Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Thực hành pháp tịnh hóa

13/03/201104:59(Xem: 9114)
20. Thực hành pháp tịnh hóa

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

20. THỰC HÀNH PHÁP TỊNH HÓA

Thông qua sự nỗ lực của chính mình bạn có thể tịnh hóa tâm và làm chonó trở nên thanh tịnh và hiền thiện. Bằng cách này, hành vi của bạn không còn gây hại hay quấy nhiễu mà trở nên có ích cho bản thân và cho người khác.

Sự tịnh hóa hoàn hảo phải bao gồm phương thức điều trị có đủ bốn năng lực. Trong số đó, năng lực sám hối là cực kỳ quan trọng, vì mức độ chúngta có thể tịnh hóa được nghiệp bất thiện đã tạo ra tùy thuộc vào mức độhối tiếc mà chúng ta phát sinh khi suy ngẫm về những tai hại của nghiệpxấu đó. Thậm chí, nếu chúng ta không trì tụng bất kỳ mật chú tịnh hóa nào – hay không biết mật chú nào để trì tụng – nhưng nghiệp bất thiện của chúng ta cũng sẽ giảm nhẹ dần tương đương với mức độ mãnh liệt của sự ăn năn hối cải đối với việc ta đã tạo ra nghiệp xấu. Ngay cả nếu không có ba năng lực còn lại thì mức độ hối tiếc của chúng ta cũng sẽ xác định việc chúng ta tịnh hóa nghiệp bất thiện được đến mức nào. [Cho nên,] để tịnh hóa nghiệp bất thiện thì điều quan trọng là phải hối tiếc [về điều sai trái đã làm] càng mãnh liệt càng tốt.

Chúng ta cần phải suy nghĩ càng sâu sắc càng tốt về các tai hại của nghiệp bất thiện đã tạo. Nghiệp bất thiện đưa đến quả tái sinh trong cáccảnh giới thấp trong thời gian lâu dài không thể tưởng tượng, và cuối cùng khi được tái sinh làm người trở lại, nghiệp bất thiện sẽ là nhân của tất cả mọi vấn đề mà chúng ta phải chịu đựng, bao gồm cả các chướng ngại ngăn không cho chúng ta đạt được các thực chứng của con đường tu giác ngộ. Nghiệp bất thiện cũng để lại các chủng tử trong tâm ta, xui khiến chúng ta tái phạm các lỗi lầm đó ở đời tương lai. Chúng ta phát sinh cảm xúc hối tiếc càng mãnh liệt bao nhiêu khi suy nghĩ đến các tội lỗi thì nghiệp bất thiện của chúng ta càng giảm nhẹ đi bấy nhiêu.

Chúng ta cũng có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện thông qua năng lực phát sinh từ đối tượng, có nghĩa là thông qua sự nương tựa vào các đối tượng thiêng liêng – như vị thầy, Đức Phật, Pháp, Tăng – hay nương tựa vào chúng sinh hữu tình. Với sự qui y nương tựa vào vị thầy, chư Phật, Chánhpháp, chư Tăng, chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện do chúng ta tạo ra liên quan đến các Ngài; và bằng sự phát sinh Bồ-đề tâm, chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện đã tích lũy liên quan đến chúng sinh hữu tình.

Thiện hạnh có năng lực đối trị nghiệp bất thiện được gọi là năng lực luôn luôn hoan hỷ. Nói chung, bất kỳ thiện hạnh nào cũng có năng lực tácdụng như thuốc đối trị nghiệp bất thiện, và với việc tạo nên thiện hạnh, chúng ta luôn hưởng được quả hoan hỷ hạnh phúc. Đây có lẽ là ý nghĩa của “sự luôn luôn hoan hỷ” mặc dù tôi chưa thấy có sự giải thích nào về thuật ngữ này trong kinh luận.

Năng lực cuối cùng là năng lực của sự quyết tâm không tái phạm nghiệp bất thiện đó nữa.

Chúng ta cũng có thể dùng các vấn đề bất ổn của chúng ta để tịnh hóa nghiệp bất thiện. Với sự chịu đựng các vấn đề thay cho tất cả chúng sinhhữu tình, chúng ta sử dụng các vấn đề vào con đường tu giác ngộ. Nếu chúng ta có lòng bi mẫn mãnh liệt và tư tưởng vị tha quan tâm chăm sóc các chúng sinh khác, thì việc gánh chịu các vấn đề thay cho chúng sinh hữu tình sẽ mang lại sự tịnh hóa mãnh liệt.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5075)
Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:
23/02/2013(Xem: 5844)
Chúng ta cần ghi nhận một điểm thú vị là khi kiến thức khoa học về con người và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh giáo lý của Đức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Đức Phật khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử. Khoa học là việc nghiên cứu một cách khách quan những qui luật của tự nhiên để đưa ra những nhận định tổng quát và lời giải thích cho các hiện tượng đã được quan sát. Như nhà sinh lý học người Pháp Loeb đã nói :” Mục đích tối hậu của khoa học là để tiên đoán”.
21/01/2013(Xem: 5974)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5774)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
20/01/2013(Xem: 5722)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
31/12/2012(Xem: 6596)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10259)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4476)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4822)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 6256)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]