong bất cứ một nền tảng công lý nào thì điểm chính yếu cũng là phải tìm ra một hệ thống luật pháp công minh và tinh thần trọng pháp của người dân và chính quyền để áp dụng trong thực tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]