Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Thành Công

04/01/201909:23(Xem: 14443)
32. Thành Công

Thành Công

(giọng đọc Giáng My)

 

Cuộc đời này không có cái thành công lớn hay nhỏ, mà chỉ có cái đem tới cảm xúc nhất thời hay giá trị hạnh phúc chân thật mà thôi.

 

 

 

Thành công về cái gì?

 

Khi được hỏi về thành công, ta thường nghĩ ngay đến công ăn việc làm của mình. Điều này cũng dễ hiểu. Tại vì khoản thu nhập và vị trí trong xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất đời sống của hầu hết mọi người. Nhất là hiện nay kinh tế toàn cầu đang suy thoái trầm trọng, nhiều công ty phải đóng cửa, nhiều tập đoàn bị phá sản và vô số người bị thất nghiệp, thì hai chữ "thành công" đã trở thành thứ nhạy cảm hàng đầu mà không ai dám nhắc tới. Nhưng tại sao ta không hỏi lại người kia hay tự hỏi với chính mình rằng, thành công là thành công về cái gì? Thành công phải có đối tượng của nó, cụ thể là lĩnh vực nào, chứ đâu phải cái gì cũng thành công thì mới được gọi là thành công.

 

Như ta đang sở hữu những thứ tiện nghi sang trọng đắt tiền, hay vị trí xã hội mà rất nhiều người mơ tưởng, thì đâu ngại gì mà ta không tự nhận mình đã thành công. Nhưng trong khi có được những thứ ấy hạnh phúc gia đình lại đổ vỡ, người thân yêu xa lánh, bạn bè không tin tưởng nhau thì ta có gọi là thành công không? Có đấy, ta đã thành công về mặt vật chất, nhưng đời sống tình cảm thì hoàn toàn thất bại. Hoặc ta cho rằng tình yêu là nhất trên đời, nên ta bất chấp tất cả để lao theo nó như một con thiêu thân. Ta bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian, tiền của và năng lực để nắm bắt nó. Ta bỏ bê bản thân, chẳng buồn quan tâm tới công ăn việc làm hay các mối quan hệ mật thiết xung quanh để nâng niu nó. Ta tập cho mình thói quen ganh ghét, hẹp hòi hay sẵn sàng ăn thua với mọi người để sở hữu nó. Giả sử người ấy đã thuộc về ta rồi thì ta có thật sự là kẻ thành công không? Có đấy, ta đã thành công về khả năng chinh phục kẻ khác nhưng lại thất bại với chính mình.


Thành công nào đáng tìm?

 

Bây giờ bước ra đường phố ta không khỏi ngẩn ngơ trước dòng người đông nghẹt, nhưng ai nấy đều đầy vẻ căng thẳng và hối hả như đang chạy tìm một cái gì đó. Họ không biết mình đang đi đâu, ai vừa lướt ngang qua mình, thì làm sao có thể nhìn nhau bằng ánh mắt trìu mến hay tặng nhau nụ cười thân thiện. Ngồi cạnh nhau trên xe buýt hàng giờ nhưng không ai chịu bắt chuyện với ai, vì dường như ai cũng đang rất bận rộn với những kế hoạch trong đầu. Gặp nhau mỗi ngày ở công ty nhưng không thể dừng lại hỏi thăm và chờ đợi câu trả lời, vì họ cảm thấy như vậy là mất đi vài giây phút rất quý giá. Thay vào đó, họ tranh thủ lao đầu vào các tờ nhật báo, lên internet tìm kiếm thông tin. Vì họ tin đó mới là việc làm bổ ích thiết thực, là phần tất yếu của cuộc sống. Thật là bất thường!

 

Nhiều người lại không thích người khác hỏi thăm mình. Họ luôn nghĩ sự hiện diện của người khác là không cần thiết và có thể cản trở sự tự do của họ. Họ không muốn công khai với người khác về sự thất bại của mình, hoặc họ nghi ngờ người kia có thể đang tìm cách để cạnh tranh hay hạ gục mình. Vì lẽ đó mà thương trường bây giờ đã trở thành chiến trường khốc liệt, trong đó ai không có đủ sự khôn ngoan và chiêu thức tinh xảo thì phải chấp nhận trở thành kẻ chiến bại. Từ đó, con người ngày càng tự biến mình thành những cỗ máy vô tri và mất dần tình người với nhau. Đến lúc không thể chịu đựng nổi cảnh sống máy móc và hời hợt như vậy nữa, họ lại chui vào vỏ bọc của sự cô đơn, lạnh lùng và có những quyết định hết sức lầm lẫn. Sự thành công như thế vốn đã mang theo tính chất của sự hủy diệt rồi.

 

Tài sản lỡ bị tiêu tán thì ta vẫn còn nhiều cơ hội để tìm lại được, hay vẫn còn nhiều điều ý nghĩa khác để sống. Nhưng một khi những phẩm chất thiêng liêng trong tâm hồn như sự bình an, lòng thương xót, tính thật thà, đức khiêm cung bị phá sản thì có khi cả đời ta cũng không sao tạo dựng lại nổi. Một kẻ sống không có đạo đức mới đích thực là một kẻ thất bại thảm hại. Sống mà không thể thương yêu hay không được thương yêu thì có khác gì những loài ma đói. Cho nên, ta đừng quá hốt hoảng hay buồn chán khi ta đang là kẻ chiến bại trong chiến trường kinh tế. Nếu ta vẫn còn khả năng ngồi yên để uống những chén trà nóng và tâm tình cùng bạn bè, vẫn còn kiên nhẫn để lắng nghe người thương chia sẻ những khó khăn, vẫn còn biết rung động trước những mảnh đời trái ngang, vẫn còn sốt sắng đứng ra bảo bọc những kẻ yếu kém thì ta hãy ăn mừng đi. Đối với gia đình, xã hội và cả với trời đất này, như thế là ta đã thành công trong sứ mệnh của kiếp người.

 

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ khi đã lấy xong tấm bằng đại học rồi nhưng lại không dám bước vào đời. Họ nghĩ mình phải tiếp tục trang bị thêm kiến thức, phải lấy thêm vài chứng chỉ nữa, thì mới tự tin bước vào ngưỡng cửa thành công. Trong khi đó, các nhà xã hội học thường hay nhắc nhở rằng nhà trường chỉ cung cấp cho ta 25% kiến thức, còn cuộc sống trải nghiệm mới cho ta 75% kiến thức mà ta cần tích lũy. Chính sự lầm lẫn về phương tiện sống và mục đích sống, khiến cho rất nhiều thế hệ học sinh khi ra trường đã bị hoang mang đến độ khủng hoảng về sự lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Họ không dám bước vào đời vì họ sợ bị thua sút với người khác, sợ mình không phải là sự lựa chọn tối ưu của những công ty danh tiếng, sợ mình sẽ không dễ dàng chinh phục được những đối tượng có quyền lực trong xã hội. Với họ, vào đời là phải thành công. Vậy còn có bao nhiêu bạn trẻ đã dành trọn tâm nguyện cho việc tìm kiếm giá trị hạnh phúc chân thật, hay tìm phương cách để bảo vệ môi sinh và cứu giúp những người đói khổ, hoặc làm sao giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và giúp cho cộng đồng của mình được vững mạnh hơn?

 

Những câu hỏi đó vẫn luôn bị xem là xa vời, phi thực tế. Trong đầu hầu hết các bạn trẻ đều luôn nghĩ đến việc kiếm thật nhiều tiền hay chứng tỏ cho mọi người thấy được tài năng của mình. Như vậy mới có giá trị. Nhiều bạn có cơ hội thăng tiến là chụp bắt ngay.

 

Những bạn chưa đủ thực lực cũng cố gắng chen chân và tìm mọi phương cách để đánh bóng tên tuổi mình. Thậm chí, họ dám gây ra những vụ tai tiếng thật động trời để thu hút sự chú ý của quần chúng. Với họ, được nhiều người chú ý đã là sự thành công lớn lao rồi. Nhưng các bạn ơi, thành công ấy sẽ đưa ta đi về đâu? Đành rằng đời sống ai cũng cần những tiện nghi đó. Nhưng nếu ta không thể tiếp xúc và nâng niu những giá trị mầu nhiệm trong tâm hồn, thì ta sẽ thấy đời sống này thật vô vị và trống rỗng. Bởi cảm giác sung sướng của sự thành công ấy cũng sẽ mau chóng đi qua, nó sẽ để lại cho ta một khoảng trống cô đơn kinh khủng mà không có bất cứ thứ gì có thể chia sẻ và bù đắp nổi.

 

Nhìn bao lớp người đi qua, ta hãy suy gẫm thật kỹ lại mục đích phấn đấu và thái độ sống hiện tại của mình. Ta hãy khôn ngoan trở về khám phá chính mình để làm chủ đời mình. Đó mới là sự thành công cần thiết nhất. Hãy học cách lắng đọng tâm thức, đừng để đầu óc suy nghĩ vẩn vơ hay lo lắng vô ích. Hãy cố gắng luyện tập làm chủ những cảm xúc giận hờn, hay tìm hiểu và chuyển hóa phần nào những năng lượng độc hại như lòng tham, tính ích kỷ, thói quen tính toán, lối sống thiếu trách nhiệm. Hãy tìm cách khơi dậy những năng lực tiềm ẩn và quý giá có thể đem tới cho ta những phút giây thoải mái và bình yên ngay trong hiện tại. Hãy tập thành công những bước chân thong thả, những bữa cơm thật đầm ấm với gia đình, hay sự chú tâm những khi lắng nghe khó khăn của người khác. Ta hãy bắt đầu từ những thành công gần gũi ấy. Sự thật, cuộc đời này không có thành công lớn hay nhỏ, mà chỉ có cái đem tới cảm xúc nhất thời hay giá trị hạnh phúc chân thật mà thôi.

 

 

Núi muôn đời vững chãi

Mặc tuyết phủ sương giăng

Ta đã tìm thế đứng

Hay vẫn còn lăng xăng?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 8658)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9013)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 9202)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
03/01/2017(Xem: 9489)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
22/12/2016(Xem: 28217)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
30/04/2016(Xem: 17289)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35212)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
22/03/2016(Xem: 7426)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
06/03/2016(Xem: 10701)
Cách đây khoảng 5 năm, tôi đã có dịp trình bầy một bài về " Khoa học thần kinh (neurosciences) và đạo Phật ", trong đó có nói nhiều đến thiền định: Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ về nghiên cứu khoa học về phương pháp này, được gọi là " thiền tỉnh thức " (mindfulness).
26/01/2016(Xem: 13805)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]