Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuẩn bị

13/03/201104:59(Xem: 9334)
Chuẩn bị

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

18. THỰC HÀNH PHÓNG SINH
CHUẨN BỊ

THIẾT LẬP BÀN THỜ

Để tổ chức lễ phóng sinh cho tốt, chúng ta nên thiết lập một bàn thờ lớn, đặt lên đó các thánh vật càng nhiều càng tốt như tsa-tsa, tượng, bảo tháp, xá lợi Phật, kinh điển... Nếu các bạn dự định thả cá ra biển hay sông, các bạn có thể thiết lập bàn thờ ngay bên bờ nước gần nơi đó. Có thể lập bàn thờ gồm năm tầng xếp chồng lên nhau với tầng dưới cùng làmột cái bàn thật lớn. Ở tầng trên cùng nên thiết đặt tượng Đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật, một quyển Lam-rim hay bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đavà một bảo tháp – như cách thiết lập bàn thờ thông thường được hướng dẫn trong Lam-rim. Nên đặt các tsa-tsa và tượng càng nhiều càng tốt lên các tầng còn lại. Bạn có thể dùng các tranh tượng chư Phật nếu bạn khôngcó tsas-tsa và tượng. Ở tầng dưới cùng bài trí tám món cúng dường với các lọ hoa ở góc bàn. Các phẩm vật cúng dường lên vị Đạo sư và Tam Bảo (Phật, Pháp, và Tăng) là hướng đến làm lợi ích cho các con vật, như một nghi lễ puja dành cho chúng.

MUA VÀ CHĂM SÓC CÁC CON VẬT

Bạn hãy mua các con vật chắc chắn sẽ bị giết rồi giữ chúng trong một thùng chứa lớn. Các con vật có thể lớn hay nhỏ. Con vật càng lớn càng chịu nhiều đau khổ hơn khi bị giết. Hãy cẩn thận khi nhốt chung các con vật với nhau, tránh việc chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Để các thùng chứa những con vật gần chỗ phóng sinh và dưới bóng râm, tránh nắng gắt. Nơi sẽ phóng sinh phải an toàn, không có các loài thú dữ ăn thịt, cũng như tránh thả các con vật ăn thịt và con mồi của chúng cùng lúc ở một nơi.

Bạn hãy chú ý tình trạng các con vật sắp được phóng sinh. Với những con vật trông yếu ớt, có thể không sống lâu được, tốt nhất hãy chú nguyện sẵn vào một thùng nước ngay trước khi đi đến nơi phóng sinh. Khi vừa đếnnơi phóng sinh, bạn hãy lập tức mang những con vật đi nhiễu quanh bàn thờ càng nhiều vòng càng tốt trước khi bắt đầu trì tụng chú và các lời cầu nguyện, phòng khi có những con sớm bị chết. Có những con cá có thể chết trước vì thùng chứa chật chội không thở được. Nếu chúng ta mang chúng đi nhiễu quanh bàn thờ ngay thì dù có bị chết sớm trước khi được phóng sinh, chúng cũng có thể được tịnh hóa các nghiệp bất thiện và như vậy tạo được nhân cho sự giác ngộ, sự giải thoát khỏi luân hồi và có được tái sinh tốt. Và nếu việc đi nhiễu đã được thực hiện xong, bạn sẽ không phải hối tiếc nếu có một số con vật bị chết trong khi bạn đang trìtụng mật chú, chú nguyện vào nước hay đọc lời cầu nguyện.

Bạn hãy phát khởi động cơ [tốt của việc phóng sinh], trì tụng vài câu chú rồi thổi vào các con vật hoặc rảy nước đã chú nguyện lên thân chúng,sau đó nhanh chóng thả ngay những con vật nào trông yếu ớt sắp chết. Sau đó bạn sẽ có thêm thời gian trì tụng mật chú nhiều lần hơn và đọc lời cầu nguyện trước khi phóng sinh tiếp những con vật còn khỏe hơn. Việc kiểm tra tình trạng các con vật trước khi phóng sinh là rất cần thiết, nếu không có thể sẽ có một số con bị chết trước khi được phóng sinh. Hãy thận trọng tránh không tạo thêm bất kỳ tình huống nào có hại cho chúng.

CHÚ NGUYỆN VÀO NƯỚC

Để chú nguyện vào nước trước khi phóng sinh, bạn có thể pha trộn một ít viên mani vào nước. Các viên mani rất hiệu nghiệm vì đã được Đức Dalai Lama và các hành giả thiền sư cao cấp làm phép chú nguyện gia trì. Đầu tiên, dùng vải gói các viên mani lại, nghiền nát chúng rồi cho vào nước.

Bạn có thể trì chú và chú nguyện vào nước ngay trước khi đưa các con vậtđến, hoặc cũng có thể làm trước đó một ngày. Bạn có thể trì tụng hồng danh Ba Mươi Lăm Vị Phật và các vị Phật Dược Sư, các mật chú Quán Thế Âm, Namgyalma, Luân Xa Như Ý, Milarepa, Đức Phật Dược Sư và các mật chú Bổn tôn khác. Hãy chú nguyện vào nước bằng cách quán tưởng vị Phật trongphép quán tưởng đó [hiện ra]phía trên thùng chứa nước. Trong khi trì chú, bạn hãy quán tưởng các chùm tia cam lồ từ trong tim vị Bổn tôn đi vào nước. Khi trì tụng xong, hãy quán tưởng vị Bổn tôn tan vào nước, và sau đó thổi vào nước để chú nguyện. Và lúc bấy giờ nước sẽ có năng lực mãnh liệt tịnh hóa các nghiệp chướng bất thiện.

Nếu bạn chuẩn bị nước sẵn như vậy thì các con vật có nguy cơ sắp chết sẽkhông phải chờ đợi việc chú nguyện vào nước, hơn nữa nước cũng được chúnguyện với sự trì tụng được nhiều lần hơn.

Khi các con vật được mang tới, việc phóng sinh được tiến hành theo cách thức như dưới đây. Bạn hãy trì chú lớn tiếng, vì một số con vật có thể nghe được. Theo kinh nghiệm của tôi, các con ếch có khả năng nghe được, vì khi chúng ta trì chú, chúng nằm yên lặng và nhìn ta. Các con chim bồ câu cũng thế. Bạn hãy quán tưởng vị Bổn tôn tương ứng (trong phép quán mà bạn đang áp dụng) đang ở trên đầu từng con vật, các tia nước cam lồ chảy xuống, tịnh hóa con vật thoát khỏi bệnh tật, ma quỉ ám, nghiệp bất thiện và các che chướng.

Sau khi trì tụng xong mỗi mật chú, bạn hãy thổi vào nước và nghĩ rằng: “Cầu mong sao tịnh hóa được tất cả các nghiệp xấu ác và các che chướng của các sinh vật này.” Sau khi trì các mật chú và đọc xong các lời cầu nguyện, bạn hãy rảy hay đổ nước đã chú nguyện lên thân các con vật. Nếu có nhiều con vật có vỏ [như tôm, cua, sò, hến]... bạn hãy đổ nước lên sao cho con nào cũng được tiếp xúc với nước.

Tôi thường dùng bột đá có dầu thơm để làm phép gia trì cho người chết hay đang hấp hối, nhưng không nên dùng bột này cho các con vật, vì bột có thể vào mắt và làm hại mắt con vật. Hơn nữa nếu vật phóng sinh là cáccon có vỏ và chúng nằm chồng chất lên nhau, bột không thể tiếp xúc đượcvới tất cả các con vật đó; tuy nhiên nếu dùng nước đã chú nguyện và đổ ngập tràn vào thì ngay cả các con vật ở dưới cùng cũng tiếp xúc được vớinước ấy.

ĐI NHIỄU

Trong khi đang trì chú hay ngay sau khi trì chú xong, bạn nên mang các con vật đi nhiễu quanh bàn thờ theo chiều kim đồng hồ càng nhiều lần càng tốt. Với mỗi lần đi nhiễu quanh các thánh vật, bạn gieo trồng hạt giống giác ngộ cho bạn và cho từng con vật. Như tôi đã giải thích trước đây, mỗi lần đi nhiễu như thế, bạn có thể tạo nhân không những cho hàng trăm hay hàng ngàn lần tái sinh tốt, mà còn cho cả sự giải thoát khỏi luân hồi và đạt đến giác ngộ. Thêm nữa, mỗi lần đi nhiễu quanh bảo tháp cũng sẽ tịnh hóa hết các nghiệp bất thiện nặng nề có thể dẫn đến việc sinh vào tám cõi địa ngục nóng. Sau khi đi nhiễu xong, bạn phóng sinh các con vật. Để thực hành bố thí, ngay sau khi phóng sinh bạn cũng có thể cho các con vật đó ăn.

Vì hầu hết súc sinh không thể thấy được các tượng Phật cũng như không nghe được các lời cầu nguyện và mật chú, nên việc rảy nước đã chú nguyệncho chúng và mang chúng đi nhiễu quanh các thánh vật là hai cách thức khéo léo nhất để làm lợi lạc cho chúng. Được như vậy, việc phóng sinh sẽrất có ý nghĩa, vì chúng ta giúp chúng tịnh hóa các nghiệp bất thiện, ngừng dứt nhân khổ đau, gieo trồng hạt giống giải thoát và giác ngộ. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là giúp chúng tịnh hóa nghiệp bất thiện và tạo công đức, nhân của hạnh phúc, đặc biệt là hạnh phúc vô thượng của giác ngộ viên mãn. Dù cho một số các con vật có thể bị chết trước khi được phóng sinh, cuộc đời của chúng cũng vẫn có ý nghĩa. Nếu không, dù có được sống thêm bao lâu nữa chúng cũng chỉ làm hại các con vật khác và như vậy sẽ tạo ra nhiều nghiệp bất thiện hơn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/03/2021(Xem: 8573)
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
29/11/2020(Xem: 14597)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9107)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24307)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
23/03/2020(Xem: 12116)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13656)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
06/01/2020(Xem: 12956)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 9429)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 27598)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 29466)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]