Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08.Ôi! Chàng Gọi Chúng Em Là Những Bà Chị!

05/11/201320:51(Xem: 33065)
08.Ôi! Chàng Gọi Chúng Em Là Những Bà Chị!
mot_cuoc_doi_bia_3



Ôi! Chàng Gọi Chúng Em Là Những Bà Chị!





Cũng tại Kuru, thị trấn Thullakoṭṭhika, đức Phật còn độ thêm một người đặc biệt nữa, đấy là chàng thanh niên Raṭṭhapāla.

Hay tin đức Phật du hành đến thị trấn Thullakoṭṭhika cùng với hội chúng tỳ-khưu; các bà-la-môn gia chủ hay tin tìm đến rất đông. Đức Phật đã có nhiều buổi pháp thoại khích lệ, làm cho họ thích thú, hoan hỷ, phát khởi đức tin. Trong số đó có một chàng thanh niên con một gia đình thượng tộc, cự phú... nghĩ rằng: “Như đức Thế Tôn với những thời pháp thanh cao, vi diệu, ta đã hiểu được rằng, đời sống tại gia không dễ gì thực hành phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp y, mang bát, từ bỏ mái gia đình đầy những buộc ràng phiền não, xuất gia, sống đời không gia đình.” Nghĩ thế xong, chàng đến bên chân đức Phật, xin được xuất gia.

Đức Phật nói:

- Ông đã được cha mẹ cho phép chưa, này Raṭṭhapāla?

Khi được biết là chưa, đức Phật khuyên là hãy trở về nhà thuyết phục sao cho gia đình bằng lòng đã.

Khi thanh niên Raṭṭhapāla vừa bước đi khuất bóng, đức Phật nhiếp tâm một lát rồi ngài mỉm cười.

Tôn giả Ānanda đứng hầu một bên, ngạc nhiên về nụ cười ấy, bèn thưa hỏi lý do; và vì hội chúng tỳ-khưu cũng mong muốn tìm biết nguyên nhân; đức Phật đành phải kể khái quát chuyện tương lai:

- Thanh niên Raṭṭhapāla này sẽ rất khó khăn mới được xuất gia. Cũng như Sāriputta trước đây, phải nhịn ăn, nhịn uống gần chết mới thực hiện được ước nguyện của mình. Raṭṭhapāla còn khó khăn hơn Sāriputta, vì dù sao, Sāriputta có đông các em trai và gái; còn Raṭṭhapāla lại là con trai độc nhất trong một gia đình mà tài sản, vàng ngọc và kho đụn không biết làm gì cho hết. Lớn lên trong nhung lụa, Raṭṭhapāla được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc; và ăn uống, vui chơi, thụ hưởng ngũ dục một cách đầy đủ, sung mãn không thiếu thứ gì.

Khi biết được ý định xuất gia của con, ban đầu hai ông bà nghiêm khắc cấm đoán; rồi sau đã phải hết lời năn nỉ, van xin; đã trăm phương nghìn cách để níu giữ chân đứa con trai thân yêu bằng quyền lực, bằng lý lẽ, bằng tình cảm nhưng vô ích. Raṭṭhapāla một mực im lặng như thân tượng đá và giữ vững ý mình: Một là chết hai là được xuất gia. Cô vợ trẻ sụt sùi, đẫm nước mắt bi lụy và đám thê thiếp, người hầu cũng vậy. Bạn bè, thân hữu Raṭṭhapāla, những vị công tử giàu sang, con em của những gia đình khá giả cũng rủ nhau tìm đến khuyên lơn phải trái. Tất thảy đều vô ích. Thế rồi, do bỏ ăn bỏ uống nhiều ngày, sợ con chết, hai ông bà đành phải bấm bụng cho Raṭṭhapāla ra đi, nhưng phải hứa là thỉnh thoảng về thăm gia đình...

Đức Phật chỉ kể ngang đây rồi dừng lại.

Tôn giả Ānanda nôn nóng hỏi tiếp:

- Rồi sau đó ra sao, bạch đức Thế Tôn?

- Vậy nên chúng ta phải ở lại thị trấn này năm bảy hôm nữa, đợi Raṭṭhapāla đến đây rồi Như Lai sẽ cho ông ta thọ đại giới. Với thiện căn và túc duyên sẵn có, sau này, Raṭṭhapāla sẽ trở thành một vị tỳ-khưu có đời sống với hạnh kiểm mẫu mực, ưa thích độc cư, viễn ly, tinh cần thiền quán. Khi trở thành vị A-la-hán rồi, tám năm sau, Raṭṭhapāla mới xin phép Như Lai về thăm gia đình. Và chính chuyến đi này, với cung cách xử sự, với hành trạng vô nhiễm và vắng lặng của vị tỳ-khưu thánh nhân mới để lại bài học vô giá, để lại tấm gương sáng có ấn tượng sâu đậm trong hàng tứ chúng mai hậu.

Tôn giả Sāriputta với bản tính khiêm cung, dầu cũng biết chuyện tương lai của vị tỳ-khưu, nhưng vẫn thưa bạch:

- Xin đức Thế Tôn cho đại chúng được nghe.

- Ừ, Như Lai sẽ kể tiếp đây. Trở lại Kuru, về thị trấn Thullakoṭṭhika, con trai của Như Lai ôm bát khất thực từng nhà một rồi đến đứng trước cửa ngôi nhà cũ của mình. Lúc ấy, người cha của tôn giả đang đứng chải tóc, trông thấy Raṭṭhapāla, do nhiều năm xa cách, thay đổi diện mạo ông không nhận ra nên đã nổi giận, quát lớn:

- Hãy cút đi! Hãy xéo đi cho khuất mắt! Chính vì những sa-môn đầu trọc như các ông, bọn ăn xin đầu đường xó chợ đã làm cho ta phải mất một đứa con trai độc nhất trong gia đình.

Nói xong, ông giận dữ đóng cửa lại, quay lưng bước vào trong. Con trai của Như Lai, vì là một vị A-la-hán, không lấy thế làm điều, đứng thêm một lát nữa rồi chậm rãi bước quành ra ngõ sau, để đến một ngôi nhà khác. Lúc ấy, người nữ tỳ trước đây của Raṭṭhapāla, tất tả đang bưng nồi cháo ngày hôm qua còn thừa đem đổ vào hố rác. Tỳ-khưu Raṭṭhapāla bèn dừng chân lại, nói với người nữ tỳ:

- Này chị, nếu cần phải quăng đổ số cháo thừa ấy thì xin chị hãy đổ nó vào bát của tôi đây.

Sau khi trút cháo thừa vào bát theo yêu cầu của vị sa-môn; người nữ tỳ sực nhớ lại giọng nói, thoáng nhìn tướng tay, tướng chân, dáng đứng, khuôn mặt, chị ta hoảng kinh nhận ra vị cựu chủ của mình. Hớt hải, chị ta ba chân bốn cẳng chạy một hơi vào gặp người mẹ của tôn giả:

- Chủ mẫu ơi! Chủ mẫu ơi! Mau ra mà xem! Cậu ấm, công tử của chúng ta đã trở về!

Rồi cô thuật lại chuyện xảy ra vừa rồi.

Vọt dậy, bà nói nhanh:

- Nếu ngươi nói đúng sự thật, ta sẽ cho ngươi thoát khỏi thân phận nô tỳ.

Đến gặp chồng mình, bà la bai bải:

- Trời ơi là trời! Ông có biết không? Con trai của chúng ta! Cục cưng của chúng ta! Hòn ngọc, hòn vàng của chúng ta đang ăn món cháo chua mà con nữ tỳ đem đi quăng đổ đấy! Có khổ không chứ! Ông hãy chống mắt ra mà xem kia kìa!

Trong lúc ấy, tỳ-khưu Raṭṭhipāla đang ngồi dựa vào bức tường, an nhiên thọ thực. Cả hai ông bà ra tận nơi, nhìn kỹ, thấy rõ là con trai yêu quý của mình.

- Này con yêu! Nỡ lòng nào mà con lại thọ dụng cái thứ nước cháo chua đem đi quăng đổ ấy, cái thứ mà chó nhà giàu cũng không thèm ngửi? Đây là nhà của con mà! Hãy vào nhà đi con!

Tỳ-khưu Raṭṭhapāla, ngước đầu lên, nghĩ là mình phải nói những lời khách sáo để thức tỉnh mọi người nên cất giọng điềm đạm:

- Chúng tôi là những sa-môn sống đời không cửa, không nhà - đầu đường, xó chợ - thì làm gì có gia đình nào, thưa gia chủ?

- Thôi mà con! Nói gì những lời như gai đâm, như muối xát làm cha mẹ đau lòng! Hãy vào nhà đi con! Đến đây rồi thì con phải vào nhà chứ?

- Thưa gia chủ, quả thật là tôi có đến nhưng tôi không nhận được một lời nói tử tế nào mà chỉ nhận được những lời sỉ nhục.

- Ôi! Vì ta không nhận ra con đó thôi! Ôi! Làm sao mà cha mẹ có thể nhận ra con qua gần mười năm xa cách? Ôi! Làm sao cha mẹ có thể hình dung một chàng trai tuấn tú, phi phàm trước kia, bây giờ đã biến thành một sa-môn gầy gò, khắc khổ? Nhưng mà thôi, hãy đứng lên, vào nhà rồi cha mẹ sẽ cúng dường những món ăn mà con thường ưa thích thuở trước.

- Thôi vừa rồi, gia chủ. Hôm nay tôi đã thọ thực xong.

- Vậy này con thân yêu, hãy nhận lời mời ngày mai đến thọ thực nhé.

Tỳ-khưu Raṭṭhapāla im lặng nhận lời rồi tìm đến một khu rừng vắng để tịnh chỉ, thọ hưởng lạc về thiền, thọ hưởng lạc về quả.

Trong lúc ấy, cha mẹ của Raṭṭhapāla chuẩn bị mưu kế để dụ dỗ đứa con trai của mình. Bao nhiêu kim cương, ngọc lục bảo, vàng khối, vàng nén, tiền vàng to, nhỏ... trong rương tráp, nơi này và nơi kia chất thành ba đống lớn - lấy màn hoa che lại. Lại còn chi ly cặn kẽ bảo cô vợ trẻ và những tỳ thiếp xinh xắn trước đây của Raṭṭhapāla, phải tắm và gội đầu bằng nước thơm; ăn mặc phải thật đẹp, tế nhị, gợi cảm... làm thế nào cho tượng đá cũng phải xao xuyến, rung động...

Sáng ngày, lúc mặt trời đã lên cao, tỳ-khưu Raṭṭhapāla đắp y, mang bát rời khỏi ngôi rừng, thong dong bộ hành đến ngôi nhà cha mẹ của mình, được mời ngồi nơi chỗ đã được soạn sẵn, đã được tính trước.

Vừa mới yên vị, bức màn vải hoa trước mặt được kéo lên, Raṭṭhapāla chợt thấy ba đống châu báu chất cao, ánh sáng và màu sắc lóng la lóng lánh chói ngời. Và tiếng của cha chàng trầm ấm, như mật ngọt rót vào tai:

- Này con thân yêu! Đống châu báu lớn nhất là của tổ tiên để lại. Đống ít hơn một tí là tài sản mà cha đã khổ công kinh doanh, làm ăn một đời. Đống nhỏ nhất là của mẹ con, một đời chắt bóp, dành dụm được. Tất cả đấy là của con, ngay từ bây giờ. Vậy con hãy hoàn tục, trở lại cuộc sống của một gia chủ hiền thiện; vừa thụ hưởng ngũ dục sung sướng một đời mà còn có thể làm các công đức, bố thí cúng dường gì đó tuỳ thích...

Con trai của Như Lai mỉm nụ cười trong tâm, nhưng giọng nói rất bình thản:

- Châu báu nhiều thì sầu bi khổ ưu não nhiều, lại dễ kéo theo nhiều ác nghiệp do tà vạy, bất chánh... Châu báu ít thì sầu bi khổ ưu não ít, nhưng mà tâm trí đâu có an ổn, nhẹ nhàng, thanh lương, trong sáng trong thế giới tham sân và ái dục ấy? Vậy, muốn giải thoát ưu não cho mình, gia chủ hãy sắm một chiếc xe lớn với bốn con ngựa kéo, mang ba đống châu báu này đem đổ xuống sông Gaṅgā, có lẽ là việc làm tốt nhất cho gia chủ đấy!

Hai ông bà bàng hoàng. Cô vợ trẻ và những nàng tỳ thiếp xinh như mộng đã ăn mặc, trang điểm diễm lệ từ phòng bên bước ra, vây quanh tôn giả với hoa hương thượng hạng thơm lừng. Họ đồng thanh cất tiếng hỏi:

- Thưa phu quân! Chẳng hay vì mục đích những vị tiên nữ có sắc đẹp như thế nào mà phu quân lại chê chúng thiếp để sống đời phạm hạnh sa-môn?

- Thưa các bà chị! Các bà chị lầm rồi! Mục đích của sa-môn phạm hạnh không phải tầm thường, hạ liệt như thế. Các vị tiên nữ dẫu xinh đẹp như thế nào, đối với thầy tỳ-khưu viễn ly trần cấu, họ cũng chỉ được xem như là những đống thịt thối mà thôi!

Các cô vợ cũ la lên:

- Ôi! Than ôi! Phu quân đã gọi chúng em là những bà chị!

- Ôi! Phu quân nói thân nữ của chúng em là tầm thường, là hạ liệt!

- Ôi! Phu quân còn nói chúng em là những đống thịt thối!

Rồi họ ngã ra, bất tỉnh.

Tỳ-khưu Raṭṭhapāla chợt ôm bát, đứng dậy:

- Thôi vừa rồi, thôi đủ rồi là những trò quyến dụ ngây thơ và trẻ con ấy! Một ngàn lần thế, một vạn lần như thế cũng không thể làm động tâm những đứa con trai, đệ tử của đức Tôn Sư. Nếu gia chủ không đặt bát cúng dường thì tôi xin được từ giã, không nên ngồi nán thêm một chút nào nữa trong cái địa ngục ái luyến, trong cái hầm hố ái dục hạ liệt này.

Nghe vậy, cả nhà hối hả đặt bát với thức ăn thượng vị, loại cứng, loại mềm. Thọ thực xong, rửa tay xong, tay vừa rời khỏi bình bát, con trai của Như Lai đọc lên bài kệ nói đến “Tính chất dơ uế, khổ, vô thường của thân xác, nhưng người đời lại muốn tô điểm, trau chuốt, phủ hương, phủ hoa ra bên ngoài để lừa bịp kẻ ngu... Ngọc ngà, châu báu thế gian cũng tương tợ thế. Dù người thợ săn kia có gian manh, quỷ quyệt, bỏ trong lưới sập những thức ăn ngon, mỹ vị, mỹ hương thì chúa loài nai khôn ngoan vẫn không bao giờ dính bẫy đâu”.

Câu chuyện còn dài nhưng đức Phật chỉ kể đến chỗ cần thiết nhất để khích lệ, sách tấn những vị tỳ-khưu sơ tu còn trẻ. Hội chúng hoan hỷ bởi pháp thoại ấy nên họ đã tinh cần tu tập hơn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 27468)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 8995)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 16586)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9459)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
22/01/2018(Xem: 7634)
Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950... Thí dụ, các pháp là Không. Thí dụ, vạn pháp là thức. Einstein đều nói lên cả hai quan điểm này. Trong Kinh Tiểu Không MN 121, và Kinh Đại Không MN 122, Đức Phật hướng dẫn cách chú tâm từ một nội dung có nhiều dẫn tới nội dung có ít, và từ có ít sẽ bước vào Không để an trú.
08/01/2018(Xem: 5679)
Phật Giáo là Khoa Học Tâm Linh (Jason Gots, chuyển Việt ngữ: Thích Nữ Đức Trí & Thích Nữ Giới Hương) “Đạo Phật nhấn mạnh sư tu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”. (Thích Nhất Hạnh, Trái Tim Của Bụt) Ý Tưởng lớn là gì? Tôi đã có thể dự đoán những lời phê bình. Khoa học thì nói về kinh nghiệm được thực chứng khách quan. Trong khi đó, Thiền Phật giáo, là nói về bạn, sự trải nghiệm chủ quan của riêng bạn trong tâm trí của chính bạn. Tất cả những điều đó có thể gọi là “chứng nghiệm” cho những tác động tích cực của trạng thái thiền, về khả năng vô tận của tâm thức con người như an lạc, từ bi và định tĩnh, vv…
05/01/2018(Xem: 12047)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
21/12/2017(Xem: 8838)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9811)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 86791)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]