Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

15/01/201104:10(Xem: 4071)
Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

Tự mình thay đổi để rồi thay đổi thế gian: đó là phương châm của người Phật tử. Nhưng làm sao cải hóa thế gian? Và cải hóa ở mức độ nào? Với thiền giả vấn đề là bao lâu và đến mức độ nào thì ông ta phải theo tiến trình chuyển hóa nội tâm để có thể tác động lên thế gian. Tại sao không bắt tay ngay vào việc giúp đỡ chúng sinh và làm dịu đi nỗi đau của người khác? Những cố gắng của Phật giáo trong công tác nhân đạo đã đủ chưa?

Thuận: Phật giáo có chủ trương hành động vì thế gian, và hành động này có thể giữ một vai trò quan trọng trong đời sống, cũng như trong việc khai mở tâm linh cho chúng ta?

Phải chăng là quá ích kỷ, nếu chúng ta chỉ biết tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc cho riêng ta trong khi quanh ta là phiền muộn và đau khổ. Thông tin hằng ngày chỉ đề cập đến chiến tranh, giết chóc, bệnh dịch và cái chết. Như vậy một sự bình an nhỏ bé giữa một đại dương đau khổ thì có nghĩa gì?

Vài người Tây phương cho Phật giáo là một triết lý thụ động và chủ bại, chỉ dạy con người từ bỏ thế gian và chấp nhận mọi hoàn cảnh vì người ta không thể tránh khỏi nghiệp chướng. Người phật tử nghĩ gì về quan niệm đó, trong khi Phật giáo chủ trương lòng từ bi là trái tim của mọi hành động?

Matthieu: Thoạt nhìn thì thiền định và hành động hoàn toàn ở hai cực đối nghịch. Một mặt, với thiền giả công việc chính là cầu nguyện và thiền định. Mặt khác người thế tục luôn bận rộn vì công việc, thỉnh thoảng thành công, và thường khi là thất bại giống như những đợt sóng trên đại dương. Vì không được đặt trên nền tảng một cuộc chuyển hóa nội tâm, nên sự cuồng nhiệt trong đời sống đó đôi khi đưa đến thất vọng chán chường. Và cũng vì thế mà những việc làm tốt mà họ đem lại cho xã hội, không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.

Bắt một nhịp cầu cho thiền định và đời sống xã hội xem ra là một điều cần thiết. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy lòng ích kỷ khó đem lại một sự chuyển hóa nội tâm như là lòng vị tha. Người ta không thể có được sự bình an bằng cách tự khép mình hoặc bằng cách hoạt động xã hội.

Có lòng từ bi mà không hành động là đạo đức giả, chỉ đem lại một sự an ủi nhỏ nhoi cho những người đau khổ. Nên nhớ rằng hạnh phúc của chúng ta gắn liền với hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc cá nhân mà ta xây dựng trên đau khổ của người khác, hoặc quên đi đau khổ của họ chỉ là một bản sao mờ nhạt của hạnh phúc thật sự. Như Shantideva đã nói:

Tất cả hạnh phúc thế gian

Đến từ một trái tim vị tha

Và tất cả khổ nạn

Đến từ lòng ích kỷ

Nói nhiều có ích gì

Kẻ ngu chỉ biết lợi mình

Còn Đức Phật chỉ biết lo cho nhân loại

Bạn hãy xem lại sự khác biệt.

Những bản văn Phật giáo nói rằng kẻ nào sống ẩn cư trong rừng núi để trốn nợ đời, thì không khác gì loài muông thú hay chim chóc. Một kẻ như thế sẽ không bao giờ đến được giác ngộ.

Ngoài những thiên tai, đa số các đau khổ ở con người là do sự độc ác, lòng tham, tính đố kỵ, sự vô tình nói tóm lại là do tính ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình mà không bận tâm đến kẻ khác. Một trong những thái độ căn bản trong Phật giáo là xem thiên hạ giống như mình, rồi tự đặt mình vào chỗ thiên hạ và sau rốt xem thiên hạ quan trọng hơn chính mình. Thầy tôi, Khyentsé Rinpotché đã nói: “Khi ta nghĩ đến những chúng sinh đau khổ mà không được trợ giúp, lòng ta cảm thấy đau xót vô hạn đối với họ, thù cũng như bạn. Nhưng lòng từ bi đó chưa đủ. Sự giúp đỡ mà ta mang đến cho họ khi cho họ thức ăn, quần áo, tiền bạc tình thương dù có lớn lao đến đâu chỉ có kết quả tạm thời. Nếu ta muốn đem lại cho họ một sự thoải mái lâu dài, ta cần phải cải hóa con người ta trước đã.

Người thiền giả thật sự tự thấy mình bất lực để làm dịu nỗi khổ đau của đồng loại, và hiểu rằng muốn làm tốt điều đó cần phải biết tự chủ và hiểu cho thấu đáo cơ chế của hạnh phúc và đau khổ. Khi đã có nội lực đầy đủ, và tin chắc rằng mình thật sự có ích cho kẻ khác, thiền giả sẽ lao mình vào công việc giúp đỡ kẻ khác hay cải tạo xã hội.

Thuận: Người ta thường cho rằng vấn đề tâm linh giống như một tôn giáo, hay như một đức tin, hay tệ hơn như một sự mê tín.

Matthieu: Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng phân nửa nhân loại không có niềm tin. Nhiều người tự xưng Thiên chúa giáo, Tin lành, Ấn giáo hay Hồi giáo vì lẽ họ được nuôi dưỡng theo truyền thống ấy. Nhưng khi họ giáp mặt cuộc đời, hoặc giả khi họ cần có những quyết định quan trọng, họ lại không cần nghĩ đến giáo lý. Những người tuân thủ và hành động theo đức tin của họ, chỉ là một thiểu số. Vậy cần phải phân biệt tâm linh theo nghĩa rộng, có nghĩa là khoa học không làm cho con người hoàn thiện hơn là tôn giáo. Theo một tôn giáo nào là một sự chọn lựa không bắt buộc, nhưng trở nên một con người tốt là một sự cần thiết.

Khoa học tâm linh cần thiết không những cho người đã chọn con đường thiền định, mà cho cả chấp nhận bình thường. Nếu chỉ dành riêng cho giới tu sĩ thì 99,99% nhân loại sẽ bị loại. Khoa tâm linh bắt đầu bằng việc tác động đến tinh thần mà mọi người chúng ta đều có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức dù đầy đủ đến đâu, cũng chỉ làm cho chúng ta trở thành những kẻ không bị lầm lẫn về bất cứ điều gì, trừ điều căn yếu nhất.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 59531)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
11/06/2014(Xem: 8188)
Một cuộc đối thoại hai ngày giữa các nhà khoa học, học giả và các hành giả tâm linh về chủ đề "Thiết lập bản đồ tâm thức" tại Kyoto, một cố đô của Nhật Bản. Arthur Zajonc, Chủ tịch Viện Tâm thức và Đời sống và Sakiko Yoshikawa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kokoro, Đại học Kyoto, đã phát biểu giới thiệu ngắn gọn chương trình.
09/06/2014(Xem: 6209)
Đức Đạt Lai Lạt Ma (ĐLLM) viết cả chục cuốn sách, cuốn nào cũng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Trong những cuốn đã đọc, tôi rất thích cuốn « Cả vũ trụ trong một hạt nhân » (The Universe in a single atom). Tôi thích vì quyển sách đó chứng tỏ tính ham học, sự hiểu biết vô cùng thông thái và lòng cởi mở vị tha của Ngài.
07/05/2014(Xem: 9595)
Thời đại của chúng ta là thời đại khoa học, văn minh của nhân loại đã tiến bộ vượt bậc. Nền khoa học tiên tiến phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học phát triển đã chứng minh được những điều Phật dạy. Nếu chúng ta đến với đạo Phật thuần túy bằng đức tin thì chỉ là bước đầu, bởi vì bản chất của đạo Phật là giác ngộ. Giác ngộ của đức Phật dưới cội bồ đề đã khai sinh ra Đạo giác ngộ, nên Phật tử càng không phải là người mê tối.
12/03/2014(Xem: 25364)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
09/03/2014(Xem: 30437)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
10/02/2014(Xem: 23016)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
30/01/2014(Xem: 17350)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
12/01/2014(Xem: 11811)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
20/12/2013(Xem: 37491)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]