- Phần 01: Tiềm lực tinh thần trong con người
- Phần 02: Tiềm lực tái sinh qua sự nghiên cứu não bộ
- Phần 03: Tiềm lực tinh thần qua từ trường vật lý
- Phần 04: Quay lại Phật học
- Phần 05: Tái sinh qua biệt nghiệp và cộng nghiệp
- Phần 06: Tái sinh không phải chỉ là kết quả của một kiếp sống
- Phần 07: Lý nhân quả và ảnh hưởng văn hóa
- Phần 08: Quả lành có năm giác quan kỳ diệu
- Phần 09: Thay lời kết
- Phụ lục: Nền tảng giáo lý Phật Đà: Tứ Diệu Đế
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật
Soạn dịch: Nguyễn Điều
PHẦN VI
TÁI SINH KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT KIẾP SỐNG
Lấy một tiến trình dễ hiểu của tâm thức để làm thí dụ: Khát vọng sinh ra hành vi. Hành vi (hợp với thuận duyên hay nghịch duyên), đem lại kết quả tương xứng hay sai biệt. Rồi kết quả tương xứng hay sai biệt ấy, đến lượt nó dẫn đến khát vọng mới, mang đầy đủ dư vị của tất cả khát vọng cũ. Trong nhân có quả, trong quả có nhân.Tiến trình của nguyên nhân và hậu quả, của tác động và phản động, của hợp rồi tan, của tan rồi hợp, của có rồi không, của không lại có, là một định luật tự nhiên, không do ai sắp đặt cả. Nhưng những ẩn số của nhân duyên quả xoay vần bao giờ cũng được tổng hợp và nghiệm đúng, vì nghiệp báo vừa là định lý vừa là hệ luận xác thật nhất cho “đáp số” tái sinh.
Từ đó, tái sinh không phải là kết quả của một chu trình sinh diệt duy nhất, mà nó làgạch nối luân hồicủa vô số chu trình sinh diệt nơi một cá nhân cho chính họ, và giữa họ với toàn thể những chu kỳ sinh diệt của rất nhiều chúng sinh khác (tha nhân). Những chu kỳ sinh diệt “tha nhân” ấy, bên cạnh nghiệp cảm vànghiệp báonày còn mang một cái tên là cơ duyên.
Đây là một tổng hợptiền duyên dư quả, mộttrợ lực lưu lai, vô cùng hùng hậu. Nó bao gồm nhiều mối dây “thân thuộc”, làm gạch nối từ vô tỷ kiếp quá khứ vào hiện tại và tương lai của một sinh linh.
Người duy vật thường nghĩ rằng chết là hết. Nhưng Phật giáo thuyết minh ngược lại:Chết không phải là hết, mà là còn rất nhiều. Cái nhiều ấy không phải chỉ chứa những gì của một kiếp vừa qua, mà nó còn chất chứa tất cả vô sốtiền duyên lệch quảtrong vô tỷ quá khứ nữa. Và xuyên qua cáiduyên hệ bất tậnấy, mà tâm thức mới có “môi trường chờ sẵn” để tái sinh luân hồi vậy.
Môi trường chờ sẵn đó không gì khác hơn là không gian và thời gian, là toàn bộ các cõi biến hóa,*có xoay vần sự sống, như hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội (nếu được tái sinh làm người),*có hiện tượng linh động, như từ lực của ánh sáng, từ lực của thiên thể (nếu được sinh vào các cõi trời),*có siêu năng diệu hữu, như vô biên quang tử, như vũ trụ tuyến, như nguyên hành bất nhị (nếu chứng đắc vào thánh lưu giải thoát).
Đây chính là lý do mà đức Phật đã xác nhậnkhông có một chúng sinh nào còn luân hồi, mà mang một linh hồn “nhất định”, vĩnh viễn, bất biến,như hầu hết các tôn giáo khác trên thế gian quan niệm.
Mặc khác, theo Phật giáo không có cái gì mà không có nguyên nhân (Ahetuka), hoặc rất hiếm những pháp chỉ cần một nguyên nhân (Ekahetuka) để sinh ra nó, mà hầu hết phải cần có một số những nguyên nhân điều kiện (thuận duyên lẫn nghịch duyên) phối hợp, mới lập thành một pháp hành (Sankhàra dhamma), hay kết tụ thành ý muốn đưa đến hành động (tái sinh) của một sinh vật. Tóm lại là tất cả tiến trình sinh hoạt luôn luôn cấu kết có nguyên nhân, có điều kiện, tức là có nhân và có duyên(Paticca samuppàda).
Và con người, bằng kiến thức thanh tịnh, trong sáng (trí tuệ), thuận với lẽ sống lành mạnh tự nhiên (đức hạnh), có thể hiểu biết, chỉ huy, và cải thiện được vận mệnh (nghiệp quả) tương lai của chính mình, qua “phương trình” tái sinh.
Do đó, những phản ảnh của nghiệp quả lưu lai không phải là sức mạnh cố định, đúc kết ra số phận của mộtsinh linhsau này, mà nghiệp quả chỉ là một trong những yếu tố ráp thành cáibắt đầu sốngsắp đến. Nghĩa là, khi được sinh làm người, với trí tuệ giác ngộ, nghiệp quả xấu từ vô tỷ quá khứ có thểđược cải biếnbằng những ý chí và hành động lành mạnh trong đời sống hiện tại, để làm nẩy mầm cho nghiệp báo tốt trong tương lai.
Điều quan trọng xin nhấn mạnh ở đây, làchớ xemnghiệp quả trong Phật giáo như một thuyết định mệnhcứng ngắc (fatalisme). Ngược lại chính đạo Phật là “tôn giáo” luôn luôn xây dựng, chống lại cả ba quan niệm đóng khung là:1/ Thiên nhiên(hay vật chất) định số mệnh (Svabhàvavàda=duyvật); 2/Thượng đế toàn năng(hay thần linh) định số mệnh(Issarakaranavàda=duy linhhay duy tâm); và3/Nghiệp lực quá khứ(hay nhân quả) định số mệnh(Pubbakammavàda=duy nghiệp, hay duy lý).
Hai trường hợp định số mệnh đầu là “thiên nhiên” và “thượng đế” đạo Phật không bao giờ nhìn nhận, nhưng trường hợp định số mệnh thứ ba là nghiệp lực, Phật giáo tuy thường thuyết minh “không một chúng sinh nào có thể thoát nổi nghiệp báo”, nhưng Phật giáo cũng đồng thời bổ túc“Ý chí tiến hóa trong mỗi con người có thể cải thiện được kết quả của nghiệp lực”.
Vì bên trong nghiệp lực nào cũng cóý chí tạo ngã(Attakàra), mà ý chí tạo ngã chính là “động cơ căn bản” của tâm thức tìm kiếm một cái gì mới cho mình, xuyên qua tái sinh. Khi ý chí tạo ngãđược soi sáng(có trí tuệ), thì sinh thức hướng thiện, tái sinh vào cảnh giới tiến hóa hơn. Ngược lại nếu không được soi sáng (bị vô minh che áng), thì nó hướng ác, tự tái sinh vào vòng sa đọa, thoái hóa.
Nói cách khác, ý chí tạo ngã tuy là một “năng lực” bị ảnh hưởng sâu đậm bởi nhân duyên, nghiệp quả, và điều kiện văn hóa (tín ngưỡng), vào giai đoạn chót của một đời người, nhưng nó cũng chính là “yếu tố quan trọng” trong sự “phối hợp” và tổng kết tất cả những cái có thể làm ra “tác phẩm” tái sinh.
Cần gì phải nhờ kinh nghiệm khoa học mới hiểu nổixuất độngsinhphản động, hậu quả theo sau nguyên nhân, hay hạt trổ ra trái, như…một lẽ tự nhiên? Nhưng để thấu đáo tiềm lực của nghiệp, cũng như sức mạnh nơi ý chí tạo ngã đem lạichung quảtrong kiếp kế tiếp, sau khi tan rã xác thân này ra sao, thì thật là một điều rất khó khăn đối với tư tưởng phàm tục, tinh thần chưa được thanh tịnh, trong sáng. Chúng ta thử bàn về điều này:
Theo Phật giáo, không có sự sống nào sau khi chết, hay một đời sống nào trước khi sinh, mà độc lập với ảnh hưởng của cặp bài trùng lànghiệp báovàý chí tạo ngã. Cặp bài trùng này và tái sinh tuy hai mà một, tuy một mà hai, luôn luôn đi sát cánh với nhau. Nếu chúng (cặp bài trùng) đóng vai hệ luận hay kết quả tất nhiên của tái sinh, thì tái sinh cũng là hệ luận hay kết quả tất nhiên của chúng (tức nghiệp báo và ý chí tạo ngã).
Sinh đi trước tử, và tử cũng đi trước sinh.Chúng là một đôi lần lượt đi trước và sau nhau, trong sự nối tiếp lầm lạc để tái tạo. Bởi không bao giờ có một cáingã tạm thời(thay đổi không ngừng) mà lại trường tồn, được xem như một thực thể nhất định, để đi từ sự sinh này đến sự sinh khác.
Hơn nữa, trước vấn đề “tái sinh” Phật học đã thận trọng chỉ rõ: Cái mà các tôn giáo khác gọi là “linh hồn bất diệt” hay “bản ngã trường cửu”, thì từ ngữ có ý nghĩa tương đương đựơc dùng thời đức Phật là”Atta”(Pàlì) hoặc “Atma” (Sanskrit). Nhưng để phủ nhận, đức Phật đã gọi ngược lại là “Anatta” hay “Anatma” (tạm dịch là “vô ngã”), chỉ để đánh tan sự cố chấp cho rằng“Dòng tâm thức thay đổi không ngừng trong con người là cái ta”,hay “Xác thân tạm bợ này là của ta,ta có bổn phận phải bảo vệ nó bằng mọi giá”,mà thôi. Vì Phật giáo cho rằng quan niệm về cái ta như thế thật là thiếu chính xác và đáng tiếc.
Lời dạy của đức Phật trong kinh về “vô ngã” (=chẳng có cái ta) cũng không ngụ ý chối bỏ sự hiện hữu của một con người, hay một sự sống. Phật giáo chỉ nói rằng “không có cái cá nhân phàm tục, do vật chất tạm cấu kết mà trường tồn”, cũng “không có một bản ngã hay linh hồn, sống bằng điều kiện mà bất biến”. Nhân vị hay cá nhân, theo nhà Phật, không phải là một thực thể, mà chỉ là một giá trị ước định. Nói đúng hơn, nó là một chuỗi những cái phát sinh lý hóa rồi diệt đi, hay một chuỗi những sự nuôi dưỡng, đốt cháy và bám víu, chứ không có gì giữ được trạng thái nguyên vẹn cả.
Ngoài ra, kinh Phật còn nhiều đoạn xác nhận:Không một hiện tượng nào đến từ chỗ không có.Nghĩa là không gì vô nguyên nhân. Mọi sinh vật (cử động hay không cử động được) đều phát nguồn từ những nguyên nhân, và bị ràng buộc bởi một số điều kiện. Sở dĩ đức Phật không nói đến cáinguyên nhân thứ nhất, là vì nếu Ngài chỉ ra cái nguyên nhân thứ nhất, người ta sẽ không hiểu hỏi tiếp “Vậy chứ cái nguyên nhân của nguyên nhân thứ nhất đó là gì?”
Khi nghiên cứu về những tuệ lực giải thoát hay cácphẩm tính siêu việtnơi đức Phật, chúng ta tự nhiên sẽ biết rằng“ngày nào con người chưa tận diệt phiền não cố chấp, chưa chấm dứt đựơc mắc dính với tạm bợ, thì ngày ấy họ không thể nào hiểu được cái nguyên nhân thứ nhất ấy”.Ví như người chứ rời khỏi cặp kính màu thì họ không bao giờ thấy được trạng thái thật của sự vật,dù cho đức Phật có nói rõ ra như thế nào. (Cặp kính màu ở đây là tham, sân, si, khát vọng, cố chấp). Chưa kể cặp kính màu ấy còn bị phủ dầy bởi bao lớpbụi thời gian ô nhiễm, huân tập, mà ngoại trừtrí tuệ kim cương(Kim Cương Bát-Nhã) của quả Phật ra, không một ý thức hệ triết học, hay cách mạng nào của thế gian có thể dũa sạch nó được.
Kinh Tạp A hàm (Samyutta Nikàya), quyển số 3, các trang từ 149 đến 151, có đoạn xin tạm dịch như sau:
“Bánh xe tái sinh này, (lăn trên) cái vòng sống chết này, sẽ không bao giờ đến điểm chung (nếu tham lam, sân hận, và vô minh chưa bị tiêu diệt). Và chỗ khởi đầu của tất cả chúng sinh (tức cái nguyên nhân thứ nhất), ngày nào chúng sinh chưa thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, thì không bao giờ nhận ra nó được”.
Vả lại, vòng luân hồi không phải chỉ căn cứ trên những kiếp sống nhân sinh, mà Phật học còn mô tả nó một cách sâu xa, tinh vi hơn, dựa theo những chu kỳ “sát na”, gọi là “dòng luân hồi tâm thức” có liên quan vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến sự “tái sinh”.
Căn cứ theo “Vi Diệu Pháp Thống Kê” (Abhidhamma-sangaha), thì có mộtchớp tâm thứccuối cùng (Cuti Citta), hay một nhoáng ý thứcsau chót (Cuti Vinnàna) thuộc về chu kỳ sống(di tồn nhiên lực) đi trước. Chính chớp nhoáng tâm thức hay ý thức cuối cùng ấy, ngay khi chấm dứt dòng hoạt động, nó tự hóa thànhđiều kiện nẩy mầmcho một chu kỳ tâm thức tiếp theo.
Phật giáo gọi đó là “tâm thức gạch nối” (Patisandhi Vinnàna Citta). Nói rõ hơn, là chính trong dòng tâm thức của một người đang sống, vốn đã có vừa tử vừa sinh,cùng phát khởi ở một “xuất xứ”, như hai mặt của một đồng tiền, không thể thiếu được. Nếu mặt trước là tử thì mặt sau phải là sinh, hay ngược lại. Cả hai đều mang đặc tính “hỗ tương tạo tác”. Tử tạo ra sinh,và sinh cũng tạo ra tử. Nhờ đó mà thức tính ngây thơcủa một cậu bé mới chào đời, mới có thể lớn dần qua thời gian, trở thànhmột tâm hồn tích cực, của một thanh niên năng động, vài ba mươi năm sau.
Cứ như thế mà dòng tâm thức này “ra đời”, biến đi, rồi nhường chỗ cho một dòng tâm thức khác, mới hiện hoạt động. Và về phương diện khoa học, chuỗi những dòng luân hồi tâm thức ấy chính là động cơ kích thích trung khu thần kinh, làm cho hàng triệu tế bào trong một thân thể non trẻ tiếp nối nhau phát triển “sinh tồn”, để cho con người mỗi ngày một trở nên “trưởng thành” (già dặn hơn).
Mái tóc bạc đúng ra phải nói là hình thứcmớicủa mái tóc cũ(bởi nó xuất hiện sau), nhưng người ta chỉ muốn nô lệ, ôm cứng màu tóc đen cũ, chối bỏ cái mới, nên vội vàng xuyên tạc, nhuộm nó đi để bắt mình phải sống với giả tạo. Và dẫu làm gì đi nữa, thì cái biến đổi nó vẫn biến đổi, còn luậttrường cửu xoay vầnnó vẫnxoay vần trường cửu.
So sánh qua tiềm lực tinh thần trong con người, thì tâm thức luôn luôn biến đổi,nhưng dòngluân hồi tâm thức thì vĩnh viễn,không bao giờ gián đoạn, vì nó làhiệu sốcủa “di tồn nhiên lực”(effet de conservation d’énergie), là hiệu số của pháp hành hằng hữu, hay hiệu số của Phách lực A-Lại-Da. (Nói theo nhà Phật).
Pháp hànhấy tuy chẳng được ai tôn sùng lên hàng tạo hóa toàn năng, nhưng tưởng như không có một sinh thể nào trong tam giới có thể thoát ra ngoài vòng “điều khiển” của nó được.
Tuy nhiên, sự đắc quả Phật Chánh-Đẳng Chánh-Giác (Samà Sambuddha), của hoàng tử Bồ-Tát Sĩ-Đạt-Ta (Siddhatta), dưới tàng cây Bồ-Đề ở Trung Ấn, trước đây hơn 25 thế kỷ, đã tiết lộ rằng “Linh thức” nàokhông còn “mắc dính” với hai trạng thái tạm thời là có và không, sinh và tử trong ba cõi,thì “Linh thức” ấy vượt ra khỏi tam giới, và không bị dòng luân hồi tâm ý ảnh hưởng, lôi cuốn nữa. Linh thức đó chắc chắn là hiện thân của Niết Bàn (Nirvàna=giải thoát), vì Linh thức ấy chính là Phật tánh, đã thấy rõ cái “nguyên nhân thứ nhất” dẫn đến nghiệp báo và tái sinh.
“Phật tánh”này xưa nay vẫn là một thánh quả cao thượng, cao siêu nhất, mà nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo còn nói là “bất khả thuyết, bất khả tư nghì” (nghĩa là nhân thế không thể nghĩ bàn được). Như vậy, phải chăng trí thức phàm nhân còn lặn hụp trong sinh tử luân hồi như chúng ta chẳng thế nào hiểu thấu?
Theo thiển kiến của chúng tôi, điều ấy chỉ tuyệt đối đúng khi xã hội loài người còn sống trong thiếu học (ngu dân), lạc hậu, vô minh cố chấp, dị đoan mê tín (tà kiến), luôn luôn trông cậy vào tha quyền tưởng tượng cứu rỗi. Nhưng nếu nhân loại tiến dần đến một nền văn minh chân chánh, lành mạnh, nhận diện được hai khía cạnh của tâm thức là sáng suốt và si mê, tích cực và tiêu cực, đồng thời với sức đẩy hữu dụng và nguy hiểm, của lòng tham là hướng thượng và buông xuôi, của trí tuệ là phá chấp và sở tri chướng, và thường xuyên được khoa học tâm linh cũng như thực nghiệm soi sáng, thì linh tánhtri hành tự lựctrong mỗi con người, khi được phát triển đúng mức, sẽ có thể giúp họ hiểu được giá trị siêu độ của Phật quả, khởi đầu từ công phu tịnh hạnh trong nếp sống phàm nhân khiêm nhượng này.