Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Nhất Chỉ Thần Thông

26/11/201320:32(Xem: 31842)
17. Nhất Chỉ Thần Thông
mot_cuoic_doi_tap_4
Nhất Chỉ Thần Thông


Dabba Mallaputta đắc thánh quả A-la-hán và các thắng trí lúc bảy tuổi và cũng là một trong số ít vị được đặc cách thọ đại giới không qua giai đoạn sa-di tại quốc độ Malla, sau đó, vâng mệnh đức Phật trở về Veḷuvana để đi theo con đường hạnh nguyện xưa của mình.

Đã bốn năm trôi qua, bây giờ đại đức Dabba Mallaputta đã mười một tuổi. Theo với thời gian, đại đức càng ngày càng chín chắn, thuần thục trong tứ oai nghi, trong thái độ khu xử cũng như trong công việc hằng ngày. Được chư vị trưởng lão giao cho hai nhiệm vụ quan trọng, khó khăn đúng với sở nguyện: Một là chăm sóc, thu xếp, lên lịch trình đặt bát hằng ngày, tại tịnh xá hay tại tư gia thỉnh mời; bảo quản, coi sóc các kho lẫm gồm ngũ cốc, vải vóc, dầu đèn, hương liệu... người ta cúng dường đến tăng. Hai là phân phối chỗ ngủ nghỉ cho chư khách tăng với đầy đủ những nhu dụng cần yếu; như vậy cũng có nghĩa là những vật dụng như mùng, mền, chiếu, gối, khăn tắm, giẻ chùi chân, nước rửa, nước uống, nước tắm, các công trình như nhà vệ sinh, phòng tắm nước nóng, củi lửa... cũng phải để tâm quán xuyến. Quả là cả hằng đống núi công việc, phi bậc thánh không thể làm được. Tuy nhiên, nhân nào duyên nấy, bên cạnh đại đức Dabba Mallaputta có cả hằng trăm vị sa-di phụ việc. Trong số sa-di này có mặt khiêm tốn một số bậc thánh từ sơ quả đến tam quả và ngay tứ quả cũng có vài ba vị. Chính nhờ năng lực tâm linh của một số ít bậc thành này, như sức của những con ngựa thuần chủng, nó kéo phăng phăng cỗ xe mà trong đó, sức ì, sức trì níu của những tâm sở biếng nhác, giải đãi, hôn trầm, mệt mỏi, dã dượi... của chúng phàm phu lúc nào cũng đông hơn, đã bị vô hiệu hóa. Còn nữa, chư khách tăng đến và đi tại Trúc Lâm, ba phần tư đều là những người còn quá nhiều phàm tính, tục tính. Cũng không sao, đấy là sự tồn tại tương quan tất yếu; và cũng là cơ hội tốt cho chư vị học hỏi và tu tập thêm tâm nhẫn, tâm từ, tâm xả...

Mấy năm nay, đại đức Dabba Mallaputta nổi danh như một ngôi sao sáng do ngài và hội chúng đã chu toàn mọi bổn phận, mọi trách nhiệm không chê vào đâu được. Còn nữa, do biết vị đại đức trẻ này có thắng trí bất khả tư nghì nên chư khách tăng thường hay làm khó ngài để thử tài của ngài.

Thường thì sự thu xếp chỗ ngủ nghỉ của ngài rất nền nếp, chu đáo, có óc khoa học. Do nhờ thắng trí nên khi một nhóm tỳ-khưu đến, biết họ chuyên trì kinh, đại đức thu xếp cho họ ở cùng chung sālā với nhau. Các nhóm chung về luật, các nhóm chuyên về Abhidhamma, các nhóm chuyện thảo luận giáo pháp, các nhóm chuyên thiền định cũng tương tợ vậy. Ai cũng hài lòng. Vì như vậy là không ai quấy rầy ai. Riêng có những nhóm tỳ-khưu thích nói chuyện thế tục, sinh hoạt tay chân, ăn nói còn thiếu kiểm soát, thiếu sự thu thúc cũng được đại đức thu xếp cho họ ở chung nhau với nụ cười bậc thánh trong tâm của ngài: “Ồ! Các vị này chắc cũng sẽ được vừa ý vì những sở thích ưa cười nói ồn ào, huyên náo của họ”.

Đấy là ban ngày, còn ban đêm khi có khách tăng đến, đại đức Dabba nhanh chóng nhập đề mục ánh sáng, xuống cận hành, dùng thần thông thắp ánh sáng nơi ngón tay trỏ của mình để dẫn mọi người đến trú xứ như đã chỉ định. Đến nơi, chỗ ngủ nghỉ lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ với đầy đủ giường, nệm, gối, gậy chống, nước rửa, nước uống và cả chỗ tiêu, chỗ tiểu. Chính vì lý do này mà khách tăng truyền miệng với nhau nên ngày càng có nhiều nhóm ở xa tìm đến. Rất nhiều khi, Trúc Lâm không còn đủ chỗ, họ lại yêu cầu được thu xếp chỗ ở bên ngoài, ngày càng xa hơn để làm khó, thử tài bậc thánh trẻ tuổi.

- Này đại đức quý mến ơi! Hãy cho chúng tôi chỗ trú ngụ bên ngoài cũng được.

- Vậy chư vị thích ở chỗ nào? Thích chỗ nào tôi sẽ phân bố chỗ ấy.

Có vị muốn thử tài, làm khó chơi:

- Thưa, ví dụ như tôi muốn ở đỉnh núi Gijihakūṭa có được không?

Đại đức mỉm cười:

- Được, không sao! Chư vị hãy bước theo tôi.

Thế rồi, với ngón tay trỏ được thắp sáng, đưa lên cao, soi tỏ con đường, đại đức dẫn khách tăng rẽ đêm tối bước đi. Lạ lùng làm sao, chỉ chừng vài chục hơi thở họ đã đến đỉnh Linh Thứu với những hang, những động, những chỗ ngủ nghỉ sạch sẽ, tinh tươm trên những giường gỗ, giường tre, giường đá đủ kiểu, đủ loại.

Một đồn mười, mười đồn trăm. Thế rồi, từng đêm, từng đêm, khách tăng xin trú ngụ tại Hang Núi Kẻ Cướp, sườn núi Isigili, sườn núi Vebhāra, hang Sattapaṇṇa (Thất Diệp), tại rừng Sīta, động Sappasoṇḍika, hẻm núi Gomaṭa, hẻm núi Kapota, vườn xoài Jīvaka, vườn nai Maddakucchi... Nhóm nào muốn ở đâu thì đại đức đáp ứng cho họ chỗ ấy trăm lần như một đều chu đáo, thích nghi.

Như vậy, chư vị trưởng lão cũng như chư khách tăng gần xa đều tán thán ca ngợi cái ngón “nhất chỉ quang tướng thần thông” của đại đức Dabba Mallaputta.

Tôn giả Mahā Kassapa mỉm cười, tự nhủ:

- Dùng thần thông để sắp xếp trú xứ cho tăng chúng trong những đêm trời tối tăm hay mưa gió như thế ấy, chắc đức Tôn Sư cũng không rầy la đâu!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2010(Xem: 13211)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
22/11/2010(Xem: 3662)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
16/11/2010(Xem: 11470)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 7493)
Đây là một chương trong quyển “The Universe in a Single Atom” (Vũ Trụ Nằm Trong Một Nguyên Tử Đơn Lẻ) của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ XIV, nói về sự hội tụ giữa khoa học và tâm linh. Quyển sách này do nhà xuất bản Broadway Books (New York, USA) ấn hành năm 2005, và đã là một trong những quyển sách bán chạy nhất ở Mỹ.
09/11/2010(Xem: 8256)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 3685)
Những khám phá gần đây của nền Vật lý hiện đại cho thấy một số quan niệm của Phật giáo cần phải được xem xét đến… Kể từ thế kỷ 20...
02/11/2010(Xem: 4013)
Những thập niên cuối cùng vừa qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học về toàn bộ cơ thể và bộ não con người. Xa hơn nữa, với sự phát triển những kiến thức mới về di truyền học, thần kinh học của những hoạt động của những cơ cấu của vi sinh vật bây giờ đang đến trình độ vững vàng ổn định nhất của những tế bào cá nhân.
29/10/2010(Xem: 3864)
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
26/10/2010(Xem: 4123)
Lời người dịch: Nguyên tác tiếng Anh của bài khảo cứu ngắn này: Darwinism, Buddhism and Christanityđược đăng trong tạp chí The Maha Bodhi, Sri Lanka, Tập 82, số 11 & 12, Nov - Dec 1974, trang 443 – 446 của Amarasiri Weeraratne, nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng ở Tích Lan.
23/10/2010(Xem: 3536)
Với cả hai quả quyết đã được trình bày, Darwin biết mình đã đi quá xa, không phải trên địa hạt khoa học, mà chính là trong trận địa triết lý: lý thuyết của ông sẽ bị kết án là duy vật chủ nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]