Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 04: Quay lại Phật học

17/02/201215:33(Xem: 3934)
Phần 04: Quay lại Phật học

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật

Soạn dịch: Nguyễn Điều

PHẦN IV

QUAY LẠI PHẬT HỌC

Phật học biểu lộ rằng: có một chuỗi biến hóa, một sự sinh diệt được lặp lại. Chuỗi biến hóa sinh diệt ấy là “hành trình”mang trọn nội dung nghiệp quả của thức tái sinh(A-Lại-Da=tàng thức). Hành trình đó trong kinh nguyên thủy của đạo Phật gọi là Samsàra, tạm dịch là ‘hằng lý tử sinh’, thường được Phật tử Tây Tạng biểu thị bằng một hình vẽ, có thể gọi là ‘tái sinh đồ’, hay bản đồ của sự tái sinh. Đây xin chớ hiểu lầm là một lý thuyết về sự “linh hồn cũ sẽ sống lại nguyên vẹn trong một cái xác khác” sau khi chết.

Phật lý tái sinh, hay tái trở thành(tiếng Phạn là Punabbhava) được khám phá do ánh sáng toàn giác của một vị Phật, chứ không do rút tỉa từ quan niệm cổ truyền nào của nền văn minh cổ Ấn Độ. Thuật ngữ tái sinh (renaissance) là một thuật ngữ tổng quát, tạm đủ nghĩa, so với hai thuật ngữ khác là đầu thai(ré-incarnation) và chuyển kiếp (transmigration), mà nhiều nhà viết sách Phật giáo thường dùng. Nó chỉ là một từ ngữ gần đúng, và ít bị chỉ trích thôi, chứ nó không diễn tả đúng hẳn quan niệm của Phật giáo.

Tưởng cũng nên ghi vào đây rằng: “Đầu thai” (ré-incarnation) là một danh từ đối với người Âu châu, hay những cộng đồng theo nhất thần giáo, có vẻ quen thuộc hơn. Đối với họ, danh từ ấy (đầu thai) có nghĩa là “trở lại đời sống khác bằng xương bằng thịt, với một tinh thần duy nhất (ngã thể bất biến)”. Nói cách khác, người Âu châu (hay tín đồ nhất thần giáo) cho rằng “linh hồn bất biến có thể đi từ xác thân này qua xác thân khác”, như viên tài xế thay xe hơi vậy.

Nhưng đạo Phật thì không tin như thế. Hai chữ tái sinh mà những nhà soạn sách Phật giáo thường dùng không bao giờ mang ý nghĩa “Có một cái gì đó bất biến, trường tồn nguyên vẹn, để sau khi chết, được ra toà nhận phán quyết của thượng đế, rồi vâng lệnh bản án, đi đầu thai vào một khối xương thịt mới, để sống lại đền tội hay hưởng phúc.”.

Từ ngữ gốc Pàli, dùng trong kinh thời đức Phật, là tiếng “Punabbhava”, có nghĩa là tái trở thành hay biến hiện ra cái mới, và chỉ có cái nhân của sự trở thành ấy là có liên quan đến cái cũ mà thôi. Rồi cái mới cũng không phải là “bản sao” (copie) của cái cũ, nên đương nhiên nó bất đồng dạng với cái cũ. Nói cách khác, cái cũ và cái mới không phải là một, mà cũng chẳng phải là hai. (Na ca so na ca anno).

Hơn nữa, một số quy luật hay nguyên tắc phải được khảo sát, để thấu đáo thuyết tái sinh trong nhà Phật. Trước tiên phải kể là luật biến dịch, hay thay đổi (Anicca=impermanece). Nói cách khác, đó là sự vô thường. Ba từ ngữ ấy (biến dịch=thay đổi=vô thường) hiển nhiên có nghĩa là không có bất cứ một cái gì trên thế gian (hay trong tam giới là trời, người, và đoạ cảnh) này là trường cửu cả. Mọi vật vốn nằm hẳn trong định luật biến tính đổi dạng không ngừng.

Khi nhìn một dòng sông, một người có thể nghĩ “dòng sông ấy với dòng sông mà họ đã thấy trong chốc lát, tại cùng một địa điểm, phải chăng là một”(?). Phật giáo chỉ rõ rằng: Đừng nói chi đến việc hai lần nhìn thấy dòng sông kia, mà ngay cả con người ngó dòng sông ấy, trước đó một cái nháy mắt và sau đó một cái nháy mắt, cũng đã biến hóa khác đi (cực vi) chứ không thể coi tuyệt đối là một được.

Chúng ta hiện sống trong một thế giới không ngừng biến dịch, và ngay cả chính bản thân chúng ta cũng đang ở trong một trạng thái thay đổi liên tục. Đức Phật đã dạy: “Sabbe sankhàrà aniccà”. Giảng dịch là “Tất cả pháp hành (được kết hợp theo một số điều kiện, dù tự hoạt động được, hay không tự hoạt động được),đều phải biến dịch”.

Đặc điểm nòng cốt của luật biến dịch này là: Dù đổi thay liên tục, không có một cái gì được coi là bị tiêu mất, hay tuyệt diệt. Chỉ có hình thể của nó tự đổi dạng. Chẳng hạn như chất đặc có thể biến thành chất lỏng, chất lỏng biến thành hơi, rồi hơi loãng vào không khí. Khi người ta không nhìn thấy hình thể đặc, người ta cứ tưởng rằng vật ấy bị tiêu diệt, nhưng trên chu kỳ hóa hợp nó vẫn còn đó. Nó chỉ ở trong một trạng thái khác mà thôi.

Chính khoa học đã chứng minh như thế, và gọi là luật “di tồn nhiên lực” (The law of conservation of energy). Như vậy, điều chính yếu là phải tu, để “di tồn nhiên lực”như thế nào cho được trở thành thanh cao, tiến hóa hơn, chứ không cần chấp cứng, ôm chặt cái hình thức (thân xác) chẳng bền chắc, ngấm ngầm hư hoại, phù du kia. Và nhất là không nên dành trọn thì giờ, để quay cuồng cung phụng cho cái thân xác (giả ngã), với những lạc thú vốn không trực tiếp thì gián tiếp, có phương hại đến kẻ khác. Càng không nên cuống quít lo sợ khi xác thân hiện rõ mỗi ngày một tàn tạ, rồi băn khoăn tự hỏi “không biết ngày mai, sau khi nhắm mắt, cái “ta” của mình sẽ còn hay mất?”.

Một đặc điểm quan trọng khác của luật biến dịch, là không có ranh giới tách rời giữa một điều kiện (hay trạng thái) này, với một điều kiện (hay trạng thái) khác. Qua từng nháy mắt, cái trước bao giờ cũng loãng vào trong cái sau. Chúng ta hãy quan sát những lượn sóng trên bể cả, theo nhịp độ nhô lên rồi trầm xuống. Mỗi lần nhô lên thì chính là điều kiện để trầm xuống và sức trầm xuống ấy lại đẩy nước cho nhô lên, tạo ra một làn sóng khác. Hết lên đến xuống, hết xuống lại lên, hiện hữu thành muôn ngàn đợt sóng. Mỗi cáinày cứ biến hóa vào trong cái kia, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, kế tiếp mãi mãi, không có sự tách rời giữa một làn sóng này với một làn sóng khác, giữa trước và sau, giữa có và không.

Tương tự như thế, mỗi hợp thể trên đời này đều chịu luật biến dịch làm cho hóa hiện nối tiếp nhau. Do đó, luật biến dịch không gì khác hơn là chuỗi di tồn nhiên lực, kích đồng liên tục, giống như lực lôi cuốn của dòng nước. Đây quả là một quan niệm Phật giáo hoàn toàn phù hợp với tư tưởng khoa học hiện đại.

Hai định luật (hay hai nguyên tắc) căn bản khác, quan hệ trực tiếp với luật biến dịch, cũng cần được khảo sát để thấu hiểu sự tái sinh, là luật trở thành(devenir) và luật tiếp tục (continuité). Trong khi luật biến dịch nói rằng không có gì vĩnh viễn, mà chỉ có thay đổi không ngừng, thì luật trở thành lại nêu lên “tất cả mọi vật ở bất cứ thời điểm nào cũng đang trở thành một cái gì đó”. Luật trở thành vì vậy được coi là kết quả tự nhiêncủa luật biến đổi. Không có một thời điểm nào mà lúc ấy không có một vật (hay một sinh vật) gì đó đang dần dần hóa ra cái khác.

Rồi duyên theo luật trở thành là luật tiếp tục, mà một hình thức ngắn hạn che khuất luật tiếp tục là sự hiện hữu.Do đó chúng ta có thể nói rằng “trở thành dẫn đến hiện hữu.Hiện hữu để biến đổi. Nhưng vì người đời quá say mê, mắc dính, chủ quan, cố chấp, ôm cứng cái hiện hữu thường biến một chiều, nên đã không thể nào nhận ra sự liên tục vô hình, ngầm ngầm nối liền giữa sống và chết, rồi giữa chết và sống (luân hồi).

Sau cùng là luật của nghiệp. Thuyết nhà Phật nói về nghiệp cũng cần được phân biệt với thuyết nghiệp ứng của các tôn giáo khác, do những tư tưởng gia ngoài đạo Phật, có trước Phật giáo, đồng thời với Phật giáo, hay sau thời đức Phật thuyết ra.

Theo nhà Phật, nghiệp (Karma=Kamma) ám chỉ hành động có tác ý. Luật của nghiệp được thành lập kể từ khi khởi tác ý. Luật của nghiệp thoát dịch ra tiếng Pháp là “Loisde Rétribution”. Đó là một chuỗi dài về nhân và quả, thấm nhiễm trọn vẹn tinh thần của con người, để “hướng dẫn” nó đến sự tái sinh. Sức mạnh vạn năng của nghiệp, gọi là nghiệp lực, chi phối tất cả sự sống thể xác cũng như tinh thần, qua ba thời “giả danh luân phiên” là quá khứ, hiện tại, và vị lai.

Sở dĩ gọi là ba thời “giả danh luân phiên” vì “chúng” từ trong vòng luân hành nghiệp báo mà ra, và các “tên gọi thời gian” tiêu biểu cho chúng vốn không nhất định: Ngày hôm qualà hiện tại của chính nó, nhưng cũng là quá khứ của ngày hôm nay, và là tương lai của ngày hôm kia. Tương tự như thế, ngày hôm nay tuy nhất thời là hiện tại, nhưng nó sẽ là quá khứ của ngày mai, và là tương lai của ngày hôm qua. Rồi ngày mai cũng cùng một cách ấy, nó vừa là hiện tại của chính nó, vừa là quá khứ của ngày mốt, vừa là tương lai của ngày hôm nay. Cứ thế mà chúng luân phiên mang cả ba tên giả cùng một lúc.

Đối với Phật giáo, tác ý trong tâm thức hiện tại, khi bị mắc dính trổ quả, chính là nguyên nhân sinh ra ba thời giả danh ấy. Cho nên, đức Phật trong nhiều bài pháp nói về nhiếp tâm, Ngài đã luôn luôn khuyên các hàng đệ tử “chỉ tỉnh thức, quán xét thân tâm trong giây phút hiện tại”, vì “dòng tâm thức hiện tại là sự thật của tất cả”.Và đó là thiền pháp giải thoát, đủ năng lực không để cho ba thời giả danh kia lôi kéo, gây chiêu cảm, rồi đóng khung, cầm tù tâm thức.

Quay lại vấn đề nghiệp lực, thì là một “sức phản động và chuyển hóa” vô cùng diệu hoạt. Chỉ một niệm (kết quả của chiêu cảm) loé lên trong tâm thức thôi, là nghiệp lực vi tế đã “vận hành” rồi. Ở giai đoạn sơ khởi này, tuy nó còn yếu nhưng có khả năng khuếch đại, hay làm nảy nở từ một niệm ra hàng vạn niệm, để tiếp theo kết tụ tất cả, thành những chuỗi tác ý hướng về tạo tác.

Hai chữ “nghiệp lực” mới nghe qua ai cũng có cảm tưởng là “dễ hiểu”, đại khái nó có nghĩa : “Đó làsức mạnhcủa hậu quả những hành động”. Nhưng trên thực tế, dù các nhà nghiên cứu Phật học có viết hàng ngàn cuốn sách cũng không thể nào diễn tả chính xác cái lực của nghiệpnó như thế nào. Duy một điều nếu muốn biết nghiệp(khi chuyển ra hành động) nó biểu lộ ở đâu, thì trong kinh, nhiều đoạn đức Phật đã nói rất rõ rằng: hành nghiệp có ba nơi duyên theo, để phát sinh và lộng hành, là thân, khẩu,ý.

I-Thân nghiệp (Kàyakammà) gồm ba cặp tương phản nhau: 1/ Sát sinh, hay phóng sinh, 2/ Trộm cắp, hay bố thí, 3/ Tà dâm, hay chính hạnh.

II- Khẩu nghiệp (Vacìkammà)1/ Nói dối, hay nói thật, 2/ Nói đâm thọc, hay nói đoàn kết, 3/ Nói đôi mách thị phi, hay bàn việc hữu ích, 4/ Nói tưởng tượng, vô căn cứ, hay dựa trên thực tế.

III- Ý nghiệp (Manokammà) gồm ba cặp tương phản nhau: 1/ Tham lam, hay xả bỏ những riêng tư, ích kỷ, 2/ Nóng giận, hay từ bi, mát mẻ, 3/ Si mê cuồng tín, hay tịnh trí trong sáng.

Nếu phân biệt và làm ra hai bài toán cộng, tất cả hành nghiệp qua ba nơi thân, khẩu, và ý, thì số thành sẽ là 10 nghiệp lành (thiện), và 10 nghiệp dữ (ác).

Mười nghiệp lành ấy là 1/ Không sát sinh (hay phóng sinh), 2/ Không trộm cắp (hay bố thí), 3/ Không tà dâm (hay đề cao chính hạnh), 4/ Không nói dối (hay kính trọng sự thật), 5/ Không đâm thọc (hay nói lời đoàn kết), 6/ Không bàn chuyện thị phi (hay phát ngôn hữu ích), 7/ Không nói chuyện hoang đường (hay lời lẽ luôn luôn thực tế), 8/ Không tham lam (hay dẹp bỏ ích kỷ), 9/ Không sân hận (hay từ bi, mát mẻ), 10/ Không si mê cuồng tín (hay tâm trí sáng suốt).

Mười nghiệp ác ấy là 1/ Sát sinh (hay hiếu sát), 2/ Trộm cắp (hay đồng loã đạo tặc), 3/ Tà dâm (hay lăng loàn trắc nết), 4/ Nói dối (hay thích lừa gạt người), 5/ Đâm thọc (hay dụng tâm chia rẽ), 6/ Ngồi lê đôi mách (hay mê chuyện thị phi), 7/ Nói chuyện tưởng tượng (hay ham thích chuyện hoang đường), 8/ Tham lam (hay cho rằng lòng tham là sức mạnh), 9/ Nóng giận (hay sẵn sàng gây gỗ), 10/ Si mê (hay đề cao chuyện mê tín dị đoan).

Tuy nhiên, toàn thể hành nghiệp của một con người không phải chỉ có thiện ác, mà còn có những hành ngiệp vô thiện vô ác nữa. Chẳng hạn như khi chúng ta thọc chân (thuộc về thân) xuống giường mang đôi dép, hay chúng ta ngứa cổ (khẩu) ho khe khẽ, hay chúng ta vô tư (ý) nghĩ đến một con số nào đó v.v… thì chúng ta cũng hoàn tất một số hành nghiệp qua ba nơi thân, khẩu, ývậy, nhưng những hành nghiệp ấy là những hành nghiệp vô thiện vô ác (Avỳakatàdhammà).

Ngoài ra, nghiệp còn có hai loại là biệt nghiệpcộng nghiệp.Biệt nghiệp tác động trên một cá nhân thôi, nhưng cộng nghiệp tác động trên cả cộng đồng (xã hội, dân tộc). Bởi thế, xúi cho một người tin lầm thì hại ít, nhưng gây cho nhiều người mê tín thì tai hại vô cùng.

Vả lại, bản chất của đạo Phật là chống lại mọi hình thức ngu muội, vô minh, tăm tối, tin không cần suy nghĩ, rồi giao phó sinh mạng cho thần linh. Đức Phật Thích Ca là bậc đã trải qua vô lượng kiếp luân hồi, để làm Bồ-tát tu hạnh trí tuệ (Pannadhika Bodhisatta), trước khi đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammàsambuddha), nên giáo pháp cứu khổ của Ngài luôn luôn đặt nền tảng trên năng lực trí độ.

Trong kinh Bát Nhã (Diễn giảng về độ lực của trí tuệ thanh tịnh, trong suốt, tự tại đưa đến giải thoát, chữ Phạn của kinh ấy là Prajna Sutra=Panna Sutta), đức Phật đã lấy “tinh thần thanh tịnh khoa học” mà luận giải về những pháp trọng yếu của kinh “Dùng trí tuệ quán chiếu độ ách”, là vì lý do ấy.

Ngày nay, có một số hình thức hoạt động mê tín dị đoan dưới mái chùa, thì ấy là sự bịa đặt để thu lợi của thiểu số lạm dụng. Những người chưa hiểu rõ đạo Phật, không nên coi đó là pháp tu trong nhà Phật.

Trở lại luậtcủa nghiệp, nếu trong quá khứ con người tạo nhân lành, thì hiện tại họ tự nhiên được quả lành, mà không cần cầu khẩn ai cả. Ngược lại, nếu bây giờ họ hưởng hạnh phúc mà vì si mê, tà kiến, tham lam tạo nghiệp ác, thì quả khổ chắc chắn sẽ đến cho họ trong tương lai, không sao tránh khỏi, và cũng không ai có thể xá tội cho được. Nghiệp đối với người tạo ác như bóng với hình.

Đoạn thứ hai trong kinh pháp Cú (Dhammapàdasutta) đã chẳng có câu:

“…Cakkam và vahato padam ti”. Tạm dịch là:

…Quả báo theo tâm thức (tạo nghiệp) như bánh xe lăn theo chân con bò”.

Trong văn chương Việt Nam, cụ Nguyễn Du cũng nói:

Đã mang lấy nghiệp vào thân.

Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.

Thiện căn ở tại lòng ta.

Và “lòng ta” chính là tinh thần con người!

Đây không phải dựa theo óc duy nghiệm, như trường phái triết học thực tiễn (Empiriste) của Tây phương (Anh quốc) đưa ra trước đây, mà là một căn cứ trên trên sự chứng thật qua giác lực Chánh Biến Tri của đức Phật, ghi nhận cách nay hơn 2500 năm. Trường phái triết học “thực nghiệm” nói trên ra đời vào khoảng hậu bán thế kỷ 17 và tiền bán thế kỷ 18, đã sản xuất ra nhiều triết gia có ảnh hưởng một thời.

Có thể những người chưa am hiểu Phật giáo, vẫn nghi ngờ tánh Phật. Họ sẽ đặt câu hỏi “Cái gì đảm bảo được sự hữu hiệu của nhân và quả (hay của nghiệp lực) trong thâm tâm con người?

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể nhắc lại một pháp Phật rất khoa học, ghi rõ trong kinh tạng Pàlì (Nam Phạn). Đó là hai câu “Cetasikà kammadhammà hetupaccayabhavam”, tạm dịch “Tác ý khởi xướng là nghiệp lực dây chuyền động và phản động”. Pháp này hoàn toàn phù hợp với luật “xuất động/phản động” (action/ré-action) trong vật lý học.

Đây cũng là một định luật, hay một nguyên tắc căn bản, cần được nắm vững để tìm hiểu vấn đề tái sinh. Định luật này xác nhận rằng bất cứ một khởi động nào cũng gây ra phản động, hay hậu quả. Nghĩa là phản động vì xuất động, hay ngược lại không phản động nếu không xuất động, (vô quả tức là vô nhân).

Nói cách khác, là nhắc lại: “Cái này có thì cái kia có”, hoặc “Cái này không thì cái kia không”. Hai chân lý “có/có”, “không/không”, hay xét qua khía cạnh khắc hợp biến hóa, gọi là “tương sinh” và “tương diệt”, rút ra từ Phật giáo này, có lẽ rất thích ứng và cần thiết, cho việc lập nguyên tắc, để bình an lẫn phát triển xã hội con người ngày hôm nay, qua Phật lý tương sinh tương diệt.

Tương sinh để tiến bộ, thì nâng cao văn hóa (sinh được cái tốt thứ nhất sẽ có cái tốt thứ hai). Tương diệtđể đào thảitệ nạn xã hội, thì ngăn chặn phạm tội, xung đột, đau khổ (dẹp được cái xấu này tức làm mất giống cho cái xấu kia).

Tâm thức con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết, luôn luôn bị tam độc (tham, sân, si) dẫn qua ba nơi thân, khẩy, và ý để tạo nghiệp. Phút nhắm mắt, nghĩa là lúc thân và khẩu đã bị tê liệt, cònýchỉ biết những nghiệp đã tạo, chứ không còn linh hoạt được nữa, thì bộ ba tam độc lại tăng cường cái màng vô minh, để cho tâm thức càng chìm sâu trong bể thụ động tối tăm, làm nền tảng cho nghiệp lựcphản ứng trổ quả, rồi đẩy tâm thức đi tái sinh, theo định luật phản động vì đã động. Phản ứng trổ quả đẩy tâm thức đi tái sinh ấy, Phật giáo gọi là dẫn nghiệp.

Dẫn nghiệp để tái sinh theo biệt quả(vào một gia đình nào đó) thì gọi là nghiệp báo.Dẫn nghiệp để tái sinh theo cộng quả (đến một xã hội, hay xứ sở nào đó) thì gọi là nghiệp cảm.

Không phải do ngẫu nhiên ngày nay, những vấn đề khoa học, đặc biệt là các vấn đề vật lý và nguyên tử, có thể soi sáng các tư tưởng Á Đông, một minh triết chỉ nói về tuần hoàn nghiệp quả, mà Phật giáo từ lâu đã nói đến một cách khoa học, những điều không thể chứng minh hữu hình được trong chu kỳ sự sống.

Vì khoa học Tây phương trước đây chủ về sự lý (logique), lấy cụ thể để giải thích những vấn đề hiện hữu. Còn tư tưởng Á Đông chủ về tâm linh (Spiritualité) trừu tượng, lấy vọng niệm tâm thức làm động cơ dẫn đến mọi pháp hành, nên hai bên tưởng như không thể nào gặp nhau được.

Nhưng dần dần, những sắc thái khoa học trong đạo Phật đã làm thành cái cầu, nối liền hai nền “văn hoá” đó. Nhờ Phật học, mà Tây phương kỹ thuật duy nghiệm lẫn duy lý, còn có thể hiểu được cả Lão giáo và Khổng giáo ở Á Đông nữa.

Những sắc thái khoa học hằng cónày của đạo Phật, đối với Tây phương trước đây, đã bị coi thường, chôn vùi, vì tiến bộ Tây phương lúc ấy chưa hướng nhiều về tâm linh. Toàn bộ các học thuyết và kỹ thuật của họ lúc đó chỉ đựơc sử dụng cho việc thoả mãn tham vọng xâm lăng, bành trướng đế quốc, nên chưa đựơc “nhiệt tình” giao lưu với các tư tưởng Á Đông. Chung qui Tây phương lẫn Á Đông cũng chỉ đi tìm một cái duy nhất: Sự thật về kiếp sống.

Và theo Phật giáo, sự thậtkhông thể khám phá trong đời sống “văn minh vật chất”, gọi là “tối tân, sung túc”, cho dù khoa học đã đạt đến mức tinh vi siêu đẳng nào. Vì sự thật khám phá trong “tiến bộ” vật chấtấy, vốn vô định, chứa đầy điều kiện, chẳng bền vững, không như chúng ta suy tưởng, mong ước. Và càng thanh tịnh, càng đào sâu vào lãnh vực tâm linh, vạn vật sẽ không lộ ra như chúng ta nghiệm thấy bằng tâm hồn khao khát.

Đừng nói đến ngoại cảnh (như tiền tài, danh vọng, thân quyến), ngay cả bản thân mỗi người chúng ta (tâm vật), qua tuổi đời chồng chất, chúng ta cũng không cảm thấy có cùng một mạch sống nội tại, giống như những gì chúng ta đã biết, đã nghĩ. Mà cái già, cái bệnh, và cái chết là ba hóa năng tuyệt đối. Ba trạng thái suy tàn ấy lộ liễu lẫn ngấm ngầm, cứ chắc chắn tuần tự đến gần. Chúng chẳng để yên cho chúng ta được thụ động làm ngơ, để buông xuôi, kiểu nói rằng: “Thây kệ, chết là hết, chết cho khoẻ”(?) Trái lại, chúng ta không ngừng “dồn ép” thức ham sống của chúng ta tìm giải pháp khả hợp (hay định hướng duy trì nhiên lực), trong số nghiệp vốn chúng ta đã tạo, tức là chúng ta đã nhận diện ra sự thật nào soi sáng tiến hóa, và sự thật nào đưa tâm thức vào tối tăm sa đoạ, nhất là sự thật luân hồi nào phải tránh trước, sau khi chúng ta xuôi tay, nhắm mắt.

Về phương diện nghiệp báo,khoa học và “đạo Phật tri hành” (tu thật mới biết), đã chẳng hẹn mà cùng không ngừng áp dụng chân pháp nghiệm chứng, tức là quan sát và quy nạp, để sau cùng làm sáng tỏ một số vấn đề trọng yếu trong năng lực linh động của tinh thần, trên cả hai mặt nổi và chìm, hay biểu lộ và tàng ẩn. Kết quả soi sáng ấy có thể được trình bày tiến trình nghiệp lực dẫn dắt tâm thức tái sinh như sau:

Nghiệp lực cũ trổ quả, biến ra nguyên nghiệp báo (khởi nghiệp báo), rồi nguyên nghiệp báo lột xác, hóa thành nhân dẫn nghiệp (hạt giống nghiệp). Nhân dẫn nghiệp chính là “tạo hóa” đưa tâm thức người chết vào tái hợp với một xác thân non mới, chứa đủ các thứ nhân duyên quả báo tương ứng với nó.

Chưa kể nghiệp lưu lại trong vô tỷ quá khứ vẫn “cấu kết” với toàn thể hiện nghiệp, để trổ ra ba thứ quả, là hiện báo, sanh báo, và hậu báo.Hiện báo là ngay trong đời này, có thuận duyên tương ứng, làm lành được lành, làm dữ bị dữ. Sanh báo là tất cả nghiệp quả, tích tụ trong quá khứ lẫn hiện tại, sẽ đến trong kiếp tái sinh. Hậu báo là sự kết oán của toàn thể nghiệp quả ba thời, phải tiêu trừ hết trước khi được giải thoát. (Đối với Thánh nhân).

Do đó, không nên thấy những người trong hiện tại ăn ở hiền lành mà gặp nhiều việc dữ, rồi cho là luật nhân quả không công bằng, minh bạch. Nói cách dễ hiểu hơn là “làm việc tốt hiện tại thì quả lành rất hiếm khi trổ trong hiện tại, mà chắc chắn sẽ đến trong kiếp sau, còn cái bất hạnh phải gặp bây giờ là do mình đã tạo nghiệp xấu trong kiếp trước”.

Nghiệp cảm là khi nhân dẫn nghiệp (hạt giống nghiệp) của một tâm thức trong một phôi thai cũng đồng tánh với nhân dẫn nghiệp của nhiều tâm thức của nhiều phôi thai khác, thuộc một thế hệ sẽ tạo ra một xã hội nào đó. Đây là biểu lộ của sự cộng nghiệp.Vì vậy nhiều khi chúng ta thấy chỉ vì quả ác của một cá nhân đã làm, mà nhiều người chịu khổ chung. Như câu người ta vẫn nói “Một người gây thù, cả họ chuốc oán”.

Từ khi thời gian bắt đầu, vũ trụ thành hình, thì tất cả sinh vật đã bị nhiều thông số (Paramètres) ảnh hưởng và bao vây. Đứng đầu toàn thể sinh vật là loài người vì biết suy nghĩ, phân biệt, nên những thông số càng nghiệm đúng trong đời sống nhân loại. Và nghiệp cảm chính là một trong những thông số đó.

Theo định nghĩa, “thông số là một con số để “tham khảo”, hay để dựa theo đó mà tìm ra diễn tiến (thực hiện) một vấn đề gì”. “Thông số chung” của xã hội loài người là “dịch số”, hay hàm số biến đổi, gồm bốn giai đoạn sinh, trụ, dị, biệt. Có nghĩa là hiện ra, trưởng thành, thay đổi (hay tàn tạ), và biến mất. Quan sát và ghi nhận thì người ta thấy rằng: Không một vật gì trên thế gian này mà được nằm ngoài cái chu kỳ chứa bốn thông số đó.

Đức Phật cũng xác nhận có bốn thông số ấy, và gọi chúng là sinh, lão, bệnh, tử. Ngài còn khám phá ra chúng không nằm trên một đường thẳng, mà là nằm trên đường cong, biến thành những vòng tròn không đều,sai biệt ở điểm khởi đầu và điểm chấm dứt, cứ nối tiếp nhau. Vì sự sai biệt này mà điểm chấm dứt của vòng trước lại chuyển hướng (thăng hay đoạ), làm thành điểm khởi đầu của vòng sau, hết vòng này đến vòng khác, để cho tâm thức kết hợp trong sự sống hóa hợp vật chất, lăn mãi trên những vòng luân hồi lớn nhỏ bất tận.

Vòng nhỏ tượng trưng cho kiếp sa đoạ thoái hóa (đời sống ngắn), và vòng lớn tượng trưng cho kiếp thăng hoa tiến hóa (mạng sống dài). Càng đi vào kiếp thoái hóa thì tâm linh càng trở nên ích kỷ, chật hẹp, quay cuồng, xung đột, ham sống, si mê, khao khát, và hung bạo. Càng bước lên kiếp tiến hoá thì tâm linh càng ung dung, rộng rãi, vị tha, trong sáng, và thánh thiện.

Những chu kỳ tiến hóa và thoái hóa ấy có thể biểu thị như cái lò-xo khổng lồ dài vô tận, co giãn chồng chất lên nhau, với hàng tỷ những vòng tròn (tượng trưng cho vô số kiếp sống) lớn nhỏ không đều. Và có sự trùng hợp đáng chú ý, là các nhà khoa học vật lý, sau khi quan sát một cách cực vi những nguyên tử (Antome), cũng tượng trưng những vòng quay của toàn bộ điện tử (Electrons) xung quanh một hạch nhân (Noyau) tương tự như thế.

Nếu chúng ta đặt mình trên “lò-xo” ấy, từ phía một vòng tròn lớn hơn, nhìn vô những vòng tròn nhỏ dần, thì chúng ta sẽ thấy đó là một vũng xoáy đen ngòm, mà chỗ nhỏ nhất là nơi tâm thức phải quay cuồng, tù hãm (tương ứng với địa ngục).

Ngược lại, nếu chúng ta xem mình đang đứng trên một vòng tròn nào đó, rồi hướng ra tìm kiếm cái vòng lớn nhất, thì chúng ta sẽ không bao giờ thấy nó, mà chỉ thấy một số vòng lớn hơn, nằm phía ngoài cái vòng chúng ta đang có mặt, rồi từ đó chúng loang ra đến vô cực.

Lý do không thấy là vì cái vòng lớn nhấtấy nằm rất xa và không có ở trong thị trường (tầm mắt) của chúng ta. Những vòng lớn đó tượng trưng cho sự mở rộng, thoải mái, yên ổn, và thanh tịnh tiến hóa hướng đến cực đại.

Đây là một hình ảnh vật lý được ứng dụng trong khoa học tâm linh của đạo Phật. Và như vậy đức Phật đã khám phá, và nêu ra thật pháp nhân quả nhân duyên (Loi de causalité et d’interdépendance dans l’ensemble des évolutions de vie. Phạn-ngữ là “Kamma-vipàkassa paticcasamuppàdena hammam”), để chứng minh, và xác nhận cái mối liên hệ giữa một vòng sống này với một vòng sống khác. Mối liên hệ ấy tức là sự tái sinh của một sinh vật “ưu tú”, được gọi là con người vậy.

Vả lại, trong tiến trình tái sinh, nghiệp cảm (hay cộng nghiệp, có giao duyên với kẻ khác) là một thông số có tính cách xã hội. Nếu nó được hiểu biết đầy đủ, nó sẽ trở thành một ý thức liên đới xã hội, cá nhân trách nhiệm, và tương sinh đại đồng, trong đời sống chung, vốn tự bản chất đã chứa đầy xung đột (đau khổ) trên thế gian này.

Vì xuyên qua vô số vòng luân hồi, tất cả mọi động tử(sinh vật) đều có thể là cha mẹ, quyến thuộc, bạn bè, hay là người ơn của nhau. Hiểu rõ chiều sâu ấy để thấy rằng, toàn thể cá nhân chúng ta, trong sự sống đầy va chạm hiện tại, đã đang và sẽ vay trả không với ai khác, mà chỉ trả vay với những “thân nhân” trong đại gia đình nhân loại (hay chúng sinh), chằng chịt cộng nghiệp qua ba đời mà thôi. Ý thức được nghiệp cảm và nghiệp báo ấy sẽ làm cho con người tỉnh ngộ, nhận ra số phận chung, rồisáng suốt, cởi mở, tạo nhiều nghiệp lành, tránh tạo nghiệp ác, để về sau ít khổ và nhận quả tốt.

Nói cách khác, khi ích kỷ, đóng khung thành kiến, ôm riêng quyền lợi, thì bạn thân rất có thể biến thành kẻ thù, và kẻ thù thì muôn đời khó trở thành bạn thân. Trường hợp nếu vì lợi chung mà thù thành bạn, thì mối liên lạc ấy luôn luôn có điều kiện. Còn khi mọi tâm thức được soi sáng, tất cả đều hướng về cải thiện số phận cộng nghiệp,cần sự thịnh vượng, bình an chung cho toàn thể, thì kiếp sống của cá nhân và của cộng đồng sẽ biến thành trợ duyên của nhau, để tất cả cùng tiến hoá.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 27564)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 9005)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 16609)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9470)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
22/01/2018(Xem: 7650)
Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950... Thí dụ, các pháp là Không. Thí dụ, vạn pháp là thức. Einstein đều nói lên cả hai quan điểm này. Trong Kinh Tiểu Không MN 121, và Kinh Đại Không MN 122, Đức Phật hướng dẫn cách chú tâm từ một nội dung có nhiều dẫn tới nội dung có ít, và từ có ít sẽ bước vào Không để an trú.
08/01/2018(Xem: 5685)
Phật Giáo là Khoa Học Tâm Linh (Jason Gots, chuyển Việt ngữ: Thích Nữ Đức Trí & Thích Nữ Giới Hương) “Đạo Phật nhấn mạnh sư tu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”. (Thích Nhất Hạnh, Trái Tim Của Bụt) Ý Tưởng lớn là gì? Tôi đã có thể dự đoán những lời phê bình. Khoa học thì nói về kinh nghiệm được thực chứng khách quan. Trong khi đó, Thiền Phật giáo, là nói về bạn, sự trải nghiệm chủ quan của riêng bạn trong tâm trí của chính bạn. Tất cả những điều đó có thể gọi là “chứng nghiệm” cho những tác động tích cực của trạng thái thiền, về khả năng vô tận của tâm thức con người như an lạc, từ bi và định tĩnh, vv…
05/01/2018(Xem: 12062)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
21/12/2017(Xem: 8858)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9835)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 87161)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]